Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 39

Tổng truy cập: 1376313

CHÚNG TA LÀ NGƯỜI CANH CHỪNG MỘT NGƯỜI KHÁC

Chúng ta là người canh chừng một người khác

(Trích trong ‘Mở Ra Những Kho Tàng’ – Charles E. Miller)

Bộ phận dự báo thời tiết bị buộc phải báo trước những cảnh báo cho mọi người về những hoàn cảnh nguy hiểm có thể xảy ra, ví dụ như bão tố, lụt lội. Những nhân viên trong bộ phận dự báo thời tiết không bị tố cáo bởi bổn phận của họ phải đưa ra những giả định mà dân chúng lại không muốn nghe cảnh báo theo cách đó, hoặc cảnh báo áp đặt trên họ và làm cho họ giận dữ hay mang các tin tức xấu đến làm làm cho dân chúng cảm thấy bất an.

Phụng vụ trong Chúa Nhật này làm cho chúng ta ý thức rằng, chúng ta có trách nhiệm đối với những người khác. Những cơn bão đã nổ lên trong đời sống của nhiều người, những người mà các bạn quen biết và yêu thương. Bộ phận dự báo thời tiết không thể ngăn cản được lũ lụt hay bão tố, nó chỉ có thể đưa ra những lời cảnh báo sớm bao nhiêu có thể, để cho mọi người chuẩn bị đón nhận hay tránh xa tai hoạ. Không giống như những nhân viên dự báo thời tiết, chúng ta có thể thật sự xoay chuyển được những cơn bão cá nhân ra chỗ khác, đặc biệt là khi chúng ta cảnh báo kịp lúc.

Chúng ta phải chấp nhận sự kiện là Thiên Chúa chỉ định chúng ta là người canh chừng người khác như Người đã chỉ định tiên tri Êzêkiel. Chúng ta phải nhận ra rằng món nợ trói buộc chúng ta với tình yêu tha nhân, bao gồm trong việc can đảm cảnh báo cho người khác những nguy hiểm hoặc những tai hoạ sắp xảy ra.

Nhiều thiếu niên đã bực tức với vha mẹ và thầy cô giáo của chúng vì các ngài đã cảnh báo chúng về những điếu thuốc, những chai rượu, say xỉn và chuyện phái tính. Bọn chúng nghĩ rằng mình đã đủ lớn “để thoát ra khỏi vòng kiềm tỏa”, rằng bọn chúng không còn “khờ” đâu. Bọn chúng ước ao được đối xử giống như những người trưởng thành và nói về những chuyện khác. Áp lực trên những người có trách nhệm với lũ trẻ thật lớn lao, nhưng chúng ta chỉ hối tiếc khi chuyện đã xảy ra mà chúng ta không cảnh báo trước.

Những người trưởng thành biết rõ hơn những bạn trẻ, nhưng họ vẫn mắc sai lầm. Thường thường chuyện đó xảy ra khi một cuộc hôn nhân tan vỡ, một người bạn nói: “Tôi chẳng ngạc nhiên chút nào, tôi thấy trước chuyện này sẽ đến thôi”.

Một số người sẽ lắc vai người bạn và hỏi: “Vì sao anh không báo hay nói trước với tôi về chuyện ấy?”

Một người đàn ông hay một phụ nữ mất việc vì ông hay bà ấy quá say xỉn do uống nhiều bia rượu. Đó là điều xảy ra mà không hề bất ngờ, thường thường người ta không chú ý đến vị hôn phu, bạn bè hoặc người cộng tác. Thật là xấu hổ nếu không có người can đảm đứng lên và nói: “Bạn cần sự giúp đỡ. Hãy đến với tôi trong một buổi họp mặt của nhóm AA”.

Dân chúng của những thời đại khác nhau có thể dần dần lạc xa khỏi Giáo Hội. Họ trở nên bất thường trong việc đi tham dự thánh lễ. Chẳng mấy lúc, họ chỉ còn đi hai lễ là Giáng sinh và Phục sinh, rồi sau đó là chẳng đi một lễ nào hết. Họ mất đi cảm thức về sự định hướng và mục đích của đời sống. Có thể là bởi không có người nào nồng nhiệt mời họ lưu lại Giáo Hội, hoặc khẩn nài họ trở lại với việc thực hành đức tin công giáo của họ?

Thật không dễ dàng chút nào khi phải cảnh báo người khác. Họ có thể ra đi và mất luôn. Nhưng giống như tiên tri Êzekiel, chúng ta phải làm một người canh chừng những người khác. Món nợ mà chúng ta nợ trói buộc chúng ta vào tình yêu dành cho người khác, bao gồm việc buộc phải cảnh báo người khác về những nguy hiểm thiêng liêng trong đời sống của họ, hay tha lỗi cho những người không tin chúng ta hay bổn phận của chúng ta. Chúng ta không thể lạm dụng khi cho rằng người hay thắc mắc sẽ không muốn lắng nghe chúng ta, hoặc ông (bà) ấy sẽ bỏ đi và giận dữ, hoặc là vì chúng ta không thích hợp với loại công việc như vậy.

Trong Thánh lễ chúng ta hợp giọng cùng mọi người để cầu nguyện cho tha nhân. Sự cầu nguyện này sẽ dẫn chúng ta tới lẽ phải. Chúng ta biết rằng lẽ phải là chấp nhận trách nhiệm đối với những người khác.


 

34. Dám khiển trách

Tôi biết có ít người có thể thành công làm điều mà Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta: “Nếu anh em ngươi lỗi phạm, hãy đi sửa bảo anh em và chỉ ra lỗi lầm của người đó khi chỉ có mình ngươi với người đó mà thôi”. Chúng ta có nói, phải, chúng ta có nói nhưng nói sau lưng người khác. “Cô bé tóc nâu ấy, bạn có biết không? Nó chẳng đáng thương chút nào cả!” Hoặc chúng ta xem họ có sạn trong đầu, chúng ta la lên, hung dữ, vụng về, Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta khéo léo và đầy yêu thương: “Bạn hãy chỉ cho người đó biết lỗi lầm của họ, nhẹ nhàng khuyên bảo họ khi chỉ có hai người mà thôi. Nếu người đó lắng nghe bạn thì bạn đã chinh phục được người đó rồi”. Chinh phục họ. Để hiểu rõ thiếng này, cần phải nghĩ đến tiếng la lên của người cha có đứa con hoang đàng: “Con ta đã mất và nay đã tìm lại được!”. Khi nói về một tội phạm với những tình cảm này, chúng ta có cơ may chinh phục họ. Chinh phục họ! Chứ không phải giao chiến với họ. Chúng ta thường khiển trách, nhưng có lẽ chúng ta không tin rằng đó là một hành vi Tin Mừng, do đó điều này đòi buộc có một con tim của Tin Mừng.

Cái gì nổi lên trong tim tôi lúc tôi sắp sửa chửi mắng? Người bị chất vấn sẽ nhanh chóng phát hiện ra ý thích dễ sợ đó là làm nhục mà ít người sửa phạt tránh được. Hoặc nêú chúng ta đặt mệnh lệnh và danh dự lên trên tất cả, thì chúng ta khó mà chủ được cơn giận của chúng ta: “Bạn có biết bạn đặt chúng tôi vào hoàn cảnh nào hay không?” Nói chung, họ bất cần: “Đây là vấn đề của tôi!”.

Chúng ta có tìm ra được giọng nói để bảo họ: “Đây cũng là vấn đề của tôi!”. Tôi không thể tỏ ra dửng dưng. Bạn hãy bỏ qua những vụng về của tôi, có điều bạn hãy nghe tôi nói điều tôi âu lo về bạn, tôi yêu thương bạn”.

Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta luôn yêu thương ngay cả khi đó là điều rất khó, nếu không thì “yêu thương” có nghĩa là gì? Chúng ta có lẽ sẽ phải đóng khung những điều rất khó khăn gay go. Tất cả các bậc cha mẹ và những người có trách nhiệm đều nói điều đó. Giờ đây, khi chúng có nguy cơ bị lưu ý, chúng ta băát đầu tấn công: “Bạn rao giảng, nhưng bạn có thực hành đạo đức của bạn hay không?” Hãy thử nói vui (nếu có thể được!): “Bạn có lý, tôi thấy cọng rơm của bạn chứ không phải cái xà nhà của tôi. Nhưng dầu sao thì chúng ta cũng hãy nói về cọng rơm của bạn”. Những lời khiển trách thì khó mà được tiếp nhận và chúng ta cần đến an bình đến nỗi chúng ta sẽ cố gắng tránh né bổn phận khó nhọc này. Ít ra chúng ta không phải là một kẻ hay la rầy bẳm sinh, và thế là ở đây phải xem xét kỹ vấn đề! Thường thì chúng ta cho qua, nhưng ý muốn yên lành bằng bất cứ giá nào chắc chắn không phải theo tinh thần Tin Mừng. Biết bao lần một lời nói thông minh, yên lành và yêu thương đã cứu được một kẻ nào đó? Có chung quanh họ những người bạn là những người thấy rõ ràng và than vãn mà không dám tiến bước: “Phải nói với họ...”. Thế thì bạn hãy nói đi. Bạn hãy để cho Chúa Giêsu thúc đẩy. Đấng đã nói với bạn: “Hãy cố gắng chinh phục”.


 

35. Giáo Hội

 

 

1) Giáo huấn của Giáo Hội

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp cá nhân, người Công giáo không nại đến quyền bính ngay, nhưng haỹ cùng nhau giải quyết công việc, ở đây phải tuyệt đối dè dặt. Tuy nhiên, nếu thấy thực hiện như thế không ích gì, bởi vì vấn đề khá quan trọng, phải tìm đến nhân chứng; nhờ đó, cuộc tranh luận tuy còn tính cách cá nhân, những mỗi bên sẽ có nhiều lý do thuận lợi hơn để xác định lập trường. Tuy vậy, nếu bên nào cố chấp làm cho cuộc tranh luận bế tắc, phải cần đến quyền bính Giáo Hội phân xử. Quyền bính Giáo Hội là toà án luân lý và tôn giáo tối cao, không chịu một kháng án nào nữa: Phán quyết do quyền bính Giáo Hội cũng có giá trị ở dưới thế như ở trên trời. nhưng ngày nay, ta còn có thể chấp nhận giá trị bất khả kháng của phán quyết Giáo Hội nữa không?

Giáo Hội vẫn có chức vụ chính thức và quyền bính đích thực. Giáo Hội có quyền xử án và tuyên án. Ai bất tuân Giáo Hội, không còn là chi thể của Giáo Hội, họ bị coi như lương dân hay một tội nhân công khai. Quả thực, trước hết, Giáo Hội chuyên lo về lãnh vực thiêng liêng, nhưng điều đó không có nghĩa là Giáo Hội chỉ chú trọng đến nội giới, linh ứng, ơn sủng. Giáo Hội còn là một cộng đoàn có quyền lợi, nhiệm vụ và thẩm quyền. Giáo Hội vô thể chế, vô quyền bính, không phải là Giáo Hội Chúa Kitô. Đức Kitô vô cùng sáng suốt đã lưu ý đến những yếu đuối khốn nạn của nhân loại để giúp chúng ta vượt qua, nhờ tinh thần nội tâm biết hoan hỉ dễ dàng tuân phục quyền bính. Khi tình yêu càng mãnh liệt, việc tuân phục càng dễ dàng, và lúc đó, có quyền bính cũng không mấy cần thiết. Nhưng hiện nay, tình yêu chưa ngự trị mọi nơi, nên còn phải lo củng cố quyền bính và công lý. Vậy nên Giáo Hội Đức Kitô mới vừa quan tâm đến tinh thần bên trong và phận vụ bên ngoài.

 

 

2) Cộng đồng cầu nguyện

Giáo Hội không phải chỉ là một tổ chức do quyền bính và những người nắm giữ quyền bính tạo thành, nhưng mỗi lần các tín hữu họp nhau nhân danh Đức Kitô, là một Giáo Hội nhỏ bé hiện hình. Kinh nguyện liên kết nhân loại với nhau và với Đức Kitô, để làm thành một cộng đoàn của Đức Kitô. Ngoài lối cầu nguyện riêng tư trong phòng kín, còn có loại kinh nguyện cộng đoàn có tầm quan trọng và hiệu quả đặc biệt, vì loại kinh nguyện này không những chỉ liên hệ đến các cá nhân, nhưng đến cả cộng đoàn. Đức Kitô ngự giữa các tín hữu đang tụ họp. Đó là Đức Kitô mầu nhiệm, cầu nguyện để bảo đảm lời xin sẽ được chấp nhận. Vậy ngoài yếu tố chế định pháp lý và yếu tố thiêng liêng nội tâm, Giáo Hội còn ẩn chứa yếu tố mầu nhiệm của Đức Kitô. Mầu nhiệm kỳ diệu là chính sự hiện diện huyền nhiệm của Đức Kitô giữa chúng ta. Đó là dữ kiện tiên quyết giúp ta nhìn nhận quyền bính chế định và tuân theo đòi hỏi luân lý siêu nhiên, đồng thời tin tưởng vào lời hứa nhận lời ta cầu nguyện. Giáo Hội không có Đức Kitô chỉ là một tập hợp nhân loại. Đức Kitô không có Giáo Hội chỉ là một cá nhân đơn độc. Đức Kitô và mầu nhiệm Giáo Hội đó là chân lý thấy trong Tin Mừng. Cũng như cành nho kết hợp với đầu mình, người tín hữu phải kết hợp với Đức Kitô. Chỉ khi nào hiểu biết như thế ta mới nắm trọn chân lý.


 

36. Làm đẹp.

 

 

Có một câu chuyện kể với tựa đề ‘Chiếc thùng bị thủng’ như sau: Một người kia có hai chiếc thùng lớn để gánh nước. Một trong hai chiếc thùng ấy bị thủng. Vì thế, khi gánh từ giếng về, nước trong thùng chỉ còn một nửa. Chiếc thùng còn nguyên rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc thùng bị thủng cứ luôn áy náy vì đã không chu toàn nhiệm vụ.

 

 

Một ngày kia, chiếc thùng bị thủng mới thưa với ông chủ: - Tôi thật sự xấu hổ về mình, tôi muốn xin lỗi ông!

 

 

Ông chủ ngạc nhiên hỏi lại:

 

 

- Nhưng ngươi xấu hổ về chuyện gì?

 

 

Chiếc thùng buồn bã trả lời:

 

 

- Chỉ vì cái lỗ thủng trên thân tôi mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức của ông!

 

 

Đến đây thì ông chủ ôn tồn bảo:

 

 

- Không đâu, ngươi cứ yên tâm. Mỗi khi đi từ giếng về nhà, ngươi hãy chú ý nhìn xem những luống hoa bên vệ đường. Quả thật, dọc theo bên đường là những luống hoa thật rực rỡ.

 

 

Chiếc thùng bị thủng cảm thấy vui vẻ hơn được một lúc, nhưng rồi về đến nhà, nó vẫn chỉ còn được một nửa thùng nước. Chiếc thùng lại thấy ân hận:

 

 

- Tôi xin lỗi ông!

 

 

Ông chủ lại hỏi:

 

 

- Ơ hay, thế ngươi không nhận ra rằng hoa chỉ mọc ở bên này đường, phía của ngươi thôi sao? Ta đã biết được cái lỗ thủng của ngươi và ta đã tận dụng nó. Ta đã gieo những hạt giống hoa bên vệ đường phía bên ngươi, và trong những năm qua, chính ngươi không ngờ mình đã tưới cho chúng được tốt tươi. Ta đã hái những đóa hoa để trang hoàng cho căn nhà. Nếu không có ngươi, căn nhà của ta đâu có được tươi mát và duyên dáng như thế này!

 

 

Ông chủ đã sửa chữa khuyết điểm của chiếc thùng bị thủng rất là tế nhị và tài tình. Thay vì đem hàn lại lỗ thủng hoặc bỏ hẳn chiếc thùng đi, ông lại sử dụng nó vào hai nhiệm vụ, vừa gánh nước vừa tưới hoa. Điều này đã khiến nó không còn áy náy, mà trái lại, càng thêm hãnh diện vì đã đem lại lợi ích cho chủ nó.

Bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu cũng dạy chúng ta hãy khéo léo sửa lỗi cho nhau như thế: “Nếu người anh em của ngươi trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó”. Như vậy, đây là một bổn phận, một trách nhiệm trong cộng đoàn. Bổn phận này rất khó làm vì nó gây khó chịu cho người lỗi phạm.

Đức Giêsu đề nghị chúng ta theo tiến trình ba bước. Trước hết hãy sửa lỗi anh em trong chốn riêng tư, kín đáo, để có sự tin trọng họ. Nếu anh em còn cố chấp thì đem theo một hai người có uy tín giúp họ nhận thức rõ về tội của mình. Nếu họ cũng không nghe thì phải trình với vị có trách nhiệm trong Hội thánh để giúp họ có thái độ dứt khoát nhận lỗi sửa mình.

Như thế, tội lỗi nào cũng liên hệ với cộng đoàn, lỗi lầm nào cũng xúc phạm đến Chúa và thiệt hại cho anh em. Nhưng tội lỗi là điều không sao tránh khỏi trong các cộng đoàn, cho dù cộng đoàn ấy là do chính Chúa thiết lập. Giáo Hội thánh thiện, nhưng cũng bao gồm những tội nhân. Vậy việc sửa lỗi trong cộng đoàn là điều phải có, cho dẫu là một việc rất ái ngại, vì nó đụng đến cái thành trì kiên cố nhất của con người, đó là cái tôi đầy kiêu hãnh. Henry Ford có nói: “Đừng chỉ lo tìm lỗi lầm nhưng hãy tìm cách chữa trị”. Vậy phải chữa trị cách nào? Hay nói cách khác, thái độ nào cần phải có khi sửa lỗi cho anh em?

Trước hết, hãy bày tỏ một tâm tình yêu thương họ. Hãy nghĩ rằng đây là công việc giúp đỡ anh em nên tốt hơn: Đừng lên án, chỉ trích gay gắt, nhưng luôn tế nhị dịu dàng. Tán dương ưu điểm của họ, và cho họ thấy việc sửa đổi lỗi lầm cũng dễ dàng thôi.

Thứ đến, hãy kính trọng họ cách chân tình, luôn giữ thể diện cho họ đừng chà đạp lòng tự ái của họ. Vì chính chúng ta cũng không hoàn hảo, cũng tội lỗi yếu đuối như bao người, nên khiêm tốn nhận mình cũng lầm lỗi. Hãy đặt câu hỏi cho họ thấy lỗi của họ, và kiên nhẫn lắng nghe, khích lệ họ sửa đổi.

Cuối cùng, hãy kiên trì cầu nguyện cho họ, nhất là cầu nguyện cùng với cộng đoàn, vì “Nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho”.


 

home Mục lục Lưu trữ