Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 49
Tổng truy cập: 1371311
CHỦ CHĂN HOÀN HẢO
Người ta đã nghe các lời Đavít nói và thuật lại cho vua Sa un. Vua cho gọi Đavít đến. Đavít nói với vua Saun: “Đừng ai ngã lòng vì nó. Tôi tớ ngài đây sẽ đi chiến đấu với tên Philitinh ấy.” Vua Saun nói với Đavít: “Con không thể đến với tên Philitinh ấy để chiến đấu với nó, vì con chỉ là một đứa trẻ, còn nó là một chiến binh từ khi còn trẻ.”
Đavít thưa với vua Saun: “Tôi tớ ngài là người chăn chiên dê cho cha. Khi sư tử hay gấu đến tha đi một con chiên trong bầy gia súc, thì con ra đuổi theo nó và giật con chiên khỏi mõm nó. Nó mà chồm lên con, thì con nắm lấy râu nó, đánh cho nó chết. Tôi tớ ngài đã đánh cả sư tử lẫn gấu, thì tên Philitinh không cắt bì này cũng sẽ như một trong các con vật đó, vì nó đã thách thức các hàng ngũ của Thiên Chúa hằng sống.” Đavít nói: “Đức Chúa là Đấng đã giật con khỏi vuốt sư tử và vuốt gấu, chính Người sẽ giật con khỏi tay Philitinh này.” Vua Sa un nói với Đavít: “Con hãy đi, xin Đức Chúa ở với con!” Vua Sa un lấy y phục của mình mặc cho Đavít, đội mũ chiến bằng đồng lên đầu và mặc áo giáp cho cậu. Đavít đeo gươm của vua ngoài y phục, rồi thử bước đi, vì cậu không quen. Đavít nói với vua Sa un: “Con không thể bước đi với những thứ này được, vì con không quen.” Rồi Đavít bỏ những thứ đó ra. Cậu cầm gậy trong tay, chọn lấy năm hòn đá cuội dưới suối, bỏ vào túi chăn chiên, vào bị của cậu, rồi tay cầm dây phóng đá, cậu tiến về phía tên Philitinh. (1 Sm 17,31-40)
Trích đoạn trong sách Samuen thứ nhất phác họa phần nào chân dung mục tử nhân lành. Đavít thuở thiếu thời đã dũng cảm chiến đấu với sư tử và gấu, để bảo vệ đoàn chiên chăn dắt. Nay sẵn sàng thân chinh giết Philitinh, Đavít dám hy sinh mạng sống cứu đoàn chiên của Thiên Chúa. Trong Tin Mừng của Thánh Gioan hôm nay, Đức Giêsu tuyên xưng là Mục Tử nhân lành với tất cả tình cảm, trách nhiệm và chịu chết để cứu đoàn chiên. “Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi, như Chúa Cha biết tôi, và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.” (Ga 10,14)
Đức Giêsu hiểu biết rành mạch từng con chiên trong đoàn chiên đông đảo vô số. Không những biết mặt mũi, vóc dáng, tên tuổi từng con, mà còn thấu hiểu cả tâm tính, đức hạnh để kỹ lưỡng chăm sóc, băng bó, dìu dắt, cứu giúp và hy sinh để chiên sống khỏe mạnh: “Ta đến để chúng được sống và sống dồi dào.” (Ga 10,10)
Chủ Chiên phục vụ
Dĩ thực vi tiên, được ăn no đã là sung sướng như được ở cõi tiên rồi. Thế gian vẫn quan tâm nhiều đến cái ăn cái mặc, dĩ nhiên đó là nhu cầu chính đáng, nhưng sự lo lắng thái quá sẽ dễ quên đi điều còn vô cùng quan trọng và cấp bách hơn, như Đức Giêsu đã khẳng định với ma quỷ cám dỗ: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra.” (Mt 4,4)
Tuy nhiên, Đức Giêsu đã không nỡ để những ai theo Người chịu mãi cảnh đói khát, một khi đã bỏ mọi sự mà theo Người. Hai lần Người hóa bánh và cá ra nhiều cho hằng ngàn người được ăn no nê. Một lần sau khi Phục Sinh, Người cũng hóa bánh và cá phục vụ các môn đệ được sau đêm chài lưới đói khát, mệt nhọc, vất vả.
Đức Giêsu đã chăm lo đoàn chiên toàn tâm toàn ý với trách nhiệm rất cao, như sách Êdêkien đã ghi sấm ngôn của Đức Chúa: “Ta sẽ chăn dắt chúng trong đồng cỏ tốt tươi và chuồng của chúng sẽ ở trên các núi cao. Tại đó chúng sẽ nằm nghỉ trong chuồng êm ái, sẽ đi ăn trong những đồng cỏ mầu mỡ.” (Ed 34,14)
Người ân cần chăm sóc mọi bề, sao cho đoàn chiên luôn ấm no, hạnh phúc: “Chúa chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì.” (Tv 23,1)
Từ lương thực và nước uống vật chất, hữu hình, Đức Giêsu, Mục Tử Nhân Lành dẫn dắt tín hữu, con chiên đến nước trường sinh: “Ai uống nước tôi cho sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời.” (Ga 4,14) và lương thực đến sự sống đời đời là vâng phục theo Thánh Ý Thiên Chúa: “Lương thực của Thầy là thực hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người.” (Ga 14,34)
Chủ Chiên yêu thương
Mục Tử Nhân Lành chan chứa tình yêu, tận tụy với đoàn chiên: “Chúa tập trung cả đàn chiên dưới cánh tay: lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt.” (Is 40,11)
Với tình yêu nồng nhiệt, Chủ Chiên đích thực không chỉ chăm lo, nuôi nấng, mà còn tận tình chăm sóc, quan tâm đến con đi lạc bầy, đau yếu, bệnh hoạn, để đi tìm về, cứu chữa, dưỡng nuôi, bảo vệ, gìn giữ: “Con nào bị mất, Ta sẽ đi tìm; con nào đi lạc, Ta sẽ đưa về; con nào bị thương, Ta sẽ băng bó; con nào bệnh tật, Ta sẽ làm cho mạnh; con nào béo mập, con nào khoẻ mạnh, Ta sẽ canh chừng.” (Ed 34,16)
Đoàn chiên luôn được Chủ Chăn bảo vệ bình an, yên lành, trước những cơn bão táp cuộc đời hung hăng, dữ tợn, hiểm nguy, ào ạt đe dọa tràn đến: “Dầu qua lũng am u con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm.” (Tv 23,4)
Mục Tử chân chính không chạy theo số đông, mà quên đi một con chiên đi lạc. Một con chiên lạc đối với Người cũng giá trị không kém chín mươi chín con ở lại: “Ai có một trăm con chiên mà có một con đi lạc, lại không để chín mươi chín con kia trên núi mà đi tìm con chiên lạc sao? Và nếu may mà tìm được, người ấy vui mừng vì con chiên đó, hơn là vì chín mươi chín con không bị lạc.” (Mt 18,12-13)
Với trái tim nhân ái, vị Mục Tử Nhân Lành không muốn bất cứ ai bị hư mất. Nên Người quan tâm chiên đi lạc, chăm sóc chiên ốm yếu, bệnh tật, hoạn nạn, thương tích: “Tôi không đen để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn.” (Lc 5,32). Mặc dù, Chủ Chiên nhìn thấu suốt đáy lòng những con chiên giả hình, kiêu ngạo, tham lam, cố chấp, ỷ lại, bất nghĩa, bất tín, bất trung, nhưng Người thương xót, không phạt vạ ngay, mà chỉ ân cần kêu gọi sám hối, ăn năn, cải tà quy chánh, với lòng thương xót để hồi phục và chữa lành.
Chủ Chiên hy sinh
Sấm ngôn của Thiên Chúa qua ngôn sứ Dacaria đã khang định: “Thiên Chúa sẽ cứu thoát dân Người, như mục tử cứu thoát đàn chiên.” (Dcr 9,16) Nay Mục Tử nhân lành đã chu toàn thực hiện lời Thiên Chúa hứa ngàn xưa: “Ta là mục tử tốt lành. Mục tử tốt lành thí mạng sống vì chiên. Kẻ làm thuê không phải là chủ chiên, và các chiên không phải là của người ấy, nên khi thấy sói đến, nó bỏ chiên mà trốn.” (Ga 10,11)
Thế nhưng muốn sống đời đời, con chiên phải dứt khoát quyết định đi qua cửa Chủ Chiên Nhân Lành: “Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ.” (Ga 10,7). Dĩ nhiên, con chiên phải bỏ lại sau lưng những thứ hư ảo, phù phiếm kềnh càng, cả chính bản thân hẹp hòi, ích kỷ, nặng nề, mà cố gắng vác thập giá, trách nhiệm, bổn phận với gia đình, cộng đoàn, tha nhân, mới được cứu rỗi vĩnh cửu.
Hơn nữa Người còn tự nguyện trở nên lương thực cho đoàn chiên được no đủ, mạnh khoẻ, giầu sinh lực, can đảm thẳng tiến trên đường hy vọng: “Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với Ta, sẽ không hề đói; ai tin vào Ta, sẽ không hề khát bao giờ.” (Ga 6,24-35)
Tuyệt đỉnh chính là cuộc khổ nạn và Phục Sinh của Mục Tử Nhân Lành đã giải thoát đoàn chiên khỏi sự chết, mà dẫn vào cõi sống viên mãn muôn đời. Người chính là Chủ Chăn hoàn hảo độc nhất vô song, Người đích thực là Mục tử tốt lành thí mạng sống vì chiên.
“Chúa không sinh con để làm đàn cừu, đàn vịt, nhưng để lãnh đạo môi trường của con. Lãnh đạo là thúc đẩy, là lôi cuốn.” (Đường Hy Vọng, số 214)
Lạy Chúa Chiên Lành, Mục Tử chí nhân chí ái, xin luôn mãi kiếm tìm chúng con trở về đoàn tụ với đoàn chiên, mỗi khi chúng con đi lạc, ham vui đi hoang. Xin dạy bảo chúng con noi gương Người, cũng trở nên chủ chiên tốt lành từ gia đình, cộng đoàn, đến xã hội, hầu dẫn dắt mọi người về với Chúa.
Lạy Mẹ Maria nhân từ, Hiền Mẫu của chúng con, xin giúp chúng con biết yêu thương, phục vụ và hy sinh, hầu dẫn dắt mọi người về đường ngay nẻo chính, hiệp nhất trong Đoàn Chiên duy nhất của Chúa Giêsu. Amen.
22. Chúa Nhật 4 Phục Sinh
Chăn chiên là một nghề rất thịnh hành ở Palestina từ thời Cựu Ước cho tới thời Tân Ước. Người ta nuôi chiên vì nó mang lại nhiều nguồn lợi như sữa, thịt, lông… nên người Mục tử là hình ảnh rất quen thuộc đối với dân Israel.
Trong chăn nuôi vai trò và nhiệm vụ của mục tử rất quan trọng và khó khăn: vì không phải chỉ nuôi vài ba con chiên mà cả đàn lên tới mấy trăm hoặc mấy ngàn con chiên, muốn nuôi tốt một đàn chiên đông đúc như thế khong phải chỉ cần đi cắt một mớ cỏ đem về là đủ, mà phải đi tìm những đồng cỏ lớn, và phải tiên liệu khi đàn chiên ăn hết đồng cỏ này thì phải dẫn đến đồng cỏ khác ngay; phải chọn những chỗ vừa có cỏ xanh vừa có bóng mát vừa có nước uống, ngoài ra còn phải bảo vệ chiên khỏi những nguy hiểm thường xuyên đe doạ như trộm cướp và thú dữ.
Có khi phải chiến đấu đến bị thương hoặc chết để bảo vệ đàn chiên, phải vất vả đi tìm những con chiên lạc. Người mục tử gắng bó mật thiết với đàn chiên nên phát sinh những tình cảm giữa chủ chăn và đàn chiên: người chăn chiên biết rõ từng con chiên với những đặc tính của nó, các con chiên cũng biết ai là chủ chan của mình. Các chủ chăn thường đặt tên cho những con chiên làm “trưởng”, ông chỉ cần gọi tên những con này, khi chúng đi theo chủ thì các con chiên khác cũng đi theo.
Ban đêm các mục tử thường nhốt chiên lại chung với nhau trên một khoảng đất trống có rào xung quanh, đến sáng các mục tử vào gọi tên các con chiên “tổ trưởng”, chúng đi ra các chiên khác cùng đàn sẽ đi theo. Khi đếm đủ số, mục tử đi đầu dẫn đoàn chiên của mình ra đồng cỏ. Những con chiên không bao giờ nghe tiếng người lạ, nhưng sẽ bỏ chạy tán loạn.
Kinh Thánh thường dùng hình ảnh Mục tử hay chủ chăn để áp dụng cho những nhân vật lãnh đạo quan trọng trong Israel như Môisen, các Vua, các thẩm phán, các ngôn sứ. Đặc biệt nhất chính Thiên Chúa tự mô tả mình là mục tử (Tv 23,80) và sau cùng Đấng Messia cũng được mô tả là Mục tử.
Quả thật, Chúa Giêsu là mục tử nhân lành, mục tử tốt, mục tử chăm sóc từng con chiên một, nhất là những con chiên yếu kém. Chúa Giêsu nhiều lần đã rơi lệ xót thương dân Do thái, vì họ như đàn chiên bơ vơ không người chăn dắt. Chúa giảng dạy, chỉ cho họ đường đi để có được hạnh phúc thật sự. Chúa cho họ ăn uống no nê trong những lần hoá bánh ra nhiều và dân chúng đã muốn tôn Ngài lên làm vua.
Chúa yêu thương những con chiên tật nguyền và chữa cho họ được lành bệnh chỉ nhờ vào lòng tin của họ. Đó là người mù từ thuở mới sinh, những người bị bại liệt, bị phong hủi, người đàn bà bị băng huyết, tất cả đều được Chúa Giêsu là mục tử chăm sóc chữa lành.
Những con chiên bị chết được Chúa cứu sống cho lành mạnh: đứa con gái ông Gairô, đứa con trai bà góa thành Naim, anh chàng Lagiarô bạn của Chúa, Chúa cứu chữa và thương xót những con chiên bị bệnh tật tinh thần như người phụ nữ phạm tội ngoại tình bị bắt quả tang, Chúa đến để cho chiên được sống va sống dồi dào.
Không những là chăm lo, cứu chữa mà Chúa còn hiến mạng sống vì đàn chiên của mình “không có tình yêu nào cao quý hơn là chết cho người mình yêu.”
Ngày hôm nay, Chúa Giêsu vẫn là mục tử tốt đối với chúng ta. Chúa không ngừng ban ơn chăm sóc chúng ta qua các Bí tích. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa không ngừng bằng đời sống thờ phượng Chúa hết lòng và yêu thương anh chị em chung quanh như Lời Chúa dạy.
23. Chủ chăn nhân lành – AM Trần Bình An
Trong đàn, thường có chiên chưa ngoan, nghịch ngợm, hay dại dột ham vui, mải mê đuổi theo những cánh bướm lả lướt, sặc sỡ, quyến rũ, hoặc thích lân la tìm kiếm hoa thơm cỏ lạ. Rồi lang thang vui chân lạc bầy, vô tình sa vào vòng vây sói dữ. Chủ Chăn Nhân Lành liền vội vã chạy đến che chở, giải thoát, cất tiếng an ủi, vỗ về đừng sợ, ngọt ngào gọi chiên trở về. Chẳng hề chần chừ, phân vân, bối rối, hay giả đui giả điếc, giả dai làm ngây, lưỡng lự lên tiếng hay không lên tiếng?
1. Chủ Chăn luôn âu yếm gọi tên và chăm sóc từng con chiên.
Người không thích chạy theo đám đông, không hoa mắt với những dãy số dài ngoằng, không hề mặn mà chạy theo thành tích tập hợp số đông xô bồ, mà mỗi cá thể chỉ được hiển thị bằng một con số lạnh lùng. Trái lại, Người quan tâm đến từng thân phận nhỏ nhoi, hèn mọn, chăm lo, gần gũi và thân mật gọi tên từng con, rổi dẫn chúng ra (Ga 10,3)
Thậm chí, khi thấy một chiên bị lạc, Người không nỡ bỏ rơi, mà vội vàng tìm về cho bằng được. “Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất? Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai. Về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói: “Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó. (Lc 15,4-6)
2. Chủ Chăn luôn bảo vệ và dưỡng nuôi chiên
Người luôn yêu thương, chu đáo bảo vệ và dẫn dắt chiên khỏi lạc lối, khỏi nguy hiểm đồi cao, vực thẳm, khỏi lang sói hung tàn, khỏi dã thú đe dọa, khỏi cam bẫy ác nhân thù địch. Khi đã cho chiên ra hết, anh ta đi trước và chiên đi theo sau. (Ga 10,4) Chiên muốn được an toàn, khỏe mạnh, hồi sinh, phải cậy nhờ Người nuôi dưỡng, bằng những thảo dược thần linh. Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ. (Ga 10,9)
3. Chủ Chăn luôn luôn thấu hiểu và chiên luôn trông cậy Chủ.
Người luôn đồng hành, đồng cảm với chiên. Biết rõ những nhu cầu cấp bách của chiên, biết rành rẽ sức khỏe, sinh lực, lẫn năng lực, đồng thời biết cả những nhược điểm, yếu đuối, đam mê, dục vọng của chiên, để chăm sóc, giúp đỡ, vỗ về, hay bắt mạch kê toa chữa chạy. Ngược lại, nếu muốn tồn tại, sống còn, chiên cũng chỉ biết cậy trông vào Chủ Chăn Nhân Lành.
Chiên xa lánh chủ chăn giả mạo, kẻ chăn thuê, hoặc kẻ lạ nói tiếng lạ, bẻo mép, xảo ngôn, ngụy biện, nham hiểm đầu độc chiên bằng những tà thuyet, tà đạo phản nghịch với Tin Mừng. Vì thế, ngôn sứ Êdêkien đã phải nhắc lại cơn cuồng nộ của Thiên Chúa:
Đức Chúa là Chúa Thượng phán thế này: Khốn cho các mục tử Israel, những kẻ chỉ biết lo cho mình! Nào mục tử không chăn dắt đàn chiên sao? Sữa các ngươi uống, len các ngươi mặc, chiên béo tốt các người làm thịt; nhưng các ngươi lại không lo chăn dắt đàn chiên. Chiên đau yếu các người không làm cho mạnh. Chiên bệnh tật, các ngươi khong chữa cho lành. Chiên bị thương các ngươi không băng bó. Chiên đi lạc các ngươi không đưa về. Chiên bị mất, các ngươi không chịu đi tìm. Các ngươi thống trị chúng một cách tàn bạo và hà khắc. Chiên của Ta tán loạn vì thiếu mục tử và biến thành mồi cho mọi thú dữ…
Vì thế, hỡi các mục tử, hãy nghe lời Đức Chúa. Ta lấy mạng sống Ta mà thề.- sấm ngôn của Đức Chúa là Chúa Thượng-, bởi chiên của Ta bị cướp phá và biến thành mồi cho mọi dã thú vì thiếu mục tử, bởi các mục tử chỉ biết lo cho mình, mà không chăn dắt đàn chiên cũa Ta, nên các mục tử hãy nghe Lời Đức Chúa, Đức Chúa là Chúa Thượng phán thế này: Đây Ta chống lại các mục tử. Ta sẽ đòi lại chiên của Ta; Ta sẽ không để chúng chăn dắt chiên…Ta sẽ giải thoát các chiên khỏi miệng chúng, để chiên Ta không còn làm mồi cho chúng nữa.(Ed 34,2-10)
Chiên hiểu tấm lòng từ bi nhân ái của Chủ Chăn, cũng như đặt hết niềm trông cậy, phó thác vào Chủ Chăn. Chúng nhận biết tiếng của anh. Chúng sẽ không theo người lạ, nhưng sẽ chạy trốn, vì không nhận biết tiếng người lạ. (Ga 10,5) Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy.( Ga 10,10) Người làm thuê, vì không phải là Mục Tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn, vì anh ta là kẻ làm thuê, không thiết gì đến chiên.(Ga 10,12-13) Tôi biết Chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi.(Ga 10,14)
4. Chủ Chăn luôn tìm các chiên khác đem về chung một đàn.
Người không chỉ hài lòng với chiên ngoan đang chăn dắt, mà còn sẵn lòng tìm kiếm những chiên khác còn bơ vơ, lạc loài, đem về chung đàn. Sứ vụ muôn thuở của Chủ Chăn Nhân Lành, là quy tụ lại muôn chiên tứ phương, hầu chúng đều được no thỏa trong đồng cỏ xanh tươi, được sống viên mãn. Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ ghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đòan chiên và một mục tử. (Ga 10,16)
5. Chủ Chăn hy sinh để cứu rỗi chiên
Người chẳng tiếc mạng sống, mà sẵn lòng chịu hy sinh, chịu khổ nạn, chịu chết đi, để cứu vớt chiên được sống, thoát khỏi kiếp trầm luân vĩnh viễn. Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào. (Ga 10,10) Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống vì đoàn chiên. Tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên. (Ga 10,15)
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết lắng nghe tiếng Chúa gọi, mỗi khi con lỡ bước lạc bầy, để con tỉnh ngộ, nhận biết và đi theo Chúa luôn mãi.
Lạy Mẹ xin cho nhiều người mở lòng đón nhận tiếng Chúa mời gọi, để dâng hiến phục vụ tích cực Nước Chúa, cũng như nhắc nhở con luôn cộng tác vào việc chăm sóc Ơn Gọi. Amen.
24. Chúa Nhật 4 Phục Sinh
Chúa nhật thứ tư Phục sinh bao giờ cũng là Chúa nhật Chúa Chiên Lành.
Có bao giờ anh chị em và các bạn tự đặt cho mình câu hỏi này: Bạn là ai? Tôi là ai? Tôi từ đâu đến? Tôi sẽ đi về đâu? Cuộc sống này có ý nghĩa gì?… Có lẽ khi đặt câu hỏi như thế, chúng ta sẽ cho rằng đấy là vấn đề xa lạ, trừu tượng, không ăn nhập gì đến cuộc sống hiện tại của tôi. Không xa lạ đâu. Có chăng là vì chúng ta quen sống thực dụng quá, cho nên chúng ta không để y đến thôi. Nhưng đấy lại là một câu hỏi rất căn bản. Hay nói một cách khác Chúa Giêsu là ai đối với tôi?
Và Ngài đã trả lời chúng ta trong Chúa Nhật 4 Phục Sinh nầy: “Ta là Mục tử tốt lành. Ta biết các chiên ta” ( x.Yn 10,14). Nhưng cái biết của Chúa Giesu không phải chỉ là cái biết thuần tuý, mà là cái biết của con tim và bằng con tim. Khi Chúa Giêsu nói rằng: “Tôi biết chiên của tôi”, thì đấy không phải chỉ là cái biết thuần tuý của lý trí mà là cái biết của tình yêu. Cái biết của một người không ngại chung chạ, gần gũi với những kẻ tội lỗi và những kẻ bị loại trừ ra khỏi xã hội để cảm thông, chia sẻ và cứu chữa họ. Cái biết của một ngươi cha đang đợi chờ dứa con đi hoang trở về. Cái biết của một người không cầm được nước mắt khi đứng trước cái chết của đứa con một bà goá thành Naim. Cái biết của một vì Thiên Chúa không ngại để quỳ xuống rửa chân cho đám học trò của mình như một tên đầy tớ vậy. Cái biết của một người chấp nhận hy sinh mạng sống mình vì người khác và cho người khác được sống… Chính vì thế mà Ngài nói thêm: “Ta đến để cho chiên được sống và sống dồi dào.” (Ga 10,10)
Chúa Giêsu là đấng duy nhất đem lại cho ta câu trả lời trọn vẹn nhất.
Như vậy, anh chị em và các bạn hỏi tôi, làm sao tôi có thể cảm nhận được chức năng Mục tử của Chúa Giêsu đây, khi mà cuộc sống tôi có biết bao nhiêu là khó khăn từ vật chất cho đến tinh thần? Làm sao chức năng mục tử của Chúa Giêsu được tiếp nối trong lịch sử nhân loại và trong mọi hoàn cảnh cửa cuộc sống con người. Chúa Giêsu đã nghĩ đến điều đó từ lâu. Cho nên Ngài đã để lại trong Hội Thánh những con người có khả năng chia sẻ và tiếp tục sứ mạng mục tử ấy.
Đó là các Giám mục, các Linh mục. Đúng như thế. Các Ngài là những người được mời gọi sống theo tinh thần của Vị Mục Tử nhân lành để dẫn dắt đàn chiên Chúa hôm nay.
Sống tinh thần của Vị Mục Tử nhân lành còn là tất cả những ai có trách nhiệm với cộng đoàn của mình: Cha mẹ không phải là mục tử cho con cái mình sao? Các giáo viên lại chẳng phải là những mục tử cho học trò của mình à? Và trong mối hiệp thông của Hội Thánh, của con người, chúng lại không có trách nhiệm với người bên cạnh mình hay sao. Nói cách khác, chúng ta lại chang phải là mục tử của họ hay sao? Một lời thăm hỏi, một lời dộng viên khích lệ, một ánh mắt cảm thông, một con tim biết rung động và thổn thức, một hành vi chia sẻ, một cử chỉ bái ái yêu thương… Tất cả chẳng là gì so với người khác, nhưng đấy lại là con tim, ánh mắt, việc làm cho một thế giới đang thiếu vắng tình yêu và một xã hội đang đói tình người.
Thưa anh chị em và các bạn, Chúa nhật hôm nay được gọi là Chúa nhật Chúa Chiên nhân lành, nhân dịp xin anh chị em hãy chiêm ngắm lại chân dung của vị mục tử nhân lành Giêsu để chúng ta biến đổi cái nhìn và cách sống sao cho cuộc đời này được đẹp hơn cho mình và cho tha nhân.
25. Mục tử tốt lành & Kẻ làm thuê
(Suy niệm của John W. Martens – Văn Chính, SDB chuyển ngữ)
“Người làm thuê, vì không phải là mục tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn, vì anh ta là kẻ làm thuê, và không thiết gì đến chiên” (Ga 10,12-13).
Trong 4 Ezra 5,19, một bản văn khải huyền Do thái vào thế kỷ thứ 1 sau Công nguyên, Ezra bị chất vấn bởi “Phaltiel, một thủ lãnh của dân” về việc ong có biết rằng “dân Ít-ra-en đã được ủy thác cho ông trong miền đất lưu đày không? Vậy hãy đứng lên và ăn chút bánh, đừng bỏ rơi chúng tôi như một người mục tử bỏ rơi đàn chiên trước sự tấn công của đàn sói dữ tợn”. Hình ảnh ở đây tương tự với hình ảnh người mục tử mà Tin mừng Gio-an đã viết, trong đó Đức Giê-su nói: “Ta là Mục tử tốt lành. Người mục tử tốt lành hy sinh mạng sống mình vì đàn chiên. Người làm thuê, vì không phải là mục tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn, vì anh ta là kẻ làm thuê, và không thiết gì đến chiên”.
Trong tác phẩm “Hãy để các trẻ em đến với Ta”, Cornelia Horn và tôi đã viết “Trình thuật về Người Mục tử tốt lành trong Tin mừng Gioan chương 10 đã phác họa cho chúng ta thấy một dung mạo thần học về Tình yêu của Đức Giê-su đối với dân của Ngài, thế nhưng lối ám chỉ về Tình yêu của Đức Giê-su lại được lấy từ những gì rất quen thuộc trong cuộc sống. Đức Giê-su không phải là một “kẻ làm thuê” (misthotos), nhưng là một người biết chăm sóc đàn chiên, một người dám hy sinh mạng sống mình vì đàn chiên (Ga 10,11-15). Trái lại, những kẻ làm thuê thì sẽ làm gì khi sói dữ đến tấn công? Nó sẽ chạy trốn”.
Những kẻ làm thuê được Đức Giê-su xác định rõ ràng trong lối ám dụ này. Vậy nếu Đức Giê-su là Mục Tử tốt lành, vậy ai là kẻ làm thuê? Đó là những kẻ mà trong 4 Ezra mô tả, những nhà lãnh đạo tôn giáo Do thái đã không chăm lo cho đàn chiên như một người mục tử tốt lành. Một khi dùng thứ hình ảnh thực te trong đời sống nông nghiệp và chăn nuôi rất quen thuộc với dân chúng, hẳn dân chúng sẽ hiểu ngay lập tức, và lên án những kẻ chăn thuê.
Đức Giê-su chăm sóc, lo lắng cho dân chúng là đàn chiên, vì họ là chiên của Ngai và Ngài sẽ bảo vệ họ. Chuyện này thật hiển nhiên, tuy thế hình ảnh người mục tử này xem ra có vẻ kỳ lạ, khi Đức Giê-su nói: “Và Tôi sẽ hiến mạng sống mình vì đàn chiên”. Những con chiên có xứng đáng với việc này không? Đàn chiên có đáng để người mục tử hy sinh mạng sống của mình không? Nếu người mục tử chết vì đàn chiên, thì ai sẽ bảo vệ chúng? Hình ảnh này xem ra có sự phi lý nào đó trong việc Đức Giê-su hy sinh mạng sống vì nhan loại. Thật ra, sự hy sinh này chỉ thực sự có nghĩa nếu như nhờ đó mà đàn chiên sẽ được bảo vệ tốt hơn nữa.
Đức Giê-su dùng chính trường hợp này để nói về cái chết của Ngài, một cái chết sẽ “đưa về những chiên khác không thuộc về ràn này… Như thế, sẽ chỉ có một đàn chiên và một mục tử.” Đức Giê-su nói về việc hy sinh mạng sống của Ngài, nhưng “để rồi lấy lại. Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạmg sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy. Đó là mệnh lệnh của Cha tôi mà tôi đã nhận được.” Như vậy thoạt đầu, việc chết cho đàn chiên dường như để nhằm tới mục đích là chăm sóc đàn chien, thế nhưng đó cũng chính là lý do để cho đàn chiên được phát triển và lan rộng như ngày nay ở trên khắp thế giới.
Khi “các thủ lãnh trong dân và các kỳ mục” chất vấn Phê-rô để xem ông đã làm thế nào khiến người què được chữa lành; Phê-rô trả lời rằng chuyện đó là “do danh Đức Giê-su Na-da-rét, Đấng mà các ông đã đóng đinh vào thập giá, nhưng Thiên Chúa đã làm cho Ngài trỗi dậy từ cõi chết. Chính Đức Giê-su là ‘viên đá bị các ong là thợ xây loại bỏ, nhưng lại trở thành đá góc tường’. Ngoài Ngài ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ” (Cv 4,8-12).
Vị mục tử tốt lành không chỉ cứu đàn chiên qua việc hy sinh mạng sống mình cho chúng, nhưng có khả năng làm cho chúng không còn là những con chiên nữa, mà “tất cả chúng ta được gọi là con Thiên Chúa – mà thật sự chúng ta là con Thiên Chúa… Anh em thân mến, hiện giờ chúng ta là con Thiên Chúa; nhưng chúng ta sẽ như thế nào, điều ấy chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Đức Ki-tô xuất hiện, chúng ta sẽ nên giống như Người, vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy” (1Ga 3,1-2). Tất cả chúng ta được cứu độ và trở thành con cái Thiên Chúa, nhưng mục tiêu tối hậu, một điều chúng ta không tưởng tượng ra được, là chúng ta trở nên giống như vị Mục Tử Tốt Lành.
Suy nghĩ: Trở thành chiên trong đàn chiên của Đức Giê-su có nghĩa là thế nào? Trở thành con cái Thiên Chúa có nghĩa ra sao?
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam