Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 42
Tổng truy cập: 1376066
CẦU NGUYỆN LÀ HIỆP THÔNG VỚI THIÊN CHÚA
CẦU NGUYỆN LÀ HIỆP THÔNG VỚI THIÊN CHÚA– Lm. Bùi Mạnh Tín
Chúng ta thường nghe câu định nghĩa quen thuộc: “Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên với Chúa”. Định nghĩa này tuy ngắn gọn nhưng nói lên bản chất và cách thức cầu nguyện.
Dĩ nhiên ở đây, việc “nâng tâm hồn lên” cần được hiểu sâu xa. “Nâng lên” có nghĩa là ý thức mình chỉ là một thụ tạo kém cỏi, thấp hèn, luôn sống trong trần thế, dễ bị ràng buộc vào những truyện “dưới đất”. Và như vậy, khi cầu nguyện, chúng ta cố gắng vươn cao tâm hồn lên, vượt ra khỏi những gì thuộc hạ giới, tạm thời tách rời những liên quan nhân loại, để thiết lâp một liên quan có tính cách hướng thượng, cao hơn, xa hơn, thanh thoát hơn. Cũng chính vì thế, Chúa Giêsu thường tìm nơi vắng vẻ thanh tịnh để có những giờ phút hiệp thông với Cha Ngài. Thánh lễ, cùng với việc rước lễ, là một hiệp thông hoàn hảo nhất, nên trước khi bước vào phần phụng vụ Thánh Thể, chủ tế nói với ngững người dự lễ: “Anh chị em hãy nâng tâm hồn lên”.
Ở đây, yếu tố được nhấn mạnh không phải là những cử chỉ của thân thể, những âm thanh trong lời đọc hay tiếng hát, nhưng chính là trạng thái của tâm hồn. Hiểu như thế, nhiều khi chúng ta đọc kinh lớn tiếng, dang tay cao, mà vẫn không phải là cầu nguyện, vì lòng trí chúng ta chưa thực sự thoát khỏi những ràng buộc của lo toan trần thế. Do đó, lời cầu của chúng ta vẫn chưa tới Chúa, tâm hồn chúng ta vẫn chưa gặp được Ngài.
Trong cuốn “150 More Stories”, Jack Mac Ardle kể một câu truyện:
Một người chìm vào giấc mơ, thấy mình được nâng lên trời và gặp Chúa Giêsu. Chúa đưa anh đi nhiều chỗ khác nhau và sau cùng hai người dừng chân tại một thánh đường giữa lúc đang cử hành thánh lễ. Chàng thanh niên nhìn thấy các ca viên đang mở sách hát, nhưng không nghe thấy tiếng hát; thấy một người đang lướt các ngón tay trêm phím đàn nhưng không nghe thấy tiếng nhạc; thấy mọi ngượi đang mở miệng đọc kinh, nhưng cũng không nghe thấy âm thanh phát ra từ miệng họ. Ngạc nhiên, anh ta hỏi Chúa Giêsu: tại sao chỉ thấy im lặng. Chúa trả lời: “Chúng ta chỉ có thể nghe được tiếng của họ, nếu họ thực sự cầu nguyện với tất cả tâm hồn mà thôi”
“Với tất cả tâm hồn” không chỉ được hiểu là hết sức lực, hết tâm trí, nhưng còn hiểu là cầu nguyện với niềm tin tưởng phó thác vào Chúa, với lòng khiêm nhượng và tình bác ái.
Qua dụ ngôn hôm nay, chính Chúa Giêsu đã cho chúng ta thấy: dù có đến nhà thờ, dù có giơ cao đôi tay hay lớn tiếng đọc kinh, nhưng không ý thức thân phận yếu đuối và tội lỗi của mình, trái lại, tự cao tự đại, coi thường anh chị em mình, thì hành động và lời nói của chúng ta chỉ trở thành vô ích, không bao giờ được Chúa lắng nghe và chấp nhận. Người thu thuế, vì ý thức mình tội lỗi, yếu hèn, cần đến ơn tha thứ, nên trong khi cầu nguyện, anh đã được Chúa nhận lời và thứ tha. Anh đã cầu nguyện với tất cả tâm hồn.
Lạy Chúa, mỗi lần trước khi đến với Chúa, trước khi mở miệng cầu nguyện, chúng con xin Chúa hãy thanh tẩy tâm hồn chúng con khỏi các ý nghĩ kiêu căng, ghen ghét, giận hờn và giúp chúng con thoát khỏi những ràng buộc bận tâm trần thế.
CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN- NĂM C
AI TÔN MÌNH LÊN SẼ BỊ HẠ XUỐNG- Lm. Giuse Nguyễn Cao Luật OP
Theo cái nhìn bên ngoài, hai nhân vật của dụ ngôn đều bắt đầu từ một khởi điểm. Nhưng…
Người biệt phái bước đi chững chạc, hiên ngang. Ông đang ở trong Đền Thờ nhưng ông cảm thấy thoải mái dễ chịu như đang ở nhà mình: đầu ngẩng cao, mắt nhìn đầy vẻ tự tin. Bản kết toán của ông đầy nét tích cực: ông biết điều đó và ông nói lên. Ông kể ra những con số. Tất cả đều tốt đẹp. Ông tự xếp mình vào số những người suy nghĩ tốt, làm tốt, và có đạo đức: Ông tự nhận mình là người công chính.
Nơi ông không có một kẽ hở, không một sự chờ đợi, không một khoảng cách. Ông chiếm trọn cả lớp kịch: vừa là diễn viên, vừa là khán giả. Trên nguyên tắc, ông thưa với Chúa, nhưng trong thực tế, “ông cầu nguyện nơi chính mình”. Ông chiêm ngắm chính mình, ông nói với chính mình. Thiên Chúa chỉ là công chúng nghe ông nói và vị Thiên Chúa đó được đổng hoá với lương tâm của ông, một lương tâm hoàn toàn tin chắc vào chính mình.
Chỉ có một khoảng cách được thú nhận: ông đứng xa người có tội… tức là những người khác, những người bị ông coi thường.
Đó là một con người đã đạt tới đích. Ông còn có thể làm gì hơn được nữa? Chẳng còn một khoảng trống nào để ông băng qua. Ông chỉ còn đợi lãnh triều thiên. Đó là một con người đã hoàn thành. Làm sao ông có thể tái sinh được?
Trong khi đó, người thu thuế đứng xa xa, phía cuối đền thờ. Trước mắt xã hội, hình ảnh của anh không phải là một hình ảnh dễ thương. Anh không được công nhận là công chính vì đã vi phạm quá nhiều, đã thoả hiệp với tiền tài, với quyền lực. Giờ đây, anh dứng im, không dám ngẩng mặt lên. Anh sẵn sàng chui xuống đất, nếu có thể được. Anh biết rằng mình chưa được sinh ra. Và khi ấy, tất cả đều trở thành có thể.
Anh cầu nguyện, anh thưa với Thiên Chúa: “Xin thương xót con.” Anh nhận thức trọn vẹn khoảng cách giữa tình trạng con người của anh và sự cao cả của Thiên Chúa, khoảng cách giữa sự “công chính” của anh và sự công chính của Thiên Chúa. Anh tìm kiếm sự liên lạc, tìm kiếm sự gần gũi với Thiên Chúa, một sự hiệp thông mặc dù từ căn bản, có một sự khác biệt: “Con không phải như Thiên Chúa! Con chỉ là một kẻ tội lỗi! Chúa có nghe lời con chăng?” Và khi ấy, tất cả đều có thể.
Khi bước vào đền thờ, mỗi người đều quay trở về với chính mình. Nhưng…
Một người thì vênh vang với lương tâm tốt lành của mình, tự hào vì những xác tín của mình. Ông hiện diện trước Thiên Chúa dựa trên nền tảng là cái có: lối sống của ông, Thiên Chúa của ông, quyền lợi của ông.
Còn người kia trở về với sự khốn cùng bên trong của mình. Anh đứng trước nhan Chúa với nền tảng là sự thiếu thốn: bước vào đền thờ, anh đã bỏ lại thế giới tiền bạc, để đi tìm một điều gì khác.
Với hai con người như thế, Thiên Chúa sẽ giải quyết cách nào?
Một kẽ hở cho Thiên Chúa
Người biệt phát trình bày dài lê thê. Ông cám ơn Thiên Chúa, mà ông nghĩ rằng mình biết rõ, vì đã nâng đỡ, trợ giúp ông, để ông “không như bao kẻ khác”. Trong mối tương giao của ông với Thiên Chúa, ông chối bỏ người khác: ông tự loại mình ra khỏi môi trường hoạt động của tình yêu. Đôi tay ông đã đầy những công phúc, đầu óc ông đầy những xác tín của riêng mình. Đó chính là thái độ của niềm tin mù quáng. Mọi cánh cửa đều đóng kín: Thiên Chúa không thể vào được.
Người thu thuế thì kêu cầu. Bị xã hội chê bỏ, anh nhẫn nại chịu đựng: biết mình xa cách Thiên Chúa, anh chờ đợi. Anh chẳng còn biết bày tỏ với ai nữa, và anh xin Thiên Chúa can thiệp. Đôi tay anh trống không, anh đợi chờ: đó chính là thái độ của lòng tin. Mọi cánh cửa đều mở toang: Thiên Chúa có thể vào được.
Trước hai con người này, Thiên Chúa không chút do dự. Người làm bạn với chàng thu thuế, cùng với anh rời khỏi đền thờ, và bỏ mặc người Biệt phái với các việc lành của ông, để ông ra về một mình.
Tại sao thế?
Người biệt phái đã làm những việc đạo đức tốt lành, lại không phải là người công chính; đang khi đó người thu thuế là kẻ tội lỗi thì được nên công chính. Thiên Chúa có bất công quá không?
Một khi đôi tay đã đầy, lòng trí đã thoả mãn, thì Thiên Chúa sẽ không thể chen vào được. Làm sao Người có thể đến được khi không có chỗ cho Người? Bởi đó, Thiên Chúa yêu chuộng kẻ khó nghèo không phải chỉ tại họ nghèo, nhưng hơn thế, vì họ cảm thấy mình luôn thiếu thốn và họ chờ đợi. Như vậy, con người luôn phải nhận ra mình nghèo khó trước Thiên Chúa, luôn cần đến sự trợ giúp, cần sự hiện diện của Người. Và quan trọng hơn, điều thiết yếu là con người không được tự nhốt kín sự nghèo khó của mình, nhưng là sống trong thái độ rộng mở. Người nghèo khó, vì nhu cầu cần thiết, luôn biết trông chờ sự giúp đỡ của người khác. Đó chính là thái độ căn bản của Kitô giáo.
Dĩ nhiên, đây không phải là sự nghèo khó vật chất, nhưng là thái độ nghèo khó trong tinh thần. Vẫn có những người túng thiếu cùng cực, nhưng vẫn là một đời sống khép kín. Vẫn có những người có nhiều tài sản vật chất, nhưng lại biết đón chờ, biết mở rộng tâm hổn. Và quan trọng hơn nữa, đó là một thái độ nghèo khó trong đời sống thiêng liêng. Con người không được quyền cậy dựa vào bất cứ hành vi nào để cho rằng mình là người đạo đức, là người đã đạt tới sự thánh thiện. Con người không thể nghĩ rằng mình đã được nên công chính do các việc mình làm. Một khi có quan niệm cho rằng mình đã đạo đức, đã thánh thiện, tức là không cần đến sự trợ giúp, sự can thiệp của Thiên Chúa. Đó là một thái độ đóng kín, thái độ của con người chỉ biết hướng về mình, chứ không phải về người khác, và nhất là về Thiên Chúa. Con người đó không biết thế nào là sám hối, thế nào là trở về, và như vậy, trong tâm hổn của họ, không có chỗ cho Thiên Chúa.
Dù thế nào, dù đạt tới mức độ nào, vẫn phải là người nghèo trước Thiên Chúa, vẫn phải là người cần trợ giúp. Thiên Chúa cần có những cửa ngõ để đi vào, cho dù đôi khi chỉ là một kẽ hở.
Cả hai đều cần
Như tác giả xác định, Đức Giêsu đã nói dụ ngôn này với những người tự cho rằng mình là người công chính và khinh miệt người khác. Vào thời Đức Giêsu, đó là những người biệt phái, những người chấp hành luật pháp cách nghiêm ngặt.
Thực ra, các hành vi của người biệt phái thật đáng khen. Có mấy người trong chúng ta thực hành được như ông ta? Thế nhưng, ông thiếu mất một điều, và đó là điều quan trọng nhất: đó chính là thái độ khiêm tốn, biết trông cậy vào tình thương của Thiên Chúa. Chính sự thiếu sót này đã phá tan tất cả cố gắng, tất cả mọi hành động của ông.
Ngày nay, trong chúng ta, vẫn có những người nghĩ rằng mình đã đạo đức, đã thánh thiện nhờ những việc tốt của mình, nhờ việc giữ đạo của mình. Tất nhiên, những điều đó rất tốt. Nhưng nếu dựa vào đó để lấy làm thoả mãn, để coi thường người khác thì thật là tai hại. Phải hiểu rằng người Kitô hữu được mời gọi đạt tới sự thánh thiện của Thiên Chúa, và đó là một hành trình dài, hành trình chưa chấm dứt. Một khi tự cho rằng mình đã tới đích, tức là đã ngưng lại, và nguy hiểm hơn nữa, là đã lạc đường, đã mất phương hướng. Mỗi người chúng ta vẫn có thể nhận ra mình, ít là một phần nào đó, qua lời cầu nguyện đầy vẻ tự mãn của người biệt phái.
Tuy vậy, không có nghĩa là Đức Giêsu dạy chúng ta chỉ cần thưa với Thiên Chúa như người thu thuế. Điểm nhấn mạnh của Đức Giêsu là thái độ trước Thiên Chúa, nhưng không vì thế mà có quyền bỏ những hành vi đạo đức. Không phải người ta cứ sống theo ý thích của mình, để rổi chỉ cần thưa với Thiên Chúa một câu ngắn gọn là được tha thứ, được nên công chính. Thái độ tin tưởng, trông chờ sự trợ giúp của Thiên Chúa không loại bỏ những nỗ lực của con người.
Như thế, chúng ta có thể nhìn thấy một mẫu người Kitô hữu đích thực, dựa trên hai nhân vật của bài Tin Mừng. Đó là một con người luôn cố gắng chu toàn những lời giáo huấn của Thiên Chúa, một con người thi hành trọn vẹn những gì luật pháp quy định, đổng thời cũng là người biết tin tưởng và phó thác cho tình thương của Thiên Chúa. Càng tiến triển, lại càng phải khiêm tốn. Và người khiêm tốn thì được Thiên Chúa yêu thương, được Thiên Chúa làm cho nên công chính.
Lạy Chúa,
Chúa biết rõ nỗi khốn cùng của con,
Chúa thấu hiểu nỗi cô đơn đang vây bọc quanh con,
Chúa nhìn thấy tình cảnh yếu đuối và bệnh tật của con,
ôi Chúa là Đấng dựng nên con.
Chúa biết tất cả.
Xin nhìn đến con đang hết lòng khiêm nhường và thống hối.
Xin nhìn đến con đang tìm đến bên Chúa.
Ôi Chúa là Đấng thương xót,
xin đừng nghoảnh mặt làm ngơ.
xin đừng quên kẻ đang khao khát tìm Chúa.
…
Trong trái tim Chúa, con tìm được chỗ ẩn thân,
trong lòng thương xót Chúa, con tìm được nơi an nghỉ.
Con kêu lên Chúa cậy nhờ vào tình yêu Chúa dành cho nhân loại. (theo Syméon le Nouveau Théologien).
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam