Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 91

Tổng truy cập: 1366432

Bước Nhảy Dài Của Đức Tin

Cập nhật : 22-02-2013
 
Bước Nhảy Dài Của Đức Tin

Kinh thưa quý OBACE, ngày nay khoa học thực nghiệm phát triển, nó kéo theo một cái cám dỗ người ta muốn kiểm chứng đức tin bằng thực nghiệm khoa học và gạt Thiên Chúa ra khỏi thế giới. Dù có nhiều vấn đề vượt ra khỏi phạm vi của khoa học, và nó thuộc lãnh vực tâm linh, song người ta cứ muốn chứng minh bằng thực nghiệm, và cho rằng nhưng gì khoa học không giải thích được thì đều không gía trị.

. Trong khi đó đức tin không đi ngược lại khoa học nhưng giúp cho khoa học đi đúng hướng, và để đạt đến được đức tin, thì cần phải có một bước nhảy dài, nhảy vọt vượt trên những lý luận của lý trí thông thường, của khoa học, để dám chấp nhận và tín thác vào Đấng mà mình tin nhận. Nhưng quan trong hơn nữa, là để có được một đức tin vào Thiên Chúa, thì cần phải có ơn của Chúa ban, và chỉ nhưng ai được Chúa ban, thì mới có thể hiểu và tin, còn những người dân ngoại sẽ không thể hiểu được điều này.

Trước hết chúng ta nhìn vào đức tin của cụ tổ Apbraham, ông đang sống một cuộc sống yên ổn với nhà cửa chiên cừu súc vật, tài sản, thế mà ông đã dám bò lại tất cả để bước theo tiếng mời gọi của Thiên Chúa: Hãy rời bỏ quê hương nhà cửa của cha người mà đi đến đất ta sẽ chỉ cho. Ông đã tin không một chút băn khoăn, không một lời thắc mắc, ông đã tin vào Thiên Chúa Đấng đã hứa cho ông trở thành cha của một dân tộc đông đúc như sao trên trời như cát bải biển, cho dù rằng đến lúc này ông vẫn chưa có được một người con nối dõi. Apraham đã tin vào lời hứa của Thiên Chúa sẽ ban cho ông một vùng đất làm gia nghiệp, cho dù đến lúc này ông vẫn lang thang vô định, ông lên đường ra đi mà không biết mình đi đâu, và vì tin, nên ông đã để cho Thiên Chúa dẫn dắt đời ông, làm chủ cả tương lai và hy vọng mà không hề cưỡng lại.

Nếu như trước đây khi gọi Apram lên đường, Thiên Chúa chỉ hứa với ông bằng lời, thì lần này Thiên Chúa đã ký kết một giao ước với Apraham, nghi lễ diễn ra hết sức long trọng theo thói quen của lúc bấy giờ, người ta xẻ đôi các con vật tế lễ, và hai bên cam kết sẽ đi ngang qua giũa những con vật xẻ đôi đó với ý thề rằng, nếu bên nào bội thề, thất hứa, thì sẽ bị xẻ thịt phanh thây như những con vật này. Câu chuyện cho thấy, trong lần ký kết giao ước này, chỉ có một mình Thiên Chúa tự cam kết và tự trói buộc mình với lời thề cùng Apraham, còn lúc đó Apraham đã chìm vào giấc ngủ. Thiên Chúa đã lặp lại lời hứa một cách long trọng: Ta sẽ cho dòng dõi ngươi đất này, từ sông cả đến sông Euphơrat. Điều đó cho thấy rằng, một khi con người hoàn toàn tin vào Thiên Chúa, Thì Thiên Chúa cũng sẽ hoàn toàn tin vào con người và sẽ cam kết bảo vệ con người và thực hiệt tất cả những gì Ngài đã hứa.

Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy Đức Giêsu đã dùng biến cố Biến Hình để củng cố đức tin cho các tông đồ.  Đức tin mãi là một điều nghịch lý, vượt trên lý trí nhưng không hề vô lý, mà nó đòi sự chấp nhận tuân phục của lý trí. Chúa Giêsu muốn các tông đồ chấp nhận một biến cố vượt hẳn trên suy nghĩ thông thường của các ông, đó là biến cố thập giá sắp xảy ra. Theo Chúa đã nhiều năm, đã từng chứng kiến nhiều phép lạ, chứng kiến việc Người ra lệnh cho sóng yên biển lặng, cho người què đi được và người chết sống lại, và các tông đồ đi đến một xác tin rắng: Thày cùa các ông là Đấng Kitô Con Thiên Chúa. Tuy nhiên đức tin của các tông đồ mới chỉ là đức tin dựa trên các điều các ông đã được nhìn thấy nơi Đức Giêsu, nhưng có một điều quan trọng hơn mà các ông sẽ phải tin, đó là việc các ông sẽ thấy Thày của các ông bị người ta bắt, đánh đòn, xỉ nhục và bị giết chết trên thập giá, và điều này quả sẽ là một cú sốc trong đức tin, và không dễ để chấp nhận.

Chính vì thế hôm nay Đức Giêsu đã đem các môn đệ thân tín của Ngaì lên một ngọn núi cao, ở đó Ngài biến đổi hình dạng nên sáng láng vinh quang cho các ông được xem thấy. Các tông đồ đã ngây ngất trước vinh quang ấy và Simon Phêrô đã xin dựng ba lều để được ở mãi trong vinh quang hạnh phúc ấy. Nhưng mục đích của cuộc biến hình này, chính là Lời của Thiên Chúa phán: Đây là con Ta rất yêu dấu, các ngươi hãy nghe Lời Ngài. Lời này không chỉ là một lời giới thiệu, mà còn như là một lời Thiên Chúa Cha gửi gắm trao phó Con của Ngài cho các tông đồ và Ngài muốn các ông: Hãy nghe theo lời Ngài. Thiên Chúa Cha muốn cho các tông đồ tin một cách chắc chắn vào Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, để các ông đón nhận Ngài và làm theo Lời Ngài, đây chính là những hành động phải có của đức tin. Hơn thế nửa tin vào Đức Giêsu không chỉ là tin vào một Đấng biến hình vinh quang sáng láng, mà cón phải tin vào cả con người của Ngài và con đường mà Chúa Giesu sắp bước vào đó là con đường thập giá và cái chết nhục nhã.

Cuộc khổ nạn thập giá quả là một thử thách trong đức tin, vượt ra khỏi sự suy luận của lý trí mà Thiên Chúa muốn chuẩn bị cho các tông đồ có thể chấp nhận, khi cho các ông nhìn thấy trước vinh quang của Ngài. Vì thực sự các tông đồ cũng như mỗi chúng ta rất phần khời để theo Chúa Chúa lúc thành công và gặt hái được vinh quang, thế nhưng sắp tới đây, các ông sẽ chứng kiến những thất bại, đau khổ vì sẽ thấy Thày của các ông bị người ta hành hạ và giết chết, không còn những vinh quang quyền uy như trước đây nữa, lúc đó, Thiên Chúa muốn các ông vẫn phải tin và không vấp ngã vì biến cố thập giá này.

Thánh Phaolô trong bài đọc hai, đã cảnh báo những người mang danh là kitô hữu tức là những người nghe, tin, làm theo Lời Đức Giêsu và đón nhận thập giá của Ngài, thế nhưng, nhiều người đã sống thù nghịch với thập giá của Đức Giêsu, hoặc chỉ muốn đón nhận một Đức Giêsu vinh quang mà không muốn đón nhận Đức Giêsu vác thập giá, chúa tể của những người này là cái bụng, là vật chất. Vì thế, thánh Phaolô kêu gọi chúng ta dù đang sống dưới đất, nhưng phải hướng lòng về trời, vì nước trời mới là quê hương và là hạnh phúc thật của chúng ta, và vì nước trời mà chúng ta chờ đợi và hy vọng, tin và hành động, đừng để cho cái bụng điều khiển cuộc đời chúng ta.

Thưa quý OBACE, chúng ta đang cùng với Giáo Hội cử hành Năm Đức Tin trong bối cảnh thế giới ngày nay người ta đang tìm nhiều cách để loại trừ Đức Giêsu và thập giá của Ngài; bên cạnh đó cùng với lối sống chạy theo khoa học và hửng thụ ngày nay, nó đang muốn tìm cách xóa bỏ sự hiện diện của Thiên Chúa trong xã hội và cuộc sống, nguy hiểm hơn, là nó đang xóa bỏ sự hiện diện của Chúa Giêsu và thập giá của Ngài trong tâm hồn của nhiều tín hữu; nhiều người tin Đức Giêsu, nhưng lại tìm kiếm một Đức Giêsu không thập giá, tức là chỉ muốn tìm kiếm một Thiên Chúa dễ dãi chứ không muốn một Thiên Chúa đòi hỏi và càng không muốn một thập giá nào cả.

Trong năm Đức Tin này chúng ta được mới gọi làm cho Đức Giêsu được hiện diện trong thế giới, trong gia đình và trong tâm hồn chúng ta và tin rằng thập giá không còn phải là điều ô nhục, sợ hãi, mà là cách thế Thiên Chúa bày tỏ tình yêu thương và để cứu độ con người. Vì thế, các bậc làm cha mẹ trước hết sẽ phải là những bênh vực cho Chúa Giêsu, đứng về phía Thiên Chúa ngay trong gia đình của mình, tức là hoàn toàn tin tường vào Thiên Chúa cả khi thành công hay thất bại, cả lúc nhục nhã lẫn lúc vui cười, dám đặt gia đình mình hoàn toàn trong sự dẫn dắt của Thiên Chúa như Apbraham ngày xưa, là dám gieo mình vào vòng tay của Thiên Chúa.

Tin vào Đức Giêsu và thập giá của Ngài đang là một thách thức nơi các bạn trẻ, vì nhiều người đang bị cám dỗ cậy dựa vào sức riêng của mình hơn là cậy vào Thiên Chúa, đang tin vào khoa học hơn tin vào Lời của Ngài, tin vào thày bói hơn tin vào Tin Mừng, họ muốn một Thiên Chúa dễ dãi không giới răn, không ràng buộc, tìm sư thanh công ngaoì xã hội hơn là tim hạnh phúc, và vì thế họ không dám nhảy bước nhảy dài của đức tin để đến với Thiên Chúa.

Xin Chúa củng cố nâng đỡ đức tin của chúng ta, như xưa Chúa đã cũng cố đức tin của các tông đồ qua cuộc biến hình, để dù chúng ta có phải đối diện với thử thách của thập giá cuộc đời, chúng vẫn tin tưởng tuyệt đối vào sự dẫn dắt của Thiên Chúa cho dù trước mặt mình là bóng tối dày đặc.  Amen

Tác giả bài viết: Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
 
Nguồn : gxnl 

home Mục lục Lưu trữ