Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Thống kê truy cập
Đang online: 38
Tổng truy cập: 1373292
Đấng Giầu Lòng Xót Thương
Đấng Giầu Lòng Xót Thương Người xưa nói: “Nhân vô thập toàn”. Đã là người không ai toàn vẹn, dù là vua chúa, quan quyền hay thứ dân. PVLC CN 11C hôm nay cũng nói lên quan điểm đó. Bài đọc I: Đavit là một “vua thánh”, quyền cao chức trọng, nhưng ông đã phạm một thứ tội đáng tử hình. Đó là giết Uria và cướp vợ của ông ta là Bersabe. Bài Tin Mừng, Simon là một bậc vị vọng Do Thái, nhưng cũng không thiếu những lỗi lầm. Và nơi những người thấp cổ bé miệng, vô danh như người phụ nữ trong Tin Mừng cũng có những hành vi xấu đến nỗi ai ai cũng biết bà là người tội lỗi. Thánh Phaolo cũng đã thú nhận: “Sự thiện mà tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác mà tôi không muốn thì tôi lại làm” (Rm.7,19) Trong mật nghị bầu giáo hoàng, khi số phiếu đã đủ, vị hồng y niên trưởng đã hỏi: “Thưa Đức Hồng y, Ngài có sẵn sàng chấp nhận việc anh em bầu chọn Ngài trong cương vị kế nhiệm thánh Phêrô không?”. Đức Phanxicô đã trả lời: “Tôi là một con người tội lỗi, thế nhưng được anh em tín nhiệm, tôi đồng ý”. Kính thưa … Đã là người ai cũng có tội. Đúng vậy, không ai là vô tội. Thánh Gioan tông đồ nói: “Ai bảo mình không có tội là người nói dối.” (1Ga 1,10). Đứng trước sự hiện hữu của tội lỗi, các tôn giáo đều có một con đường để giải thoát cho con người. Với Phật giáo, chọn một con đường giác ngộ, con đường từ bi hỉ xả. Với đạo Lão, chọn con đường vô vi. Với đạo Khổng, chọn thuyết Chính Danh. Còn Kitô giáo chúng ta? Lịch sử Kitô giáo cho thấy những người tội lỗi đã về với Thiên Chúa qua con đường nhận biết và tin tưởng vào tình yêu của Ngài. Những tội nhân nổi tiếng và gương mẫu về lòng sám hối như Phêrô, Maria Madalena, Augustino… Thiên Chúa cứu độ chúng ta không phải bằng một khoản luật hay nhờ một việc làm ngoại thường, nhưng bằng một tình yêu nhưng không. Đó cũng là ý kiến của Đức Giáo Hoàng Phanxicô: “Chúa không cứu chúng ta bằng một sắc lệnh hay lề luật; Chúa cứu chúng ta bằng lòng nhân hậu. Chúa cứu chúng ta bằng cử chỉ yêu thương, Chúa cứu chúng ta bằng mạng sống của Người”[ Bài giảng của Đức Giáo Hoàng Phanxico trong thánh lễ tại nhà trọ Thánh Mattha]. Nhận ra con người yếu đuối tội lỗi là một việc làm thường xuyên của các kitô hữu, nên sau mỗi chục kinh Mân Côi, chúng ta thường cầu xin: “ Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đưa các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn” Nhưng nhận ra mình là con người tội lỗi không là một việc đơn giản, bằng chứng qua câu chuyện của vua Đavit trong bài đọc I. Nhận ra con người mình tội lỗi không chỉ là ngôn ngữ trên cửa miệng, mà là sâu thẳm trong tâm hồn của tất cả những ai đối diện với Thiên Chúa. Để nhận ra con người yếu đuối tội lỗi và quay về với Thiên Chúa, cần phải có 02 bước: biết và cho. 1/ Bước 1: BIẾT CHÚA VÀ BIẾT MÌNH. Khi nói đến Thiên Chúa và con người, khiến ta liên tưởng đến Thiên Chúa thì hoàn hảo, là Đấng tạo thành; còn con người thì bất toàn và là thụ tạo bỡi Thiên Chúa. Nhờ Biết như vậy ta dễ dàng chấp nhận, như Đavit đã xưng thú với Nathan: “ Tôi đã phạm tội” và Ngài đã thú nhận trước nhan Thiên Chúa: “Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu mà xót thương con, sự hải hà xóa tội con đã phạm. Con biết tội con đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm.” ( TV 51,5) Trong bài TM thánh Luca, ta lại bắt gặp một hình ảnh người phụ nữ tội lỗi. Khi chị ta can đảm bước vào nhà của một người đáng kính với nhiều bậc vị vọng hiện diện. Hành động này chị ta cũng tự thú nhận hiện trạng tội lỗi của mình. Nên, khi chấp nhận mình là kẻ có tội trong khiêm hạ là một cách thế để lôi kéo tình thương tha thứ của Thiên Chúa một cách hữu hiệu: “Tội của chị đã được tha rồi.” 2/ Bước 2: CHO Khi biết được Chúa và mình rồi, tiếp đến là cho : “Ai yêu nhiều thì được tha nhiều”. Tiếng Việt thường nói “tội tình”. Vì có tội nên cần tình, và nhờ tình mà sạch tội. (Trầm Thiên Thu). Chị phụ nữ ở nhà ông Simon đã nhận ra lòng thương xót của Thiên Chúa, chị đã hiến dâng cho Ngài những gì quí nhất để tỏ lòng yêu mến. Tóc: Người ta ta thường nói: “Cái răng cái tóc là góc con người”. Với giới phụ nữ được gọi “phe tóc dài”, thế mà chị đã lấy tóc mình mà lau chân Chúa. Môi: Đôi môi là nơi biểu lộ xúc cảm, cũng là nơi trao ban tình cảm, thế mà chị đã đặt nó trên bàn chân của Chúa, Dầu thơm: Dầu thơm, nước hoa một vật quí, thế mà chị đã đổ trên chân Chúa. Chỉ có tình yêu, một tình yêu dạt dào mới có những hành động như thế. Vì yêu mà chị phụ nữ đã trao ban tất cả. Do đó “ Chị đã yêu nhiều nên được thứ tha nhiều”. Không phải Thiên Chúa lấy mức độ lòng mến của ta để ban ơn tha thứ, bỡi vì Thiên Chúa vẫn yêu ta ngay khi ta còn là tội nhân (Rm 5,8). Thiên Chúa tha thứ cho ta, khi ta còn vong ân bội nghĩa. Vì vậy, một khi được tha thứ, ta không thể nào không đáp trả. Người phụ nữ đã khóc, lấy nước mắt mà rửa chân Chúa Giêsu, đã lấy dầu thơm xức chân Chúa. Những cử chỉ biểu lộ lòng mến nồng nàn của chị biểu hiện một thái độ quyết tâm từ nay chị chổi dậy và sống một con người mới. Kính thưa… Trong năm thánh lòng Chúa thương xót, con người nhận ra Thiên Chúa - Đấng giàu lòng thương xót - không phải nán lại trong tội lỗi đã phạm. Khi hướng tới Thiên Chúa, khám phá ra lòng thương xót của Ngài đối với mình, con người sẽ có được sự cảm thông, chia sẻ và yêu thương tha nhân như chính mình. Xin kể một câu chuyện để chúng ta cùng suy nghĩ về lòng thương xót Chúa và những dấu vết tội lỗi con người. Chuyện kể: “Một võ sĩ đã trở lại đạo. Ngày kia, người bạn của anh gặp mặt và hỏi: Tôi nghe nói anh mới tòng giáo, thật tức cười. Võ sĩ nói: Sao lại tức cười, đó là điều tốt mà anh. Người bạn nói thêm: Nếu vậy, liệu anh xóa nổi chân tướng du côn, cao bồi trước chăng? Những vết sẹo trên mặt anh sẽ tố cáo tung tích của anh. Võ sĩ trả lời: Tôi không ngại chi về điều đó. Những vết sẹo kia, nay trở thành cửa sổ cho ơn Chúa chảy vào hồn tôi. Cũng vậy, những tội lỗi của chúng ta đã được tha, tuy còn dấu vết, nhưng là dấu vết của tình thương, lòng thương xót Chúa vậy.” Tác giả bài viết: Lm. Gioakim Huỳnh Công Tân
|
Nguồn : gxta |
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
Nối kết
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam