Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 46
Tổng truy cập: 1375211
CHỌN LỰA
Chọn lựa
Một trong những lý do khiến nhiều anh em lương dân không muốn gia nhập Kitô giáo, đó là vì họ nghĩ rằng nếu vào đạo họ sẽ phải bỏ ông bà, bỏ cha mẹ. Sẵn có một ý nghĩ như vậy, nếu họ lại được nghe lời Chúa Giêsu nói trong bài Tin mừng hôm nay, họ sẽ càng tin chắc rằng suy nghĩ của họ về đạo Công giáo là đúng. “Ai yêu cha mẹ hơn Thầy thì không xứng đáng với Thầy”. Thật rõ ràng và dứt khoát. Nhưng có thật là khi vào đạo Công giáo người ta sẽ phải từ bỏ cha mẹ của mình không?
Để trả lời cho câu hỏi trên, ta có thể nhớ lại lời Chúa Giêsu đã nói về đời sống vợ chồng: “Người đàn ông sẽ lìa bỏ cha mẹ và luyến ái với vợ mình và cả hai sẽ nên một huyết nhục”.
Trong cuộc đời này có mối quan hệ nào thân thương, gắn bó mật thiết cho bằng mối tình của cha mẹ và con cái? Ta càng cảm nghiệm điều này rõ ràng hơn khi cha mẹ qua đời. Cha mẹ qua đời là một mất mát to lớn không thể bù đắp được trong cuộc đời của những đứa con. Dù thân thương gắn bó như vậy, thế mà anh thanh niên vẫn có thể lìa bỏ cha mẹ để sống với một người thiếu nữ xa lạ nào đó mà anh đã chọn làm bạn đời. Thì ra có một cái gì đó thật mãnh liệt đã kéo anh thanh niên ra khỏi vòng tay yêu thương của cha mẹ để gắn bó với người bạn đời của mình. Điều mãnh liệt ấy là gì nếu không phải là tình yêu? Và thật ra, dù lìa bỏ cha mẹ để gắn bó với người bạn đời của mình, thì không phải anh thanh niên cắt đứt tình nghĩa với cha mẹ. Tình nghĩa vẫn còn đó, nhưng lìa bỏ cha mẹ là để cho cuộc sống mới được phát sinh và vươn cao.
Nếu chỉ có tình yêu mới lý giải được sức mạnh đã lôi kéo người thanh niên ra khỏi cuộc sống chung với cha mẹ để gắn bó với người yêu, thì cũng chỉ có tình yêu mới lý giải được lời mời gọi của Chúa Giêsu: “Ai yêu cha mẹ hơn Thầy sẽ không xứng đáng với Thầy. Ai giữ lấy mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mất mạng sống vì Thầy sẽ lại tìm thấy”. Phải có lòng yêu mến Đức Giêsu mãnh liệt lắm người ta mới dám từ bỏ và đánh đổi mọi sự, kể cả mạng sống của mình. Và khi từ bỏ những mối liên hệ thân thương của đời mình, thì không phải là phủ nhận giá trị của những mối liên hệ ấy, lại càng không phải là hủy diệt đi, nhưng là để cho cuộc sống mới, cuộc sống của Đức Kitô được vươn cao trong lòng mình, trong đời mình.
Đi đạo, theo đạo là sống cuộc sống của Chúa Giêsu, là yêu mến và gắn bó với Người, là đi vào một cuộc tình với Người. Mà dấu chỉ cho thấy một người có lòng yêu mến Đức Kitô chính là người ấy biết yêu thương anh em mình. Chúa Giêsu đã khẳng định rõ ràng điều ấy: “Bất cứ sự gì các ngươi làm cho một người trong các anh em bé mọn của Ta đây là các ngươi làm cho chính Ta”. Và “Ai cho một trong những kẻ bé mọn này dù chỉ là một ly nước lã thôi sẽ không mất phần thưởng đâu”.
Nếu đối với những người khác mà Chúa Giêsu còn đòi ta phải quan tâm, phải đối xử tốt như vậy huống chi là tổ tiên, là ông bà, là cha mẹ của ta? Chỉ có điều là Người muốn chúng ta đừng để bất cứ mối liên hệ nào, bất cứ giá trị trần gian nào ngăn cản lòng yêu mến của ta đối với Người. Càng yêu mến Chúa nhiều ta càng được thôi thúc để yêu mến ông bà, cha mẹ và mọi người nhiều hơn. Thế thì đâu có phải khi theo Chúa là phải bỏ ông bà, cha mẹ.
10. Tình yêu
Tại đảo Sycilia, dân chúng còn truyền miệng nhau câu chuyện về một họa sĩ tài danh trong vùng sống cách đây vài trăm năm trước và là tác giả của bức họa nổi tiếng về cuộc đời Chúa Giêsu hiện được trưng tại nhà thờ chánh tòa trong vùng.
Sau thời gian làm việc, họa sĩ này đã vẽ xong dung mạo các tông đồ, nhưng còn hai dung mạo không vẽ được, đó là dung mạo của Chúa Giêsu và dung mạo của Giuđa người môn đệ phản Thầy.
Ông phải đình lại công việc để đi tìm người mẫu cho dung mạo của Chúa Giêsu. Sau nhiều tháng đi tìm, ông chọn được một thanh niên làm mẫu cho dung mạo của Chúa Giêsu. Vấn đề khó khăn cuối cùng là đi tìm người làm mẫu cho dung mạo Giuđa. Ông đã phải đi tìm rất nhiều năm mà không gặp, đến lúc gần cuối đời tưởng mình sẽ không thể nào hoàn thành bức tranh được nữa, ông buồn bã đi dạo trên đường phố quanh đó, thì bỗng gặp một người hành khất rách rưới với dung mạo đầy khổ đau mà cũng vừa gian ác. Cho đây là mẫu người lý tưởng cho dung mạo của Giuđa, ông mời người hành khất về nhà làm mẫu cho bức tranh còn dang dở.
Nhìn thấy bức tranh Chúa Giêsu và các môn đệ được trình bày trong phòng, người hành khất bỗng biến sắc và càng lúc càng trở nên bối rối hơn.
Người họa sĩ hỏi lý do tại sao?
Người hành khất trả lời:
- Thưa ông, chính tôi đây là người đã ngồi làm mẫu cho ông vẽ chân dung Chúa Giêsu trong bức tranh này cách đây vài chục năm về trước, và bây giờ cũng chính tôi là người làm mẫu cho ông vẽ chân dung của Giuđa, người phản bội Chúa. Thật tôi không ngờ là tôi đã trở nên tồi tệ như vậy.
Câu chuyện trên giúp chúng ta đi sâu hơn một chút vào ý nghĩa câu nói của Chúa Giêsu ghi lại nơi đoạn Phúc âm của Chúa nhật hôm nay: “Người nào đón tiếp chúng con là đón tiếp Thày, và người nào đón tiếp Thày là đón tiếp Đấng đã sai Thầy”.
Trên con đường trở về nhà Cha, đón tiếp Thiên Chúa và được Thiên Chúa đón tiếp, chúng ta cần đi qua một con đường duy nhất, đó là anh em, đó là mỗi người chúng ta cần trở nên giống Chúa Giêsu Kitô, trở nên một Chúa Giêsu Kitô khác, đến độ anh em có thể nhìn vào dung mạo tinh thần của chúng ta mà nhận ra sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô, để rồi từ đó mà lên gặp gỡ Thiên Chúa Cha, Đấng vô hình: “Người nào đón tiếp chúng con là đón tiếp Thầy”.
Kể từ giây phút Con Thiên Chúa Nhập Thể làm người để con người có thể nhìn được Thiên Chúa vô hình nơi dung mạo hữu hình của Chúa Giêsu Kitô: “Ai thấy Thầy là thấy Cha Thầy”. Kể từ giây phút đó con người chúng ta, mỗi người chúng ta cũng được ban cho quyền năng để trở nên giống như Chúa Giêsu Kitô, để trở nên dấu chỉ hướng dẫn anh em đến cùng Thiên Chúa Cha: “Ai đón tiếp chúng con là đón tiếp Thầy”. Và để chúng ta được trở nên một Chúa Giêsu khác, được giống như Chúa Giêsu thì dường như chỉ có một bí quyết duy nhất và bí quyết đó được Chúa Giêsu nhắc lại trong đoạn Phúc âm hôm nay, đó là tình yêu vô điều kiện. Đối với Chúa Giêsu, yêu mến Chúa trên hết mọi sự, trên hết mọi người, tình yêu sẽ làm cho hai người trở nên giống nhau.
Chúng ta hãy nhìn lại cuộc sống của mình, chúng ta đã được Chúa ban cho hồng ân để trở nên giống như Chúa từ ngày chúng ta lãnh nhận bí tích Rửa tội, như được thánh Phaolô đã nhắc lại trong bài đọc thứ hai hôm nay qua cách nói: “Chúng ta đã chịu phép rửa trong Đức Kitô, là chịu phép rửa trong sự chết với Người và cùng chịu mai táng với Người, để được thanh tẩy trong sự chết của Người và nhờ sức mạnh của Người, như Chúa Giêsu sống lại thế nào thì chúng ta cũng sẽ được sống lại như vậy”. Mỗi người chúng ta đã được đón nhận hồng ân trở nên giống như Chúa và hồng ân này cũng là trách nhiệm mỗi người chúng ta, mỗi người chúng ta cần phải thực hiện điều mà Chúa ban cho, là trở nên giống như Chúa. Hồng ân và trách nhiệm luôn đi đôi với nhau.
Thử hỏi tình yêu được Chúa đổ vào trong tâm hồn chúng ta hiện tại đã được phát triển như thế nào? Chúng ta có trở nên giống như Chúa hơn hay chúng ta đã phung phí tình yêu đó? Phung phí ân sủng Chúa ban cho để rồi chúng ta không còn thể hiện dung mạo của Chúa nữa mà thể hiện dung mạo của một người phản bội của Chúa, như dung mạo của Giuđa.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam