Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 53

Tổng truy cập: 1372966

CÁNH CỬA TRUYỀN GIÁO

Cánh cửa truyền giáo

(Suy niệm của Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền)

Trong bài báo: "Khi các sao Việt quy y cửa Phật", tác giả Ngọc Hoa đã viết: là một trong những nữ diễn viên hàng đầu thời phim "Mỳ ăn liền" còn hoàng kim. Thế nhưng, Việt Trinh lại luôn lận đận về chuyện tình duyên. Những người đàn ông đã từng yêu Việt Trinh sau này đều dính đến pháp luật, chính điều đó đã khiến có người dành những lời không thiện cảm cho người đẹp này. Cùng thời gian đó, dòng phim "mỳ ăn liền" xuống dốc, Việt Trinh trở nên hụt hẫng, tuyệt vọng, có những lúc chị cảm thấy bi quan và chán nản cuộc sống.

Thế nhưng, chính trong những lúc tuyệt vọng nhất, một cánh cửa khác đã mở ra cho người phụ nữ đa truân này. Đó chính là Phật pháp. Vô tình đến với đạo Phật, Việt Trinh ngộ ra nhiều điều, chị tìm hiểu rõ hơn về đạo Phật, về nhân quả, nghiệp báo, bỏ tính nóng này, thậm chí còn làm phim liên quan đến đề tài này. Chính xác là từ năm 2001, chị quyết định đi theo đạo Phật bằng sự thành kính. Cô tâm sự:

"Cách đây không lâu, trong lúc tôi đang còn ngụp lặn trong biển khổ ái tình, tôi rất buồn, lúc nào cũng chỉ biết khóc, không biết làm sao để giải thoát khỏi mối tình cay nghiệt. Khi lồng tiếng cho phim Duyên Trần Thoát Tục, đọc tới đoạn Hòa thượng dạy cho Thường Chiếu: "Còn duyên thì hợp hết duyên thì tan", tự nhiên tôi rùng mình, tự hỏi rằng tại sao mình phải ngụp lặn trong sự đau khổ của ái tình? Từ đó, tôi không vướng bận vào chuyện tình cảm đau khổ nữa"

Đối với những người theo đạo Phật thì Cửa Phật là nơi ẩn náu bình yên sau những vật lộn của thế gian. Họ sẽ tìm đến cửa Phật một khi không còn thấy hạnh phúc nơi phong trần. Họ quy y cửa Phật như nói lên quyết tâm của họ rũ bỏ đường trần để tìm sự thanh thoát bình yên nơi cửa Phật.

Còn đối với đạo Công giáo thì lý do nào khiến người ta trở về với Chúa? Chúng ta sẽ giới thiệu Chúa như thế nào để những người ngoại trở lại để náu nương, và những người lạc bước được sớm quay trở về? Chúng ta có con đường nào cho anh em quay trở về như cửa Phật đã từng rộng mở cho thiện nam tín nữ của họ?

Có lẽ điều này thì nơi đạo Phật dễ dàng hơn. Cửa Phật luôn rộng mở miễn là con người muốn quay trở về. Còn với đạo Công Giáo chúng ta thì còn phải trải qua rất nhiều thử thách trong thời kỳ dự tòng, phải học giáo lý, phải thể hiện ý hướng ngay lành, phải có lý lịch rõ ràng . . .

Có một người bạn ngoại đạo hỏi tôi: Người ta ai cũng muốn tự do thoải mái, vậy đi đạo làm gì cho mệt vì phải giữ quá nhiều luật lệ?

Và anh ta còn thêm: Luật lương tâm là đủ rồi, tại sao còn phải thêm biết bao luật do con người quy định hoặc thêm thắt vào?

Thực ra, ở đời, ai cũng muốn được tự do thoải mái, nhưng không phải vì thế mà mình muốn làm gì thì làm. Đối với chính bản thân, mình cũng cần có những nguyên tắc phải tuân thủ để bảo vệ và phát triển sự sống; trong tương quan với tha nhân (gia đình và xã hội) mình có những bổn phận, những trách nhiệm phải chu toàn nên cũng cần có những quy định ràng buộc. Đạo Thiên Chúa qui định những luật lệ đối với bản thân, gia đình, xã hội và Giáo hội là để giúp cho mọi người được sống an vui hạnh phúc. Ngoài ra, chúng ta còn có bổn phận tôn thờ Thiên Chúa, nên mỗi ngày bỏ ra 10 phút, mỗi tuần bỏ ra một tiếng đồng hồ để thờ phượng Thiên Chúa và cứu rỗi linh hồn thì đâu có gì là quá đáng, là mất tự do!

Phân tích như vậy thì đúng lắm! Nhưng làm sao để cho anh em lương dân cảm thấy nhẹ nhàng khi theo đạo thay vì sợ hãi vì cha quá khó, luật quá nhiều . . .? Luật Chúa, luật Giáo hội thì ít mà luật giáo xứ lại quá nhiều?

Chúa luôn mời gọi con người hãy đến với Chúa vì "ách của Chúa thì êm ái và gánh của Chúa thì nhẹ nhàng", sao chúng ta lại chồng chất lên nhau quá nhiều những gánh nặng khiến đạo trở thành nặng nề, khó khăn cho biết bao người. Chúng ta sợ quá dễ dãi người ta sẽ bỏ đạo. Thế nhưng, quá khó khăn có chắc để họ giữ được đạo hay không? Bởi vì có rất nhiều người "nín thở qua sông", học giáo lý, học kinh cho thật thuộc để lấy được vợ là thôi nhà thờ! Vậy phải làm thế nào để những người lương dân cảm thấy bình an khi đến với Chúa mà không cảm thấy khó khăn bởi những yếu tố bên ngoài tác động?

Hãy nhìn vào cung cách sống của Chúa Giêsu, Ngài đã sống hòa mình vào mọi hạng người để nâng đỡ, cảm thông và chia sẻ với họ. Ngài tạo mọi điều kiện cho con người đến với Chúa từ trẻ nhỏ, người già, người tội lỗi, tật nguyền đều có thể tìm thấy bình an khi đến với Chúa. Chính vì thế, mà Ngài luôn có một số rất đông đi theo Người.

Hãy nhìn vào Giáo hội sơ khai họ đã thành công khi sống bác ái huynh đệ với nhau, họ gom của cải vào của chung và chia sẻ cho nhau đến nỗi không một ai thiếu thốn trong cộng đoàn của họ, nhờ đó mà họ được toàn dân thương mến.

Cánh cửa Giáo hội công giáo luôn rộng mở nhưng quan yếu vẫn là thái độ của từng người công giáo chúng ta có rộng mở với anh em qua đời sống bác ái huynh đệ, luôn chia sẻ, cảm thông với mọi hạng người, luôn sẵn lòng đến với anh em trong tinh thần hiệp thông bác ái? Cuộc sống của người tín hữu chúng ta phải là cánh cửa của hiệp thông, của bác ái để có thể đón nhận và hòa nhập với mọi hạng người. Cuộc đời của chúng ta thực sự có bình an khi sống đạo mới có thể mang bình an chia sẻ cho tha nhân.

Nét son của đạo Phật là tại tâm. Nét son của Kytô giáo là yêu thương. Liệu rằng chúng ta có trở thành dấu chỉ tình yêu, của bình an và hy vọng cho anh em mình không?

Xin cho đời truyền giáo của chúng ta phải khởi đi từ những nghĩa cử yêu thương nhân hậu với tha nhân. Xin đừng là vật cản trở anh em đến với Chúa vì đời sống thiếu bác ái, thiếu lòng nhân từ của chúng ta. Amen.

 

22. Quyền năng từ trên cao

(Trích dẫn từ ‘Manna’)

Nếu Đức Giêsu phục sinh không sai gửi Thánh Thần thì chúng ta sẽ chẳng có một Hội Thánh truyền giáo.

Các tông đồ được lệnh phải chờ ở Giêrusalem. Chờ mặc lấy quyền năng từ trời cao ban xuống. Chờ Đức Giêsu sai gửi Đấng Cha đã hứa ban. Chờ lãnh nhận phép Rửa trong Thánh Thần (Cv 1,5). Không có sức mạnh của Ngôi Ba Thiên Chúa, các tông đồ chẳng dám đi rao giảng cho muôn dân, và trở nên chứng nhân của Đức Giêsu cho cả thế giới.

Không có Thánh Thần thì không có hoạt động truyền giáo. Điều này vẫn đúng cho thời đại chúng ta.

Thánh Thần vẫn thôi thúc bao tâm hồn đi gieo Tin Mừng, vẫn hiện diện và hướng dẫn Hội Thánh trong việc rao giảng, vẫn khơi dậy bao sáng kiến mới mẻ trong việc truyền giáo.

Kitô hữu tự bản chất là chứng nhân. Các tông đồ đã làm chứng vì họ đã thấy tận mắt. Chúng ta chỉ có thể làm chứng nếu thấy bằng đức tin. Thấy bằng đức tin mạnh chẳng kém gì thấy bằng mắt. Kitô hữu là người thấy được Đấng Vô Hình, có tương quan thân thiết với Đấng họ mến tin.

Truyền giáo không phải là tuyên truyền một lý thuyết, mà là đưa người khác đến gặp một Ngôi Vị, là chia sẻ cho họ niềm xác tín và yêu mến của mình.

Chúng ta cần tự hỏi tại sao sau gần 4 thế kỷ Kitô giáo ở Việt Nam vẫn chưa phát triển mạnh.

Phải chăng vì đức tin chúng ta đã nhạt nhòa, vì đời sống chúng ta chẳng có gì đáng nói? Hay phải chăng chúng ta đã lơ là với việc rao giảng, hoặc không biết cách loan báo Tin Mừng cho phù hợp? Có thể tất cả những lý do trên đều đúng.

Truyền giáo hôm nay đòi ta cộng tác với mọi người thiện chí, để xây dựng một thế giới công bằng, nhân ái hơn, đòi ta yêu thương và phục vụ những người nghèo nhất.

Truyền giáo là đưa Tin Mừng vào nền văn hoá Việt Nam, và đưa những giá trị tốt đẹp của văn hoá Việt Nam vào việc sống và làm chứng cho Tin Mừng.

Chúng ta tin một Thánh Thần duy nhất đã hoạt động nơi các dân tộc trước khi Ngôi Lời nhập thể, vẫn luôn hoạt động trong đời Đức Giêsu và trong Hội Thánh, và còn đang hoạt động nơi các tôn giáo, các nền văn hoá của mọi dân tộc trong thế giới hôm nay.

Phải làm sao để trình bày Tin Mừng cách dễ hiểu, gần gũi với tâm thức của đồng bào. Phải làm sao để bày tỏ một khuôn mặt Đức Giêsu nhân từ, dễ mến, đem lại hạnh phúc cho con người.

Hội Thánh Việt Nam cần biết bao những người công giáo biết làm văn, làm nhạc, làm thơ, biết viết kịch, viết báo... Tinh thần Chúa Kitô phải từ từ thấm vào mọi lãnh vực.

Có thể Kitô hữu mãi mãi vẫn là một thiểu số, nhưng phải là một thiểu số đóng góp nhiều cho dân tộc.

Gi ý chia s

Có người bảo đạo Công Giáo là đạo ngoại lai. Bạn nghĩ sao? Có tôn giáo nào ở Việt Nam không đến từ nước ngoài? Làm sao để đạo Công Giáo gần gũi với lối sống, lối nghĩ của người Việt Nam hơn?

Đức Thánh Cha nói: không truyền giáo là dấu hiệu của khủng hoảng đức tin. Bạn nghĩ sao?

Cu Nguyn

Ly Cha, Cha mun cho mi ngườđược cđộ và nhn biết chân lý, chân lý mà Cha đã bày t nơĐức Giêsu, Con Cha. Xin Cha nhìn đến hàng t người chưa nhn biếĐức Giêsu, h cũng là nhng ngườđã được cu chuc. Xin Cha thôi thúc nơi chúng con khát vng truyn giáo, khát vng mun chia s nim tin và hnh phúc, nim vui và bình an ca mình cho tha nhân, và khát vng mun gii thiĐức Giêsu cho thế gii.

Chúng con thy mình nh bé và bt lc trước s mng đđến tn cùng trái đấđể loan báo Tin Mng. Chúng con ch xin đến vi nhng người bn gn bên, giúp h quen biếĐức Giêsu và tin vào Ngài, qua đời sng yêu thương c th ca chúng con.

Chúng con cũng cu nguyn cho tt c nhng ai đang x thân lo vic truyn giáo. Xin Cha cho nhng c gng ca chúng con sinh nhiu hoa trái. Amen.

 

23. Hãy đi khắp thế gian

(Trích dẫn từ ‘Manna’)

Suy Nim

"Hãy đi khắp thế giới, loan báo Tin Mừng..."

Lời Đức Giêsu mời gọi làm chúng ta nhức nhối.

Thế giới chẳng phải ở đâu xa. Thế giới là quê hương tôi với gần 80 triệu dân. Thế giới là những người tôi vẫn gặp, những nơi tôi vẫn sống. Thế giới ấy, chân tôi chưa một lần đi hết, miệng tôi chưa một lần loan báo tin vui.

Tôi có lòng tin không? Tôi có dám tin Lời Chúa không?

Chúa hứa cho những ai tin được khả năng trừ quỷ, nghĩa là giải phóng con người khỏi mọi hình thức nô lệ, khả năng chữa bệnh để xoa dịu nỗi đau của trần gian, khả năng nói những ngôn ngữ mới để đem lại hiệp nhất. Các tông đồ đã tin và thấy Chúa cùng làm việc với mình. Họ chẳng bao giờ cô đơn trên bước đường rao giảng.

Có nhiều cách loan Tin Mừng, nhiều cách truyền giáo.

Cách thứ nhất là bằng chính cuộc sống bản thân. Nếu các Kitô hữu đều siêu thoát danh lợi, sống trung thực, thanh khiết, sống chung thủy, yêu thương... Một Kitô hữu nghèo mà vui tươi, hạnh phúc, thì đó là một lời chứng đáng tin cậy.

Làm cho xã hội được tốt đẹp hơn, đó cũng là một cách loan báo Tin Mừng rất hiệu quả. Kitô giáo phải góp phần xây dựng một thế giới hòa bình và huynh đệ, công bằng và ấm no, nơi nhân phẩm của từng người được tôn trọng, nơi bóng tối của sự ích kỷ tàn nhẫn bị đẩy lui.

Mẹ Têrêxa Calcutta đã âm thầm loan báo Tin Mừng bằng những cử chỉ nhân ái với bao người cùng khổ. Mẹ đã đi nhiều nơi trên thế giới để lập các cộng đoàn.

Còn thánh Têrexa nhỏ đã truyền giáo tại chỗ bằng lời cầu nguyện và những hy sinh nhỏ bé. Chị là nữ tu dòng Kín, sống trong bốn bức tường, nhưng lại được phong làm bổn mạng các xứ truyền giáo. Chị đã đi khắp thế giới, không phải bằng đôi chân, nhưng bằng lòng ước ao của một trái tim cháy bỏng.

Phải sống sao để người ta thắc mắc, đặt câu hỏi. Nhưng cũng phải sẵn sàng trình bày câu trả lời.

Dù bạn chẳng uyên thâm về giáo lý nhưng hãy bập bẹ nói về Chúa bằng kinh nghiệm của bạn.

Truyền giáo là giới thiệu cho người khác Đấng tôi đã quen. Có thể người ấy đã biết Đấng này từ lâu rồi.

Anrê đã gọi Simon, Philipphê đã gọi Nathanaen đến gặp Chúa. Cần tập đến với người khác như Đức Giêsu đã đến với người phụ nữ Samari. Hãy xin nước uống, trước khi nói về Nước Hằng Sống. Hãy tìm hiểu người đối diện trước khi loan báo Tin Mừng. Chúng ta cần thấm nhuần văn hóa dân tộc thì mới biết cách nói về Chúa Cha cho đồng bào mình.

Nếu cả đời, mỗi Kitô hữu mời được một người theo đạo, thì nguyện ước của Đấng Phục Sinh được thành tựu.

Gi Ý Chia S

Thánh Têrêxa nhỏ đã được tôn phong làm tiến sĩ Hội Thánh. Bạn nghĩ gì về kiểu truyền giáo bằng cầu nguyện và hy sinh của chị? Bây giờ có hợp thời không?

Mẹ Têrêxa hiến đời mình cho người cùng khổ, bệnh tật, không phân biệt tôn giáo, màu da... Bạn nghĩ gì về kiểu truyền giáo này? Nó có đánh động trái tim con người hôm nay không?

Cu Nguyn

Ly Chúa Giêsu, Tình Yêu ca con, nếu Hi Thánh được ví như mt thân th gm nhiu chi th khác nhau, thì hn Hi Thánh không th thiếu mt chi th cn thiết nht và cao quý nht. Đó là Trái Tim, mt Trái Tim bng cháy tình yêu.

Chính tình yêu làm cho Hi Thánh hođộng. Nếu trái tim Hi Thánh vng bóng tình yêu, thì các tông đồ s ngng rao ging, các v t đạo s chng chđổ máu mình...

Ly Chúa Giêsu, cui cùng con đã tìm thơn gi ca con, ơn gi ca con chính là tình yêu. Con đã tìm thy ch đứng ca con trong Hi Thánh: nơi Trái Tim Hi Thánh, con s là tình yêu, và như thế con s là tt c, vì tình yêu bao trùm mơn gi trong Hi Thánh. Ly Chúa, vi ch đứng Chúa ban cho con, mước mơ ca con được thc hin. (dựa theo lời của thánh Têrêxa)

 

24. Yêu thương những người con lưu lạc - Lc 24,44-53

(Trích dẫn từ ‘Cùng Đọc Tin Mừng’ của Lm. Ignatiô Trần Ngà)

Hùng và Cường là hai anh em trong mt gia đình hnh phúc và êm m ti mt thôn làng nh  min Trung. Đời sng an bình bên lu tre xanh kéo dài chưđược bao lâu thì chiến tranh n ra d di khiến gia đình Hùng và Cường phi theo đoàn người sơ tán.

Trên con đường lánh nn, bom đạn vô tâm đã trút xung đầu dân lành vô ti, gây nhiu cái chếđau thương. Dưới ln bom đạn kinh hoàng, ai ny cđầu chy tri chết và ri sau đó, khi đến nơi an toàn, cha m ca Cường không thy Cường đâu na. Thế là c ba người - cha, m và Hùng - quay qut tìm kiếm Cường sut c my ngày nhưng cũng hoài công. B lc mt con, cha m Cường gm nhm nđau bun sut ngày ny qua tháng khác.

Vì quá thương nh Cường, nên trong mi băn, khi dn cơm lên, ngoài nhng chén cơm ca hai ông bà và Hùng, cha m còn dn thêm cho Cường mt chén, mc dù Cường không hin din. Ri khi dng li ngôi nhà mi, cha m cũng dành riêng cho Cường mt phòng, có c giường, gi hn hoi, dù hin thi không biết Cường lưu lc phương nao.

Thường ngày, ông bà vn nhc nh Hùng hãy c gng ct bước tìm em: "Con ơi, lòng cha m rt buđau, ngđứng không yên khi vng bóng em con trong ngôi nhà ny. Con đã khôn ln ri, con hãy lên đường tìm em v cho cha m".

Nghe li cha m n non, Hùng cm thy cht d, nên cũng d d vâng vâng nhưng ri mãi lo vui chơi vi bn bè, nên cũng chng ct bước tìm em.

Qua nhng ln sau, cha m Hùng li năn n: "Xưa rày  cùng cha m, con đượăn ngon mđẹp, được cp sách đến trường... nhưng em con có th đang phđói khát, tht thu bơ vơ, không người săn sóc... Con hãy tìm kiếm và đưa em con v đoàn t dưới mái nhà ny. Được thế, cha m có nhm mt cũng an lòng tho d...". Ln ny cũng như bao ln trước, Hùng c d d vâng vâng rđể đó. Cu c mãi lo vic mình, lo vui đùa vi chúng bn, không màng gì đến em...

* * *

Người cha người mẹ trong câu chuyện trên đây là biểu tượng của Thiên Chúa nhân lành. Hùng tượng trưng cho những người con trong gia đình Thiên Chúa. Cường tượng trưng cho những anh chị em còn đang ở ngoài.

Thiên Chúa là Cha chung của hết mọi người. Ngài yêu thương tất cả không trừ ai và đặc biệt yêu thương những người con lưu lạc. Đã bao lần Ngài van lơn và thúc giục chúng ta, những đứa con trong nhà, hãy đi tìm đứa em lưu lạc và đem nó trở về, nhưng chúng ta cứ dạ dạ vâng vâng... rồi để đó!

Là con cái trong nhà, hằng ngày chúng ta được Thiên Chúa cho ăn ngon mặc đẹp. Lời Chúa là thức ăn bổ dưỡng được Chúa trao ban hằng ngày. Chúa lại còn trao ban cả Mình Máu thánh Ngài để bồi bổ, tăng cường sức sống cho chúng ta. Chúa trang điểm chúng ta bằng bao lời khuyên dạy khôn ngoan giúp chúng ta trở thành người có phẩm chất cao đẹp. Chẳng có gì cần thiết cho đời sống tâm linh mà Chúa lại không cung cấp cho chúng ta.

Thế nhưng khi Chúa truyền dạy chúng ta lên đường tìm đứa em lưu lạc, đưa em về sum họp với gia đình để cùng chia sẻ cuộc sống ấm no hạnh phúc với mình thì chẳng mấy ai quan tâm.

Như thế, việc loan Tin Mừng, giới thiệu Đức Ki-tô cho lương dân và đưa họ về với Chúa là bổn phận phải làm vì đức ái, vì tình huynh đệ. Ai thoái thác là lỗi đức ái đối với anh em mình.

Ngoài ra, tất cả chúng ta, nhờ bí tích rửa tội, được tháp nhập vào Thân Mình Chúa Giêsu, được trở thành chi thể của Ngài.

Là chi thể của Chúa Giêsu, chúng ta không thể từ khước tham gia vào công việc hệ trọng nhất của Ngài là Đầu và của Thân Mình Ngài là Hội Thánh.

Một chi thể không làm theo mệnh lệnh của đầu là một chi thể tê bại và một chi thể tê bại thì luôn gây cản trở cho hoạt động của toàn thân.

Vậy, lý do thứ hai khiến chúng ta phải tham gia truyền giáo vì đây là đòi buộc tất yếu đối với các chi thể của Chúa Giêsu. Chi thể nào không tham gia vào sứ mạng tối thượng nầy là tự tách mình ra khỏi Đầu là Chúa Giêsu và Thân Mình Ngài là Hội Thánh.

* * *

Ly Chúa, con ch mun yên thân, yên phn trong căn nhà m cúng vđầđủ tin nghi. Phi ra đi, phi ct bước lên đường đến nhng nơi xa lđương đầu vi bao nhc nhn vt v để đi tìm người anh em lưu lc qu là mt thách thc rt lđối vi con.

Xin cho con có đủ ngh lđể đáp li tiếng gi khn thiết phát xut t nghĩa v và t lòng yêu thương.

 

25. Suy niệm của Lm. Giuse Nguyễn Hữu An

THÁNH TÊRÊXA HÀI ĐỒNG GIÊSU, BẬC THẦY TRONG NGHỆ THUẬT TRUYỀN GIÁO

Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã được phong thánh năm 1925, tức 28 năm sau khi từ trần. Ngài được chọn làm bổn mạng các xứ truyền giáo cùng với thánh Phanxicô Xaviê năm 1927 và được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nâng lên hàng Tiến Sĩ Hội Thánh ngày 19 tháng 10 năm 1997.

Khi tuyên bố thánh Têrêxa là tiến sĩ Hội Thánh, là bậc thầy trong đời sống đức tin, điều đó cũng có nghĩa Đức Giáo Hoàng muốn nói với các tín hữu toàn cầu rằng: Têrêxa là bậc thầy trong nghệ thuật truyền giáo.

Khi chiêm ngắm thánh nữ Têrêxa như là bậc thầy nghệ thuật truyền giáo chúng ta sẽ thấy xuất hiện một nghịch lý. Nghịch lý ở chỗ tại sao một nữ tu nhà kín suốt đời sống trong bốn bức tường mà lại được chọn làm bổn mạng cho các xứ truyền giáo?

Nói đến truyền giáo là nói đến hai động từ Đi và Nói.

Chúa Giêsu nói với các môn đệ: "Anh em hãy đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân". Sách Ngôn sứ Isaia viết: "Vinh quang thay, những bước chân đi truyền rao Tin Mừng ơn cứu độ". Phải đi, nhưng Têrêsa không đi đâu cả, 15 tuổi đã vào dòng kín. Người nữ tu trẻ tuổi qua đời lúc mới 24 tuổi, sau 9 năm vào dòng Cát minh.

Thánh Phaolô bảo rằng: "Làm sao người ta tin nếu không nghe nói. Làm sao người ta nghe nói nếu không có người đi rao giảng. Làm sao có người rao giảng nếu không có ai được sai đi". Nhưng Têrêsa lại không nói gì với ai. Đời sống của các nữ tu Dòng Kín thì rất nghiêm ngặt.

Như thế xem ra rất nghịch lý. Một nữ tu Dòng Kín chẳng đi đâu, chẳng nói với ai mà lại được chọn làm bổn mạng các xứ truyền giáo.

Chính từ cái nghịch lý ấy mà chúng ta khám phá ra điều này: Giáo Hội mời gọi hãy thay thế câu hỏi truyền giáo làm gì? bằng câu hỏi là gì? Nếu nói làm gì với Têrêxa thì không đúng, vì thánh nữ Têrêsa chẳng làm gì cả. Nếu đặt câu hỏi Têrêxa là ai thì lập tức ta sẽ khám phá ra chiều sâu trong đời sống của thánh nữ. Ngài trở thành bậc thầy trong nghệ thuật truyền giáo nhờ sống trọn vẹn tình yêu và đi bằng con đường nhỏ.

1. Tình yêu là tất c

Khi đọc thư thánh Phaolô, Têrêxa khám phá ra điều này: Giữa lòng Giáo Hội có một trái tim rực cháy tình yêu. Nếu không có tình yêu các tông đồ sẽ không ra đi loan báo Tin Mừng. Nếu không có tình yêu các vị tử đạo đã chối từ đổ máu. Cho nên tình yêu là tất cả. Tôi cảm thấy tình yêu thấm vào trái tim tôi. Tôi cảm thấy cần phải quên mình để làm đẹp lòng tha nhân. Và kể từ đó, tôi sống hạnh phúc. Và Ngài nói thêm: Giữa lòng Hội Thánh tôi sẽ là tình yêu. Vì thế tôi sẽ là tất cả. Têrêxa đã sống và âm thầm loan truyền sứ điệp của mình là yêu và chấp nhận được yêu. Càng ngày càng trở nên nhỏ bé để được Thiên Chúa bồng bế trên tay Người. Đời sống tận hiến làm hy lễ tình yêu lân tuất của Thiên Chúa. Tận tụy làm vinh danh Giáo Hội bằng cách cứu vớt các linh hồn. Nghệ thuật truyền giáo của Têrêsa chính là tình yêu. Không đi đến đâu, không nói với ai, nhưng chỉ yêu thôi. Chính Têrêxa đã sống một tình yêu mãnh liệt đối với Thiên Chúa, đối với tất cả mọi người. Têrêxa cầu nguyện: "Lạy Chúa Giêsu, con mong ước được yêu mến Chúa như chưa từng bao giờ Chúa được yêu mến như thế. Con ước mong làm cho mọi người cũng yêu mến Chúa như thế ". Biết mình nhỏ bé, Ngài luyện tập những nhân đức bé nhỏ. Thích âm thầm chuyên lo làm vui lòng Chúa bằng những hy sinh nhỏ mọn mà chỉ một mình Chúa biết. Ngài không bỏ qua một dịp hy sinh nào có được và cố gắng làm cho đời mình thành một cuộc tử đạo vì tình yêu Chúa. Chẳng hạn: uống thuốc đắng từng giọt để "kéo dài một việc hãm mình nhỏ mọn"; trong công việc chung, chọn những phần khó nhọc hơn, hay khi trời nóng, chọn nơi ngồi bất tiện hơn cho mình để dành chỗ mát mẻ cho chị em; chấp nhận cho kẻ khác đến quấy rầy mình; tránh tìm kiếm tiện nghi, v.v. Có tình yêu thì việc nhỏ sẽ trở thành việc có giá trị lớn. Thánh nữ gọi làm những việc như thế là "tung hoa" cho Chúa: "Vâng lạy Đấng lòng con yêu mến, cuộc đời con sẽ tiêu hao như vậy đó ... Con không có phương pháp nào khác để minh chứng với Chúa tình yêu của con ngoài việc tung hoa, nghĩa là không để mất một hy sinh nhỏ nào, một cái nhìn nào, một lời nói nào; con sẽ lợi dụng tất cả mọi việc nhỏ nhặt nhất và làm chúng với cả một tâm tình yêu mến... Con muốn chịu đau khổ vì yêu mến, như vậy con sẽ tung hoa trước ngai Chúa; hễ gặp bất cứ bông hoa nào là con cũng rứt cánh dâng cho Chúa ... rồi tay thì tung hoa, miệng thì ca hát (làm sao có thể khóc được khi làm một việc vui như thế), và con sẽ hát ngay cả khi phải hái những bông hoa giữa gai góc, mà gai góc càng dài càng đâm đau bao nhiêu, tiếng hát của con càng du dương bấy nhiêu.... Ôi Giêsu của con, con mến Chúa, con yêu Giáo Hội Mẹ con; con nhớ rằng "hành động nhỏ bé nhất mà do tình yêu tinh tuyền sẽ có ích hơn là tất cả những công trình khác hợp lại với nhau' (Thủ bản Tự Thuật).

Khi Têrêxa chọn một lối sống như thế thì chính tình yêu đã chắp cánh cho Ngài đi khắp nơi và nói chuyện với mọi người. Tình yêu làm nên như thế, không đi bằng bước chân nhưng đi bằng trái tim. Không nói bằng lời nhưng nói bằng cầu nguyện. Thiên Chúa đã ban cho Têrêxa một huyền nhiệm về tình yêu. Têrêxa đã đến với mọi người, đến với mọi trái tim. Têrêxa đã sống nghệ thuật truyền giáo theo nghĩa như thế.

2. Con đường nh

Chẳng bao lâu, sau khi Têrêxa qua đời, tiếng tăm của Ngài đã vang lừng khắp Giáo Hội làm dấy lên một phong trào rầm rộ những người đi theo "con đường thơ ấu thiêng liêng" của Ngài. Đó là một trong những "trường tu đức" (linh đạo) quan trọng nhất của Giáo Hội thời hiện đại. Theo thánh nữ, làm thánh không phải là những chuyện phi thường mà đơn giản chỉ là chấp nhận để Thiên Chúa yêu thương mình. "Con đường thơ ấu thiêng liêng" là một sứ điệp phù hợp với thời đại, nhất là với giới trẻ.

Thánh Têrêxa đã khám phá lại chân lý trọng tâm của Phúc Âm, đó là: trong Đức Giêsu Kitô, chúng ta được làm con cái Thiên Chúa, và chúng ta phải yêu mến Cha chúng ta trên trời như những đứa con thảo đầy tin tưởng và phó thác. Thánh Têrêxa bám chắc vào giáo lý này với tất cả sức lực của Ngài và cố gắng thực hành nó gần như sát mặt chữ. Sống thật sự như trẻ thơ là cách chắc chắn nhất, đơn giản nhất để làm đẹp lòng Chúa Cha. Ngài vui mừng vì mình bé nhỏ bởi vì Chúa Giêsu đã dạy chỉ các trẻ em và những ai giống như chúng mới được vào Nước Trời. Đứa bé càng nhỏ, càng yếu đuối thì lại càng phải và có thể cậy dựa vào lòng thương xót, sự giúp đỡ và chăm sóc tận tình của cha mẹ và những người khác chung quanh.

Têrêxa viết trong Thủ Bản gởi Mẹ bề trên Mari Gôngdaga năm 1897: "Thưa Mẹ, như Mẹ biết, con hằng ước ao được nên thánh, nhưng than ôi, mỗi lần sánh mình với các thánh, con đều nhận thấy giữa các ngài và con có một khoảng cách như giữa một ngọn núi cao chót vót và một hột cát ti tiện dưới chân khách bộ hành. Nhưng thay vì thối chí, con lại tự nhủ: Chúa không khơi dậy những ước muốn không thể thực hiện được; dù thấp hèn, con cũng vẫn có thể khao khát nên thánh. Tự làm cho mình lớn lên thì không được, nên con có thế nào thì đành phải chịu như vậy với tất cả những khuyết điểm của con. Nhưng con muốn tìm ra một phương pháp lên trời bằng một con đường nhỏ vừa thẳng lại vừa ngắn, một con đường nhỏ hoàn toàn mới. Chúng ta đang ở trong thế kỷ phát minh, bây giờ không phải leo từng bậc thang nữa; những nhà giàu có đã thay những thang cổ điểm bằng thang máy, thật là tiện lợi. Phần con, con cũng muốn kiếm một cái thang máy để nâng con lên tới Chúa Giêsu, vì con bé nhỏ quá, chả sao lên được cái thang trọn lành dốc dác. Thế rồi con đi tìm trong Sách Thánh ... và con đã đọc những lời sau đây phát xuất từ miệng Đấng Khôn Ngoan muôn đời: 'Ai thật bé nhỏ thì hãy đến với Ta' (Cn 9,4).... Thế rồi con đã đến vì con đoán con đã gặp được điều con đang tìm kiếm ... Chiếc thang máy đưa con lên tận trời là chính đôi cánh tay Chúa đấy, Chúa Giêsu ôi! Vì thế mà con chả cần phải lớn lên, trái lại con cần phải cứ bé hoài và càng ngày sẽ càng bé dần đi mãi. Ôi lạy Chúa, Chúa đã ban cho con hơn sự con mong đợi, và con, con muốn ca ngợi lòng thương xót của Chúa..." (Thủ bản Tự Thuật).

Áp dụng "phương pháp lên trời" hay sử dụng "chiếc thang máy" này, thánh Têrêxa không cần phải tìm kiếm những việc cao siêu, to tát, nổi bật, chỉ cần rèn luyện cho mình thái độ làm con, và làm con bé nhỏ của Cha trên trời, ấy là hết lòng yêu mến, tin tưởng, phó thác. Mọi sự đều để mặc Cha lo, dù đầy khuyết điểm hay tội lỗi cũng không sợ! Càng tiến sâu vào con đường này, Ngài càng được tình yêu Chúa chiếm đoạt trọn vẹn hơn. Thánh nhân đưa tình yêu đó thấm nhuần mọi việc làm, mọi khó khăn thử thách gặp phải, mọi sự khó chịu của cuộc sống chung. Biến tất cả thành những lễ vật dâng lên Chúa. Thánh Têrêxa đã đưa lý tưởng nên thánh đến gần và vừa tầm với mọi người.

Nghệ thuật truyền giáo của Thánh Têrêxa là tình yêu và con đường nhỏ.Tình yêu là tâm điểm, là nguyên tắc, là tận cùng của con đường thơ ấu thiêng liêng. Sống tâm tình con thảo với tất cả tình yêu, người Kitô hữu thực thi sứ vụ truyền giáo của mình theo Gương Thánh Têrêxa.

Đức Giáo Hoàng Piô XII, hồi còn là Hồng y Pacelli, năm 1925 là đại diện Tòa Thánh sang Pháp nhân dịp phong Thánh cho Têrêxa và làm phép đền thờ Lisieur được xây cất kính Thánh nữ, đã nói: “Hỡi Thánh nhỏ, Người lớn lắm, ngay lúc này đây, từ đầu thế giới này sang đầu thế giới kia, con cái của Người nhiều như cát biển sao trời. Bốn vị Giáo hoàng đã quỳ cầu khẩn dưới chân Người, các nhà tiến sĩ luật học đã trở lại thiếu thời vì học với Người... Xin Người hãy mưa hoa hồng xuống nữa, xuống thế giới chúng tôi... Hỡi Thánh nhỏ, Người lớn lắm”.

Đức Giáo Hoàng Piô X đã chỉ vào chân dung Têrêxa và nói: Đây là vị Thánh lớn nhất hiện đại.

Con đường nên thánh của Têrêxa khởi đi từ Phúc Âm. Con đường nhỏ của một vị Thánh lớn. Nhiều người đã đi và đã nên hoàn thiện đời mình. Nhiều người đã sống và trở nên những nhà truyền giáo cho muôn dân.

home Mục lục Lưu trữ