Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 79

Tổng truy cập: 1367847

Chúa Giêsu Hiện Diện Và Năng Động Trong Giáo Hội

Cập nhật : 12-04-2013
 
CHÚA GIÊSU HIỆN DIỆN VÀ NĂNG ĐỘNG TRONG GIÁO HỘI

 

 


 

NGUYỄN HỌC TẬP 

Chương 21 không phải là phần phụ đính của Phúc Âm Thánh Gioan, được viết sau và thêm vào gượng gạo như một vài nhà chú giải Thánh Kinh có ý kiến, mà là một phần nguyên tác của toàn bộ, bổ túc cho toàn quyển Phúc Âm cũng như cho phần tường thuật các biến cố Phục Sinh ( Jn 20, 1-31), chúng ta đã có dịp suy niệm suốt hai tuần qua. 

Nói cách khác, chương 21 là phần kết thúc khóa Ki Tô học ( Christologia) được Thánh Gioan giảng dạy trong suốt quyển Phúc Âm của ngài. 

Liên kết với chương 20 tường thuật lại các biến cố Phục Sinh, ở chương Phúc Âm đang bàn Thánh Gioan đưa ra một cái nhìn ở độ cao điểm nhứt đối với những gì Ngài thuật lại trước đó: 

1) - Trước đó ở chương 20, niềm tin của các Môn Đệ còn mờ mịt,

“Sáng sớm ngày thứ nhứt trong tuần, lúc trời còn tối, bà Maria Magdala đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Simon Phêrô và người Môn Đệ Chúa Giêsu thương mến. Bà nói: Người ta đã đem Chúa ra khỏi mộ, và chúng tôi không biết họ để Người ở đâu” ( Jn 20, 1-2). 

- Và rồi Thánh Gioan diễn tả giai đoạn mờ mịt của đức tin, mặc dầu vừa được nẩy sinh vẫn còn phôi thai non yếu: 

- “Bây giờ người môn đệ kia, kẻ đã đến mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và tin. Thật vậy, trước đó hai ông chưa hiểu rằng: theo Thánh Kinh, Chúa Giêsu phải trổi dậy từ cỏi chết. Sau đó, các môn đệ lại trở về nhà mình” ( Jn 20, 9). 

- Mặc dầu niềm tin Phục Sinh được " người Môn Đệ Chúa Giêsu thương mến!" " đã thấy và tin", bà Maria Magdala vẫn chưa thấy và chưa tin:“

Thiên thần hỏi bà:

" Nầy bà, sao bà khóc. Bà thưa: Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi, và tôi không biết họ để Người ở đâu" ( Jn 20, 13). 

- Cho đến lúc chính Chúa Giêsu hiện ra với bà, bà cũng không nhận ra: 

 - " Chúa Giêsu nói với bà: Nầy bà, sao bà khóc? Bà tìm ai? Bà Maria tưỏng là người làm vườn, liền nói: Thưa ông, nếu ông đã đem Người đi, thì xin ông nói cho tôi biết ông để Người ở đâu, tôi sẽ đem người về " ( Jn 20, 15). 

- Sau đó Thánh Gioan thuật lại Chúa Giêsu hiện ra cho các Môn Đệ hai lần khác, chúc bình an cho các Ngài, thổi hơi ban Chúa Thánh Thần, cho các Ngài xem tay và cạnh sườn và cuối cùng khuyên bảo các Ngài: 

 - " Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc cho những người không thấy mà tin” ( Jn 20, 28). 

Và Thánh Gioan với tư cách là người tường thuật cũng ghi lại những lời xác quyết cuối cùng cho những ai tham dự khóa Ki Tô học của Ngài: 

- " Còn những điều được chép ở đây là để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Ki Tô, Con Thiên Chúa, và anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người " ( Jn 20, 31). 

Câu văn vừa kể được coi là câu kết thúc những gì Thánh Gioan phải viết ra để chuyển đạt tư tưởng của Ngài về niềm tin Phục Sinh. 

Đó là lý do tại sao một ít nhà chú giải Thánh Kinh cho rằng Phúc Âm Thánh Gioan đã kết thúc ở câu nói cuối cùng vừa kể. 

Đối với Thánh Gioan, niềm tin Phục Sinh của các Môn Đệ được xác tín như vừa kể, không còn cần Chúa Giêsu hiện ra cho các Ngài thêm một lần nào nữa và Phúc Âm của Ngài cũng không còn cần phải ghi lại thêm dữ kiện nào nữa để cũng cố đức tin của các Môn Đệ và của những ai đọc Phúc Âm của Ngài. 

Đó chính là điều Thánh Gioan đã viết để nói lên niềm tin Phục Sinh ở điểm cao độ, khi Ngài thuật lại trong chương 21, Chúa Giêsu hiện đến với các Môn Đệ trên mặt hồ: 

- " Không ai trong các ông dám hỏi: Ông là ai?, vì các ông biết đó là Chúa" ( Jn 21, 12). 

Các Môn Đệ đã tin chắc Chúa Giêsu đã sống lại. 

2) - Như vậy viết thêm chương 21, không phải là để ghi thêm dữ kiện, cũng cố thêm đức tin Phục Sinh, mà là để bổ túc sự hiểu biết về Chúa Ki Tô cho các Môn Đệ và cho chúng ta, những người tham dự trong tương lai lớp Ki Tô học của Ngài trong quyển Phúc Âm. 

a) Trước hết phần đầu của bài Phúc Âm trong Thánh Lễ hôm nay ( Jn 21, 1-14), chúng ta có thể đề tựa là " Sứ mạng thất bại, thành công và được bảo đảm".  

Chúng ta có thể suy niệm tuần tự, dựa theo nội dung của phần Phúc Âm được trình bày. 

Trước hết chúng ta đừng nghĩ rằng sau khi Chúa Giêsu chết đi, Thánh Phêrô bàn với các Môn Đệ đi đánh cá trên biển Hồ, như là đề nghị để các ông lui về nghề cũ của các ông trước khi theo Chúa Giêsu: 

 - " Ông Simon Phêrô, ông Tôma gọi là Didimo, ông Natanaele người Cana, miền Galilea, các ông con ông Zabede và hai môn đệ khác nữa, tất cả đang ở với nhau. Ông Simon Phêrô nói với các ông: Tôi đi đánh cá đây. Các ông đáp: Chúng tôi cùng đi với anh" ( Jn 21, 2-3). 

Có lẽ ý nghĩ bỏ cuộc, lui về với nghề cũ, nghề đánh cá, hợp lý hơn, nếu đoạn văn được viết bởi các Phúc Âm nhất lãm khác.  

Bởi lẽ trong Phúc Âm Thánh Gioan không có đoạn nào nói cho chúng ta biết là bất cứ Môn Đệ nào hành nghề đánh cá, kể cả Phêrô, trước khi theo Chúa Giêsu. 

Vậy thì buổi ra đi đánh cá của các Vị, theo lời báo của Phêrô, chỉ là một buổi đánh cá bất thường nào đó, chớ không phải là chương trình trở lại cuộc sống bằng nghề đánh cá và bỏ cuộc đối với cuộc sống Môn Đệ sau khi Chúa Giêsu chết đi. 

Và càng không có lý chứng hơn sau những gì Chúa Giêsu Phục Sinh đã hiện ra báo và chứng minh cho các ông.  

Mục đích thuật lại cuộc ra đi đánh cá được Thánh Gioan viết ra với ngụ ý những gì Ngài muốn trình bày: 

 - " Rồi mọi người ra đi, lên thuyền, nhưng đêm ấy họ không bắt được gì cả " ( Jn 21, 3).  

“ Đêm ấy họ không bắt được gì cả”. Tại sao?

 

- Vì không có Chúa Giêsu! Một đêm đánh cá thất bại. 

Đó là những gì Thánh Gioan muốn gởi đến chúng ta, trong quan niệm "thần học từ hư vô" ( theologia ex nullo) của Ngài. Không có Cha, mọi sứ mạng đều bị thất bại, không thể thực hiện được.

 

Đó là những gì Thánh Gioan đã viết trong Phúc Âm: 

 - " Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, anh em chẳng làm được gì " ( Jn 15, 5). 

home Mục lục Lưu trữ