Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 54
Tổng truy cập: 1371767
CON YÊU DẤU
CON YÊU DẤU- Lm. Luy Nguyễn Quang Vinh
Chúng ta không còn ở trong những trang Tin Mừng nói được là “thơ mộng” của thời thơ ấu Chúa Giêsu, vì có những vì sao và tiếng hát các thiên thần. Chúa Giêsu đã chấm dứt 30 năm cuộc sống ẩn dật của Ngài tại Nagiarét. Hôm nay, chúng ta được thấy Ngài xuất hiện trước công chúng trong tư thế sẵn sàng khởi đầu sứ vụ Chúa Cha đã trao cho Ngài.
Cả ba bài đọc của Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa hôm nay đều nhằm giới thiệu với cộng đoàn: Chúa Giêsu chính là Người Con được Chúa Cha quý mến. Bài đọc 1 trình bày Chúa Giêsu là người được Thiên Chúa nâng đỡ, tuyển chọn và quý mến. Trong bài đọc 2, Thánh Phêrô làm chứng Thiên Chúa luôn ở với Ngài và trong bài Tin Mừng, chúng ta được nghe tiếng từ trời phán về Ngài: “Con là con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con”.
Những khẳng định trên đây về Chúa Giêsu lại càng làm cho chúng ta ngỡ ngàng trước việc Ngài để cho ông Gioan làm Phép Rửa cho Ngài tại sông Giođan. Chúa Giêsu chịu Phép Rửa như một người tội lỗi, trong khi Ngài là Người Con yêu dấu của Chúa Cha và chính Ngài cũng có lần tuyên bố: “Ai trong các ông bắt tội lỗi tôi được về tội gì?”… Nhưng Chúa Giêsu lại là Đấng chuộc tội thiên hạ. Gioan Tẩy Giả cũng có lần giới thiệu Ngài là “Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian”. Ngài xóa tội trần gian bằng cách gánh lấy tội trần gian, một cử chỉ mở đầu sứ vụ công khai của Chúa Giêsu, đồng thời cũng là dấu báo hiệu những gì sẽ xảy ra. Có một lần, các con ông Giêbêđê bày tỏ ước vọng với Chúa Giêsu là một người ngồi bên tả, một người ngồi bên hữu của Ngài. Và Chúa Giêsu đã trả lời các ông: “Các ông không ý thức được điều các ông xin. Các ông có thể uống được chén tôi phải uống và chịu thanh tẩy, thứ thanh tẩy tôi phải chịu không?”. Như vậy là còn một cuộc thanh tẩy khác nữa đang chờ đợi Chúa Giêsu. Cuộc thanh tẩy ấy không chỉ còn là bằng nước của sông Giođan và từ tay ông Gioan Tẩy Giả mà là bằng Máu của chính Ngài, được sống lại trong Phục Sinh của Ngài và trở thành người con của Thiên Chúa.
Nếu Đức Kitô đến để thanh tẩy loài người bằng Thánh Thần, thì điều đó đã được thực hiện cho người Kitô hữu trong bí tích Thanh Tẩy. Khi được Rửa Tội, chúng ta cũng được Chúa Cha tấn phong và giới thiệu với thế gian rằng: “Đây là Con Ta rất yêu dấu”. Ơn gọi làm con Thiên Chúa không những không phủ nhận hay loại trừ ơn gọi làm người, nhưng còn giúp chúng ta đảm nhận ơn gọi ấy nữa. Được phúc làm con Thiên Chúa, chúng ta không được đưa ra khỏi thế gian hay được miễn khỏi mọi bổn phận trần thế. Ngược lại, chính trong thế giới và nhân loại này mà chúng ta phải thể hiện ơn gọi làm con Thiên Chúa, chính thế giới và nhân loại này mà chúng ta được tuyển chọn làm con Thiên Chúa.
Nhờ Thánh Thần được ban trong bí tích Thanh Tẩy, mỗi người chúng ta trở nên giống Chúa Kitô, nên một với Ngài và cùng mang trách nhiệm của Ngài. Sứ mạng của Ngài trở thành của chúng ta và công việc của Ngài phải là công việc của mọi Kitô hữu. Nếu Chúa Giêsu đã liên kết với con người tội lỗi, để giải thoát con người khỏi tội lỗi, thì chính người được Rửa Tội vẫn phải tiếp tục sống giữa anh em mình, và không được quên trách nhiệm đấu tranh chống lại tội lỗi và chiến thắng sự dữ. Bí tích Thanh Tẩy không thể chỉ là một nghi lễ lãnh một lần rồi thôi mà phải là chính cuộc sống từ bỏ và đẩy lui mọi tội lỗi. Bản thân người Kitô hữu phải chiến thắng tội lỗi để thực sự là một trong “những kẻ được sáng”, hầu có thể trở thành ánh sáng chiếu soi muôn dân.
Qua Bí tích Thanh Tẩy, chúng ta đã là Kitô hữu và là con Thiên Chúa. Thế nhưng chúng ta còn phải trở thành Kitô hữu, nghĩa là mỗi ngày trong cuộc đời còn phải nên giống Chúa Kitô hơn cho tới khi được đồng hình đồng dạng với Ngài.
Muốn trở thành Kitô hữu như thế, phải tin tưởng và gắn bó với Đức Kitô, luôn sống thân tình với Ngài, lắng nghe và tuân giữ lời Ngài như Chúa Cha đã long trọng và ân cần nhắn nhủ.
Thánh Thần, Đấng đã hiện diện nơi con người Đức Giêsu để biến Đức Giêsu thành Con Chí Ái của Chúa Cha, sẽ hoạt động nơi tâm hồn mỗi người để làm cho mỗi người nên giống Đức Kitô, dạy chúng ta biết thế nào để trở nên Con Thiên Chúa trong Đức Kitô. Nhờ Thánh Thần, lời cầu nguyện của người Kitô hữu trở thành lời kêu lên của người con đối với Cha mình và kết hợp sâu xa với lời cầu nguyện của Đức Giêsu. Nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần, người tín hữu can đảm để tha thứ cho kẻ thù, thích thú khi sống đời yêu thương và phục vụ như Đức Giêsu đã sống.
Thánh Thần được ban cho chúng ta trong Bí tích Thánh Tẩy còn giúp chúng ta trung thành với Đức Kitô, nhất là trong trách nhiệm thiết lập công lý khắp nơi và trở thành ánh sáng muôn dân.
Chúng ta là con Thiên Chúa và muốn luôn làm con Thiên Chúa bằng việc chiến thắng tội lỗi và làm sáng tỏ công lý. Nhưng hoàn cảnh khắc nghiệt về vật chất cũng như tinh thần, có thể sẽ đè bẹp chúng ta, lôi cuốn chúng ta đồng lõa với sự bất công, hoặc có thể làm cho chúng ta nhụt chí, buông xuôi, đầu hàng sự ác.
Lúc đó, chúng ta hãy nhớ rằng, ngay giữa cuộc đời, Đức Giêsu vẫn hiện diện ở đó giống như xưa Ngài đã từng hòa lẫn với giòng người tội lỗi ở bờ sông Giođan. Đức Giêsu hiện diện ở đó để giữa tăm tối của cuộc sống, trời vẫn xé ra, hồng ân Thánh Thần vẫn đổ xuống, và Chúa Cha vẫn vui mừng nói với từng người trong chúng ta như đã nói với Chúa Giêsu rằng:
“Đây là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con”
CHÚA NHẬT LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA-B
CON YÊU DẤU- Lm. Gioan M. Nguyễn Thiên Khải CMC
Mừng lễ Đức Giêsu chịu phép rửa, là chúng ta kết thúc mùa Giáng sinh và mở ra mùa Thường Niên mới trong năm Phụng vụ. Trong mùa Giáng sinh chúng ta chiêm ngắm Chúa Giêsu Hài Nhi nằm trong máng cỏ.
Trong mùa Thường Niên, chúng ta chiêm ngắm cuộc đời hoạt động công khai rao giảng Tin mừng của Đức Giêsu, khởi đi bằng việc chịu phép rửa nơi bờ sông Giođan. Nói đến rửa là chúng ta nghĩ ngay đến nước. Nước là một nhu cầu thiết yếu cho muôn loài thọ sinh.
Lạy Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cầy, lấy đầy bát cơm. Như vậy, nước có khả năng đem lại sự sống và tẩy rửa mọi sự. Trong chiều dài lịch sử cứu độ, Thiên Chúa dùng nước để thanh tẩy những điều xấu xa và đồng thời kiến tạo những gì là mới mẽ.
Chẳng hạn như câu chuyện lụt Đại Hồng Thủy. Khi nhân loại đắm chìm trong đam mê tội lỗi, lúc bấy giờ Chúa cho mưa xuống 40 đêm ngày, Hồng Thủy tiêu diệt tất cả nhân loại tội lỗi đó, chỉ trừ gia đình ông Noe, được Thiên Chúa tuyển chọn.
Khi Gioan Tẩy Giả kêu gọi dân chúng dọn lòng đón Chúa đến, lắng nghe lời ông, họ lũ lượt kéo nhau đến bờ sông Giođan, xin ông làm phép rửa. Mặc dù phép rửa của Gioan chỉ bày tỏ lòng sám hối, chứ không đủ khả năng tha tội. Và đây chính là sự khác biệt giữa phép rửa của Gioan và phép rửa của Đức Giêsu thiết lập. Đức Giêsu tái sinh chúng ta bằng mạch nước từ cạnh sườn Ngài chảy ra và ơn Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta được sạch tội tổ tông và tội mình làm.
Tin mừng thánh Máccô ghi lại, lúc Đức Giêsu từ dòng sông Giođan bước lên, thì trời mở ra và Thánh Thần Chúa ngự xuống trên Ngài dưới hình chim bồ câu. Lúc đó, có tiếng Chúa Cha từ trời phán xuống: “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con”. Tiếng nói ấy không chỉ dành riêng cho Đức Giêsu, mà còn cho tất cả những ai khi lãnh nhận Bí tích thanh tẩy đều được trở nên con cái Thiên Chúa.
Anh chị em thân mến,
Trong kinh Vinh Danh chúng ta vừa hát, chỉ có Chúa là Đấng Thánh, ấy thế mà tại sao Đức Giêsu đến xin Gioan làm phép rửa? Chính lúc đặt câu hỏi như thế, chúng ta mới thấy nổi bật lên Đức Giêsu muốn sống tình liên đới với con người. Có nghĩa là, Ngài muốn đồng cảm với con người, để rồi khi từ dưới dòng sông Giođan bước lên, Ngài muốn nâng chúng ta lên trở thành con cái Thiên Chúa.
Thế thì hôm nay, hành động của một Giêsu hòa mình với dân chúng để lãnh nhận phép rửa. Hành động đó muốn nói với chúng ta rằng: trong cuộc đời, có những lúc chúng ta gặp thất bại, đau khổ, buồn phiền, cách này cách khác, chúng ta hãy tin rằng, trong ánh nhìn đức tin, Đức Giêsu vẫn đồng hành thiêng liêng với chúng ta. Điều quan trọng là chúng ta có nhận ra Chúa đang ở cùng ở với chúng ta không?
Giáo hội đã trải qua hơn 2.000 năm qua, từ thời các Thánh tông đồ cho đến nay, luôn luôn có những người họa lại gương Đức Giêsu, sống tình liên đới đồng cảm với những mảnh đời đau thương dập nát.
Chẳng hạn như: Cha Đamiêng tông đồ người hủi. Thánh Phanxicô Xavie, thánh Gioan Thiên Chúa, thánh Gioan Phaolô II, thánh Têrêsa Calcutta… những vị thánh này đã không ngừng dấn thân vào khắp hang cùng ngõ hẻm, sống chung với mọi thành phần trong xã hội, nhất là những anh chị em nghèo khổ, bất hạnh… bằng đôi tay nâng đỡ, với con tim rộng mở, để xoa dịu và đem lại niềm bình an cho họ.
Mừng Lễ Đức Giêsu chịu phép rửa, chúng ta chung lời tạ ơn Chúa vì hồng ân được rửa tội và sai đi. Như Đức Giêsu được Thiên Chúa Cha xức dầu Thánh Thần và sai đi rao giảng Tin mừng cho kẻ khó nghèo.
Chúng ta cũng vậy thưa anh chị em, chúng ta được rửa tội là để Chúa sai đi sống làm chứng cho Chúa về đạo yêu thương của mình.
Mừng lễ kỷ niệm Đức Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan, xin cho chúng ta được sống xứng đáng là con cái Chúa, khi mà chúng ta biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa. Amen.
CHÚA NHẬT LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA- B
LÒNG KHIÊM NHƯỜNG THẲM SÂU- Lm. Inhaxiô Trần Ngà
Đã là người, ai cũng muốn nâng mình lên, muốn tự khẳng định mình trước mắt người khác.
Cái tôi kiêu căng là một quyền lực vững mạnh đang thống trị nhiều người
Chính cái tôi kiêu căng của Ca-in đã khiến anh giết A-ben vì tưởng rằng Chúa thương A-ben hơn bản thân anh. (St 4, 1-8)
Chính cái tôi kiêu căng của vua Sao-lê đã xui khiến nhà vua tìm cách giết hại Đa-vít chỉ vì Đa-vít được dân chúng ngưỡng mộ hơn cả vua. (I Samuen chương 18)
Chính cái tôi kiêu căng của con người khiến người ta ghen tị với những ai hơn mình, khinh bỉ những ai thua kém mình, oán ghét những ai bất đồng quan điểm với mình, căm hận những ai chỉ lỗi cho mình, nói xấu những ai trổi vượt mình…
Chính cái tôi kiêu căng của con người khiến họ tự làm cho mình nổi bật lên bằng cách dìm người khác xuống.
Và điều tai hại nhất là cái tôi kiêu căng khiến người ta không bao giờ nhận ra lầm lỗi của mình, nên không thể ăn năn sửa lỗi được.
Làm sao huỷ diệt được cái tôi kiêu căng đáng ghét này? Vô cùng khó khăn ! Chỉ có cách tốt nhất là hãy học sống khiêm nhường với Chúa Giê-su.
Chúa Giê-su tự xoá bỏ mình
Chúa Giê-su là Thiên Chúa uy nghi cao cả đầy quyền năng phép tắc, mà không đòi cho được đồng hàng với Thiên Chúa Cha; trái lại, Ngài tự huỷ mình ra không, mang lấy thân phận tôi tớ. Thánh Phao-lô trong thư gửi tín hữu Phi-líp đã hoạ lại chân dung của Ngài như sau:
“Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Ngài lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự ( Philip 2, 6-8).
Ngài là Đấng tạo dựng nên muôn loài muôn vật trong vũ trụ vô biên nầy, lại chấp nhận xoá mình đi, khi hóa thành một bào thai nhỏ bé, nằm trong dạ một trinh nữ miền quê suốt chín tháng mười ngày.
Ngài là Chúa Tể hoàn vũ, bá chủ muôn loài muôn vật và muôn vạn kho báu trong vũ trụ càn khôn, lại xoá mình đi, để trở thành một trẻ sơ sinh nghèo hèn, không có một mái nhà, không giường chiếu và không cả một chiếc nôi cỏn con… đến nỗi phải nằm run rẩy trong máng súc vật lót rơm giữa đêm đen lạnh giá.
Ngài là Đấng nuôi dưỡng chim trời cá nước, ban phát lương thực cho tất cả người thế hưởng dùng, lại hạ mình thấp hèn khi cậy nhờ đến từng giọt sữa của người trần gian để được tăng trưởng từng ngày.
Ngài là Thiên Chúa Ngôi Hai đồng quyền năng phép tắc như Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, có sức mạnh lay chuyển cả vũ trụ càn khôn, có quyền năng dập tắt bão tố… đã hạ mình thấp hèn khi trở thành một trẻ thơ nhỏ nhoi, yếu đuối, phải cậy nhờ đến sự ấp ủ của người mẹ trần gian để tồn tại, phải cậy trông vào sự che chở của người cha nuôi, vốn là một anh thợ nghèo miền quê, mới có thể thoát chết bởi lưỡi gươm oan nghiệt của bạo chúa Hê-rô-đê.
Ngài là Đấng cả vũ trụ càn khôn không chứa nổi, lại xoá mình đi đến độ không có được một chỗ tựa đầu, như lời Ngài nói: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” (Mt 8, 20).
Ngài là Đấng được Gioan Tẩy Giả nhìn nhận là Đấng sẽ làm phép rửa trong Thánh Thần, là vị Ngôn sứ cao cả mà ngay cả bản thân Gioan Tẩy giả, vốn là vị ngôn sứ cao cả bậc nhất, cũng không xứng đáng cởi quai dép cho (Mc 1,7-8), lại tìm đến với Gioan như một người tội lỗi, đứng trà trộn với những người thu thuế, với những kẻ trộm cướp, quân giết người, với những người đàng điếm, những tên côn đồ đạo tặc và với bao nhiêu người tội lỗi khác, chăm chú nghe Gioan rao giảng và chờ đến phiên mình bước xuống dòng sông Gio-đan, nhờ Gioan làm phép rửa cho mình (Mc 1, 7-11).
Và Chúa Giê-su đã đi đến tận cùng của tự hạ, tự huỷ khi Ngài để cho người ta bắt bớ Ngài như một tên gian phi trong đêm tối, để cho người ta phỉ nhổ, đánh đập, xỉ vả tàn tệ, bị điệu ra pháp trường với thập giá đè nặng trên vai và cuối cùng phải chịu chết trần truồng trên thập giá giữa hai tên tử tội khốn cùng nhất và bị mai táng trong mồ. Ngài vốn dĩ là Thiên Chúa toàn năng mà phải chết trần, chết trụi, phải chịu chôn vùi trong lòng đất như thế thì quả là đã hạ mình đến tận đáy rồi.
Nhờ hạ mình xuống tận đáy sâu, nên Ngài xứng đáng là “Con yêu dấu của Chúa Cha”, hằng làm “hài lòng Chúa Cha” trong mọi sự (Mc 1,11) và “Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Ngài và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: “Đức Giê-su Ki-tô là Chúa” (Pl 2, 9-11).
Lạy Chúa Giê-su,
Cuộc đời khiêm hạ thẳm sâu của Chúa là liều thuốc thần diệu chữa trị căn bệnh kiêu căng tự mãn của con người. Xin cho chúng con biết học với Chúa để sống khiêm nhường như Lời Chúa mời gọi: “Hãy học cùng Tôi vì Tôi hiền lành và khiêm nhượng trong lòng” (Mt 11,29). Amen.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam