Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 29
Tổng truy cập: 1367735
Diện Kiến Chúa Phục Sinh
Cập nhật : 04-04-2013 |
Diện Kiến Chúa Phục Sinh
Thường trong các bài giảng và các bài giáo lý về biến cố Chúa Phục Sinh, chúng ta được nghe các Cha cũng như các Thầy dạy giáo lý đề cập đến tính cách biện giáo ( apologetica) của biến cố: các vị dùng các lý luận hữu lý để chứng tỏ rằng việc bà Maria Magdala khám phá ra ngôi mộ trống, tảng đá lấp mộ bị lật tung ra bên ngoài, không phải là lý lẽ có tính cách thuyết phục cho việc xác Chúa Giêsu bị đánh cắp như bà Maria Magdala hô hoán: - " Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu (Jn 20, 2). Các vị có lý lẽ chính đáng để nhấn mạnh, dạy chúng ta tính cách biện giáo của biến cố Chúa Phục Sinh.
Nhưng đó không phải là mục đích của các tác giả Phúc Âm tường thuật lại cho chúng ta diển biến của biến cố, nhứt là đoạn Phúc Âm Thánh Gioan mà chúng ta có dịp suy niệm trong Thánh Lễ hôm nay ( Jn 20, 19-31).
Với một ít dòng ngắn ngủi của Phúc Âm hôm nay, Thánh Gioan tóm lược một cách tài tình những gì Chúa Giêsu đã hứa trong Phúc Âm và đặt nền tảng Phục Sinh cho các buổi họp mặt Phụng Tự của Cồng Đồng Dân Chúa. I - Tổng kết những gì Chúa Giêsu đã hứa trong Phúc Âm. Sau cuộc gặp gở lần thứ nhứt giữa Chúa Giêsu Phục Sinh và bà Maria Magdala, tin theo lời tuyên bố của bà: - " Tôi đã thấy Chúa", và bà kể lại những gì Người đã nói với bà " ( Jn 20, 18), các Môn Đệ tựu họp lại trong hy vọng, mà cũng lo âu, sợ hãi hối hận vì cách hành xử của mình, đã bỏ rơi và chối Chúa Giêsu, trong những giờ phút khỗ nạn của Người: - " Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhứt trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín vì các ông sợ người Do Thái " ( Jn 20, 19). Tâm trạng trên của các Môn Đệ một phần nào cũng được Thánh Toma diễn tả qua thái độ ngờ vực của Ngài: - " Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin" ( Jn 20, 25). Giữa lúc tâm trạng phập phồng, lo âu, bán tính bán nghi đó, Chúa Giêsu Phục Sinh hiện đến với các Môn Đệ lần thứ nhứt: - " Chúa Giêsu đến, đúng giữa các ông và phán: " Bình an cho anh em! ". Nói xong Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các Môn Đệ vui mừng vì được thấy Chúa ( Jn 20, 19-20). Sau đó Chúa Giêsu giao cho các Ngài sứ mạng truyền giáo, bằng cách thổi hơi, ban Chúa Thánh Thần và ban quyền tha tội: - " Người lại phán với các ông: Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em. Nói xong Người thổi hơi vào các ông và phán: Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha, anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ" ( Jn 20, 21-23). A ) Tâm trạng phập phồng, sợ hải, bán tín bán nghi đó của các Môn Đệ, " nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái ", Thánh Gioan đã nhiều lần đề cập đến: - " Dân chúng bàn tán nhiều về Người. Kẻ thì bảo: đó là người tốt. Kẻ thì nói: không, ông ta mê hoặc dân chúng. Nhưng không ai dám công khai nói về Người, vì sợ người Do Thái " (Jn 7, 13). - Tuy nhiên, ngay cả trong giới lãnh đạo Do Thái cũng có nhiều người đã tin vào Chúa Giêsu. Nhưng họ không dám xưng ra, - " vì sợ bị nhóm Pharisêu khai trừ ra khỏi hội đường " (Jn 12, 42). - " Sau đó ông Giuse, người Arimatea, xin Pilato cho phép hạ thi hài Chúa Giêsu xuống. Ông Giuse nầy là một Môn Đệ theo Chúa Giêsu, nhưng cách kín đáo, vì sợ người Do Thái ( Jn 19, 38). Đứng trước tâm trạng sợ hãi, bán tín bán nghi, nhưng cũng hy vọng do lời nói của vị " Nữ Môn Đệ của các Môn Đệ ( Apostola Apostolorum) Maria Magdala vừa kể, Chúa Giêsu hiện đến: - " Chúa Giêsu đến, đứng giữa các ông và phán: Bình an cho anh em " ( Jn 20, 19). Lời chào bình an của Chúa Giêsu Phục Sinh được Thánh Gioan tường thuật lại, liên tưởng đến những gì Chúa Giêsu đã nói với các Môn Đệ trong những lần tuyên bố giã từ, được Phúc Âm của ngài ghi lại ( Jn 13-17). Hy vọng bình an của Chúa Giêsu để lại cho các Môn Đệ, khác với quan niệm bình an của thế gian: - " Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban bình an của Thầy, không như bình an của thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi" (Jn 14, 27). Chúa Giêsu đem bình an và niềm vui đến cho các Môn Đệ để các Ngài vượt thắng phiền muộn và các cơn bách hại: - " Thầy nói với anh em điều nầy, để trong Thầy, anh em được bình an. Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian " ( Jn 16, 33). Không những hứa ban bình an, Chúa Giêsu còn hứa với các Môn Đệ Ngài sẽ vắng mặt xa các Vị, nhưng không lâu sau, các Vị sẽ được thấy Ngài và Ngài sẽ sống thân thiết với các Vị: -" Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy sẽ trở lại cùng anh em. Chẳng bao lâu nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần anh em, anh em sẽ được thấy Thầy, vì Thầy sống và anh em cũng sẽ được sống. Ngày đó anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy và Thầy ở trong anh em " ( Jn 14, 18-20 ). - " Anh em cũng vậy, bây giờ anh em lo buồn, nhưng Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng, và niềm vui của anh em không ai lấy mất được Thật, Thầy bảo thật anh em: anh em xin Chúa Cha điều gì, thì Người sẽ ban cho anh em nhân danh Thầy. Cứ xin đi, anh em sẽ được, để niềm vui của anh em được trọn vẹn " ( Jn 16, 22-24). Chúa Giêsu hứa sẽ trở lại với các Môn Đệ và đem niềm vui đến cho các Vị, ban cho các Vị Chúa Thánh Linh; nâng đỡ các Vị trong sứ mạng nhân chứng và truyền giáo trên thế gian: - " Thầy sẽ xin Chúa Cha và Ngài sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác, đến ở với anh em luôn mãi. Đó là Thánh Thần sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng nhận biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em" ( Jn 14, 16-17). - " Khi Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha, Người là Thánh thần sự thật, phát xuất từ Chúa Cha. Người sẽ làm chứng về Thầy. Cả anh em nữa, anh em cũng làm chứng về Thầy, vì anh em ở với Thầy ngay từ đầu " ( Jn 15, 16.27). Chúa Thánh Linh đến sẽ dạy các Môn Đệ những gì các Vị chưa hiểu hết hay những gì Chúa Giêsu chưa nói hết cho các Vị: - " Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nỗi. Khi nào Thánh Thần sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì. Nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến. Người sẽ tôn vinh Thầy, vì sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em. Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy. Vì thế, Thầy đã nói: Người lấy những gì của Thầy mà báo cho anh em " ( Jn 16, 12-15). Và sau cùng Chúa Giêsu cầu nguyện cùng Chúa Cha để các Môn Đệ Ngài luôn luôn sống khắng khít với Ngài: - " Lạy Cha, Con muốn rằng Con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho Con cũng ở đó với Con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của Con, vinh quang mà Cha đã ban cho Con, vì Cha đã yêu thương Con trước khi thế gian được tạo thành " ( Jn 17, 24). B - Và sau khi chúc bình an cho các Môn Đệ, Chúa Giêsu cho các Vị xem hai bàn tay bị đóng đinh và cạnh sườn bị lưỡi đòng đâm thâu: - " Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa " ( Jn 20, 20). Cho các Môn Đệ xem tay bị đóng đinh và cạnh sườn bị đâm thâu, Chúa Giêsu muốn chứng thật cho các Môn Đệ là chính Ngài đã bị đóng đinh, đâm thâu và chịu chết trước đó: - " Khi đến gần Chúa Giêsu, thấy Ngài đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì máu cùng nước chảy ra " ( Jn 19, 33-34). Cử chỉ của Chúa Giêsu cũng nói lên gợi cho các Môn Đệ nhớ lại nhiều lời các tiên tri đã nói về Người, nhắc lại cho các Vị nhớ những gì Người đã nói khi đề cập đến việc phá Đền Thờ: - " Nhưng Đền Thờ Chúa Giêsu muốn nói ở đây, chính là thân thể Người. Vậy khi Người từ cỏi chết trổi dậy, các Môn Đệ nhớ lại Người đã nói điều đó. Họ tin vào Thánh Kinh và lời Chúa Giêsu đã phán " ( Jn 2, 21-22). a) Cử chỉ cho xem tay và cạnh sườn cũng nhắc cho các Môn Đệ nhớ lại lời đòi hỏi các dấu lạ để chứng minh của các con buôn, khi Ngài xua đuổi họ khỏi Đền Thờ: - " Ông lấy dấu nào chứng tỏ cho chúng tôi ông có quyền làm như thế? Chúa Giêsu đáp: Các ông cứ phá Đền Thờ nầy đi, nội ba ngày Ta sẽ xây lại " ( Jn 1, 18). Và cho xem cạnh sườn, nơi “ máu cùng nước hảy ra” ( Jn 19, 34), Chúa Giêsu muốn tỏ cho các Môn Đệ biết phẩm chất của cái chết hiến tế ,cứu rỗi và ban ân phúc của Người cho tất cả chúng ta. Máu đổ ra để diễn tả cái chết hiến tế và cứu rỗi. Nước, tượng trưng sự thanh tẩy tội lỗi và nguồn mạch sự sống, hình ảnh của Chúa Thánh Thần mà qua sự hy sinh của Ngài, Chúa Giêsu đem đến cho chúng ta: - " Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần " ( Mc 1, 8). - " Ông Gioan nói: Tôi đây làm phép rửa trong nước. Nhưng có một Đấng giữa các ông , mà các ông không biết. Người đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người Tôi không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước bảo tôi: Ngươi thấy Thánh Thần xuống và ngự trên ai, thì Người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần. Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn " ( Jn 1, 16-27. 33-34). Còn nữa, trong ngày bế mạc tuần lễ Lều, Chúa Giêsu cũng đề cập đến Nguời là nguồn mạch nước hằng sống, liên tưởng đến Chúa Thánh Thần sẽ được ban tặng cho những ai tin vào Người: - " Hôm ấy, ngày bế mạc tuần lễ Lều, và là ngày lễ trọng nhứt. Chúa Giêsu đứng trong Đền Thờ và lớn tiếng phán rằng: ai khát hãy đến với Ta; ai tin vào Ta, hãy đến mà uống! Như Kinh Thánh đã nói: "Từ lòng Người sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống ". Chúa Giêsu muốn nói về Chúa Thánh Thần mà những kẻ tin vào Người sẽ được lãnh nhận. Thật vậy, bây giờ họ chưa nhận được Chúa Thánh Thần, vì Chúa Giêsu chưa được tôn vinh ( Jn 7, 37-39 ). b ) Ngoài ra đưa cho các Môn Đệ xem tay bị đóng đinh, hiện giờ hai bàn tay ấy là của Người với mọi quyền lực để hướng dẫn, chăn dắt những ai tin vào Ngưòi, những bước đi chắc chắn đến hạnh phúc: - " Chiên của Ta thì nghe tiếng Ta. Ta biết chúng và chúng theo Ta. Ta ban cho chúng sự sống đời đời, không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay Ta. Cha Ta, Đấng đã ban chúng cho Ta, thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Cha Ta. Ta và Cha Ta là một » ( 7, 27-30 ). Ngoài ra hình ảnh trong Thánh Kinh, bàn tay theo quan niệm phổ quát là hình ảnh tượng trưng cho uy quyền và tự do, được Chúa Giêsu dùng để nói lên tình thương của Thiên Chúa đối với chúng ta: dưới bàn tay Người, Chúa che chở, nâng niu con người. Tình thương là nguyên lý nền tảng năng động trong sứ mạng cứu rỗi và mạc khải của Thiên Chúa cho nhân loại : - « Chúa Cha đã yêu thương Con của Người và đã giao mọi sự trong tay Người. Ai tin vào người Con thì được sự sống đời đời, còn kẻ nào không chịu tin vào người Con, thì không được sự sống, nhưng cơn thịnh nộ Thiên Chúa sẽ đè nặng trên người ấy » ( Jn 3, 25-26). - « Chúa Giêsu biết rằng : Chúa Cha đã giao phó mọi sự trong tay Người, Người bởi Thiên Chúa mà đến, và sắp trở về cùng Thiên Chúa » ( Jn 13, 3). Nói tóm lại, chỉ qua một ít câu văn vắn tắt - « Chúa Giêsu đến, đứng ở giữa các ông và phán : Bình an cho anh em. Nói xong Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người lại nói với các ông : Bình an cho anh em ! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em. Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và phán: Anh em hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần » ( Jn 20, 19.21-22), Thánh Gioan đã tóm kết một cách tài tình những gì Chúa Giêsu đã dạy và đã hứa với các Môn Đệ trong cả sách Phúc Âm. Hay nói đúng hơn, Chúa Giêsu Phục Sinh đã thực hiện cho các Môn Đệ những gì Người đã hứa với các Vị. Như vậy, biến cố Phục Sinh là biến cố Chúa Giêsu thực hiện nơi các Môn Đệ những gì Người đã hứa trong suốt cuộc sống trần thế của Ngài. Cộng Đồng Giáo Hội của chúng ta là Cộng Đồng Phục Sinh nối dài của các Môn Đệ, đã được Chúa Giêsu thực hiện và ban cho những gì Người đã hứa. Và hiểu được như vậy, chúng ta hiểu tại sao sau biến cố Phục Sinh, các môn đệ không còn e dè, « nơi các môn đệ ở các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái » nữa, mà là - « Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng » ( Mc 16, 20). Chúa Giêsu Phục Sinh đã thực hiện những gì Người đã hứa và với xác tín đó Thánh Gioan kết thúc đoạn tường thuật Phúc sinh bằng lóng tin mãnh liệt vào Chúa Giêsu, nguồn mạch sự sống: - « Chúa Giêsu còn làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các Môn Đệ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách nầy. Còn những điều đã được ghi chép ở đây là để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Ki Tô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người » ( Jn 20, 30-31). II - Nền tảng Phục Sinh cho các dịp hợp mặt Phụng Tự. Đọc lại những lời tường thuật trên của Thánh Gioan về biến cố Chúa Giêsu hiện ra lần đầu tiên với các Môn Đệ, khi các Vị tựu họp nhau trong ngôi nhà, chắc chắn chúng ta liên tưởng lời chúc của Người - « Bình an cho anh em » ( Jn 20, 20.21. 26 » với lời chào của vị chủ tế trong Thánh Lễ : - « Chúa ở cùng anh chị em » và lời chúc phúc sau kinh Lạy Cha: |
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam