Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 32
Tổng truy cập: 1373798
CHI TIẾT HAY
Chi tiết hay
“Chỗ hoang vắng” (c.13) gợi lại hình ảnh sa mạc mà dân Do Thái đi trong 40 năm và được nuôi bằng manna.
Chúa bảo các môn đệ: “Chính anh em hãy cho họ ăn” (c.16). Chúa dùng đồ ăn của các môn đệ (c.17f), rồi dùng các môn đệ để phân phát đồ ăn này (c.19).
Chúa bảo dân “ngả lưng trên cỏ” (c.19) có nghĩa là sửa soạn ăn, vì ngả lưng là tư thế để ăn. Ở những nơi công cộng, đàn ông thường tụ họp chung với nhau, còn đàn bà và trẻ em thì tụ họp ở nơi khác.
“Cầm bánh, dâng lời chúc tụng, bẻ ra, trao cho các môn đệ”: giống như trong bữa tiệc ly (Mt 26:26), và cũng chỉ tới bữa tiệc sau này trên nước trời (Mt 8:11-12,22:1-10).
“Lời chúc tụng” trước bữa ăn của người Do Thái là “Chúc tụng Chúa là Chúa tể càn khôn, đấng ban bánh bởi trời.”
Có một câu chuyện nuôi dân tương tự trong sách Các Vua quyển 2, câu 4:42-44. Tiên tri Elisha ra lệnh cho các đầy tớ đa nghi mang 20 chiếc bánh nuôi cả trăm người. Chúa nuôi tới năm ngàn, nên phép lạ của Chúa còn lớn hơn và vai trò của Chúa còn cao hơn nữa.
Một điểm chính
Chúa nuôi dân Ngài. Hai bữa tiệc khác hẳn nhau. Vua Herod Antipas thiết đãi cao lương mỹ vị cho những nhà quyền quý trong cung điện, rồi chặt đầu Gioan Tẩy Giả để thưởng vũ nữ (Mt 14:3-12). Vua Giêsu dùng món ăn của dân nghèo để nuôi bất cứ ai đến với Ngài nơi hoang địa, mọi người được chữa lành và no đủ.
Suy niệm
Tôi là ai trong bữa tiệc: người bệnh được chữa lành, người lữ hành đói được ăn, khách bàng quan, hay một người khác? Hay tôi là một ông hoàng trong bữa tiệc của Herod?
Thực phẩm nào nuôi dưỡng đời tôi? Công việc, thành quả, gia đình, tiền bạc, ơn Chúa, hay cái gì khác? Tôi có được no đủ, hay đói và bất an?
Tôi có thể làm gì để được nuôi dưỡng đều đặn, và để giúp Chúa nuôi dưỡng anh chị em quanh tôi?
Sau khi nói với đám học sinh 6 tuổi về câu chuyện Chúa Giêsu làm phép lạ nuôi 5 ngàn người, cô giáo bắt học sinh vẽ lại quang cảnh đó. Một bé gái nộp lên bức hình 12 người đang bưng những thúng đầy bánh và cá. Ai trong hình cũng đeo nơ trên mái tóc. Em bé giải thích, “Họ là những cô hầu bàn”.
Bé gái khác họa Chúa Giêsu với con dao cắt bánh trong tay, đang cắt những ổ bánh. Thế nhưng bé lại bỏ cuộc trước khi nó được hoàn tất. Bé nói: “Em không thể làm cho những lát bánh mỏng được”.
Trong hình của một bé trai, một vật hình chiếc hộp lớn với nắp mở cửa được đặt bên cạnh đám đông. “Đây là gì?” cô giáo hỏi. “Nó là chiếc tủ lạnh để cất những đồ còn thừa lại” bé trai trả lời.
Trong sứ điệp hôm nay, Chúa Giêsu buồn bã vì tin Gioan Tẩy Giả bị xử tử, “Ngài xuống thuyền để đến một nơi thanh vắng. Nhưng dân chúng nghe biết, nên từ các thành họ tuốn ra, đi bộ dõi theo Ngài” (Mt 14,13). Họ cảm thấy bị lôi cuốn đến với Chúa Giêsu. Và khi họ thấy vị Tiên Tri của họ dời bỏ lên thuyền, họ tiến đến nơi mà Ngài sẽ cập bến. Khi Chúa Giêsu cập bến, họ đã ở đó, đợi Ngài. Và “Chúa Giêsu thấy đám đông dân chúng,” Matthêu nói với chúng ta, “Ngài động lòng thương xót họ, và Ngài chữa mọi kẻ đau ốm” (Mt 14,14).
Thì giờ đã qua đi. Đám đông dân chúng vẫn ở đấy với Chúa Giêsu. Họ không muốn rời xa Ngài, mặc dầu trời đã tối và nó đã quá giờ cơm rồi. Sao lại lo lắng? Chắc chắn rằng Chúa Giêsu sẽ lo liệu cho họ! Các Tông Đồ nói với Chúa Giêsu giải tán dân chúng để họ có thể kiếm của ăn cho họ tại nơi nào đó. Thế nhưng Chúa Giêsu có ý tưởng hay hơn. “Họ không cần phải đi,” Chúa Giêsu nói, “các con hãy cho họ ăn” (Mt 14,16). Sau đó, các Tông Đồ chỉ có thể mang đến: hai chiếc bánh và năm con cá. Và đám đông dân chúng lại là 5 ngàn đàn ông cộng với đàn bà con nít nữa để nuôi ăn. Rồi Chúa Giêsu làm phép lạ: Ngài ngước mắt lên Trời, làm phép, và trao cho các môn đệ, và các môn đệ phân phát cho dân chúng, và tất cả họ ăn no nê, và các môn đệ đã thu lại 12 thúng đầy những vụn còn lại.
Bé gái đã đọc lướt qua những câu chuyện trong sách Thánh Kinh bằng hình vẽ. Khi cô bé gặp phải câu chuyện của Sứ Điệp hôm nay, cô đã ngừng lật trang và chăm chú ngắm hình vẽ Chúa Giêsu đang đứng trước đám đông vĩ đại, và bẻ bánh. Thấy sự quyến rũ của cô bé với bức hình, mẹ em giải thích rằng đấy không phải là Chúa Giêsu thật sự, mà chỉ là khái niệm của họa sĩ về Ngài mà thôi. Vẫn tiếp tục ngắm bức hình, cô bé trả lời: “Vậy mà nó lại thật giống Ngài.”
Đúng thế bé gái! Trong câu chuyện những chiếc bánh và cá, các ký giả Tân Ước đã cho chúng ta một bức hình về Chúa Giêsu thật sự: Chúa Giêsu Đấng chia sẻ Bánh Sự Sống của Ngài với chúng ta; Chúa Giêsu Đấng chữa lành những bệnh tật của chúng ta; Chúa Giêsu Đấng động lòng thương xót chúng ta.
Làm thế nào Chúa Giêsu nuôi ăn một đám đông chừng 10 ngàn người với chỉ vài chiếc bánh và vài con cá? Chúng ta cũng có thể đặt câu hỏi rằng: “Thiên Chúa làm nên thế giới như thế nào?” Câu chuyện tạo dựng trong Kinh Thánh không phải là bài học nói về cách Thiên Chúa tạo dựng như thế nào. Câu chuyện có ý muốn dạy chúng ta rằng Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa muôn loài. Thì cũng giống như những câu chuyện phép lạ về Chúa Giêsu. Vấn đề không phải “Ngài đã làm nó như thế nào?” nhưng chính là “Tạo sao Ngài lại làm nó?” Và các ký giả Tân Ước đã cho chúng ta câu trả lời: Ngài làm nó bởi vì Ngài quan tâm đến người khác. Ngài làm nó bởi vì Ngài cảm thấy động lòng thương xót đến người khác. Ngài làm nó bởi vì đó chính là gương mẫu mà giờ đây Ngài muốn chúng ta noi theo. Hãy noi gương Ta mà quan tâm đến người khác! Noi gương Ta mà động lòng thương xót với người khác.
Chỉ có sự hiểu biết qua lý trí về những lời khuyên răn lòng quan tâm và thương xót của Chúa Giêsu thôi cũng không đủ. Bài học thật sự dạy chúng ta phải biết cảm thông gánh nặng của người khác như của chính mình vậy. Khi đương đầu với nhu cầu của người khác, bài học thật sự dạy chúng ta phải biết hành động với thái độ mà có thể nói rằng: “Tôi có thể cảm thấy cái đau của anh.”
Trong hoạt họa của tờ tạp chí, một thiếu phụ đang nằm trên ghế sa-lông của một nhà tâm lý. Nhà tâm lý đang cầm lấy tập sách và cây viết mực, và người thiếu phụ đang nói với ông: “Giá chồng tôi biết lắng nghe tôi nói giống như ông nghe!”
Nếu có ai đó giờ đây đang cần đến bạn quan tâm, hay nếu bạn gặp ai đó sẽ cần đến bạn quan tâm trong tuần, bạn sẽ không bao giờ biết được nếu bạn không để tâm chú ý đến. Và như thế, sự chọn lựa sẽ là của bạn. Bạn có thể bắt chước gương Chúa Giêsu và cảm thông gánh nặng của tha nhân như của chính bạn.
Chúa Giêsu “động lòng thương xót, và Ngài chữa mọi kẻ đau ốm”… Ngài nói với các môn đệ: “Hãy cho họ ăn.” Hãy trao ban cho họ Bánh Sự Sống! Và đừng thái nó mỏng quá! Hãy noi theo gương Chúa Giêsu và tình yêu giống như Đức Kitô của bạn sẽ không bao giờ hết cả. Hãy noi gương Chúa Giêsu và sẽ còn những phần dư tràn.
Mẹ Têrêsa Calcutta thuật lại một câu chuyện như sau: Một hôm, có một cặp vợ chồng trẻ đến thăm tu viện và trao tặng cho chúng tôi một khoản tiền lớn, bảo là để đóng góp vào chi phí mua thức ăn cho những người nghèo.
Ở Calcutta mỗi ngày dòng Nữ Tử Bác Ái Truyền Giáo chúng tôi phải cung cấp lương thực cho 9 ngàn người. Bởi đó không lạ gì hai bạn trẻ này muốn dùng khoản tiền họ tặng vào mục tiêu trên.
Thấy họ còn quá trẻ, tôi tò mò hỏi:
– Hai con có thể cho mẹ biết tiền đâu mà hai con có nhiều thế?
Họ trả lời:
– Chúng con vừa cưới nhau được hai ngày. Chúng con quyết định không may đồ cưới, cũng không tổ chức linh đình, để dùng tiền đó giúp những người kém may mắn hơn chúng con.
Mẹ Têrêsa hỏi tiếp:
– Ở Ấn Độ, không có quần áo cưới và tiệc cưới là điều nhục nhã. Tại sao chúng con lại quyết định táo bạo như thế, làm phật lòng cha mẹ và họ hàng?
Họ thưa:
– Chúng con yêu nhau và muốn tặng nhau món quà cưới đặc biệt. Chúng con muốn khởi đầu cuộc chung sống bằng một hy sinh mà cả hai cùng đóng góp vào.
Món quà cưới của đôi bạn trẻ trong câu chuyện trên đây quả là cao đẹp. Nó cao đẹp bởi vì nó được làm nên bởi những hy sinh quá lớn. Nó cao đẹp bởi vì nó kết tinh bằng một tình yêu trao ban. Họ không chỉ hy sinh tiền bạc mà còn hy sinh cả vinh dự và niềm vui. Họ không chỉ trao ban của cải mà còn trao ban cả tấm lòng. Bởi vì họ đã học được nơi Đức Giêsu trong Tin Mừng hôm nay: “Người thấy đám dân đông đúc thì chạnh lòng thương”.
Chính vì chạnh lòng thương mà Đức Giêsu đã chữa lành những người bệnh hoạn tật nguyền.
Chính vì chạnh lòng thương mà Người đã không để cho đám đông tự mua lấy thức ăn.
Chính vì chạnh lòng thương mà Người đã bảo các môn đệ: “Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy cho họ ăn.
Và cuối cùng, lòng thương xót bao la của người mục tử tốt lành đã thực hiện một phép lạ ngoạn mục nhất trong Kinh thánh là chỉ với năm chiếc bánh và hai con cá Đức Giêsu đã cho năm ngàn người đàn ông, không kể đàn bà trẻ em được ăn no nê mà còn dư giả.
Hôm nay, Người cũng mời gọi chúng ta góp phần nhỏ bé và âm thầm của mình cho anh em. Người chờ đợi nơi chúng ta một chút lòng chạnh thương. Và cả thế giới sẽ được hưởng chung phép lạ lẫy lừng của Thiên Chúa.
Có lẽ người nghèo sẽ không chết đói vì thiếu lương thực cho bằng vì thiếu những con người biết chạnh lòng thương. Người ta cần có lương thực để sống, nhưng cũng rất cần có tình thương để tồn tại. Những người đang chờ chết là những người đang chờ từng nghĩa cử yêu thương. Những người giàu có mà không biết chia sẻ cũng là những người đang chết đi cái nhân tính của mình. Nếu Đức Giêsu đã bảo: “Chính các con hãy cho họ ăn thì đó không phải lời khuyên mà là một lệnh truyền.
Thực ra, con người chỉ tìm được ý nghĩa cho cuộc sống khi biết chia sẻ cho đi. Con người chỉ lớn lên theo mức độ của sự trao ban vô vị lợi mà thôi. Có biết trao ban thì con người mới thực sự triển nở trong nhân cách. Có biết trao ban thì con người mới vui sống và tìm được hạnh phúc đích thực trong cuộc sống. Triết gia Platon quả quyết: “Con người chỉ tìm được hạnh phúc khi làm cho người khác được hạnh phúc”. Thánh Phaolô cũng đã ghi lại khuôn vàng thước ngọc của Đức Giêsu: “Cho thì có phúc hơn nhận lãnh”.
Tình yêu trao ban mà Đức Giêsu mời gọi những tín hữu Kitô hãy thực hiện thì chính Người đã làm gương trước. Vào bữa tiệc ly ngày thứ năm Tuần thánh, Người chính là tấm bánh được bẻ ra, và trao ban cho các môn đệ. Tin Mừng thuật lại sáu lần hóa bánh ra nhiều cũng là để nói lên hình bóng của Bí tích Thánh thể là chính Đức Giêsu: tấm bánh được bẻ ra, được trao ban cho một thế giới mới.
Và môn đệ trao cho đám đông. Khi nhận lấy bánh Hằng Sống, chúng ta không thể giữ lấy cho riêng mình, nhưng là sẵn sàng chia sẻ trao ban cho những người chung quanh.
Ai cũng có thể đem cho những thứ mình bỏ đi, nhưng lòng nhân ái thật sự là đem cho những gì mình yêu quí nhất. Trao ban đích thực là trao ban chính bản thân. Con người chỉ trở nên giàu có khi trao ban chính bản thân mà thôi. Mẹ Têrêsa Calcutta không mang đến Ấn Độ một đồng xu dính túi, không cho những người nghèo tiền rừng bạc bể, không mang đến đó tiền của dư thừa. Mẹ trao ban chính mình. Nhưng chắc chắn khi qua đời ít có ai giàu có hơn mẹ.
Mẹ Têrêsa Calcutta đã kể lại câu chuyện một lần kia mẹ đi ngang qua một gia đình Hin đu đã đói nhiều ngày. Mẹ cầm theo một ít gao cho gia đình ấy. Điều xảy ra sau đó làm mẹ kinh ngạc.
Không chút lưỡng lự, người mẹ trong gia đình đã chia số gạo ra làm hai phần. Rồi bà đem một nữa cho gia đình nhà bên cạnh, tình cờ là những người theo Hồi dào.
Thấy điều đó, mẹ Têrêsa nói với bà mẹ “Bà còn lại được bao nhiêu? Liệu có đủ cho gia đình bà không?”.
“Nhưng họ cũng đã nhịn đói nhiều ngày rồi”, người đàn bà ấy trả lời.
Lòng quảng đại như thế làm chúng ta phải trở nên khiêm nhường.
Phép lạ hóa bánh ra nhiều ấy còn được gọi là phép lạ của lòng quảng đại. Trước hết là lòng quảng đãi tuyệt vời của cậu bé, vì với món quà của cậu là năm chiếc bánh và hai con cá mà phép lạ mới được thực hiện. Có thể tự nó là ít ỏi, nhưng đối với cậu bé đó là to lớn vì đó là tất cả những gì cậu có. Cho vật gì mà cả người cho lẫn người nhận rất cần. Đó mới thật sự là cho và là một sự hy sinh.
Do đó có sự quảng đại kỳ diệu của Đức Giêsu. Để đánh giá điều đó, chúng ta cần xem xét hoàn cảnh của phép lạ. Đến với những người khác khi không gặp sự phiền nhiễu nào là một việc dễ dàng. Nhưng sự việc không dễ dàng khi nó ào đến chúng ta vào lúc mà chúng ta đang gặp rắc rối. Ở đây bao hàm một sự hy sinh. Chúng ta phải để mọi dự định của chúng ta qua một bên và quyên cả chính mình. Đức Giêsu đà làm như thế. Người vừa mới biết tin người anh họ là Gioan Tẩy Giả đã bị giết chết. Người cần được yên tĩnh và thinh lặng. Đó là lý do khiến Người vừa bước ra khỏi thuyền, Người thấy đám đông dân chúng chờ Người. Hẳn Người có thể tức giận và giải tán họ. Thế nhưng Người lại thương xót họ và hoàn toàn cống hiến cho họ.
Rồi với lòng quảng đại tuyệt đối, người đáp ứng cơn đói của dân chúng. Người không chỉ cho họ ăn, nhưng còn cho mỗi người nhiều hơn họ cần, và còn dư mười hai thúng đầy.
Bạn có thể thấy tại sao phép lạ này được gọi là một phép lạ của lòng quảng đại. Lòng quảng đại không phải là lúc nào nào cũng biếu đồ vật. Thường gặp hơn, dâng hiến chính mình là cho thời gian và các tặng vật của mình. Cho đồ vật có thể là dễ dàng, nhưng cho chính mình không bao giờ dễ dàng. Trước khi Người ban chính mình như của ăn, của uống trong Thánh Thể, Đức Giêsu đã ban chính mình cho dân chúng bằng nhiều cách khác nhau.
Câu chuyện hóa bánh ra nhiều để nuôi đám đông đã được các Kitô hữu tiên khởi trân trọng giữ gìn. Phép lạ nhắc lại câu chuyện Man-na trong sa mạc thời Cựu Ước. Đối với họ, Đức Giêsu là Môsê mới, nuôi dân chúng trong sa mạc. Vì thế, họ nhìn thấy trong phép lạ này một sự tiên báo của Thánh Thể. Chính ở bàn tiệc Thánh Thể mà Đức Giêsu nuôi dưỡng họ.
Và Đức Giêsu giờ đây cũng nuôi dưỡng chúng ta ở đó. Chỉ ở bàn tiệc của Thiên Chúa, chúng ta mới có được sự nuôi dưỡng và tâm hồn chúng ta hằng mong ước. Trong Thánh Lễ chúng ta được nuôi dưỡng với Lời Chúa và Bánh Sự Sống. Và khi mời gọi chúng ta đến chia sẻ bữa tiệc sự sống nơi trần gian, Thiên Chúa mời gọi chúng ta chia sẻ bữa tiệc sự sống đời đời trên Thiên Đàng.
Khi dân chúng trở về nhà vào cuối ngày hôm ấy, họ biết rằng họ đã có kinh nghiệm và lòng tốt và tình yêu của Thiên Chúa tình yêu mà Thánh Phaolô nói không điều gì có thể tách chúng ta khỏi tình yêu của Đức Kitô.
Trong Thánh Lễ chúng ta nếm hưởng tình yêu của Thiên Chúa. Bằng chứng việc chúng ta có kinh nghiệm tình yêu ấy là chúng ta sẵn lòng yêu thương những người khác. Chúng ta có thể chỉ cho bằng những phương tiện nhỏ bé và số lượng nhỏ bé. Tuy nhiên, từ cậu bé trong Tin Mừng, chúng ta thấy một số lượng nhỏ bé có thể trở thành một số lượng lớn khi được đặt vào đôi tay của Chúa.
Trong bài Tin Mừng, Chúa làm phép lạ hóa bánh ra nhiều từ 5 chiếc bánh và 2 con cá mà một cậu bé đã bỏ ra để chia xẻ cho mọi người khác, sau khi chúc tụng, bẻ ra, Chúa bảo các môn đệ “phân phát”. Nghĩa là Chúa Giêsu nhấn mạnh đến việc chia xẻ, phân phối. Với nguồn tài nguyên phong phú của trái đất, theo nguyên tắc thì mọi người đều có thể no đủ, miễn là con người biết chia xẻ cho nhau và biết phân phối hợp lý.
Ngoài thức ăn vật chất, Chúa Giêsu còn muốn hướng con người đến một thức ăn khác nữa, cần thiết hơn, quý trọng hơn. Bởi đó, sau phép lạ hóa bánh ra nhiều, người ta tiếp tục tuôn đến với Chúa mong Ngài tái diễn phép lạ ấy, nhưng Ngài đã lánh họ mà đi. Theo tường thuật của Thánh Gioan, Ngài còn nói với họ “Các ngươi tìm Ta chỉ vì đã được ăn bánh no nê. Hãy nỗ lực tìm kiếm thứ lương thực nuôi dưỡng sự sống muôn đời”.
Thứ lương thực ấy chính là bản thân của Chúa Giêsu, được ban cho chúng ta qua bí tích Thánh Thể.
Con người có nhiều khát vọng, nhưng tiếc thay họ chỉ để ý tới những khát vọng tầm thường.
Rõ rệt và dễ cảm thấy nhất là những khát vọng của thân xác: ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi. Xét cho cùng, những khát vọng này cũng giống với những khát vọng của thú vật và thực vật thôi. Và xét cho cùng thì cũng dễ thỏa mãn thôi miễn là tài nguyên của trái đất này được chia xẻ và phân phối hợp lý. Chúa Giêsu nói: “Hãy xem chim trời… hãy xem hoa huệ ngoài đồng…”
Còn nhiều khát vọng cao hơn và quý hơn: bình an sâu sắc, tình yêu chân thật, sự sống vĩnh cửu… Chân, thiện, nỹ tuyệt đối… Những khát vọng này không ai và không cái gì có thể thỏa mãn cho chúng ta, ngoài một mình Thiên Chúa.
Có người giải thích rằng phép lạ này không nằm ở chỗ số lượng bánh rất nhiều, mà nằm ở chỗ Đức Giêsu đã làm được một việc lạ lùng hầu như không ai làm nổi: biến tính tự tư tự lợi của con người thành tính quảng đại chia xẻ.
Câu chuyện sau đây có thể minh họa cho ý nghĩa này:
Một hôm, có một người đàn ông vào nhà một bà dân làng xin ăn. Bà này từ chối:
Xin lỗi. Hiện giờ trong nhà tôi không còn gì có thể ăn cả.
Không sao. Chỉ nhờ Bà cho tôi mượn chiếc nồi nấu súp. Tôi có một viên sỏi có thể nấu thành một nồi súp đặc biệt ngon, từ trước tới giờ chưa từng có món ăn nào ngon bằng.
Bà chủ nhà bằng lòng. Người khách đổ nước vào nồi, bỏ viên sỏi vào rồi bắt đầu nấu. Trong khi đó, bà chủ nhà sang nhà hàng xóm tiết lộ bí mật của nồi súp tuyệt vời ấy. Hàng xóm này lại tiết lộ cho hàng xóm khác. Chẳng bao lâu căn nhà đầy người.
Khi nước bắt đầu sôi, người khách lạ múc lên một muỗng nếm: “Chà, rất ngon. Nhưng phải chi có thêm chút ít khoai tây nữa thì sẽ ngon tuyệt”. Một người vội vàng chạy về nhà lấy khoai tây bỏ vào. Lát sau người khách lại nếm và lại nói “Ngon hơn trước rồi. Phải chi có thêm một chút thịt nữa thì hết chỗ chê”. Một người khách vội chạy về nhà lấy thịt. Cứ như thế…
Cuối cùng nồi súp chín. Người khách mời mọi người ngồi vào bàn. Mỗi người một tô. Ai nấy đều khen món súp ngon tuyệt vời. Còn người khách thì vớt từ đáy nồi lên viên sỏi của ông, bỏ vào túi, vui vẻ chào mọi người và ra đi.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam