Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 33
Tổng truy cập: 1375093
CHÚA THÁNH THẦN
Chúa Thánh Thần
Chúa Thánh Thần hiện diện trong cuộc sống con người dưới nhiều danh hiệu khác nhau: Đấng soi sáng, Đấng uỷ lạo, Đấng an ủi. Ngài là cha mọi kẻ cơ bần. Tuy nhiên, có một điều quan trọng đó là không phải với ngày lễ hiện xuống, cũng như không phải với ngày lễ Thêm sức, hay chỉ lúc hình lưỡi lửa đậu trên các tông đồ, thì lúc đó mới có Chúa Thánh Thần ngự xuống trên mọi người, và mọi người mới nhận lấy Chúa Thánh Thần, nhưng ngay từ lúc khởi nguyên vũ trụ Ngài đã hiện diện. Con người được hà hơi để lãnh nhận sự sống từ Thiên Chúa. Nói chung trong suốt dọc lịch sử cứu độ, Thần khí Thiên Chúa vẫn luôn có mặt, cùng đi trên mọi nẻo đường và trong mọi hoàn cảnh cuộc sống của dân Do Thái và đặc biệt là của Đức Kitô.
Thực vậy, vào ngày truyền tin, ngày manh nha cho việc khai sinh triều đại giao ước mới, Chúa Thánh Thần đã có mặt để rồi tất cả mọi giai đoạn của cuộc đời Chúa Giêsu kể từ lúc khởi đầu sự nghệp rao giảng Tin Mừng về Chúa Cha, cho đến khi sinh thì trên thập giá, hoàn trả hơi thở cuối cùng về lại trong Chúa Cha, suốt cả cuộc đời Chúa Giêsu tại trần gian, không có giây phút nào mà lại không có sự can thiệp tác động của Chúa Thánh Thần, Đấng cùng đi với Chúa Giêsu trong việc thực hiện sự hòa giải và ban ơn giáng phúc xuống cho nhân loại.
Các môn đệ theo Chúa Giêsu lúc đương thời chưa nhận ra vai trò đích thực của Chúa Giêsu thì làm thế nào nhận ra được sự có mặt đồng hành, sự can thiệp yêu thương của Chúa Thánh Thần. Chỉ sau ngày phục sinh, từ những yếu tố của cuộc sống yêu thương thể hiện nơi những cộng đoàn tiên khởi, nhưng là những dấu chỉ hùng hồn về một nền giáo lý mới của Đức Kitô, được mở rộng, thì mới nhận ra Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, được sai đến để mạc khải tình yêu của Thiên Chúa là Cha, đồng thời nhận ra vai trò của Chúa Thánh Thần. Chúa Giêsu đã xin Chúa Cha ban Đấng phù trợ khác để Ngài ở với các môn đệ luôn mãi và khi con người ý thức đón nhận thì Thánh Thần Ngài sẽ ở lại và ở trong người ấy.
Thiên Chúa đã nhẹ nhàng và cũng thật sẵn sàng chia sẻ Thần khí của Ngài cho con người, mong ước con người cộng tác trên con đường đi đến trời mới, đất mới, có được một trật tự mới, trong đó mọi giá trị nhân bản được đề cao, được khơi dậy, theo mẫu gương của các cộng đoàn tiên khởi. Chúa Thánh Thần luôn hiện diện trong cuộc sống, cùng đi với chúng ta qua mọi cảnh huống cuộc đời, nhưng chúng ta có sẵn sàng cộng tác với Ngài hay không?
2. Hiệp nhất
Công đồng Vaticanô II đã trình bày Giáo Hội là như bí tích của sự hiệp nhất. Hay nói cách khác, Giáo Hội chính là dấu chỉ và khí cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại. Giữa dấu chỉ và thực tại mà nó muốn diễn tả phải có sự tương đồng gần gũi, như nước và ơn thánh tẩy trong bí tích Rửa Tội, như dầu và ơn sức mạnh trong bí tích Thêm Sức. Vì thế, khi nói rằng Giáo Hội là dấu chỉ sự hiệp nhất, thì sự hiệp nhất ấy phải được thể hiện trước hết nơi cộng đoàn Giáo Hội.
Hơn thế nữa, Giáo Hội còn là khí cụ Thiên Chúa dùng để đưa tất cả nhân loại vào trong sự hiệp nhất với Ngài và với nhau. Càng sống trong một thế giới bị xâu xé vì chia rẽ và thù hận, sứ mạng đó càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Vai trò của Giáo Hội như dấu chỉ và khí cụ xây dựng sự hiệp nhất được thể hiện một cách tuyệt vời trong khung cảnh của ngày lễ Hiện Xuống.
Thực vậy, đám đông vây quanh các Tông đồ lúc ấy là những người nói nhiều ngôn ngữ khác nhau. Họ cũng có những lai lịch và gốc gác khác nhau. Có người từ Rôma mà đến. Có người là Do Thái đạo gốc. Có người ngoại quốc theo đạo. Có người ở đảo Krephi, có người ở Ả rập… Thế nhưng, tất cả đã cùng hiệp nhất trong một ngôn ngữ, ngôn ngữ của đức tin, ngôn ngữ ấy loan báo những kỳ công của Thiên Chúa. Họ hiệp nhất với nhau trong và nhờ sự hiệp nhất với Thiên Chúa. Thật khác xa khung cảnh xây tháp Babel thuở nào. Sự hiệp nhất ấy xảy ra ngay trong ngày lễ Hiện Xuống và còn phải được tiếp nối trong suốt chiều dài của lịch sử Giáo Hội.
Thực vậy, ngày hôm nay cũng thế. Chỉ nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội mới có thể thực hiện được ý nghĩa là dấu chỉ và khí cụ xây dựng sự hiệp nhất.
Đoạn Tin Mừng hôm nay giúp chúng ta suy nghĩ một cách cụ thể hơn. Thánh Gioan ghi nhận: Chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín vì sợ người Do Thái. Người Việt Nam chúng ta diễn tả một tuyệt vời là nhà cửa. Đã làm nhà thì phải có cửa. Và hai chữ nhà cửa thường đi đôi với nhau. Cửa để đóng và để mở. Đóng để có được một không gian riêng tư và bảo đảm an ninh. Nhưng cũng phải có lúc mở, để người ở trong có thể đi ra và người ở ngoài có thể bước vào, tạo nên sự hiệp thông và gặp gỡ.
Thế nhưng, cửa nhà các môn đệ thì lại đóng suốt vì các ông sợ. Chúa Giêsu hiện ra và nói với các ông rằng: Như Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai các con. Đã sai thì phải đi, mà muốn đi, thì việc đầu tiên là phải mở cửa ra, phải phá đi những gì ngăn cản sự hiệp thông và gặp gỡ.
Hình ảnh ngôi nhà các môn đệ ở chính là hình ảnh của tâm hồn chúng ta và của Giáo Hội. Để trở thành dấu chỉ và khí cụ xây dựng sự hiệp nhất, thì điều kiện tiên quyết là phải mở ra, nhưng chúng ta lại đóng kín. Phải nhờ Chúa Thánh Thần, Đấng ban nguồn sức sống mới, chúng ta khả dĩ có đủ can đảm mở ra đón nhận Chúa đến với mình và đến với tha nhân, nghĩa là sống đầy đủ ý nghĩa là dấu chỉ và khí cụ xây dựng sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và sự hiệp nhất với anh em đồng loại.
3. Chúa Thánh Thần.
Trong phần chia sẻ sáng hôm nay tôi muốn đưa ra một câu hỏi như thế này: Chúa Thánh Thần là Đấng nào? Với câu hỏi này chúng ta đi sâu vào bản tính Thiên Chúa, nhưng chỉ có đức tin mới trả lời được cho chúng ta mà thôi. Đúng thế, thánh Tôma tiến sĩ đã nói: Hiện tại chúng ta không thể nào hiểu thấu vì mầu nhiệm ấy vượt quá khả năng hạn hẹp của trí khôn con người.
Trong Cựu Ước chúng ta chỉ ghi nhận được một vài hình ảnh thật mù mờ về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Chúng ta phải chờ đến Đức Kitô, người Con duy nhất của Thiên Chúa đến và mạc khải, chúng ta mới thấy được cái đặc tính cốt yếu của Thiên Chúa, đó là tình yêu.
Còn về Chúa Thánh Thần, trong kinh Tin Kính chúng ta đã tuyên xưng Ngài là Thiên Chúa ngôi thứ ba, là Đấng ban sự sống, Ngài bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra. Ngài cũng được phụng thờ và tôn vinh với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con, Ngài đã dùng các tiên tri mà phán dạy.
Qua Chúa Con, Thiên Chúa Cha đã tỏ lộ tình yêu của Ngài cho chúng ta như lời thánh Gioan đã xác quyết: Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một Ngài, để những ai tin nơi Con Một Ngài thì sẽ có sự sống vĩnh cửu. Ngay từ thuở đời đời, Chúa Cha đã sinh ra Chúa Con và sợi dây liên kệ thắm thiết và đầy yêu thương ấy chính là Chúa Thánh Thần.
Thực vậy, Chúa Thánh Thần chính là sợi dây yêu thương nối kết Chúa Cha và Chúa Con, chi phối nhịp điệu của đời sống Ba Ngôi Thiên Chúa, cũng như toả lan cho tất cả chúng ta. Như thế, qua Chúa Thánh Thần chúng ta hiểu được bản chất tình yêu của Thiên Chúa. Đồng thời Chúa Thánh Thần cũng đã trực tiếp cộng tác vào công trình cứu độ, một công trình của tình thương yêu mà Thiên Chúa đã ươm mơ từ muôn thuở trước.
Đức Kitô vâng theo thánh ý của Chúa Cha và với sự cộng tác của Chúa Thánh Thần đã chết đi để đem lại sự sống cho trần gian. Kể từ khi được diễm phúc làm con cái Thiên Chúa, chúng ta đã được Ngài yêu thương như lời thánh Phaolô đã xác quyết: Nhờ Chúa Thánh Thần mà tình yêu Thiên Chúa được toả lan trong tâm hồn chúng ta. Để rồi từ đó, tất cả những tình yêu trong lành nhất của chúng ta đều là một tia sáng, một phản ánh trung thực cho tình yêu của Thiên Chúa. Bởi vì Thiên Chúa là tình yêu và chúng ta chỉ có thể yêu thương một cách đúng nghĩa khi liên kết với Ngài.
Đúng thế Ngài ở giữa những cặp vợ chồng để họ biết trung thành và hy sinh cho nhau. Ngài ở giữa những người con để họ biết nói lên hai tiếng thưa ba, thưa má với tất cả tấm lòng chân thành của mình. Ngài ở giữa những người bạn để họ biết tâm đầu ý hiệp với nhau.
Trong ngày lễ Hiện Xuống hôm nay, Giáo Hội mừng kính Chúa Thánh Thần, Giáo Hội mừng kính tình yêu của Thiên Chúa, được tượng trưng qua hình lưỡi lửa trên đầu các tông đồ. Giáo Hội cũng muốn chúng ta thành khẩn kêu xin: Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến, xin hãy ngập tràn tâm hồn các tín hữu Chúa và xin thắp lên trong chúng con ngọn lửa tình yêu Chúa. Ngài không phải là một vị Thiên Chúa vô danh và bị quên lãng. Trái lại Ngài luôn ở giữa chúng ta và hoạt động. Ước gì mỗi người chúng ta hãy cộng tác với Ngài bằng cách thắp lên một ngọn lửa yêu thương, bởi vì chỉ có tình yêu mới có thể làm tiêu tan thù hận, thất vọng và tăm tối.
4. Chúa Thánh Thần.
Có một phóng viên đã đặt câu hỏi với một chuyên viên Kinh Thánh như sau: Nếu nhờ khoa học tiến bộ, người ta sáng chế ra được một máy quay phim ngược thời gian. Máy này có thể thu lại tất cả hình ảnh và lời giảng dạy của Chúa Giêsu cách đây hơn 2000 năm. Vậy bộ phim ấy có khả năng thay thế được bốn sách Tin Mừng hay không? Nhà chuyên viên trả lời: Không thể được, bởi vì đức tin không phải do mắt thấy tai nghe, nhưng là do ơn Chúa Thánh Thần tác động.
Thực vậy bọn biệt phái ngày xưa đã từng nhìn thấy Chúa, nghe lời Chúa giảng, chứng kiến những việc Chúa làm thế mà họ không những không tin mà còn thù ghét và cuối cùng đã đóng đinh Chúa vào thập giá. Còn các tông đồ mặc dù đã theo Chúa, nhưng cũng chỉ thực sự có đức tin và dám sống chết cho Ngài sau biến cố tử nạn và phục sinh nhờ ơn Chúa Thánh Thần tác động trong ngày lễ Ngũ Tuần. Vậy Chúa Thánh Thần đã đổi mới các tông đồ, Giáo Hội và người tín hữu như thế nào?
Trước hết Chúa Thánh Thần đổi mới các tông đồ. Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, Chúa Giêsu phục sinh hiện ra, thổi hơi trên các tông đồ và phán: Các con hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần. Qua cử chỉ này, Chúa Giêsu nhắc lại công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa được diễn tả bằng hình ảnh: sau khi nắn đất sét thành người, Ngài đã thở hơi ban sự sống để nó trở thành người sống. Qua việc thở hơi trên các tông đồ, Chúa Giêsu muốn làm một cuộc sáng tạo mới. Ngài ban Chúa Thánh Thần để biến đổi các ông nên những con người mới, có đủ khả năng chu toàn sứ mệnh loan báo Tin Mừng. Sách Tông đồ công vụ cho hay trong ngày lễ Ngũ Tuần, người ta thấy một cơn gió lốc ùa vào nhà các tông đồ đang ở và có cái gì giống hình lưỡi của lửa xuất hiện trên đầu mọi người và lập tức các ông được đổi mới. Trước kia các ông u mê dốt nát thì nay các ông được thống suốt giáo lý của Chúa. Trước kia các ông nhát đảm sợ hãi thì nay các ông được can đảm, sẵn sàng rao giảng Tin Mừng, tuyên xưng đức tin và chấp nhận chịu khổ cực và chịu chết vì danh Đức Kitô.
Tiếp đến Chúa Thánh Thần đổi mới Giáo Hội. Thực vậy, Chúa Thánh Thần luôn hiện diện và không ngừng tác động để canh tân Giáo Hội tuỳ theo nhu cầu thời đại, chẳng hạn như Augustinô, Đôminicô, Phanxicô, Ignatio, Têrêsa... nhờ các ngài Giáo Hội vượt qua được những giờ phút khủng hoảng và đen tối nhất. Và gần đây hơn, Công đồng Vatican II cũng được coi là một lễ Hiện Xuống mới vì Công đồng này mà Giáo Hội có dịp nhìn lại mình để lau sạch những tì vết và bụi bặm do lịch sử để lại, đồng thời đổi mới Giáo Hội về nhiều phương diện để nhờ đó đi sát với Tin Mừng mà vẫn thích nghi với một thế giới không ngừng biến động và tiến bộ hơn.
Sau cùng Chúa Thánh Thần đổi mới mỗi người chúng ta. Thực vậy ngày hôm nay Chúa Thánh Thần vẫn tiếp tục tác động nơi các tín hữu, tuy âm thầm, nhưng không kém phần hậu quả. Vậy chúng ta phải làm gì?
Việc thứ nhất là hãy tạo cho mình một bầu khí thinh lặng nội tâm, tránh đi những lo toan thái quá về vật chất đời thường như cơm áo gạo tiền. Hãy lo tìm Nước Thiên Chúa trước còn những sự khác, Ngài sẽ ban cho chúng ta sau. Việc thứ hai là phải chăm chỉ lắng nghe lời Chúa, tìm hiểu ý Chúa và tham dự nghi thức bẻ bánh, như hai môn đệ làng Emmaus ngày xưa. Việc thứ ba là phải đồng tâm nhất trí, chuyên tâm cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ trong đó có Đức Mẹ Chúa Giêsu và với những anh em của Ngài. Nhờ đó, mà cuộc đời và bản thân chúng ta mỗi ngày một đổi mới.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam