Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 32
Tổng truy cập: 1375063
ĐOÀN KẾT
Đoàn kết
Ai trong chúng ta cũng biết: Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết. Thế nhưng tâm lý muốn sống riêng, muốn làm riêng, muốn hưởng riêng hình như đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt Nam. Không hiểu có phải vì 1000 năm nô lệ giặc Tàu và 100 nô lệ giặc Tây mà phát sinh ra cái tình trạng đó hay không? Quả thực, kẻ xâm lăng bao giờ cũng dùng chính sách chia để trị, để dân bị áp bức không thể đoàn kết lại mà lật đổ ách thống trị. Chiến lược tâm lý này đã chia đất nước chúng ta thành từng miền, từng tỉnh, khiến người dân Bắc Trung Nam trở nên xa lạ với nhau. Người Kinh coi thường người Thượng. Người giáo khinh miệt người lương. Tầm mắt chúng ta chỉ biết có làng xóm với lũy tre xanh bao bọc, đến nỗi phép vua còn thua cả lệ làng. Rồi làng mạc lại chia nhỏ thành từng gia đình với những căn nhà riêng biệt có rào giậu vây quanh. Mỗi nhà chỉ biết có mảnh vườn riêng trồng đủ mọi loại cây mình thích, chứ không theo một hướng chung để phát triển thành những vùng cây công nghieệp. Vì thế mà dân ta cứ nghèo, cứ khổ mãi. Chỉ khi nào chúng ta thoát ra khỏi cách làm ăn nhỏ nhen riêng lẻ ấy, thì mới có cơ may làm cho đất nước giàu mạnh hơn.
Xét về trí khôn, cá nhân người Việt Nam thì học hành rất giỏi, làm việc rất khá, vượt lên trên nhiều người ở các nước khác. Chúng ta đã nhiều lần đoạt giải nhất, giải nhì trong các cuộc thi quốc tế, nhưng những con người Việt Nam tài giỏi ấy chẳng thể làm việc chung lâu dài với nhau, nên Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc. Vì thế, hơn lúc nào hết, trong tinh thần đổi mới, chúng ta phải phát huy tinh thần đoàn kết, biết làm việc chung với nhau.
Và Chúa Ba Ngôi chính là một biểu tượng, một mẫu gương cho sự hợp nhất của chúng ta. Thực vậy, Thiên Chúa không bao giờ hoạt động riêng lẻ. Bất cứ công việc nào cũng đều có sự thông dự của cả Ba Ngôi. Trước hết, trong công trình tạo dựng vũ trụ, Chúa Cha đã dựng nên tất cả bằng Lời khôn ngoan Ngài phán từ miêng mình và nhờ Thần khí bay là là trên mặt nước như luồng gió huyền diệu. Tiếp đến trong công trình cứu độ của Chúa Con cũng thế. Chúa Cha luôn hành động trong Đức Kitô để Ngài rao giảng và làm các phép lạ. Và Chúa Thánh Thần đã cộng tác ngay từ lúc Mẹ Maria thụ thai cho đến khi Đức Kitô sống lại, thổi hơi trên các môn đệ để họ nhận lấy thần khí của Ngài. Và sau cùng trong công trình thánh hoá của Ngôi Ba cũng vậy. Các ơn Chúa Thánh Thần phân phát cho từng người đều do Chúa Cha ban cho chúng ta qua Đức Kitô. Vì thế mà trong Phúc Âm Chúa Giêsu đã xác quyết: Mọi sự Chúa Cha đều là của Thầy và Thánh Thần sẽ lấy những gì của Thầy mà ban cho các con.
Sự hiệp nhất giữa Ba ngôi nhắc cho chúng ta hiểu rằng: Con người cũng là những nhân vị, có tự do, có ý thức, có tình cảm riêng tư cần được tôn trọng. Đó không phải là sự gắn bó của những chiếc đũa vật chất, mà ta có thể dùng sức lực để bó chặt lại, rồi cưa đầu chặt đuổi cho bằng nhau. Muốn tạo sự hợp nhất thì các ngôi vị phải gặp gỡ, thông cảm và yêu thương nhau.
Để kết luận, chúng ta hãy tự vấn lương tâm xem chúng ta có biết cộng tác với nhau hay chúng ta lại là đầu mối gây bất hoà và chia rẽ.
2. Chúa Ba Ngôi
Trong cuộc đời, có nhiều điều lạ lùng mà trí khôn hạn hẹp của người không bao giờ có thể hiểu thấu. Để diễn tả những thực tại lạ lùng ấy, cha ông chúng ta ngày xưa đã thách: Đố ai biết núi mấy cây, biết sông mấy khúc, biết mây mấy tầng. Đố ai quét sạch lá rừng, để ta khuyên gió, gió đừng rung cây. Đố ai biết đá mấy hòn, tua rua mấy chiếc, trăng tròn mấy đêm. Đố ai tát bể Đông khô, tất sông Bồ Đề, nhổ mạ cấy trên.
Trong tất cả mọi thực tại tuyệt diệu khó hiểu của cuộc sống con người, có lẽ tình yêu là khó hiểu nhất: Đố ai cắt nghĩa được tình yêu, có nghĩa gì đâu một buổi chiều…Tình yêu của con người mà còn khó hiểu, thì tình yêu của Thiên Chúa lại càng khó hiểu hơn gấp ngàn vạn lần. Bởi vì, Thiên Chúa được gì khi tạo dựng nên chúng? Tại sao Chúa lại phải chịu chết để cứu chuộc chúng ta? Chỉ có tình yêu đích thực vô biên và vô vị lợi mới trao ban sự sống và tận hiến tất cả.
Lễ Chúa Ba Ngôi hôm nay cho chúng ta thấy được mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa. Và theo sự diễn tả của thánh Gioan, thì từ nguyên thủy đã có tình yêu và tình yêu qui hướng về Thiên Chúa, bởi vì Thiên Chúa chính là tình yêu. Và tình yêu đã nhập thể, đến sống giữa chúng ta. Chính Chúa Giêsu đã tỏ lộ ra cho loài người, như là Con Thiên Chúa. Đồng thời, trong Ngài chúng ta nhận Thiên Chúa là Cha và Chúa Thánh Thần như là người mẹ trao ban sự sống. Tuy chỉ là một, nhưng Ngài lại có Ba Ngôi, đó là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Chúa Cha là Đấng hướng dẫn toàn bộ cuộc sống con người và lịch sử thế giới. Chính Ngài đã trao ban cho Chúa Con sức mạnh dẫn đưa con người và thế giới trở về với Ngài, theo chương trình tình yêu nguyên thủy của thời tạo dựng.
Khi vâng lời Chúa Cha trong mọi sự, Chúa Con sửa chữa cho nhân loại khỏi án phạt sự chết và khỏi một cuộc sống xa lìa Thiên Chúa, cũng như nổi loạn chống lại thánh ý Ngài. Đồng thời, Chúa Cha còn hướng dẫn cuộc sống của các Kitô hữu và của Giáo Hội, dân riêng mới của Ngài, qua sự hiện diện và hoạt động của Chúa Thánh Thần, Đấng trợ giúp con người hiểu biết sự thật toàn vẹn. Nghĩa là hiểu biết và chấp nhận chương trình yêu thương và cứu độ mà Thiên Chúa đã có đối với con người và thế giới.
Tuy nhiên, ở đây cũng như trong thời tạo dựng, Thiên Chúa hoàn toàn tôn trọng sự tự do của mỗi người chúng ta. Ngài để cho chúng ta được tự do quyết định chấp nhận hay khước từ chương trình cứu độ đầy yêu thương ấy. Chính vì thế, như một câu danh ngôn đã bảo: Hãy tự cứu lấy mình, rồi trời sẽ cứu. Con người nắm giữ vận mạng trong chính lòng bàn tay của mình. Hay như lời thánh Augustinô đã nói: Khi tạo dựng nên chúng ta, Thiên Chúa không cần hỏi ý kiến chúng ta, nhưng để cứu độ chúng ta, Ngài cần chúng ta ưng thuận và cộng tác với Ngài, bởi vì Ngài sẽ không thể cứu độ chúng ta, nếu như chính bản thân chúng ta lại không muốn.
3. Mặt trời ban sự sống
Một vị linh mục đang chờ máy bay ở phi trường Tân Sơn Nhất, thì một người đàn ông đến ngồi bên cạnh và bắt đầu đề cập tới vấn đề tôn giáo, ông nói:
- Tôi không thể nào chấp nhận được những điều tôi không hiểu, chẳng hạn như vấn đề Chúa Ba Ngôi hay bất cứ vấn đề nào giống như thế. Chẳng ai có thể cắt nghĩa cho tôi, nên tôi sẽ không bao giờ tin.
Chỉ vào một luồng ánh sáng chiếu qua khung cửa kính, vị linh mục hỏi:
- Ông có tin mặt trời không nhỉ?
Ông ta trả lời:
- Dĩ nhiên là có.
Vị linh mục nói tiếp:
- Phải, ánh sáng ông thấy qua cửa sổ, xuất phát từ mặt trời cách đây 150 triệu cây số. Sức nóng chúng ta cảm nhận được cũng xuất phát từ mặt trời. Đối với Chúa Ba Ngôi, một phần nào cũng tương tự như thế. Mặt trời là Chúa Cha. Từ mặt trời mà có ánh sáng, cũng như từ Chúa Cha mà có Chúa Con. Rồi từ Chúa Cha, Chúa Con mà có Chúa Thánh Thần, cũng như từ mặt trời, từ ánh sáng mà có sức nóng. Ông hiểu thế nào về mặt trời, ánh sáng và sức nóng. Thì một phần nào tương tự như thế, ông hiểu về Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Hôm nay chúng ta tụ hợp nơi đây để chúc tụng và tôn vinh Chúa Ba Ngôi. Trước hết chúng ta phải chấp nhận, đó là một chân lý, một mầu nhiệm không ai có thể hiểu thấu. Sở dĩ chúng ta biết được phần nào là do Chúa Giêsu đã nói với chúng ta, như lời Ngài đã phán trong Tin Mừng: “Các con hãy rửa tội cho họ nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần”.
Mặt trời là nguồn năng lượng vật chất thế nào thì Chúa Ba Ngôi cũng là nguồn sống thiêng liêng cho chúng ta như vậy. Mặt trời chiếu toả ánh sáng thế nào, thì Chúa Ba Ngôi cũng soi sáng tâm hồn chúng ta như vậy. Mặt trời đem đến sức nóng để sưởi ấm vạn vật thế nào, thì Chúa Ba Ngôi cũng sẽ đem lại sức nóng thiêng liêng để sưởi ấm, đó là tình yêu đối với Thiên Chúa và đối với anh em đồng loại. Mặt trời tiêu diệt vi khuẩn chữa lành bệnh tật thế nào, thì Chúa Ba Ngôi cũng sẽ khử trừ những thói hư tật xấu và loại trừ tội lỗi ra khỏi tâm hồn và cuộc đời chúng ta như thế. Mặt trời đem lại cho chúng ta niềm vui cho chúng ta thế nào, thì Chúa Ba Ngôi cũng đem lại cho chúng ta niềm hạnh phúc vĩnh cửu như thế.
Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý: Chúa Ba Ngôi không phải là một nguồn năng lượng vô hồn nhưng là những ngôi vị sống động, thông biết và yêu thương. Với Ngài, chúng ta có thể kêu cầu như chúng ta vốn đã thường làm, mỗi khi chúng ta làm dấu thánh giá, đọc kinh Sáng Danh, hay như lát nữa đây, chúng ta cùng nhau hát kinh Tin Kính...
Cùng với lời tuyên xưng chúng ta hãy sống gắn bó mật thiết với các Ngài, để rồi các Ngài sẽ ra tay nâng đỡ phù trợ cho chúng ta trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.
4. Lễ Chúa Ba Ngôi – An Mai
Thiên Chúa tỏ cho chúng ta biết Ngài là Thiên Chúa duy nhất, ngoài Ngài ra không có Thiên Chúa nào khác. Thiên Chúa duy nhất đó chính là Đấng đã dựng nên chúng ta, chính Ngài là hạnh phúc của ta, chính Ngài yêu thương ta và ta đã chối từ tình thương của Ngài. Ta biết Thiên Chúa hứa ban Con Một Ngài đến cứu chuộc ta và suốt lịch sử Ngài dọn đường cho Con của Ngài ra đời. Ta biết Đức Giêsu người Nagiarét chính là Con Thiên Chúa đã làm người, Ngài đồng bản tính với Đức Chúa Cha và cũng là Thiên Chúa như Chúa Cha, Kinh thánh cho ta biết về Chúa Thánh Thần mà Cha và Con gởi đến cho ta để ta được thánh hóa. Chính Chúa Giêsu còn dạy ta rõ hơn nữa: Chúa Thánh Thần cũng là Thiên Chúa như Cha và Con, Ngài là Ngôi Ba Thiên Chúa, Ngài bởi Cha và Con mà ra.
Trong chương trình cứu độ đã học, ta thấy rõ trong mỗi công việc của chương trình đó, đều có sự hiện diện của Cha, Con và Thiên Chúa, từ việc mạc khải và sáng tạo đến việc cứu chuộc và thánh hóa.
Khi công cuộc sáng tạo bị tội lỗi phá vỡ, Thiên Chúa đã khai trương một cuộc sáng tạo mới trong?ức Kitô, đã khôi phục lại con người theo hình ảnh Tạo Hóa (Cl 3,10). Để thực hiện cuộc sáng tạo mới này, Thiên Chúa đã chuẩn bị bằng một lịch sử cứu độ cũng do cả Ba Ngôi điều động. Chính Thánh Thần thúc đẩy dân Chúa trung thành với giao ước Chúa Cha đã ký kết, dọn tâm hồn đón đợi Đức Kitô Con Thiên Chúa.
Khi đã đến giờ định, Thiên Chúa sai Con Duy nhất của Ngài xuống thế làm người. Chúa Con vâng theo ý muốn của Chúa Cha, là vào đời nhập thể và Thánh Thần làm cho Chúa Con thụ thai trong lòng một trinh nữ như lời thiên sứ nói với Đức Trinh nữ Maria: “Thánh Thần sẽ đến trên ngươi, và quyền năng của Đấng Tối Cao sẽ ngợp bóng trên ngươi, bởi thế mà trẻ sắp sinh ra sẽ được gọi là Thánh, là Con Thiên Chúa” (Lc 1, 35). Như vậy, công việc nhập thể cũng là tác động của cả Ba Ngôi.
Trong công cuộc cứu chuộc, cả Ba Ngôi cùng kéo chúng ta vào cuộc sống thần linh: Chính Chúa Cha trao phó Đức Giêsu, Con Một Ngài cho chúng ta. Chính Đức Giêsu khi được treo lên khỏi đất, Ngài đã kéo chúng ta lại với Ngài, Ngài chết để qui tụ muôn dân về một mối. Còn Thánh Thần thì giục giã để chúng ta tin nhận Đức Giêsu Kitô là Chúa, và thốt lên “Abba” để sống tình con thảo với Chúa Cha.
Sau cùng, cả Ba Ngôi Thiên Chúa đều hiện diện trong những người đã được cứu chuộc, như lời Chúa Giêsu nói: “Ta sẽ xin Cha và Người sẽ ban cho các ngươi một Đấng Bầu Chữa khác, để Ngài ở với các ngươi luôn mãi... Ai yêu mến Ta thì sẽ giữ Lời Ta và Cha Ta sẽ yêu mến nó, và Chúng Ta sẽ đến với nó và đặt chỗ ở nơi mình nó” (Ga 14,16 và 23).
Nơi tất cả những công trình, ta thấy Ba Ngôi xoắn xuýt với nhau, nên một với nhau. Ba Ngôi cùng chung một lòng yêu thương ta, chung một ý muốn và chương trình cứu vớt ta, chung một quyền năng để hành động cho ta. Trong tất cả, Ba Ngôi là một.
Nơi Thiên Chúa, tình yêu giữa Cha, Con và Thánh Thần không hề có một giới hạn nào. Ba Ngôi cùng chung một ý muốn, cùng một tình yêu thương, một vinh quang, một uy quyền. Ba Ngôi cùng một bản tính. Ba Ngôi cùng trao ban và cùng nhận lãnh. Không có gì là phân chia hoặc riêng rẽ: “Mọi sự của Con đều là của Cha và sự gì của Cha cũng là của Con” (Ga 17,10).
Và Thánh Thần cũng chia sẻ như vậy: “Mọi sự Cha có hết thảy đều là của Ta, vì thế mà Ta nói:Ngài (Thánh Thần) sẽ lấy của Ta mà thông báo cho các ngươi”. Cũng thế, điều Con muốn chính là điều Cha muốn (Ga 4,34), vinh quang của Con cũng là vinh quang của Cha (Ga 13,31).
Tất cả những điều ấy cho thấy Ba Ngôi kết hợp với nhau thật mầu nhiệm: Cả Ba Ngôi cùng ở trong nhau. “Cha ở trong Ta và Ta ở trong Cha” (Ga 10,38), Thánh Thần ở trong Cha và Con vì Ngài từ Cha và Con mà đến, mà chính Con cũng lại ở trong Thánh Thần”
Nơi mầu nhiệm Ba Ngôi, một nét rõ nhất như chúng ta thấy ở trên đó chính là sự hiệp nhất. Ba Ngôi luôn luôn hiệp nhất với nhau. Còn chúng ta, là những người mang danh Kitô hữu, chúng ta sống thái độ hiệp nhất đó như thế nào trong đời sống thực tại? Chúng ta có hiệp nhất với anh chị em chúng ta hay chúng ta cứ cố thủ một mình trong vỏ ốc ích kỷ của chúng ta?
Một câu chuyện mà tôi được nghe từ ngày còn bé:
Ngày xưa, có một người nhà giàu, sinh được năm người con. Vì giàu có nên những người con của ông có một đời sống sung sướng thừa thãi về vật chất. Nhưng chuyện đời thường vốn vô cùng. Vì thế, có một, các con ông muốn có hai và cứ thế tánh đua đòi lâu dần thành thói quen, đến lúc không tự chủ được thì đã trở thành lòng tham vọng. Càng ngày, lòng tham vọng của con người càng nhiều và lan ra trên mọi bình diện. Do đó, họ không biết thế nào là đủ nên lúc nào cũng khổ tâm vì luôn nghĩ đến sự hơn thua và ganh tỵ lẫn nhau. Đến khi khôn lớn, cả năm người con nhờ tiền của cha mẹ nên đều giàu có. Tuy mỗi người một cơ ngơi, nhưng vẫn giữ thói ganh ghét tị hiềm cãi cọ nhau về những của cải mà họ có. Nhìn cảnh các con không hòa thuận, người cha buồn lắm. Ông cố gắng khuyên bảo nhưng dù ông có cố gắng thế nào, các con ông cũng không bỏ được lòng hiềm kỵ lẫn nhau làm ông rất đau lòng.
Sau một thời gian ngã bịnh, ông biết rằng mình không còn sống được bao lâu nữa. Ông cho gọi các con đến bên giường và bảo gia nhân đem đến cho ông hai bó đũạ Các con ông còn đang nhìn nhau ngơ ngác không hiểu người cha có ý định gì thì ông lấy một bó đũa, đưa cho mỗi người một chiếc và bảo:
- Các con mỗi đứa lần lượt bẻ chiếc đũa này và cho cha biết kinh nghiệm về việc các con làm dễ hay là khó.
Ông vừa dứt lời, trong chớp mắt, năm người con bẻ năm chiếc đũa thật dễ dàng.
Nhìn những chiếc đũa gãy đôi, gãy ba, ông im lặng và các con ông cũng yên lặng đợi chờ. Một lát sau, ông đưa nguyên bó đũa cho người con cả và dịu dàng nói:
Tốt. Các con đã thành công trong việc bẻ một chiếc đũa. Bây giờ, các con lại thay phiên nhau bẻ nguyên cả bó đũa này cho cha xem.
- Người con trưởng cầm bó đũa ra sức bẻ. Anh vận dụng sức mạnh đến nỗi mặt mũi đỏ gay nhưng không làm cho bó đũa gẫy được dễ dàng. Chờ đến lúc anh chịu thua, người cha bảo người con thứ hai tiếp tục. Cũng như người con lớn, người con thứ hai không bẻ được và chịu thua. Ông kiên nhẫn chờ đến khi người con thứ năm bỏ cuộc mới ôn tồn nói:
- Đó, các con xem, thế nào là sức mạnh của sự đoàn kết. Nếu các con cứ tiếp tục hiềm tị chia rẽ nhau thì các con cũng lẻ loi và yếu đuối không khác gì một chiếc đũa và các con sẽ bị kẻ thù bẻ gãy dễ dàng. Nhưng nếu các con biết thương yêu đoàn kết lại với nhau như bó đũa thì không một sức mạnh nào bẻ gãy được các con.
Năm người con ông hiểu ý cha và bài học ông vừa dạy. Cảm động và hối hận vì ăn ở với nhau không phải rồi còn làm cha buồn, các con ông ôm lấy ông vừa khóc, vừa hứa là từ nay về sau sẽ bỏ thói tị hiềm ích kỷ để yêu thương đoàn kết với nhau.
Sau đó người cha mất đi. Năm người con vâng lời cha dạy. Họ rất đoàn kết và thương mến lẫn nhau. Đời sống gia đình họ rất hoà thuận và không một ai có thể cạnh tranh được với sự giàu mạnh trong việc làm ăn buôn bán của gia đình họ.
Kinh nghiệm, bài học của người cha trong câu chuyện để lại cho các con cũng chính là kinh nghiệm cho mỗi người chúng ta. Chúng ta vẫn thường mang trong mình cái tính tự cao tự đại để rồi chẳng có ai có thể cộng tác với chúng ta.
Nhiều người lớn từ lâu vẫn đùa chơi với một phép tính như thế này: ba người Nga thì bằng một người Do Thái, ba người Do Thái thì bằng một người Việt Nam, nhưng ba người Việt Nam thì... cái phép tính cuối cùng này mỗi người tính một cách, chỉ có chữ "nhưng" là vẫn giữ nguyên ý nghĩa cho phép người tiếp nhận dù không thể cân đo vẫn hiểu được thâm ý của phép so sánh. Lại còn một hình ảnh ví von khác, cũng chẳng biết là từ đâu ra: một người Việt Nam rớt xuống hồ thì tự leo lên được, nhưng ba người thì không, vì người này lên thì người kia kéo xuống...
... Những câu chuyện truyền miệng có tính phóng đại, ai cũng biết thế nhưng giải thích nguyên nhân thì thật khó khăn và thật khó hiểu nổi vì sao.
Cái tính thiếu hiệp nhất và manh mún, nhiều người còn nói nặng lời là tính đố kỵ nhau, rõ ràng đã là mâu thuẫn với tinh thần hiệp nhất đã gây khổ cho không biết bao nhiêu người.
Là kitô hữu, đứng trước căn tính hiệp nhất của Ba Ngôi chúng ta phải làm sao? Chúng ta phải chiêm ngưỡng, bắt chước và sống tình yêu thương với nhau như Ba Ngôi Thiên Chúa thì chúng ta mới có thể hiệp nhất được.
Phải nhìn nhận thẳng với nhau một điều rằng đời sống cộng đoàn, đời sống gia đình ngày hôm nay đang phải đối diện với một thách đố lớn giữa một xã hội phát triển. Ngày hôm nay người ta dường như tôn sùng chủ nghĩa cá nhân và đã tìm mọi cách sống cái chủ nghĩa cá nhân đấy một cách triệt để nhất.
Gia đình: Ngày hôm nay khó mà tìm được gia đình hiệp nhất. Vì lẽ chồng, vợ, con cái không nhìn nhận ra đúng vai trò của mình để rồi gây ra không biết bao nhiêu là rạn nứt cho chính người thân yêu của mình. Ngày hôm nay tình trạng ly dị quá cao, tình trạng trẻ em bỏ đi bụi đời càng nhiều. Con người ngày nay đã không khiêm tốn đủ để sống vai trò mà Thiên Chúa mời gọi họ.
Cộng đoàn tu trì: Cộng đoàn tu trì cũng thế thôi. Khó mà tìm ra được cộng đoàn hiệp nhất. Cũng giống như câu chuyện về người Nga, người Do Thái và người Việt ở trên. Người Việt chỉ giỏi làm việc độc lập để rồi trong cộng đoàn, chúng ta thấy được sự khập khiễng rất lớn. Có những người có chút tài và họ đã phát triển biệt tài mà Thiên Chúa phú ban cho họ. Đáng tiếc là họ đã quên đi những người nhỏ bé trong cộng đoàn mà họ đang sống. Dẫu là nhỏ bé đi chăng nữa nhưng rất cần sự nâng đỡ, sự cầu nguyện, sự hợp tác của những người nhỏ bé trong cộng đoàn.
Lời của thánh Phaolô tông đồ khuyên mỗi người chúng ta rất thiết thực trong thư thứ 2 của Ngài: “Thưa anh em, anh em hãy vui mừng và gắng nên hoàn thiện. Hãy khuyến khích nhau, hãy đồng tâm nhất trí và ăn ở thuận hoà. Như vậy, Thiên Chúa là nguồn yêu thương và là bình an, sẽ ở cùng anh em”.
Ngài khuyên chúng ta nhất trí nhưng xem lại chúng ta có nhất trí hay không? Hay là chúng ta chính là nguyên nhân gây chia rẽ, gây rạn nứt trong cộng đoàn?
Thiên Chúa, trong tin mừng theo Thánh Gioan đã xác tín với chúng ta rằng qua Nicôđêmô: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết nhưng được sống muôn đời...”
Nguyện xin Ba Ngôi Thiên Chúa tuôn đổ muôn ơn lành và nhất là ban thêm niềm tin cho chúng ta để dẫu rằng trải qua thế sự thăng trầm này chúng ta luôn luôn tín thác cuộc đời của chúng ta trong sự quan phòng của Thiên Chúa.
Nguyện xin Ba Ngôi Thiên Chúa là nguồn mạch của tình yêu thương, của sự hiệp nhất ban cho chúng ta thêm tình yêu, ban thêm cho chúng ta tình hiệp nhất để chúng ta xây dựng gia đình, cộng đoàn chúng ta ngày mỗi ngày tốt hơn theo như lòng Chúa mong muốn.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam