Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 37
Tổng truy cập: 1371552
CHÚA THƯƠNG CHỮA NGƯỜI BỆNH CÙI
Chúa thương chữa người bệnh cùi
MINH HỌA LỜI CHÚA
(Hiếu Nguyễn sưu tầm -thanhlinh.net)
1. Một loại phong cùi
Trong một giáo xứ, cha sở đã lập một ban Hội đồng mục vụ. Ngài chọn những người đạo đức gương mẫu vào ban này. Ngài luôn khuyến khích nâng cao tinh thần tông đồ và lòng vị tha cho họ.
Dầu vậy, một người trong ban đã sa ngã phạm tội làm gương xấu, phần đông bổn đạo đều biết và xầm xì bàn tán. Người đó lại là người trước nay rất đạo đức, hăng hái hoạt động tông đồ.
Thấy vậy cha sở rất đau lòng. Ngài cầu nguyện cách riêng cho ông và tìm cách khuyên mời ông ăn năn hối cải. Ngài hỏi ý kiến một vị trong Hội đồng:
- Ông nghĩ sao về gương của người đó?
- Thưa cha, một người trong Hội đồng mà làm gương xấu như thế thì không thể chấp nhận được.
Cha hỏi người khác, ông này nói:
- Con đề nghị sa thải ông ấy, nếu không cả Hội đồng sẽ mang tiếng và khó làm việc.
Thấy một người ngồi im lặng có vẻ nghĩ ngợi, cha sở hỏi:
- Còn ông, ông nghĩ sao?
- Thưa cha, theo con nghĩ: ông ta chưa đến nỗi tệ. Nếu con lâm vào hoàn cảnh ông ấy chắc con còn tồi tệ hơn.
----------
Tin mừng hôm nay thuật lại phép lạ Chúa Giêsu chữa lành người mắc bệnh phong cùi. Phải chăng gương xấu của người trong Hội đồng mục vụ trên đây cũng là một loại phong cùi, phong cùi vì gương xấu của ông ta. Loại bệnh này cũng lây nhiễm nguy hiểm cho người khác: nhất là ông ta là người có chức quyền trong họ đạo, thì ô nhiễm của ông ta càng trầm trọng hơn.
Thánh Phaolô đã khuyên chúng ta trong thư gởi giáo đoàn Côrintô hôm nay: “Anh em đừng làm gương xấu cho bất cứ ai”. Vậy Chúa Giêsu đã phán: Ai làm gương xấu, hãy treo đá vào cổ nó và xô xuống biển cho nó chết.
Tại sao Chúa kết án nặng cho kẻ làm gương xấu như thế? Vì nó rất nguy hiểm, nó làm cớ cho kẻ khác bắt chước phạm tội như nó. Nó là một thứ phong cùi hay lây nhiễm ô uế xấu xa.
Nhưng Chúa vẫn thương cứu chữa những kẻ ấy. Lẽ nào chúng ta không thương giúp?... (Theo “Maria, Mẹ tuyệt mỹ”).
2. Anh tung tin khắp nơi
Dưới thời tổng thống Sutacô Gaiep bắt đạo, Giáo hội Công giáo tại Mêhicô phải chịu bách hại dữ dằn. Hai mươi ngàn nhà thờ bị đóng cửa. Đặc sứ Tòa Thánh và các linh mục tu sĩ nước ngoài bị trục xuất. Hàng ngàn Linh mục và giáo dân bị xử bắn vì không chịu chối Chúa bỏ đạo. Tại thành phố Pueblo có cụ Jose Saphan là Kitô hữu can đảm. Cụ có tiệm tạp hóa nhỏ, và bất chấp lệnh cấm đạo, cụ treo tấm bảng trước cửa tiệm với hàng chữ lớn: “Vạn tuế Chúa Kitô” Đây là khẩu hiệu của các tín hữu Kitô ở Mêhicô… Ngày 20 tháng 07 năm 1926, viên tướng tư lệnh quân đội tại thành phố Pueblo đi ngang cửa tiệm cụ, thấy tấm bảng với hàng chữ đó. Ông tức giận truyền cho cụ phải tháo gỡ. Nhưng cụ cương quyết trả lời “Không” với viên tướng. Thế là cụ bị bắt giam ngục. Và hôm sau bị dẫn đem đi bắn. Nhưng chưa tới nơi hành quyết, cụ đã bị một tên lính bắn chết nằm bên vệ đường
Tin mừng hôm nay thuật lại, sau khi Chúa Giêsu chữa người phong hủi được sạch, “Người nghiêm giọng đuổi anh đi ngay và bảo: “Coi chừng, đừng nói gì với ai cả… Nhưng vừa ra khỏi đó, anh đã bắt đầu rao truyền và tung tin ấy khắp nơi” (Mc.1,43-45).
Mặc dầu bị Chúa Giêsu cấm đoán, người phong hủi được Chúa chữa lành cũng can đảm “rao truyền và tung tin ấy khắp nơi” cho con người nhận biết quyền năng vô cùng của Chúa, để mọi người nhìn nhận Người, tin kính Người là Đấng Cứu Thế Chúa Cha sai đến để cứu rỗi con người.
Cụ Jose Saphan trong câu chuyện trên đây tuy bị cấm cách tù ngục cũng vẫn mạnh mẽ tuyên xưng vương quyền của Chúa Kitô. Cụ biết nhà cầm quyền sẽ dứt bỏ biểu ngữ tuyên xưng niềm tin của cụ và sẽ giết cụ, nhưng cụ vẫn can đảm nói lên xác tín chỉ có Chúa Kitô là Thiên Chúa duy nhất cứu rỗi con người, đem lại hạnh phúc đích thực và vững bền cho loài người.
Phải chăng đó là những tấm gương tuyệt vời cho các Kitô hữu chúng ta hôm nay. Dù khó khăn cam khổ thế nào cũng mạnh mẽ tuyên xưng niềm tin vào Đấng cứu độ duy nhất là Chúa Giêsu Kitô.
(Theo “Phép lạ trên biển cả”).
---------
3. Chiếc vĩ cầm bị bể
Năm 1981, Peter Cropper nhạc sĩ vĩ cầm danh tiếng nước Anh được mời đến Phần Lan trình diễn trong buổi hòa nhạc đặc biệt. Anh đã được nhạc viện hoàng gia tặng cho chiếc vĩ cầm vô giá đã chế tạo cách đó 285 năm. Anh luôn sử dụng nó trong các buổi hòa nhạc. Hôm nay anh mang nó đến Phần Lan để trình diễn. Nhưng rủi thay khi bước lên sân khấu, anh trợt chân té xuống, làm chiếc vĩ cầm vô giá của anh vỡ tan từng mảnh!...
Thế là anh trở về Luân Đôn, lòng trí khủng hoảng tột độ. Dù vậy anh không chán nãn ngã lòng. Anh mang nó đến một người thợ chuyên sửa đàn đầy kinh nghiệm tên là Charles Beare và nhờ ông sửa chữa. Cuối cùng ông đã lắp ráp lại được toàn bộ các mảnh vỡ, làm thành cây đàn nguyên vẹn như trước. Ông giao chiếc đàn lại cho Peter. Người nhạc sĩ vĩ cầm lấy cây đàn hồi hộp trổi nhạc. Âm thanh của chiếc vĩ cầm vẫn tuyệt hảo như trước và xem ra còn xuất sắc hơn trước khi nó bị bể vỡ nữa. Từ đó anh mang nó đi trình diễn khắp nơi và nó đem lại cho anh biết bao lời hoan hô nồng nhiệt.
----------
Câu chuyện chiếc vĩ cầm trên đây là một hình ảnh tuyệt hảo cho những gì đã xảy ra nơi người phong cùi trong Tin mừng hôm nay. Ai cũng gớm ghiếc anh ta vì sợ lây nhiễm, chính anh ta cũng ghê tởm chính mình như Thánh vịnh 31 mô tả:
“Những kẻ tôi quen biết đều sợ hãi tôi
trông thấy tôi ngoài đường là họ xa lánh!
…Tôi chẳng khác nào đồ phế thải”.
Thế mà đối với người phong cùi ghê tởm đó, Chúa Giêsu đã đưa tay trìu mến chạm vào, chữa cho anh khỏi bệnh. Điều đó đem đến cho chúng ta một sứ điệp quan trọng. Nếu một điều gì chẳng may xảy đến cho chúng ta, như một tai nạn, một bạn bè phản bội, một người thân mất, một nghèo đói bệnh tật, vv… làm cho chúng ta đau đớn khổ sở trầm trọng giống như người mắc bệnh cùi, như nhạc sĩ Peter khi đánh vỡ chiếc vĩ cầm… Chúng ta chỉ cần chạy đến Chúa Giêsu và kêu xin Người. Người sẽ chữa lành cuộc đời tan nát của chúng ta như ông thợ tài giỏi đã sửa chữa chiếc vĩ cầm tan vỡ. Và Người còn làm được hơn thế nữa. Người sẽ biến cuộc đời tan nát chúng ta tốt hơn, đẹp hơn trước nữa. (Theo “Sunday Homilies”).
4. Bệnh phong cùi
Một vụ nổ làm chú bé 7 tuổi bị phỏng nặng hai chân, đến nỗi bác sĩ không chữa được, bảo phải cưa đôi chân. Và như thế nó sẽ phải tàn phế suốt đời!...
Thế mà hai năm sau với niềm tin mãnh liệt, cậu đã bỏ cặp mạng, tự đi được và còn chạy được nữa.
Cậu thi đậu đại học, và chọn môn ngoại khóa là chạy đua. Và cậu làm cho mọi người kinh ngạc, cậu phá kỷ lục môn này…
--------
Cậu bé tưởng chừng phải tàn phế suốt đời đã trở thành vận động viên xuất sắc nhờ niềm tin vào khả năng của mình. Với niềm tin vào quyền năng Thiên Chúa, người phong cùi đã được lành sạch.
Tin mừng hôm nay thuật lại: “Người bị phong hủi đến với Chúa Giêsu, anh ta quỳ xuống van xin: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch”. Người chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo: “Tôi muốn, anh sạch đi!” Lập tức chứng phong hủi biến khỏi anh, và anh được sạch” (Mc.1,40-42).
Đối với người Do thái xưa, kẻ mặc bệnh cùi là bị Chúa phạt vì tội lỗi của họ, và xã hội xa lánh vì sợ lây nhiễm, lây nhiễm phong cùi và nhất là lây nhiễm ô uế xấu xa. Trong tình trạng bi đát đau khổ đó, người phong cùi đã biết tin tưởng Chúa, chạy đến chúa, quỳ xuống van xin: “Thưa Ngài, nếu Ngài muốn là Ngài chữa tôi được khỏi bệnh. Đức Giêsu động lòng thương, đưa ty chạm đến anh và bảo: Tôi muốn. Tôi cho anh khỏi bệnh. Ngay tức khắc, anh được lành sạch. (Mc.1,40-42).
M. Carré nói: “Sống trong một thế giới đầy đau khổ trước mắt, chúng ta phải là những nhà chuyên môn của tin tưởng trông cậy”. Và G. Bossis mời gọi chúng ta: “Hãy tin và tin nhiều hơn nữa cho đến khi xảy ra phép lạ” (Theo “Như Thầy đã yêu”).
7. Phong cùi
Theo luật Do Thái, những người phong cùi không được sống trà trộn với dân chúng. Đồng thời ai nấy phải lo giữ mình, không được động chạm tới họ. Họ phải sống riêng biệt ngoài thành, mặc áo rách, để tóc dài, không cạo râu. Nếu chẳng may gặp người mắc bệnh thì phải hô to lên để những người khác tìm lối tránh. Những người mắc bệnh không những chỉ đau khổ phần xác mà còn đau khổ phần hồn vì họ luôn phải sống trong một tình trạng cô đơn và tuyệt vọng.
Đối với ngày xưa, cũng như đối với hôm nay, chứng bệnh này vẫn còn là một nan y khó chữa, chính vì thế chúng ta hiểu được tại sao người bệnh qua đoạn Tin Mừng vừa nghe, đã bất chấp lề luật, chạy đến tìm gặp Chúa Giêsu, vì anh nghĩ rằng mình không còn phương tiện nào khác để được khỏi. Niềm hy vọng duy nhất của anh trong lúc bấy giờ là Chúa Giêsu. Bởi đó, anh đã quỳ xuống, sụp lạy Ngài và xin Ngài cứu chữa. Còn Chúa Giêsu đã đón nhận anh một cách nhân từ, chữa lành cho anh và bảo anh phải đi trình diện với hàng tư tế để được chứng nhận là mình đã khỏi thực sự. Qua cử chỉ và thái độ của Chúa, chúng ta nhận thấy Ngài thực tình thương xót như tiên tri Isaia đã viết: Ngài coi mọi bệnh tật của chúng ta như là của riêng Ngài, Ngài mang lấy hết mọi tai ương của chúng ta. Trước thái độ tin tưởng của người phong cùi, Chúa Giêsu đã đặt tay trên anh và chữa lành cho anh, cũng như Ngài đã từng cứu chữa biết bao những kẻ bệnh hoạn tật nguyền tìm đến với Ngài.
Tình thương này không phải chỉ được biểu lộ với những người đau khổ thân xác, mà còn đối với những người đau khổ phần hồn, tức là những kẻ tội lỗi. Chính Ngài đã xác định lập trường: Ta đến để kêu gọi những kẻ tội lỗi. Một người tội lỗi trở lại sẽ làm cho cả thiên đàng vui mừng hơn là 99 người công chính không cần ăn năn sám hối. Chính vì vậy, Ngài không ngần ngại ngồi ăn uống với những người mà bọn biệt phái liệt vào hạng tội lỗi như Lêvi và Giakêu. Đồng thời Ngài còn sẵn sàng tha thứ cho người thiếu phụ ngoại tình, cho tên trộm lành và nhiều người khác nữa.
Hẳn chúng ta đã biết qua về cuộc đời của cha Đamiêng, vị tông đồ người hủi. Ngài sinh tại nước Bỉ, gia nhập dòng Trái Tim Chúa và Mẹ Maria. Sau khi làm linh mục, ngài được sai đi giảng đạo tại Hạ Uy Di. Sau đó ngài tình nguyện đi giúp những người cùi ở Molokai. Ngài đã hy sinh trót cả cuộc đời, sống với họ, giúp đỡ họ và chết giữa họ.
Như chúng ta đã biết, phong cùi là một chứng bệnh nan y và ghê sợ, nó làm cho cơ thể bị lở loét, người mắc bệnh mặc dù còn sống nhưng thực sự chỉ là một thây ma biết đi với một thân hình hôi thối. Đó cũng chính là hình ảnh của một tâm hồn tội lỗi, bởi vì tội lỗi cũng sẽ làm cho tâm hồn chúng ta trở thành nhơ nhớp, hôi thối và chết đi như vậy. Tuy nhiên chúng ta đã có một vị lương y thần diệu đó là Chúa Giêsu. Nếu muốn được chữa lành, chúng ta hãy bắt chước người phong cùi chạy đến sấp mình trước mặt Chúa, xin Ngài xót thương. Ngài cũng sẽ bảo chúng ta trình diện với linh mục, nghĩa là hãy chạy đến toà giải tội với tâm tình thống hối ăn năn, hầu nhờ đó mà chúng ta sẽ được chữa lành, được tha thứ.
8. Phong cùi
Bệnh cùi là một chứng bệnh hay lây, và theo quan niệm của người Do Thái, dưới cái nhìn tôn giáo, thì bệnh cùi là do tác động của một thứ thần ô uế. Người mắc bệnh cùi bị liệt vào hàng những kẻ dưới quyền lực của ma quỷ và lẽ đương nhiên họ không được quyền chung đụng với người trong sạch. Theo lề luật Do Thái, có cả những khoản quy định tình trạng xã hội của những kẻ mắc phải chứng bệnh hiểm nghèo này. Họ bị tách biệt khỏi cộng đồng loài người, cả về phương diện xã hội lẫn tôn giáo.
Đoạn Tin Mừng tuy ngắn ngủi nhưng đầy chi tiết giúp chúng ta hiểu được tầm mức và ý nghĩa hành động của Chúa Giêsu. Thực vậy chính người mắc bệnh phong cùi đã đi bước trước. Anh đến với Chúa và van xin Ngài cho anh được lành sạch. Lời van xin bao gồm nhiều ý nghĩa. Anh muốn Chúa Giêsu cho anh được lành và qua đó, cho anh trở thành người sạch và được gia nhập cộng đồng xã hội.
Hành động của người mắc bệnh quả là táo bạo. Anh đã liều lĩnh vượt ra khỏi những điều luật lệ quy định là phái xa tránh người khác, thậm chí còn phải la to để người khác biết mà tránh. Anh đến với Chúa Giêsu, để trình bày tình trạng của mình, cũng như ý muốn được chữa lành. Hành động liều lĩnh này hẳn phải xuất phát từ lòng tin tưởng không những ở quyền năng của Chúa Giêsu có thể chữa lành bệnh, mà nhất là ở lòng nhân từ thương yêu của Ngài, muốn giải thoát người ta khỏi bệnh tật. Chắc là anh đã từng được nghe thiên hạ nói về Ngài. Diễn tiến của sự việc cho thấy anh đã không tin tưởng hão huyền. Chúa Giêsu đã chạnh lòng thương trước thái độ và lòng tin của anh. Và Ngài đã làm phép lạ để cứu chữa anh.
Nhìn vào hành động của Chúa Giêsu, chúng ta thấy Ngài cũng đã không ngần ngại vi phạm điều lề luật quy định vì Ngài đã giơ tay đặt trên người bệnh. Dĩ nhiên, không thể coi đoạn Tin Mừng này như là một sự khuyến khích cho việc vi phạm lề luật, nhưng cách xử sự của Chúa Giêsu cho chúng ta thấy còn có những cái quan trọng hơn cả việc tuân giữ lề luật, hay nói cách khác, lề luật vì con người chứ không phải con người vì lề luật. Bằng chứng là tiếp đó chúng ta lại thấy Chúa Giêsu căn dặn người được lành hãy đi trình diện cùng trưởng tế, dâng của lễ theo luật Maisen. Một nghi thức mà tất cả những người được khỏi bệnh cùi, vì lý do nào đều phải làm để được công khai và chính thức tuyên bố là mình được khỏi, được sạch và do đó được quyền vào lại trong cộng đồng xã hội.
Người mắc bệnh phong cùi là hình ảnh tượng trưng cho tâm hồn tội lỗi, vì tội lỗi cũng chính là thứ phong cùi thiêng liêng, làm cho tâm hồn chúng ta trở nên hôi thối và chết dần chết mòn. Bời đó, với một lòng tin tưởng, chúng ta hãy chạy đến với Chúa Giêsu, để được chữa lành, để được tha thứ, nhờ đó, chúng ta được liên kết với Thiên Chúa và với anh em, sợi dây liên kết này vốn đã đứt đoạn do tội lỗi của chúng ta.
9. Người cùi – ViKiNi
(Trích trong ‘Xây Nhà Trên Đá’ của Lm. Giuse Vũ Khắc Nghiêm)
Trong chuyến đi từ Sàigòn đến Quy Nhơn năm 1960, tôi giữ mãi một kỷ niệm, không phải kỷ niệm thăm bến cảng, tháp chàm Chiêm Thành hay tường thành Đế đô Quang Trung, nhưng là một làng cùi. Đi đầu đoàn là Giám Mục, Linh mục rồi đến chủng sinh, phải vượt qua mấy ngọn đồi hoang vắng mới đến làng cùi. Bước tới cổng làng, mọi người đều xúm quanh một ngôi mộ của một người cùi nổi tiếng: thi sĩ thời danh Hàn Mặc Tử. Một người cùi đã biến những rung cảm trong sầu khổ thành những vần thơ tuyệt diệu, óng mượt như tơ vàng, nhẹ nhàng như hơi thở, run run như giây đàn. Từ cổng làng vào đến trại, ai nấy đều im lặng, một thứ im lặng rờn rợn sởn gai ốc, vì những ý nghĩ đen tối ghê tởm về bệnh cùi đang lởn vởn trong đầu óc.
Họ đó, người cùi đó. Đó là những dì phước mặc áo trắng đi đầu hàng những người cùi ra đón phái đoàn. Họ vui vẻ, tươi cười, không một chút lo ngại, không một chút mặc cảm tủi hổ về thân phận của mình.
Chúng tôi bỡ ngỡ, ngó qua ngó lại. Một đám trẻ cùi đang xích lại gần chúng tôi. Chúng tôi ái ngại nhìn chúng từ đầu đến chân. Con những người cùi đó. Họ ở trong những căn nhà xây nho nhỏ, sạch sẽ dưới những hàng dừa mát rợi. Nhưng tội nghiệp biết bao! Họ cụt tai, rụng mũi, đục mắt, mất răng, xún lợi, hở hàm, trông như những chiếc đầu lâu cải mả. Chân tay họ như không còn ngón nào. Họ bị sống xa xã hội như bị lưu đầy trong hoang địa rừng rú. Chỉ có mươi bà phước đang sống lăn lộn với họ. Đó là nguồn ủi an duy nhất của họ ngoài niềm tin ra.
Lạy Chúa Giêsu, chỉ một mình Người đã thấu nỗi lòng sầu thảm của người cùi. Người đã đến với họ, thương yêu an ủi họ, tiếp đón họ và cứu chữa họ lành mạnh cả thể xác tâm hồn. Người đã quý mến họ hơn tất cả châu báu thế gian … vì họ là quý tử của nước Trời.
Thế gian xưa cũng như nay, Do thái cũng như Hy lạp, phương Đông cũng như phương Tây đều ghê tởm xua đuổi họ. Nhưng chỗ nào có tiền của, có bụi vàng, có địa vị, có thú vui, thế gian xô nhau đến luồn cúi, lăn lộn, đào bới, moi móc đến bỏ mạng. Thế gian quý vật chất hơn quý người.
May thay, Hội thánh Chúa luôn luôn theo chân Đấng Cứu Thế phục vụ con người, dù đó là ai, nghèo đói, bệnh tật, khốn cùng, da vàng hay da đen, tự do hay nô lệ đều được con cái Hội thánh Chúa, như cha Đamiêng, Đức Giám mục Catxe (Cassaigne) đã phục vụ người cùi cho đến hơi thở cuối cùng. Hàng trăm hàng ngàn tu sĩ đã săn sóc người cùi như anh em một nhà.
Còn chúng ta, chúng ta được phúc là những người lành mạnh, được sống chung với gia đình, sống chung với nhau, được tự do đi đây đó, sao không biết cảm tạ Thiên Chúa? Sao không biết sống hòa thuận ấm cúng thương yêu nhau? Sao không biết giúp đỡ nhau, đưa Tin mừng cho những người nghèo khổ, an ủi kẻ đau yếu, tật nguyền?
Xin cho chúng ta biết luôn tạ ơn Chúa trong việc thương giúp những người bé mọn khổ đau.
10. Suy niệm của Lm. Anthony Trung Thành
Bài đọc I và Bài Tin Mừng hôm nay đề cập đến bệnh phong cùi. Vì thế, trong bài suy niệm hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu: Bệnh phong là gì? Số phận người mắc bệnh phong thời Đức Giêsu như thế nào? Chúng ta có mắc chứng bệnh phong không?
1. Bệnh Phong là gì?
Theo bách khoa toàn thư mở (vi.wikipedia.org): Bệnh phong, còn gọi là bệnh hủi hay cùi, do vi khuẩn Hansen gây ra. Da thịt người mắc bệnh thường phát nhọt, lở loét. Khi bị nặng, vết thương lõm vào da thịt. Lông mày rụng, mắt lộ ra, thanh quản bị lở nên giọng nói khàn. Người bệnh cũng không còn cảm giác nóng, lạnh và đau. Tình trạng mất cảm giác xuất hiện ở một vài bộ phận trên cơ thể do dây thần kinh bị nhiễm trùng. Sau đó các bắp thịt tiêu đi, gân cốt co làm hai bàn tay co quắp. Ở mức độ nặng, ngón tay ngón chân rụng dần.
Bệnh phong chỉ lây khi tiếp xúc lâu dài với các thể phong nặng (phong hở) như phong ác tính, phong đang tiến triển, chảy nước mũi nhiều và có tổn thương lở loét ở da, ở bàn tay, bàn chân. Các thể phong nhẹ khác ít có khả nǎng lây hơn nhiều. Tỷ lệ lây giữa vợ chồng chỉ là 2-3%. Bệnh không di truyền và có thể chữa khỏi. Hiện có nhiều loại thuốc điều trị rất có hiệu quả. Trong đó khi dùng thuốc Rifampicine sau 5 ngày sẽ hạn chế khả năng lây lan của vi khuẩn tới 99,9%.
Trên thế giới có khoảng 15 triệu bệnh nhân phong cùi. Riêng ở Việt Nam hiện nay, con số bệnh nhân phong cùi tiềm tàng có từ 120.000 đến 150.000 người. Có 23.371 bệnh nhân đã được chữa lành, 18.000 bệnh nhân còn biểu hiện di chứng, tỷ lệ mắc phải 0,1/10.000 (1/100.000 dân), tổng số làng phong đếm được là 13: Bến Sắn (Bình Dương); Bình Minh (Đồng Nai); Cẩm Thủy (Thanh Hóa); Di Linh (Lâm Đồng); Đắc Kia (Contum); Phú Bình (Thái Nguyên); Phước Tân (Đồng Nai); Quả Cảm (Bắc Ninh); Qui Hòa (Qui Nhơn); Quỳnh Lập (Nghệ An); Sóc Sơn (Hà Nội); Thanh Bình (Tp HCM); Văn Môn (Thái Bình). (Nguồn: vi.wikipedia.org)
2. Thời Đức Giêsu, số phận người mắc bệnh phong như thế nào?
Bài đọc I, trích sách Lêvi, cho chúng ta một số điểm để xác nhận người có thể có dấu hiệu mắc bệnh phong cùi: “Nếu người nào thấy da thịt mình xuất hiện màu sắc khác thường, hoặc mụn nhọt hay những vết bóng láng, đó là dấu bệnh phong cùi, phải đem họ đến tư tế Aaron, hoặc đến một vị nào trong các con trai của ông.” (Lv 13,1-2). Khi những người có dấu hiệu như thế hoặc các dấu hiệu tương tự khác như lác, ung, phỏng, chốc, lang ben, sói đầu (x. Lv 13, 3-43) thì được đưa đến các tư tế và các tư tế có nhiệm vụ khám. Sau khi khám, vị tư tế đó kết luận có phải là mắc bệnh phong cùi hay không. Nếu tư tế kết luận bệnh nhân mắc bệnh phong cùi thì bệnh nhân đó phải chấp nhận những luật lệ sau đây: “Vậy ai mắc bệnh phong cùi, và tư tế ra lệnh phải ở riêng, thì phải mặc áo rách, để đầu trần, lấy áo che miệng và la to rằng mình mắc bệnh truyền nhiễm và ô uế. Bao lâu người đó còn mắc bệnh phong cùi và ô uế, họ phải ở riêng một mình ngoài trại.” (Lv 13, 44-46).
Như vậy, khi xác định là bệnh nhân phong cùi thì người bệnh không những chịu đau đớn về thể xác do bệnh phong cùi gây ra mà họ còn phải chịu muôn vàn đau khổ khác về tinh thần:
Đau khổ thứ nhất là họ phải ở riêng, tức là phải sống cách ly với người thân, với gia đình, với cộng đoàn. Từ nay, họ không được sinh hoạt với gia đình với cộng đoàn, họ không được tham dự các lễ nghi tôn giáo như trước nữa. Sự cách ly này có thể vĩnh viễn cho đến chết. Bởi vì, vào thời Đức Giêsu, bệnh phong cùi thuộc loại bệnh nan y, tức là không có thuốc chữa khỏi. Đó là một đau khổ lớn lao đối với người mắc bệnh phong cùi.
Đau khổ thứ hai là khi đi ra ngoài hay khi gặp người khác họ phải mặc áo rách, để đầu trần, lấy áo che miệng và la to rằng mình bị bệnh truyền nhiễm và ô uế. Làm như thế, để cho người khác biết mà xa tránh họ. Đó là một nỗi tủi nhục và đau khổ đối với họ.
Đau khổ thứ ba là họ mang tiếng bị Chúa phạt. Bởi vì, theo người Do thái, bệnh là do tội, vì tội cho nên Chúa phạt. Người bị bệnh phong cùi là do Chúa phạt. Đây là đau khổ lớn nhất mà người phong cùi phải chịu.
May mắn thay có một số bệnh nhân được Đức Giêsu chữa lành. Chẳng hạn, trường hợp được khỏi bệnh mà Tin mừng hôm nay tường thuật lại hay trường hợp mười người phong cùi được sạch (Lc 17, 11-19). Tuy nhiên, con số được Đức Giêsu chữa khỏi không phải là nhiều so với vô vàn vô số người phải chấp nhận sống chung với bệnh, họ sống mà như đã chết.
3. Chúng ta có mắc bệnh phong cùi không?
Có lẽ ít ai trong chúng ta mắc thứ bệnh phong cùi về thể xác. Hãy tạ ơn Chúa vì hồng ân này. Đồng thời, tùy khả năng và hoàn cảnh cho phép chúng ta cần quan tâm đến những bệnh nhân phong cùi bằng cách: Dành thời gian tới các trung tâm để thăm viếng họ, đóng góp tiền của để giúp đỡ họ.
Tội lỗi cũng là loại bệnh phong cùi thiêng liêng. Ít ai tránh khỏi tội lỗi, nên ít ai tránh khỏi bệnh phong cùi thiêng liêng. Chúng ta mắc bệnh phong cùi thiêng liêng khi chúng ta lỗi luật Chúa, lỗi luật Hội Thánh: Có người mắc bệnh phong cùi do lỗi công bằng, bác ái yêu thương; có người mặc bệnh phong cùi do tham nhũng; có người mắc bệnh phong cùi do ích kỷ; có người mắc bệnh phong cùi do ham mê tửu sắc danh lợi; có người mắc bệnh phong cùi do kỳ thị hận thù; có người mắc bệnh phong cùi do ngoại tình; có người mắc bệnh phong cùi do thiếu sự hiếu thảo với ông bà, cha mẹ…Ngoài ra, chúng ta cũng có thể mắc bệnh phong cùi khi chúng ta tự cách ly mình với anh em, với cộng đoàn, với những người xung quanh: Đó là khi chúng ta sống ích kỷ không quan tâm đến những người xung quanh; đó là khi chúng ta gây chia rẽ, hận thù, làm cho cuộc sống giữa chúng ta và tha nhân bị ngăn cách.
Những thứ bệnh phong cùi thiêng liêng này cũng làm cho chúng ta sống mà như đã chết. Chúng ta bị cách ly với Chúa và cộng đoàn. Nếu không được chữa khỏi, chúng ta sẽ phải cách ly vĩnh viễn với Chúa đời này và đời sau. Vì thế, hãy đến với Đức Giêsu qua bí tích Giao hòa để được chữa khỏi, vì chỉ Ngài mới có thể chữa khỏi bệnh phong cùi thiêng liêng này.
Lạy Chúa Giêsu, xin cứu chữa những nạn nhân bị bệnh phong cùi. Xin cho chúng con thoát khỏi những bệnh phong cùi thiêng liêng. Amen.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam