Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 18

Tổng truy cập: 1374403

CHÔN CẤT

Chôn cất – Lm Vũ Đình Tường

Không phải hễ có chết là có an táng cả đâu. Rất nhiều trường hợp hết đời âm thầm, tàn lụi không an táng. Không ai an táng một tư tưởng ngay cả có thời nó được coi là vĩ đại. Không ai an táng một mối tình đứt quãng giữa đường. Chẳng ai an táng cái chết của một niềm tin, dù là niềm tin vào Đức Kitô.

Ban sự sống lại cho Lazarô Đức Kitô ban nguồn sống mới cho các tông đồ và tăng thêm niềm tin cho những người từng quen biết Lazarô. Chính những người này thắc mắc vào quyền năng Thiên Chúa. Họ hỏi nhau ông Jêsu có thể mở mắt cho người mù mà không thể cứu sống được bạn mình sao. (c,38)

Đức Kitô nhắc cho chị em Maria và Martha biết về quyền năng của Thiên Chúa khi Ngài phán bảo các cô Ngài là Thiên Chúa của sự sống. Mary và Martha tin vào quyền năng của Thiên Chúa vượt lên khỏi sự chết, đau khổ và bệnh tật và các cô, dù không hiểu hay hiểu rất mù mờ vẫn đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô. Tin vào Đức Kitô không đòi hỏi chúng ta hiểu một cách cặn kẽ. Có lẽ điều cốt yếu cần học hỏi để tin nhiều hơn là học biết tình yêu Chúa dành cho con người cao xa, vượt khỏi tầm hiểu biết của ta.

Ban sự sống lại cho Lazarô Đức Kitô mặc khải sức mạnh tình yêu Chúa. Mặc khải sức mạnh tình yêu Chúa chính là làm sáng Danh Chúa. Đức Kitô cho biết sức mạnh tình yêu Chúa lớn hơn sự chết và Danh Chúa cả sáng biểu lộ qua tình thương bao la Ngài dành cho nhân loại. Đức Kitô đánh bại sự chết cho thấy ngay cả ‘thần chết’ cũng phải quy phục Ngài. Chết là chặng đường ta đi qua trước khi bước vào ngưỡng cửa Phục Sinh vinh quang.

Mary và Martha tin vào quyền năng Chúa nhưng vẫn mù mờ thắc mắc tại sao Thiên Chúa chậm chạp trong việc đáp lại lời ta cầu xin. Cả hai cô, dù không bàn với nhau trước nói với Đức Kitô cùng một câu. Nếu Thầy đến sớm thì em con sẽ không chết (c.21, 32)

Thiên Chúa có chương trình riêng của Ngài, không phải chương trình của ta. Khi nào Ngài đáp lời ta cầu xin là do Ngài chọn lựa thời gian, địa điểm. Việc chọn lựa này đặt căn bản trong việc thực hiện í Chúa Cha như Ngài từng phán Ta đến không phải để làm theo í Ta mà là làm theo í của Chúa Cha. Khi nào thỉ đến giờ Ngài thực hiện điều ta xin là quyền của riêng Ngài. Tiệc cưới Cana chứng tỏ điều đó khi Đức trinh nữ xin Ngài giúp gia chủ vì giữa tiệc hết rượu. Ngài đáp: Giờ Ta chưa đến.

Hai chị em Mary and Martha tin tưởng Đức Kitô sẽ cho Lazarô sống lại và ngày đó sẽ xảy ra trong ngày sau hết. Ngày sau hết khi nào chỉ mình Thiên Chúa định đoạt. Chúng ta cũng không quên Thiên Chúa làm chủ sự sống và Ngài làm chủ cả thời gian. Đối với chúng ta có sớm, có muộn vì chúng ta ảnh hưởng bởi thời gian. Thiên Chúa không ảnh hưởng bởi thời gian nên không có sớm, cũng không có muộn, cũng không có tương lai. Đối với Ngài thời gian luôn là hiện tại. Liên kết với Đức Kitô để được luôn sống trong hiện tại và ơn Phục Sinh thuộc về Ngài.

Hành trình đi từ cõi chết đến sự sống là hành trình mỗi người chúng ta đều trải qua. Chết về phần thân xác để sống vinh quang phần tâm linh. Hành trình này gây đau khổ, xót thương như hai chị em Maria và Martha đã trải qua trước khi đón nhận sự sống mới của Lazarô. với đức tin vào Đức Kitô chúng ta tin rằng chết thân xác chỉ là biến đổi từ xác phàm trước khi mặc lấy thân xác vinh hiển. Chết thân xác chỉ là tạm bợ vì tình yêu Chúa cao vời vĩ đại hơn tội lỗi con người.

 

35. Khóc.

Đức Kitô không phải chỉ là một vị Thiên Chúa uy quyền, mà còn là một người như chúng ta. Ngài cũng có một trái tim và trái tim ấy cũng biết rung động, cũng mang lấy những tình cảm dạt dào.

Thực vậy, trước sự ngoan cố của bọn biệt phái, Ngài đã nổi giận. Trước sự giả hình của họ, Ngài đã đe loi. Trước sự buôn bán nơi đền thờ, Ngài đã nổi nóng và xua đuổi. Trước cảnh bơ vơ của dân chúng, Ngài đã động lòng thương xót. Trước đám đông đang đói khát vì đã theo Ngài những ba ngày rồi, Ngài đã làm phép lạ cho bánh hóa nhiều để nuôi dưỡng họ. Ngài đã chúc lành cho các em nhỏ, đã chữa khỏi những bệnh hoạn tật nguyền để xoa dịu nỗi đớn đau của dân chúng.

Nơi vườn cây dầu, Ngài đã buồn sầu đến nỗi mồ hôi máu chảy ra nhỏ xuống đất. Đặc biệt hơn cả, đó là Ngài đã khóc. Khóc vì Giêrusalem sẽ bị đổ vỡ hoang tàn. Khóc vì thương xót Lagiarô.

Tuy nhiên, Ngài luôn giữ được thế quân bình trong đời sống tình cảm. Trước tình thế căng thẳng nơi vườn cây dầu, Ngài vẫn sẵn sàng vâng phục thánh ý Chúa Cha. Lúc phải đau khổ tới tột cùng, Ngài luôn nhớ tới mục đích mình theo đuổi. Ngài đã bình tĩnh trước phong ba bão táp, Ngài đã tha thứ cho kẻ thù trong cơn hấp hối.

Tóm lại, đời sống tình cảm của Ngài hoàn toàn khác xa chúng ta. Ngài luôn làm chủ được tình cảm của mình trong mọi hoàn cảnh. Những tình cảm ấy luôn hướng thiện và không bao giờ quên lãng mục đích. Luôn hòa hợp vâng phục lý trí và thúc đẩy cho việc làm.

Chẳng hạn khi Ngài khóc thương trước nấm mồ Lagiarô, thì người Do Thái đã coi đó là dấu chỉ Chúa yêu thương ông cách riêng. Chúa khóc vì thần chết đang khống chế loài người. Chúa khóc vì chính Lagiarô sẽ là dịp cho người Do Thái ghen tức và vấp phạm. Chúa khóc vì sự ngoan cố của bọn biệt phái, phủ nhận uy quyền của Thiên Chúa. Chúa khóc vì lòng tin của chị em Martha chưa được hoàn hảo.

Còn chúng ta, chúng ta đã khóc như thế nào? Trước một đám tang, có người khóc chỉ vì a dua, khóc mướn, khóc theo kiểu chặng đàng thứ tám. Khi một kẻ thân yêu chết đi, nhiều người trong họ hàng cũng đã khóc. Cái khóc ấy chưa hẳn đã là vì thương người nằm xuống, mà có khi chỉ vì thương chính bản thân mình, là kẻ còn lại phải đơn côi, phải bơ vơ không ai nương tựa. Ay là chưa nói đến những hoàn cảnh mượn tiếng khóc để chửi xéo lẫn nhau, nhất là đối với các bà các cô.

Thực vậy, người ta thường bảo nước mắt các bà các cô có thể là một đập nước, nhưng cũng có thể là một trận lụt. Và tệ hơn nữa, nhiều người đã đổ ra những giọt nước mắt cá sấu, tức là những giọt nước mắt giả dối và lừa đảo, có thể ăn sống nuốt tươi kẻ khác.

Trong đời này, người ta thường khóc khi vui cũng như lúc buồn. Ay là chưa nói đến những kẻ khóc trong lúc say xỉn, khóc không có lý do. Tuy nhiên, lại có những kẻ chẳng khóc bao giờ, bởi vì lương tâm họ đã chai lỳ, đã băng giá, không còn nhạy cảm trước những nỗi đau thương. Họ không khóc đã đành mà tệ hơn nữa còn làm cho người khác phải khóc vì họ.

Tóm lại, khóc là một nhu cầu, chúng ta khóc phần lớn là do kết quả của một nỗi khổ tâm hay một niềm đau đớn nào đó.

Thế nhưng, điều quan trọng đó là hãy biết khóc cho cuộc đời tội lỗi của mình. Chính cuộc đời tội lỗi này đã làm cho Chúa phải khóc và làm cho Giáo Hội đau buồn. Đó là những giọt nước lệ làm mờ nhạt đôi mắt nhưng lại làm sáng tâm hồn. Và hơn thế nữa, trong Mùa Chay, hãy biết khóc lóc ăn năn tội lỗi để được thứ tha.

 

36. Từng bước – Lm Vũ Đình Tường

Ba tuần qua chúng ta nghe nhiều về sự sống trường sinh. Đầu tiên là chuyện Đức Kitô đối thoại với người phụ nữ thành Samari tại bờ giếng. Nơi đó Đức Kitô xin chị nước uống. Với lòng thành chị nhận ra Ngài là Đấng ban nước hằng sống và chị đã nhận được nước trường sinh.

Tuần qua lại nghe chuyện Đức Kitô mở mắt người mù từ lúc mới sinh. Mắt thể xác anh được sáng và mắt đức tin của anh còn sáng hơn. Nhờ mắt đức tin mà anh nhận biết Đức Kitô là Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ trần gian.

Tuần này chúng ta nghe về việc Đức Kitô làm cho Lazarô sống lại từ cõi chết.

Bằng nhiều dụ ngôn khác nhau Đức Kitô dẫn chúng ta đi từng bước, giải thích về tình yêu Thiên Chúa và sự sống đời sau - Ban nước trường sinh cho người phụ nữ thành Samari- mở mắt cho người mù từ lúc mới sinh và ban sự sống cho Lazaro là chuẩn bị cho chúng ta hiểu về sự chết và Phục Sinh của chính Ngài.

Các dụ ngôn trên cho thấy tình yêu Thiên Chúa mạnh hơn sự chết. Vì yêu mà Đức Kitô hiến thân ban sự sống cho nhân loại.

Hiến mng

Đức Kitô từ bỏ vùng đang rao giảng để thực hiện điều rao giảng. Đây là chuyến đi định mệnh. Đức Kitô chết để ta được sống. Nguyên nhân Đức Kitô chết vì Ngài yêu thương. Thí mạng sống vì đàn chiên. Con người muốn Ngài chết vì danh Ngài vang dội. Phúc Âm ghi lại án tử bằng câu.

Từ ngày đó họ quyết định giết Đức Kitô (Ga 11,53)

Thì ra người ta giết nhau, thanh trừng nhau vì ghen. Sợ danh người khác lấn át danh mình. Muốn hơn tiếng phải thanh trừng, khai trừ. Án tử cho Đức Kitô đã định sẵn. Không còn phải thắc mắc. Nếu có chỉ là thời gian, tìm dịp thuận tiện để thi hành. Đức Kitô chết vì thực hiện điều rao giảng: bác ái, yêu thương, thứ tha. Vì bác ái bị người thù. Vì yêu người bị người ghét. Vì tha thứ bị người khai trừ. Vì sao? Vì nhân đức nghịch với khuynh hướng, lối sống và cách xử thế thế gian nên thế gian ghét những gì không thuộc về chúng. Bác ái, yêu thương, tha thứ thành trò cười cho thiên hạ chế diễu. Thể hiện qua lời móc méo của kẻ trộm và viên trưởng lãnh binh. Trước khi xỏ lưỡi đòng thâu tim, họ đã xiên lưỡi đòng tâm lí.

Hắn cứu được người khác mà không cứu được mình. (Lc 23,35)

Thiên Chúa không đáp lại lời châm biếm nhưng biến lời chế diễu thành lời rao giảng, tuyên xưng. Lời xỏ xiên kia xác nhận Đức Kitô ban sự sống cho người khác. Tự thú Ngài không sống cho chính Ngài nhưng sống cho tha nhân và phó mình làm giá chuộc muôn dân. Từ khởi nguyên ý định xuống thế cứu chuộc không hề lay chuyển. Ngài xuống trần gian không phải để làm theo ý riêng nhưng làm theo ý Chúa Cha. Mà ý Chúa Cha là muốn mọi người nhận ơn cứu rỗi. Đức Kitô thể hiện ý Chúa Cha, hoàn tất một cách trọn vẹn. Lời cuối trên thập tự thể hiện điều này: Mọi sự đã hoàn tất – Nói xong, Ngài tắt thở.

Bn ca Thiên Chúa

Mở đầu bằng hứa ban nước trường sinh cho người phụ nữ Samari tại bờ giếng. Một người dân ngoại. Đức Kitô còn kể dụ ngôn người dân ngoại thành Samarita nhân lành, cứu người bị nạn dọc đường, đưa vào quán trọ nhờ săn sóc (Lc 10,25-37). Câu hỏi đặt ra cho mỗi người chúng ta người dân ngoại nhân lành đó là ai?

Là chính Đức Kitô và mỗi người trong chúng ta? Đối với lãnh binh đền thờ và thượng tế Đức Kitô là dân ngoại. Tệ hơn nữa còn bị quỉ ám.

Chúng tôi bảo ông là người Samari và là người bị quỉ ám thì chẳng đúng lắm sao (Ga 8,48)

Vì mở mắt sáng cho người mù từ lúc mới sinh mà họ kết án Ngài

Chúng ta biết ông ấy là người tội lỗi (Ga 9,24)

Vì ban sự sống cho bạn thân là Lazarô nên họ chủ trương giết Ngài. Ai là bạn hữu của Ngài? Câu trả lời thật rõ

Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dậy. Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu (Ga 15,14)

Để trở thành bạn Đức Kitô người đó cần nhận tội, sống yêu thương, tha thứ và thực thi đức ái. Khiêm nhường thú nhận tội lỗi, sống bác ái, yêu thương biến chúng ta thành bạn hữu Đức Kitô.Tình bạn không dành cho riêng ai mà trải dài, vươn rộng cho tất cả những ai tin vào Ngài

Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết (Ga 11,26)

Tin vào Đức Kitô sẽ nghiệm thấy chết thể lý là biến đổi để bước vào sự sống trường sinh. Sự sống đó không cần phải đợi đến ngày kẻ chết sống lại mà khởi đầu ngay khi hồn lìa khỏi xác. Đây chính là ý nghĩa câu ‘sẽ không bao giờ phải chết’. Hồn lìa khỏi xác để đoàn tụ cùng Chúa, thể hiện điều Đức Kitô ước mong trong lời nguyện hiến tế

Ly Cha, Con mun rng Con đâu thì nhng người Cha đã ban cho Con cũng đó vi Con (Ga 17,24)

Chúng ta cầu xin sống tinh thần khiêm nhường, thú tội, nhận biết, tin theo Đức Kitô. Sống theo lời Chúa dậy, đầy nhân hậu, giầu bác ái, nhiều tình thương, chậm bất bình và hay tha thứ.

 

37. Chúa Kitô là sự sống lại và là sự sống

(Suy niệm của Lm Antôn Nguyễn Văn Độ)

Sau khi Giáo hội ngưng nghỉ để (Laetare) chuẩn bị tốt hơn niềm vui Phục Sinh dù còn hai tuần nữa, nhưng niềm vui ấy đã ló rạng trong các bài đọc Chúa nhật hôm nay, tuy không nói về sự sống lại của Chúa Giêsu vì đó là điều tất yếu, nhưng nói về sự phục sinh của chúng ta, chính Chúa Kitô ban cho chúng ta: trỗi dậy từ trong cõi chết.

Phục sinh Lagiarô báo trước cái chết của Chúa Giêsu

Sự kiện Lagiarô sống lại như một bi kịch giữa Sự Sống và Sự Chết, giữa Đấng được Chúa Cha sai đến là Đức Giêsu Kitô, Chúa của Sự Sống, và thủ lãnh sự chết tiềm ẩn nơi: bệnh tật, cái chết của Lagiarô, cũng như các âm mưu chống lại Chúa Giêsu.

Ngay từ đầu, Chúa Giêsu cho thấy những thử thách về bệnh tật của bạn mình, cũng như cái được cái mất trong cuộc thương khó của Ngài: "Bệnh này không đến nỗi chết, nhưng để làm sáng danh Thiên Chúa" (Ga 11,4). Chúa Giêsu biết rõ, Lagiarô chết và việc của Ngài nên nói với các môn đệ: "Lagiarô đã chết" (Ga 11, 14). Nhưng Ngài sẽ cho sống lại, vì "sáng danh Thiên Chúa" (Ga 11,4).

Đây là phép lạ thứ bẩy và cuối cùng thu hút sự chú ý nhất của dân chúng vào Chúa Giêsu trước khi Ngài bị bắt. Khi loan báo cho các môn đệ biết về ý muốn trở lại Giuđêa của Chúa Giêsu để gặp Lagiarô đã chết, các ông hết sức ngạc nhiên và lo lắng nên nói: "Thưa Thầy, mới đây người Do thái tìm ném đá Thầy, mà Thầy lại trở về đó ư?" (Ga 11,8). Quả thật, các nhà lãnh đạo Do thái đã để mất Chúa Giêsu vào dịp này: "Bởi vậy từ ngày đó, họ quyết định giết Người" (Ga 11, 53). Nhưng phản ứng của Chúa Giêsu là: "Ladarô đã chết, chúng ta hãy đi với anh ta" (Ga 11, 15), Ngài sẽ đánh bại sự chết, cứu con người khỏi chết và ban cho sự sống.

Niềm hy vọng của chúng ta

Trọng tâm của Tin Mừng hôm nay là câu: "Ta là sự sống và là sự sống, ai tin Ta, dầu có chết cũng sẽ được sống. Và kẻ nào sống mà tin Ta, sẽ không chết bao giờ "(Ga 11, 25-26). Nếu chúng ta đặt niềm tin vào Chúa Giêsu, Chúa Cha "Đấng đặt Thánh Thần của Ngài trong chúng ta, và chúng ta đang sống" sự sống của Người (Ez 1, 13) thì chúng ta sẽ được Thiên Chúa cho sống lại ngày sau hết.

Chúa cho Lagiarô sống lại như Ngài đã làm cho con gái ông Giairô, con trai của bà góa thành Naim trở lại sự sống tự nhiên lần thứ hai trong một thời gian ngắn. Trái lại, "Đức Kitô sống lại từ cõi chết, không còn chết nữa, sự chết không còn bá chủ được Ngài nữa" (Rm 6, 9) vì Ngài sống sự sống của Thánh Thần Thiên Chúa. Nhưng "nếu Thánh Thần của Đấng đã làm cho Đức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại ở trong anh em, thì Đấng đã làm cho Đức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại cũng cho xác phàm hay chết của anh em được sống, nhờ Thánh Thần Người ngự trong anh em" (Rm 8,11). Sao chúng ta không thể hy vọng được.

Phần lớn chúng ta mong đợi trở lại cuộc sống tự nhiên. Chắc chắn chúng ta sẽ chết, bởi vì "thân xác chúng ta đã chết vì tội lỗi" (Rm 8, 10) nhưng "nếu Đức Kitô ở trong chúng ta" và chúng ta ở trong Ngài với đức tin sống động, thì linh hồn chúng ta sẽ sống bằng sự sống của Thiên Chúa và được tham dự vào sự bất tử của Ngài. Hơn nữa: chúng ta tin vào phép rửa "Vậy nhờ thanh tẩy, ta đã được mai táng làm một với Ngài trong sự chết, ngõ hầu như Đức Kitô, nhờ bởi vinh quang của Cha, mà được sống lại từ cõi chết, thì cả ta nữa, ta cũng bước đi trong đời sống mới". (Rm 6, 4).

Thật là đại tin mừng: "nơi Ngài là sự Sống, và sự Sống là sự Sáng cho nhân loại. Và sự sáng rạng trong tối tăm, và tối tăm đã không tiêu diệt được sự sáng" (Ga 1, 4-5). Nếu như tác giả Tin Mừng đã hai lần thuật lại điều Martha và Maria than với Chúa về đau khổ của hai bà: "Thưa Thầy, nếu Thầy có mặt ở đây thì em con không chết", há không phải muốn nhấn mạnh rằng, từ nay, tiếng khóc không còn nữa đó sao? Chúa Giêsu thổn thức và xúc động. Người hỏi: "Đã an táng Lagiarô ở đâu?" Nước mắt Chúa như mưa, Lagiarô như hạt giống, và ngôi mộ như một thửa đất. Chúa Giêsu hô lớn tiếng, tiếng Ngài làm cho sự chết run sợ, Lagiarô đã bung lên như hạt giống, anh bước ra khỏi mồ và tôn thờ Đấng đã cho anh sống lại.

Mãnh lực của sự chết đã thống trị Lagiarô bốn ngày. Chúa Giêsu đã đánh bại sự chết ngày thứ ba, đúng như lời Ngài đã hứa rằng, Ngài sẽ sống lại ngày thứ ba sau khi chết (x. Mt 16, 21)

"Hãy đẩy tảng đá ra" (11, 39). Cái gì vậy, Đấng đã làm cho kẻ chết sống lại, nay không thể mở cửa mồ hay phán một lời để di chuyển tảng đá đóng cửa mồ hay sao? Chắc chắn, Ngài có thế khiến tảng đá lăn ra khỏi mồ bằng lời Ngài phán, khi Ngài bị treo trên thập giá, Ngài đã từng chẻ đôi tảng đá và mở tung các cửa mồ (Mt 27,51-52).

"Hãy cởi ra cho anh ấy đi" (11, 44). Chúa bảo người chung quanh cởi cho anh để họ nhận ra chính anh là người họ đã bọc vào trong khăn an táng, thân xác đã phân hủy, nay sống lại nhờ quyền năng Chúa.

Hình ảnh báo trước và là lời hứa phục sinh cho các dự tòng

Là người thật, Đức Kitô đã khóc Lagiarô, bạn hữu Người; là Thiên Chúa hằng sống, Người đã truyền cho Lagiarô sống lại ra khỏi mồ. (Kinh Tiền Tụng). Hôm nay Chúa cũng tuyên bố: " Ta là sự sống lại và là sự sống" và hỏi "Con có tin điều đó không?" Cùng với Martha chị của Lagiarô các anh chị em dự tòng thưa: "Thưa Thầy, vâng, con đã tin Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống đã đến trong thế gian” (Ga 11,). Chúa phục sinh Lagiarô là hình ảnh báo trước sự phục sinh cho các dự tòng là những người mong đợi trong Đêm Vọng Phục Sinh. Khi dìm mình trong nước nước Rửa tội, người dự tòng được giải thoát khỏi sự chết và sống lại với Chúa Kitô. Sự sống lại này, như lời tiên tri Êgiêkiêl: "Ta sẽ mở cửa mồ cho các ngườ, Ta sẽ kéo các người ra khỏi mồ" (Ez 37, 12-14). "Ta đặt thần khí ta vào tâm hồn anh em" (Ez 37, 6): nhờ Phép Rửa tội, Thần Khí Đức Kitô ngự vào trong chúng ta (Rm 8, 8-11), Thần Khí kết hợp người chịu phép rửa trong tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con; khi đón nhận, chúng ta được tham dự vào tình yêu này của Ba Ngôi Thiên Chúa. Amen.

 

38. Chết? – Lm Vũ Xuân Hạnh

Là người như bao nhiêu người, Chúa Giêsu cũng xót thương, cũng rung động trước nỗi mất mát của người thân, của bạn hữu. Và Chúa đã thật sự xót thương, thật sự rung động trước cái chết của chàng trai Lazarô, bạn của Chúa. Thế nhưng điều mà Tin Mừng muốn nói không dừng lại ở việc Chúa xúc động. Vượt trên cái chết rất đỗi bình thường của Lazarô, là sự khẳng định quá sức phi thường của Chúa Giêsu: "Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin Ta, dù có chết cũng sẽ được sống. Và kẻ nào sống mà tin Ta, sẽ không chết bao giờ".

Nhưng lời khẳng định của Chúa có xác đáng không, khi mà thực tế, chết là đau xót, là chia cắt? Chứng kiến cái chết của người thân nhiều khi làm lòng ta se thắt lại. Ta muốn làm một cái gì đó để cứu giúp họ nhưng hoàn toàn bó tay. Thử hỏi lời Chúa Giêsu: "Ai tin Ta, dù có chết cũng sẽ được sống. Và kẻ nào sống mà tin Ta, sẽ không chết bao giờ" có là lời chân thật? Nếu đó là lời xác đáng, thì sự sống mà Chúa Giêsu nói là sự sống nào mà lại "không chết bao giờ"?

Trong một một bài viết mang tên Cõi đi về, mở đầu cho những lời ngậm ngùi tiếc xót một Chủng sinh đã an giấc, linh mục Giuse Nguyễn Hữu An không giấu nổi niềm đau của mình: "Mọi đám tang đều gieo vào lòng tôi một nỗi buồn tê tái". Nhất là nhìn cảnh Thầy - "một thanh niên đang tuổi xuân ra đi mà mẹ già mắt mờ, lưng còng, tóc bạc đưa tiễn", thì "chỉ có đau thương, chỉ có buồn sầu và tiếng khóc, chỉ có nghẹn ngào và nước mắt" là đúng lắm. Chết là một mất mát. Lứa tuổi cao niên, chết vẫn thấy đời người dang dở, lứa tuổi xuân thì còn dang dở biết bao nhiêu!

Cái chết của Lazarô, người bạn của Chúa Giêsu, người được gọi là "người Thầy yêu", không chỉ làm cho hai chị của mình và những người quen biết khóc thương, mà còn làm cho Chúa Giêsu, dù biết rằng sẽ cho anh sống lại, cũng đã "thổn thức và xúc động". Điều đó càng làm nổi bật cái bi, cái khổ của nỗi chết.

Nếu chỉ suy nghĩ như thế thôi, lời của Chúa Giêsu: "Ai tin Ta...", đúng là không xác đáng.

Nhưng không đúng! Lời ấy phải được suy niệm bằng đức tin, vì là lời của ĐỨC TIN. Chúa không hề bảo rằng: "Ai suy nghĩ về Ta...", mà lại nói rằng: "Ai tin Ta...". Vì thế đọc Lời Chúa, bạn và tôi đừng dừng lại ở chỗ chỉ suy nghĩ mà hãy tiến xa hơn đến chỗ suy niệm. Vì điều quan trọng không nằm ở chỗ biết suy nghĩ, nhưng quan trọng là suy nghĩ trong đức tin. Chỉ trong đức tin, lời của Chúa Giêsu không những là lời xác đáng mà còn là lời ban niềm hy vọng. Một niềm hy vọng mãnh liệt vào sự sống phía sau cái chết, một sự sống "không chết bao giờ".

Không ai sinh ra là để sống ở trần gian đời đời cả, nhưng sinh ra để rồi chết. Nếu không có đức tin, không mảy may biết một chút gì đến sự sống đời sau, thì rõ ràng, cuộc đời là bi đát. Vì sao lại bi đát? Là vì cuộc sống trần gian giống như một chuyến đi. Ở cuối hành trình của cuộc đời mỗi người không phải danh vọng, địa vị, hưởng thụ, giàu sang, tiền rừng, bạc bể..., mà là cái chết. Chấm dứt tất cả. Giết chết tất cả. Bị cướp mất tất cả.

Trong cái chết, có lẽ con người ta cô đơn nhất. Dẫu có hai người sát cạnh nhau cùng chết, cũng khó có thể nói rằng: chết cùng, chết với. Mỗi người là một cái chết, rất tư riêng, không bao giờ hòa trộn, không bao giờ lẫn lộn. Trong cái chết, con người ta trở thành nghèo nhất: bỏ lại tất cả, chỉ có hai bàn tay trắng. Điều còn lại chỉ là một cái xác không hồn. Nhưng cái xác không hồn này rồi cũng phải bị vùi dập, hay thiêu đốt lập tức, vì nó sẽ thối rữa đến đến tan nát, đến mất mát, đến không còn gì. Rõ ràng bi đát, rất bi đát...

Nhưng người Kitô hữu có đức tin. Họ xác tín mạnh mẽ vào Đấng là Thiên Chúa đã làm người chia sẻ đến cùng kiếp sống con người của họ. Người đã chết thật, nhưng đã đi bước trước để dạy họ bài học của sự sống đàng sau cái chết: đó là chính Chúa đã sống lại thật. Sự sống đàng sau cái chết mới là sống thật, sống vĩnh cửu. Một sự sống không có sự chết. Đấng Phục Sinh ấy, hôm nay, trong Tin Mừng, đã nói một cách tường tận, thẳng thắn với Martha, cũng là nói với bạn và tôi: "Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin Ta, dù có chết cũng sẽ được sống. Và kẻ nào sống mà tin Ta sẽ không chết bao giờ".

Tin vào Đấng tự mình phục sinh và hứa ban ơn phục sinh cho những ai tin, người Kitô hữu cảm nhận bình an trong cuộc sống. Đức tin giúp họ hiểu rằng, cái chết chỉ là một sự biến đổi để trở về cùng Thiên Chúa. Nhờ đức tin, chúng ta nhận ra ý nghĩa của cuộc đời. Những cố gắng xây dựng cuộc đời sẽ cho ta hạnh phúc tương lai. Nếu hiểu như thế, cuộc đời không bi đát, nhưng đáng yêu.

Bạn và tôi có quyền hy vọng điều mà Chúa đã hứa: "Ai tin Ta sẽ không chết đời đời"!!

Đức tin là chìa khóa mở cửa cho niềm hy vọng của chúng ta.

 

39. Người bạn.

Có mt câu chuyn huyn thoi k li rng: hàng năm b lc kia phi hiến tế mt người con gái cho thy thn. V tc trưởng ca b lc là mt người rt yêu quý gia đình, có mt người con gái duy nht li bt trúng thăm phi làm vt hiến tế. Ông vô cùng đau kh, nhưng không th vi phm tc l ca b lc được. Phi làm sao bây gi khi ngày phn s đã gn đến và chính ông tc trưởng cũng không th nào ch ta ni nghi thc hiến tế này. Nhng người có uy tín trong b lc nghĩ rng ông s không đủ can đảm hoàn thành trách nhim ca mình. Sau cùng, ngày đó đã đến, người ta đoán rng hoc là h s phi c hành nghi thc hiến tế mà không có mt ca ông tc trưởng, hoc là truyn thng s b hy b. H đặt người con gái xinh đẹp ca ông tc trưởng vào mt con thuyn nh, ri đẩy ra dòng sông. Khi con thuyn bng bnh trôi ni trên dòng sông, vi s kinh ngc, h trông thy mt con thuyn khác n np trong nhng bi cây cũng t t trôi ra dòng sông. Và trong ánh sáng mp m, h đã nhn ra người ngi trong thuyn kia chính là ông tc trưởng ca h, cha ca cô gái. Ngay lp tc, c hai chiếc thuyn b cun hút mnh m vào dòng nước đang chy xiết ra gia sông. C hai cha con đã cùng rơi xung con thác chung vi nhau!

Thiên Chúa cũng không thể chịu được khi nhìn thấy con người chết trong tội lỗi. Bởi thế, Chúa Giêsu đã chấp nhận cùng chết với chúng ta, để chúng ta được sống như thánh Gioan đã nói: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời”.

Hôm nay trong bài Phúc âm, Gioan đã diễn tả tình cảm của Chúa Giêsu đối với người bạn Lagiarô đã chết và thương cảm cho những người thân yêu trong cơn đau khổ muộn phiền: “Thấy Maria khóc, và những người Do Thái đi với cô cũng khóc, Đức Giêsu thổn thức trong lòng và xao xuyến”.

Với chủ đề “Thiên Chúa là Tình Yêu”, Gioan muốn cho người Hy Lạp thấy rằng Thiên Chúa của người Kitô hữu là một Thiên Chúa có trái tim biết rung động trước những phiền muộn, đau khổ và thất vọng của con người, nhất là đứng trước sự chết. Không có sự tuyệt vọng và đau khổ nào cho bằng cái chết của những người thân yêu của chúng ta. Maria và Mátta đang buồn phiền và đau khổ vì cái chết của em trai mình là Lagiarô. Họ nhắn tin cho Chúa Giêsu biết từ khi Lagiarô đang đau nặng với hy vọng sẽ được cứu khỏi bệnh, nhưng Ngài đã không về đúng lúc. Bà Mátta đến gặp Chúa Giêsu trên đường gần về tới Bêtania, đã thốt lên những lời trách móc có vẻ thất vọng: “Thưa Thầy, nếu Thầy có mặt ở đây thì em con không chết”.

Phải, cuộc sống nhân sinh bắt chúng ta phải nếm mùi đau khổ của sự chết. Nhưng qua câu chuyện làm cho Lagiarô sống lại, Chúa Giêsu đã hứa hẹn cho chúng ta niềm hy vọng: “Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết”. Có lẽ trong đau buồn vì mất mát, chúng ta chưa hiểu được chương trình và kế hoạch của Thiên Chúa, nhưng chúng ta phải hy vọng vào Người.

Vào thời Chúa Giêsu, những người Sađuxê không tin vào sự sống lại. Ngài đã mạnh mẽ nói với họ rằng: “Các người không biết Thánh Kinh và cũng không biết quyền năng của Thiên Chúa. Các người sai lầm rồi”. Niềm hy vọng vào sự sống lại của những người đã chết được Thiên Chúa mạc khải dần dần, dựa trên niềm tin vào Thiên Chúa. Ngài “không phải Thiên Chúa của những người chết, nhưng của những người sống”.

home Mục lục Lưu trữ