Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 41
Tổng truy cập: 1371699
Ánh Sáng Và Bóng Tối. Muối Ướp Đời
Cập nhật : 07-02-2014 |
Ánh sáng và bóng tốiNgày kia, các môn đệ của thầy Haxiđich bên Ấn Độ đến than phiền với thầy về ảnh hưởng xấu của ma quỷ trên thế gian. Họ hỏi thầy phải làm thế nào để có thể xua đuổi ma quỷ? Thầy Haxiđich đề nghị trước hết hãy lấy chổi bắt đầu quét bóng tối khỏi căn phòng nhỏ dưới hầm. Các môn sinh ngạc nhiên trước lời dạy bảo đó. Nhưng họ cũng đành lòng vâng theo. Sau nhiều giờ mệt nhoài, mồ hôi nhễ nhãi, nhưng họ vẫn không đuổi được bóng tối ra khỏi căn phòng nhỏ. Thầy Haxiđich bảo các môn sinh lấy gậy đập bóng tối để đuổi ma quỷ ra khỏi phòng. Nhưng vẫn uổng công vô ích. Lần thứ ba, thầy bảo các môn sinh hãy xuống hầm gào thét nguyền rủa bóng tối. Họ đã khan cổ, mất tiếng mà vẫn không sáng thêm được chút nào. Sau cùng thầy bảo các môn sinh: - Hỡi các con, mỗi người trong các con hãy đương đầu với thách đố của bóng tối bằng cách đốt lên một cây nến. Họ thi hành theo lời thầy. Và kìa, lập tức bóng tối đã bị đuổi đi. căn hầm tối tăm lạnh lẽo bỗng trở nên sáng rực và ấm cúng. Anh chị em thân mến, Văn sĩ Locke, người Anh, cũng nói: “Thà bật lên một que diêm còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối”. Và trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã khẳng định: “Chính anh em là muối cho đời, là ánh sáng cho người”. Bóng tối của tà thần vây phủ khắp nơi bằng nhiều hình thức: gian dối, hận thù, chiến tranh, bất công, bóc lột, tệ nạn xã hội, sách báo tranh ảnh đồi truỵ… Người ta đã tốn biết bao công sức, đổ biết bao mồ hôi, đã quá mệt mỏi. Tất cả hầu như đã không được gì. Bóng tối vẫn là bóng tối vây phủ con người. Ngoài ánh sáng ra, có gì xua đuổi được bóng tối? Nỗ lực trong bóng tối thì bóng tối vẫn cứ tối mãi. Cần phải khơi dậy nguồn sáng. Mỗi con người là một cây đèn, cần phải được thắp sáng lên. Mỗi người cần phải tự mình thắp sáng lên cây đèn của mình. Một ngọn đèn cháy sáng, rồi hai, rồi ba, rồi hàng trăm, hàng ngàn ngọn đèn cháy sáng, thế giới tối tăm này sẽ bớt tối đi. Tất cả mọi người đều thắp sáng ngọn đèn của mình, cuộc đời này sẽ sáng rực lên nguồn sống mới, vui tươi và ấm cúng biết chừng nào? Tuy nhiên, thưa anh chị em, có người đã tự hỏi: “Tại sao tôi lại phải là muối cho đời và ánh sáng cho người?”. Tôi chỉ muốn sống bình thường như mọi người, muốn đi lẫn vào đám đông chứ không muốn đi đầu như một người lãnh đạo. Tôi không muốn chơi nổi, không muốn chường mặt ra cho mọi người nhìn vào như ngọn đèn trên giá hay ngọn đèn đường trên cao nơi góc phố. Trở thành muối, thành ánh sáng có lẽ là nhiệm vụ của linh mục, tu sĩ hãy một số người đặc biệt nào đó chứ không phải là tôi. Chúng ta được quyền tự hỏi như thế khi ý thức mình chỉ là con người tội lỗi, yếu đuối như mọi người. Nhưng Chúa Giêsu hôm nay không muốn chúng ta từ chối nhiệm vụ này, khi Ngài nói: “Chính anh em là muối cho đời, là ánh sáng cho người”. Người Kitô hữu là muối cho đời, là ánh sáng cho trần gian, không có nghĩa là phải có thái độ cha chú, lên mặt dạy đời, tự phụ phô trương quảng cáo như kiểu bọn Biệt phái Pharisêu giả hình. Trái lại, là muối, là ánh sáng, người Kitô hữu phải có cung cách khiêm tốn, tan biến, lắng chìm giữa lòng đời, như hạt muối thấm vào thức ăn, như ánh sáng chan hoà trong không khí, và có như thế thì món ăn mới thêm đậm đà, không gian mới xinh đẹp, tươi vui. Lẽ tất nhiên, muối phải luôn mặn từ bên trong, và đèn phải chiếu sáng từ trên cao. Bằng không, chúng sẽ trở thành đồ vô dụng, đồ phế thải, bỏ đi… Vậy, người Kitô hữu phải luôn sống đức tin của mình, phải thực thi Tin Mừng của Chúa Kitô ngay giữa các môi trường mình đang sinh sống hằng ngày. Trái lại, nếu sống bê tha, bất công, gian ác, thì sẽ trở thành bóng tối, sẽ bôi nhọ khuôn mặt của Chúa Kitô, của Giáo Hội: Muối đã biến chất, nhạt nhẽo, vô vị. Đèn đã cạn dầu, tắt ngúm, đứt bóng, còn ích gì? Ngôn sứ Isaia trong Bài đọc 1 hôm nay đã kê khai cách tỉ mỉ những việc cần làm để cho “ánh sáng chúng ta bừng lên trong bóng tối và bóng tối sẽ trở thành như giữa ban ngày”, đó là hãy chia cơm, sẻ áo cho người đói rách, tiếp nhận người không cửa không nhà. Đó là loại bỏ những xiềng xích bất công, cử chỉ hăm doạ, lời nói xấu (x. Bài đọc 1). Chúa đã ban cho chúng ta thời giờ, sức lực và phương tiện đủ để chúng ta ướp mặn và soi sáng, nhưng nhiều người chúng ta bỏ quên, không sử dụng những ân huệ này. Anh chị em thân mến, hơn ai hết, Kitô hữu chúng ta phải là những cây đèn đặt trên giá đèn để xua tan bóng tối và chiếu sáng cả nhà. Căn nhà thế giới, căn nhà Giáo Hội, căn nhà của mỗi gia đình chúng ta cần thứ ánh sáng ấy biết bao! Là môn đệ chân chính của Chúa Kitô, chúng ta không thể quên lời Ngài đã quả quyết: “Chính anh em là muối cho đời, là ánh sáng cho người”. Xác tín vào Lời Chúa, chúng ta sẽ gắng công dùng mọi khả năng tự nhiên và siêu nhiên Chúa ban để ướp mặn đời, để toả sáng cho mọi người bằng một cuộc sống thánh thiện xứng đáng với tư cách là những người con của Cha trên trời. Nếu mỗi người chúng ta đều thấm nhập chất mặn của Tin Mừng và phản chiếu ánh sáng của Chúa Kitô, thì thế giới này làm sao còn bóng tối, cuộc đời này làm sao không rực sáng lên hy vọng và nguồn vui sống? Được Lời Chúa soi sáng, được Thánh Thể bồi dưỡng, chúng ta hãy sống gắn bó với Chúa, thấm nhập tinh thần của Ngài để rồi hoàn thành sứ mạng Chúa đã trao phó cho chúng ta hôm nay, đó là làm muối cho đời, làm ánh sáng cho người. 12. Ướp mặn đời và toả sáng trần gianChúa Giêsu đưa ra hai hình ảnh để định nghĩa cho Đời Sống Tông Đồ, đời sống Kitô-hữu. Là một Kitô-hữu, tôi phải sống thế nào? Chúa Giêsu dạy tôi: “Chính con là muối cho đời, là ánh sáng cho trần gian”. Muối là một loại vật chất khá cần thiết cho mọi người trong nhiều lãnh vực. Muối bảo quản thức ăn, cũng là gia vị cho thức ăn - thức uống. Muối còn được dùng để trị bệnh: đắp vào chỗ trặc gân, bong gân; muối sát trùng, để giúp tiêu hóa, để lưu giữ và chuyển tải I-ốt, ngăn ngừa bệnh tật... Muối cũng có nhiều công dụng khác nữa, kể cả cho các loài động và thực vật. Nhờ vào tính chất nào của muối mà nó hữu ích cho cuộc sống chúng ta như vậy? Chắc chắn câu trả lời - ai cũng biết - là vị mặn của muối. Nhưng giả như muối mà không mặn, thì chắc là không còn hữu dụng nữa. Những viên muối không mặn, người ta không đem ướp cá mắm gì được, không sát trùng được, không làm phân được,... và có thể nói: người ta cũng không muốn trải trên đường đi? vì giẫm lên làm đau chân. Như vậy, bản chất của muối là mặn. Cũng thế, bản chất của người môn đệ Chúa Kitô là rao giảng Tin Mừng, là con cái Thiên Chúa, là giữ gìn cho thế gian khỏi phải hư đi. “Cá không ăn muối - cá ươn” “Con cãi cha mẹ - trăm đường con hư” Thế gian không sống Tông Đồ, không sống đời Kitô hữu, thế gian phải chết! Tôi là một Kitô hữu, vậy tôi phải có “vị mặn Kitô”. Nếu tôi không có “vị mặn Kitô” thì tôi không giúp gì cho thế gian cả. Lạy Chúa, xin Chúa hãy “ướp” con bằng chính cái bản chất Kitô của Chúa, xin cho con luôn được kết hiệp mật thiết với Chúa Kitô trong tư tưởng, lời nói, việc làm - để con thực sự là môn đệ của Chúa, là muối cho đời. Ánh sáng. Là một loại vật chất mà nhờ nó, người nhận thấy các sự vật xung quanh mình. Ở những nơi tối, người ta càng cần đến ánh sáng và càng nhận thức rằng ánh sáng rất cần cho cuộc sống. Có thể nói: không có ánh sáng - không thể có sự sống. Ngày thứ nhất trong công trình sáng tạo, Thiên Chúa đã dựng nên ánh sáng trước hết. Khi có ánh sáng, người ta không thể che giấu được vật gì, tốt cũng như xấu. Để diễn tả điều này, Chúa Giêsu nói: “Một thành phố xây dựng trên núi, không tài nào che giấu được”. Một sự kiện lớn khi được ánh sáng chiếu vào, thì không ai là không thấy. Ơn Cứu Độ của Chúa phổ quát, sức sống của Hội Thánh mãnh liệt như vậy, không thể không được mọi người biết đến. Chúa Giêsu chính là ánh sáng cho muôn dân (Lễ Nến vừa qua, ngày 2.2) đã tác động vào Hội Thánh, làm cho Hội Thánh cũng trở nên ánh sáng cho muôn dân; Chúa nói: “Chính các con là ánh sáng cho trần gian”. Cũng như “hữu xạ tự nhiên hương”, Chúa đã thắp sáng trần gian bằng chiếc đèn Hội Thánh, thì lẽ đương nhiên trần gian nhờ Hội Thánh mà thấy được Ơn Cứu Độ cho mình, nhờ Hội Thánh mà phân biệt tốt xấu, mà nhận biết việc phải làm, nhận biết con đường dẫn tới hạnh phúc viên mãn. Chúa Giêsu dùng sự kiện thắp đèn để khẳng định điều này: “Không ai thắp đèn rồi lấy thúng úp lại”. Chúa muốn chúng ta, những Kitô hữu hãy sống như con cái sự sáng, hãy tỏa ánh sáng Chúa Kitô, tỏa hương thơm tốt lành là những việc thiện để người đời nhận biết Chúa Kitô, Ánh Sáng của Muôn Dân và Đấng Cứu Độ duy nhất của trần gian. Cuối cùng, với câu nói định nghĩa của Chúa Giêsu: “Chính anh em là muối cho đời, chính anh em là ánh sáng cho trần gian”, chúng ta đã biết Chúa muốn nói với chúng ta rằng: Hãy dùng đời sống mình mà sinh lợi Nước Trời cho trần gian. Mỗi người chúng ta có một hoàn cảnh sinh sống khác nhau, hãy dùng nó để phục vụ anh em đón nhận Tin Mừng. Xin được mượn lời bài hát “Tâm tình hiến dâng” của cha Oanh Sông Lam để cảm tạ Chúa và quyết tâm sống như người môn đệ Chúa Kitô. “Biết lấy gì cảm mến, biết lấy chi báo đền, hồng ân Chúa cao vời Chúa đã làm cho con. Thương con tự ngàn xưa, một tình yêu chan chứa, và chọn con đi làm đuốc sáng chiếu soi trần gian. Cho con say tình mến, và này con xin đến: một đời trung trinh làm muối đất ướp cho mặn đời. Trao cho con Lời Chúa, dù đời con hoen úa, nguyện đời con đem Lời Chân lý đền cho mọi nơi. Ra đi đầy nguyện ước, và này con gieo bước, nguyện đời con đem nguồn yêu mến đến cho mọi người...” |
Nguồn : gxta |
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam