Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 56
Tổng truy cập: 1372341
ĐI GIEO TIN MỪNG
ĐI GIEO TIN MỪNG- ĐTGM. Jos. Ngô Quang Kiệt
Đoạn Tin Mừng hôm nay tóm tắt một ngày làm việc của Chúa Giêsu. Qua những hoạt động của một ngày làm việc, Chúa Giêsu đưa ra những chỉ dẫn khuôn mẫu cho người đi gieo Tin Mừng.
Chỉ dẫn thứ nhất: Tin Mừng phải được rao giảng. Ngày Sabbát, Chúa Giêsu vào Hội đường, đọc Sách Thánh và giải nghĩa. Việc đọc và diễn giải Lời Chúa là một phần quan trọng của đời sống người môn đệ. Vì Tin Mừng phải được rao giảng. Lời Chúa phải được công bố. Người môn đệ phải say mê rao truyền để cho Lời Chúa trở thành ánh sáng soi đường cho con người, hướng dẫn tư tưởng, lời nói, hoạt động của con người. Chính Lời Chúa hướng dẫn con người đi trên đường Sự Thật để đạt được Sự Sống.
Chỉ dẫn thứ hai: Tin Mừng phải chứng tỏ bằng yêu thương. Lời nói đi đôi với việc làm. Đó chính là yếu tố làm cho lời nói có sức thuyết phục. Chúa Giêsu đã làm chứng về điều đó. Ra khỏi Hội đường, Chúa Giêsu vào nhà ông Simon. Bà nhạc của ông đang bị sốt. Chúa Giêsu đến bên giường, cầm tay bà để chữa bà khỏi bệnh. Thực ra Chúa có quyền năng chỉ cần đứng ngoài cửa phán một lời cũng có thể chữa bệnh cho bà nhạc ông Simon. Hơn nữa ở vào thời phong kiến với quan niệm nam nữ thọ thọ bất thân, việc cầm tay phụ nữ có gây nên dị nghị. Nhưng Chúa Giêsu đã đến tận giường cầm tay bà. Điều này nói lên lòng yêu thương kính trọng. Chúa không chỉ chữa bệnh mà còn muốn bày tỏ tình người, sự quan tâm âu yếm đối với người bệnh và cả sự kính trọng đối với phụ nữ nữa.
Chỉ dẫn thứ ba: Tin Mừng phải đem đến tự do. Mà quỉ luôn muốn giam cầm con người trong vòng nô lệ. Bị ma quỉ trói buộc con người mất hết ý chí, không còn làm được việc lành, chỉ có thể làm theo mệnh lệnh ma quỉ. Tin Mừng của Chúa có sức giải phóng con người. Giải phóng khỏi sự trói buộc của ma quỉ. Giải phóng khỏi những mặc cảm. Giải phóng khỏi những thói tục hủ lậu, những mê tín cấm ky. Nhờ đó con người có thể vươn lên, sống xứng đáng với phẩm giá và có thể làm việc lành phục vụ Nước Chúa. Bà nhạc của Simon là một thí dụ điển hình. Khi được khỏi bệnh, bà liền đi đứng và làm việc phục vụ Chúa.
Chỉ dẫn thứ tư: Tin Mừng phải được kín múc từ cội nguồn Thiên Chúa. Sáng sớm, Chúa Giêsu đến nơi vắng vẻ cầu nguyện. Suốt ngày bận rộn với con người, Chúa Giêsu phải dành buổi sáng sớm để cầu ngyện. Điều đó cho thấy, đối với Chúa, việc cầu nguyện là quan trọng biết bao. Chúa Giêsu cầu nguyện vì yêu mến, khao khát được kết hiệp với Chúa Cha. Chúa Giêsu cầu nguyện để tìm thánh ý Chúa Cha, tìm sự hướng dẫn sáng suốt cho cuộc đời. Vì thế trước khi bắt tay vào làm việc, Chúa cầu nguyện với Đức Chúa Cha để múc lấy nguồn sức mạnh cho hoạt động truyền giáo.
Người môn đệ muốn dẫn thân rao giảng Tin mừng, mở rộng Nước Chúa không thể đi ra ngoài những chỉ dẫn khuôn mẫu của Thày Chí Thánh. Phải biết múc lấy nguồn sức mạnh ở nơi Chúa Cha qua việc cầu nguyện. Coi việc cầu nguyện như cội nguồn của hoạt động, như điểm mấu chốt để đi đến thành công. Chuyên tâm học, đọc, suy gẫm Lời Chúa để có thể thấu hiểu và trình bày cho người khác. Nhất là phải làm chứng cho lời rao giảng bằng chính đời sống yêu thương bác ái. Sự yêu thương kính trọng sẽ đưa con người tới tự do, có thể lam những việc tốt đẹp, góp phần vào việc phục vụ Tin Mừng.
Lạy Chúa là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, xin hưỡng dẫn chúng con đi trên đường của Chúa Amen.
CÂU HỎI GỢI Ý
1- Bạn hãy thử tóm tắt những việc Chúa Giêsu làm trong một ngày.
2- Bạn tha thiết với việc rao giảng Tin Mừng, bạn sẽ làm gì để cho việc rao giảng Tin Mừng có kết quả tốt đẹp?
3- Lời nói phải đi đôi với việc làm. Bạn áp dụng câu nói này thế nào trong đời sống đạo của bạn.
CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN- B
TÔI CÒN RAO GIẢNG TIN MỪNG Ở NHỮNG NƠI KHÁC– Lm. Phêrô Lê Văn Chính
Phải chăng đời là bể khổ như nhiều người vẫn than thở. Kinh nghiệm về cuộc đời đã làm nhiều người trở nên bi quan thất vọng. Kinh nghiệm của ông Gióp là kinh nghiệm tiêu biểu của nhiều người trong nhân loại: cuộc đời trôi qua như chiếu thoi đưa, đồng thời có rất nhiều đau khổ và những vất vả khiến cho con người không nhìn thấy ý nghĩa ở đâu, sự đều đặn vô nghĩa cứ lặp đi lặp lại trong những cực nhọc của công việc hằng ngày làm cho ông chán nản thất vọng và chua chát: “Ngày của tôi qua nhanh như chiếc thoi đưa, nó tàn lụi đi mà không mang lại tia hy vọng nào”. Nhưng trong bài đọc thứ hai, chúng ta lại gặp thấy một kinh nghiệm khác của một con người đầy hy vọng và xác tín bởi vì ông là người tin tưởng vào Chúa Giêsu và dùng cuộc đời của mình để rao giảng Tin mừng về Đức Giêsu Kitô. Thánh Phaolô là một con người say mê Chúa Kitô. Ông nói về việc rao giảng Tin mừng với tất cả lòng say mê yêu mến: Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin mừng. Vì thế, Tin mừng là lý tưởng và công việc của ông. Ông chia sẻ điều thâm tín của mình là vì Tin mừng mà ông tự nguyện trở thành nô lệ cho mọi người để mọi người được nhận lãnh Tin mừng vì chính khi rao giảng Tin mừng thì ông được thông phần vào lợi ích của Tin mừng.
Quả thật, Đức Giêsu Kitô và Tin mừng của người là niềm hy vọng và ý nghĩa của đời sống chúng ta. Đời sống chúng ta trở nên thực sự có ý nghĩa nhờ Chúa Giêsu Kitô và Tin mừng của người. Bài Tin mừng hôm nay mô tả những hoạt động của Đức Giêsu khởi đầu công việc rao giảng. Chính Chúa Giêsu đem lại hy vọng và sức sống cho con người qua những công việc và lời rao giảng của người. Chúng ta được mời gọi, cùng với các thế hệ Kitô hữu nhìn ngắm Chúa Giêsu và những công việc người làm, chúng ta sẽ tìm gặp được hy vọng và ý nghĩa cho đời sống của mình. Những công việc của Chúa Giêsu cứu chữa chúng ta khỏi quyền lực của ma quỉ và tội lỗi đang vây bọc con người trong sự chết. Thánh Máccô tường thuật câu chuyện diễn ra ở nhà của Phêrô trong bầu khí gia đình thân mật, người ta báo cho Chúa Giêsu biết mẹ vợ của Simon đang bị cảm sốt nằm trong giường, người đến cầm tay nâng bà dậy, và bà liền khỏi cảm sốt và đi lại phục vụ tiếp đãi các ngài. Câu chuyện được thuật lại hết sức đơn giản khiến chúng ta dường như không đọc thấy ý nghĩa cứu độ gì trong công việc Chúa Giêsu vừa làm cho bà: bà đang nằm trong giường vì bị cảm sốt, người cầm tay đỡ bà dậy, và bà đứng dậy đi lại phục vụ các ngài. Không có khía cạnh kỳ diệu nào cả. Thực ra, để hiểu tầm vóc của phép lạ này, chúng ta cần hiểu rằng đối với người xưa, bệnh tật được xem là dấu chỉ của tội lỗi. Hơn nữa, vào thời Chúa Giêsu, người ta còn qui cho ma quỉ là nguyện nhân của cơn bệnh cảm sốt này. Vì thế, khi tác giả Máccô tường thuật lại câu chuyện này, ông muốn nói rằng Chúa Giêsu có quyền năng chiến thắng những sức mạnh của sự dữ và sự chết và người là Đấng Cứu thế hiện diện và thực hiện những dấu chỉ biểu lộ Nước Thiên Chúa đang đến.
Câu chuyện còn tường thuật sau đó dân chúng kéo đến với người tại nhà của Phêrô vào lúc mặt trời lặn với nhiều người bệnh tật và bị quỉ ám, ngay cả nói đến cả thành Capharnaum và người chữa mọi thứ bệnh tật và xua trừ ma quỉ. Dân chúng nhận thấy người đã làm được những điều lạ lùng và người ta tuôn đến với người. Phần Chúa Giêsu, người chữa lành mọi bệnh tật trong dân chúng và xua trừ ma quỉ. Thế nhưng, người ngăn cấm không cho ma quỉ nói người là ai. Thái độ của Chúa Giêsu có phần khó hiểu. Tại sao người không muốn ma quỉ nói người là ai. Điều chúng ta tạm có thể nhận thấy là Chúa Giêsu đã làm nhiều phép lạ để chữa lành mọi người bệnh, đồng thời người cũng quan tâm rao giảng Tin mừng cho mọi người, người không chỉ là một thầy thuốc chữa bệnh cao tay và dân chúng chỉ đến để được chữa lành bệnh tật rồi thôi. Các việc chữa lành của người làm là những dấu chỉ của Tin mừng nước Trời mà người rao giảng. Vì thế, Người muốn rằng khi mọi người đón nhận được việc chữa lành bệnh tật và xua trừ ma quỉ, người ta hãy đón nhận Tin mừng Nước Trời. Đón nhận được việc chữa lành bệnh tật chỉ là bước đầu, còn phải tiến đến bước quyết định thứ hai là tin vào Người và đón nhận Tin mừng với sức mạnh chữa lành của Nước Trời đang hiện diện.
Bài Tin mừng còn tường thuật ngày hôm sau, từ tờ mờ sáng, người đã trỗi dậy và đi đến nơi hoang địa để cầu nguyện. Simon và các môn đệ đi tìm người và báo cho người biết dân chúng lại đi tìm người như ngày hôm trước, nhưng Chúa Giêsu nói với các ông: “chúng ta hãy đi nơi khác, đến những làng lân cận để ta còn rao giảng Tin mừng ở những nơi đó”. Có lẽ Simon và các môn đệ chưa cảm thấy tính chất hàm hồ của thái độ tìm kiếm Chúa Giêsu của dân chúng. Dân chúng say mê tìm kiếm người không phải vì lời Tin mừng người rao giảng mà là vì được chữa lành. Thái độ xôn xao vì phép lạ của dân chúng có thể dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm về an ninh chính trị. Chúa Giêsu đã nhạy bén cảm nghiệm điều này và nhắc nhở các môn đệ tránh mọi giải thích sai lầm về vai trò của người. Vì thế người nhắc các ông phải đi nơi khác. Chúa Giêsu đã chọn thái độ của một người rao giảng lưu động rày đây mai đó. Người không muốn dừng lại cố định ở một nơi nào và nhất là không phải chỉ là người chữa lành các bệnh tật mà người còn phải rao giảng Tin mừng Nước Thiên Chúa cho mọi người để cho những ai tin thì đón nhận được Nước Trời người ban tặng. Thái độ của Chúa Giêsu rất dứt khoát và rõ ràng. Vì thế mà bài Tin mừng viết rằng sau đó người đi khắp miền Galilê để rao giảng. Thành Capharnaum là nơi rao giảng ban đầu hay là điểm tựa của việc rao giảng, người còn đi những nơi khác nữa để rao giảng Tin mừng, thực hiện một sứ vụ lưu hành không cố định ở một nơi nào nhưng là đến khắp nơi trong miền Galilê là tỉnh phía bắc của xứ Palestine là nơi biên giới không xác định rõ, tiếp giáp với những xứ dân ngoại chung quanh. Đây là một nơi thực lý tưởng cho công việc rao giảng Nước Thiên Chúa khai mở tới mọi người.
Trái với những tâm tình bi lụy của Gióp, Chúa Giêsu không bao giờ đánh mất định hướng quan trọng của cuộc đời và sứ vụ của mình. Người xác định là đến để rao giảng Tin mừng cứu độ cho mọi người. Sứ vụ của người nhằm giúp cho mọi người biết vượt lên trên những lo lắng tức thời của đời sống hằng ngày để đón nhận Sự Sống sung mãn hơn là Nước Trời mà người đến để ban tặng. Phép lạ chữa lành chỉ là dấu chỉ để kêu gọi dân chúng biết khởi đầu tương quan mới mẻ với Thiên Chúa. Như dân chúng trong những tường thuật Tin mừng đến với Chúa Giêsu để được chữa lành, chúng ta cũng đến với người để được chữa lành khỏi mọi bệnh tật. Nhưng quan trọng hơn nữa, chúng ta còn được mời gọi vượt lên trên những nhu cầu thông thường để đón nhận những gì mà Chúa Giêsu thực sự ban tặng là Nước Trời và ơn cứu độ. Lời chữa lành và cứu độ của Chúa Giêsu vẫn vang lên mời gọi, nhưng lời này không nhứt thiết làm cho chúng ta ngay tức khắc hết mọi thứ đau khổ hay buồn phiền. Cuộc đời con người, như cảm nghiệm của Gióp, vẫn đầy những đau khổ và chán nản thất vọng, dầu vậy, đời sống mới và hy vọng của Tin mừng Nước Thiên Chúa mà Chúa Giêsu mang tới cho chúng ta bảo đảm ban tặng cho chúng ta sức mạnh để đón nhận những đau khổ của đời người cách vững vàng xác tín. Chúa Giêsu vẫn luôn xác định với chúng ta là thập giá là phần mà mỗi người sẽ phải vác trong cuộc đời của mình, thế nhưng từ nay, thập giá sẽ được biến đổi cách diệu kỳ để trở nên con đường dẫn tới sự sống mới vô tận cùng với Thiên Chúa trong hạnh phúc Nước Trời.
CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN-B
GIẢI PHÓNG ĐAU KHỔ- Lm. Giuse Vũ Khắc Nghiêm
Ông Gióp kêu rên thảm thiết: “Cuộc sống con người là một khổ dịch… Là chuỗi ngày làm thuê… Số phận tôi là những đêm đau khổ… ngay từ chiều tối, tôi trằn trọc đến hừng đông”.
Lời than thở đó diễn tả đủ loại đau khổ chồng chất trên đời người: Đau khổ thể chất thì ít, đau khổ tinh thần thì quá nhiều.
Cuộc sống thể chất là “một khổ dịch”. Khổ dịch vì bao nhiêu công việc nặng nhọc. Con người sống như nô lệ, không còn thời giờ hóng mát. Mệt mỏi về làm lụng, mệt mỏi về ăn uống, mệt mỏi về chơi bời giải trí! Còn biết bao nhiêu khổ dịch của bệnh tật, già cỗi, nghèo đói, loạn lạc, chiến tranh, thiên tai luôn vùi dập con người.
Đau khổ thể chất còn đổ lỗi cho trời đất. Những đau khổ tinh thần ghê sợ gấp bội, lại do chính con người gây ra. Đó là những đau khổ tâm lý, đau khổ đạo đức, đau khổ siêu hình (siêu nhiên).
Đau khổ tâm lý là những mặc cảm về “cuộc sống chỉ là chuỗi ngày làm thuê”, mặc cảm về thân phận hèn hạ tôi đòi, ở đậu. Không đâu là nhà, luôn luôn bị trôi dạt, bị chao đảo, bị o ép, nên dễ bất mãn, chống đối người khác, chống đối xã hội, chống đối Thiên Chúa, cuộc sống đầy những tâm trạng nổi loạn, ghen ghét, hận thù, phản bội, chứng tỏ một tâm lý ấu trĩ, tự ti mặc cảm, thiếu tự tin, tự chủ, cái đau khổ của Ađam Evà thân phận bùn đất nhưng lại muốn bằng Thiên Chúa, thân phận là con ếch dưới đáy giếng lại đòi bằng con bò để căng da phình bụng nổ tan bành mà chết, như trong ngụ ngôn của Lafontaine. Chừng nào ta thấy được vinh phúc Thiên Chúa đã ban cho mình từ bùn đất nên con người và từ con người nên con Thiên Chúa, ta mới được hạnh phúc thật.
Đau khổ đạo đức: “Ngay từ chiều tối, tôi trằn trọc đến hừng đông”. Con người bối rối âu lo, bị ray rứt về những dục vọng đen tối. Những đam mê sai trái, những dằn vặt ấy đã làm thánh Phaolô phải kêu lên: “Điều tôi không muốn, tôi lại làm!”. Bao nhiêu thiếu sót, bê trễ bổn phận cũng là những tác nhân gây ra đau khổ: “Khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin mừng”. “Nỗi ray rứt hàng ngày của tôi là mối bận tâm lo cho tất cả các Hội thánh” (2Cr. 11, 28). Sau cùng, thứ đau khổ cùng cực nhất của con người là thấy “số phận của tôi là những đêm tối đau khổ”, đêm tối là số phận tôi, không ánh sáng, không tương lai, không hy vọng. Tất cả gia tài, sự nghiệp ky cóp, bon chen, giành giựt, chèn ép, chạy chọt như con thoi, đều tan ra như mây khói: “Đời con chỉ là một hơi thở”, một cái thở hắt ra là chấm dứt cuộc đời, con người câm lặng nhắm mắt lìa đời. Thật ghê sợ, rợn rùng “Mắt con sẽ không được thấy hạnh phúc bao giờ”. Đó là thứ đau khổ siêu hình, thứ đau khổ về hư vô. Thứ đau khổ mất niềm tin vào Thiên Chúa hằng sống, mất hy vọng vào Đấng Cứu Độ đời đời.
Ai ai có thể cứu chữa tôi thoát khỏi những thứ đau khổ này? Tất cả nhân loại đều bó tay, chỉ còn có Đức Giêsu thôi. Chính vì để giải phóng đau khổ này, Đức Giêsu đã đến trần gian. Người đến để chữa lành đau khổ thể xác và tinh thần. Cụ thể, hôm nay, Đức Giêsu đến nhà hai ông Simon và Anrê. Họ liền nói cho Người biết bà nhạc mẫu của ông Simon đang đau liệt. Đức Giêsu đến gần, cầm tay nâng bà dậy. Bà liền hết sốt. Một cử chỉ thân tình xoa dịu mọi lo âu thống khổ của gia đình. Người đến làm cho cảnh gia đình sầu khổ được sống lại hân hoan.
Cơm chiều đã dọn sẵn, chỉ vài món ăn thanh đạm, nhưng vị thượng khách chẳng kể chi. Cùng ngồi quây quần với mọi người, Người thanh thoát niềm nở kể chuyện. Câu chuyện trong sáng, giản dị. Mọi người đón nghe Tin mừng chan chứa niềm vui và hy vọng vào tương lai vinh phúc bất diệt của con người. Mọi xao xuyến, sầu khổ biến tan. Những nụ cười tươi nở, những ánh mắt sáng lên. Họ nhìn Người xiết bao trìu mến và đầy tin tưởng. Hoàng hôn buông xuống, chấm dứt ngày nghỉ lễ Sabbat, cả thành ùn ùn kéo đến nhà ông Simon. Ông mở rộng cửa, dọn dẹp sân vườn đón tiếp bà con xa gần. Simon mở cửa nhà càng rộng, Đức Giêsu càng giang rộng đôi cánh tay âu yếm, thương mến đón tiếp mọi hạng người: nghèo hèn, sang giàu, đau khổ, bệnh tật, đủ loại quỷ ám và tội lỗi. Nhà Simon thành đại gia đình tình thương của Chúa. Suốt tối hôm đó, Người chữa lành mọi vết thương tâm hồn và thể xác. Người luôn tay chúc phúc cho tất cả toàn dân. Trời về đêm cũng không cản nổi giòng thác người sầu khổ tuôn đến với Người. Người không biết mệt, tay vẫn giơ lên chạm đến từng người, miệng luôn đọc lời chúc lành bình an. Trái tim Người rung động cảm thương dân chúng vô biên, không gì có thể làm tê liệt được, như lời tiên tri Isaia đã loan báo: “Người coi bệnh hoạn của chúng ta như của riêng Người. Người mang hết mọi tai ương của chúng ta” (53, 4).
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã gánh lấy mọi khổ dịch của loài người và đưa Tin mừng nước Trời cho khắp mọi nơi, từ thánh đường đến gia đình, từ thành phố đến mọi nẻo đường xã ấp. Xin cho muôn dân mau mau đến xum họp chung quanh Chúa đoàn tụ thành đại gia đình tình thương vinh phúc của Chúa. Amen.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam