Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 60

Tổng truy cập: 1371646

ĐỐI VỚI THIÊN CHÚA KHÔNG AI LÀ NGƯỜI BỊ BỎ RƠI

Đối với Thiên Chúa, không ai là người bị bỏ rơi.

(Trích trong ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’ – Achille Degeest.)

Khi mới đọc qua, đoạn Phúc âm này làm chúng ta ngạc nhiên vì một sự tương phản: Chúa Giêsu có hai thái độ trái ngược nhau. Chúa Giêsu vừa cảm động, xót thương người cùi, vừa xua đuổi anh, và ngược đãi anh. Đoạn này khiến ta phải suy nghĩ về lòng nhân hậu của Chúa Giêsu, lòng nhân hậu vừa nhạy cảm lại vừa cương quyết.

1) Chúa Giêsu d cm xúc, ‘Động lòng thương, Chúa Giêsu giơ tay s đến người y mà phán bo: Ta mun, ngươi hãy lành bnh’. Chúa Giêsu đã xúc cảm cách rất nhân loại. Lòng từ bi vô biên của Chúa ‘Giêsu-làm-người’ không phải chỉ là một sự hảo tâm, tuy hiệu nghiệm nhưng xa vời. Trong sự mầu nhiệm Nhập thể, Thiên Chúa đã truyền thông lòng từ bi vô biên của Người bằng sự rung cảm của một con tim thật sự nhân loại, trái tim của Chúa Giêsu. Lòng từ bi đó trở thành một sự cảm xúc rất nhân loại, nó biến thành lòng xót thương khi đứng trước sự đau khổ, nghĩa là thành khả năng có thể ‘cùng đau khổ’. Chúa Giêsu đau khổ trước sự đau khổ của người phung cùi khi anh này đến với Người. Hơn nữa, vì Người thương con bịnh, nên nỗi đau khổ của y làm cho Người khó chịu hơn chính sự đau khổ của Người. Khi người ta yêu ai thực sự, nếu người này đau khổ, người ta muốn mang lấy sự đau khổ cho kẻ ấy để giải thoát cho y. Chúa Giêsu không chữa cho người phung cùi bằng một hiệu quả của quyền-lực-toàn-năng Người. Người cúi xuống sát con bịnh đang quỳ dưới chân Người. Người đáp ứng lời van xin của y bằng một cử chỉ từ bi nhân hậu đi xa đến độ vi phạm cả một giới răn Lề Luật. Người chạm đến bịnh nhân cùi bằng tay Người. Chỉ một cử chỉ đó cũng đủ gây bối rối cho bịnh nhân mà một trong những đau khổ lớn lao nhất trong đời họ là cảm thấy bị loại ra khỏi xã hội loài người, những đồng loại không còn muốn tới gần họ nữa chứ đừng nói chi đến sự chìa tay ra cho họ. Vì họ là người không ai muốn sờ mó, đụng chạm tới. Như vậy là lòng từ bi của Chúa không những đã hữu ích cho họ bằng cách chữa họ lành đã, mà còn nâng họ lên hàng cao, bằng cách phục hồi danh dự địa vị cho họ, bằng cách trả lại cho họ danh dự con người. Chúng ta ghi nhớ điểm Chúa Giêsu đụng đến người cùi trước khi y lành đã, và cử chỉ ấy đã chữa y khỏi căn bịnh. Lòng từ nhân của chúng ta có thực sự động lòng xót thương, gần gũi sự đau khổ, chấp nhận hoặc phục hồi cho tha nhân nhân phẩm của họ chăng? Một lòng từ nhân như vậy lắm khi mang trong bản chất nó quyền lực chữa lành một số bịnh tật.

2) Chúa Giêsu cương quyết. Nhưng rồi ngược đãi y, Chúa Giêsu liền xua đuổi y mà bảo: Coi chừng đừng nói gì với ai. Chúa Giêsu không muốn ai tiếp nối những cử chỉ từ bi của mình bằng những tình cảm giả vờ hoặc thái quá. Trái lại là khác. Người không bao giờ rời mắt khỏi những lợi ích cao cả của sứ mạng Người. Không bao giờ Người chấp nhận cho một quyền lợi riêng tư đi ngược lại với quyền lợi tổng quát. Trong trường hợp hiện tại, sự lợi ích của sứ mạng Người đòi hỏi 1 hành động tiến dần đến mục đích tối hậu là: mọi người nhận ra Người, Chúa Giêsu, là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu thế. Trước các phép lạ Người làm, khi Người khởi đầu ra đi thi hành sứ mạng, những người tốt có thể coi Người như một nhân vật được thiên phú một quyền năng phi thường, không hơn không kém. Nhưng Chúa Giêsu cương quyết muốn rằng các phép lạ Người làm tiên vàn phải là chữ ký của Lời Người. Trước hết, Người muốn ban Lời Người. Đối với Người, điều quan hệ, không phải là sự nổi tiếng về quyền năng chữa bệnh của Người, nhưng là sức mạnh cứu độ của Lời Người. Vậy Lời ấy là nguồn gốc ơn cứu độ ở chỗ nào? Ở chỗ là Lời ấy kêu gọi con người hãy có lấy một sự tuyên xưng đức tin. Lòng tin vào Lời và Con Người của Chúa Giêsu mở cửa cho ơn cứu độ. Khi hắt hủi người cùi được chữa lành vì lòng từ nhân của Người, Chúa Giêsu không muốn bịnh nhân làm phương hại đến sứ mạng của Người bằng một niềm hân hoan thiếu kín đáo. Người không muốn sự chữa lành phần xác bao vây trí óc kẻ đương thời thu hẹp khả năng chữa lành bệnh của quyền năng Người. Người đã đến để loan báo Nước Thiên Chúa và chính trên sự loan báo ấy, Người muốn tập trung mọi tâm hồn và con tim, các phép lạ chỉ là một trong những ngôn ngữ của sự loan báo ấy. Thửa đất thực sự của lòng nhân từ Chúa chính là ơn Cứu chuộc mà chúng ta tiếp nhận bằng đức tin.

 

42. Suy niệm của Lm. Nguyễn Văn Phan, CSsR.

Căn bệnh đáng sợ nhất đối với dân Do thái ngày xưa chính là bệnh cùi. Nó như cơn đại dịch truyền nhiễm gieo rắc biết bao khiếp sợ cho những nạn nhân của nó vì hồi ấy không có hy vọng cứu chữa. Số phận của người bị bệnh cùi thực sự rất đáng thương. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, người bệnh bị cách ly khỏi mọi đời sống xã hội và bị ép buộc phải trốn tránh xã hội. Điều này có nghĩa là người bệnh phải thốt ra lời từ biệt gia đình, bỏ lại sau lưng tất cả cuộc sống nghề nghiệp và tất cả mọi người thân thương quen biết. Một lần vĩnh biệt như là đã chết. Tâm trạng âu lo hoảng loạn và nỗi đau lòng khổ tâm vì bị loại trừ hoàn toàn ra khỏi cộng đồng xã hội phải nói thật là có sức tàn phá khủng khiếp. Ở mọi phương diện, người cùi là một người bên lề xã hội, không chút hy vọng nào được hưởng tình thân hữu của bè bạn huốn gì đến việc đón nhận tình yêu. Nạn nhân không còn được coi như là con người nữa, phải bới tìm thức ăn trong những đống rác ngoài thành, luôn đeo lủng lẳng một cái chuông quanh cổ để báo cho người ta tránh xa. Hơn nữa theo quan niệm Do Thái bệnh tật là một hình phạt bởi tội lỗi mà ra và là dấu chỉ bị tách xa khỏi Thiên Chúa quyền năng, Đấng trao ban sự sống. Mỗi khi dân Do thái không trung tín với Giavê Thiên Chúa, Tiên tri Ysaia đã dùng bệnh phong cùi làm biểu tượng ám chỉ tình trạng bệnh hoạn của dân trầm kha đến mức nào.

Tin Mừng cho chúng ta thấy Đức Chúa Giêsu rất là xúc động cảm thông khi gặp người phong cùi. Ngài không sợ giơ tay ra động chạm vào họ. Đây là lần duy nhất trong số những lần tiếp xúc giữa Chúa và người bệnh mà Ngài tỏ ra động lòng trắc ẩn rõ ràng nhất. Điều này nói lên một điều gì đó sâu xa nơi Con Người đang-ra-tay-chữa-lành kia, như là dấu chỉ của lòng thương xót, đồng thời giúp chúng ta nhìn sâu vào trong lòng thương xót của Thiên Chúa luôn quan tâm chăm sóc mọi thứ bệnh tật phần xác cũng như phần hồn.

Điều đáng nói là chúng ta phải nhìn đến thứ bệnh cùi thiêng liêng như là một thực tế của mọi thời đại. Nó khu trú trong những tâm hồn băng hoại làm chúng ta phải chia lìa với Thiên Chúa, và còn nghiêm trọng hơn là bệnh cùi thiêng liêng không ai thấy và trong suốt một thời gian dài cũng chẳng ai hay. Tin vui đích thực dành cho tất cả chúng ta là cũng y như ngày xưa Đức Chúa Giêsu giơ tay ra chạm tới và chữa lành người cùi, thì ngày nay Ngài cũng sẽ giơ tay ra cứu vớt chúng ta, chữa lành băng bó tất cả những vết thương tội lỗi chúng ta.

Nếu ngày xưa bệnh cùi bị xem là một thứ bệnh dịch khủng khiếp thì ngày nay bệnh AIDS đang đe doạ sinh mạng biết bao người trên thế giới. Điều mà người ta thường quên mất là họ vẫn là một con người vì thế trong khi đang chết dần mòn vì vẫn chưa có thuốc chữa, hay vắc-xin chủng ngừa chống lây lan, những người bệnh AIDS nhiều khi bị xa lánh, bị xem thường, bị coi là đáng kiếp với số phần thịnh nộ của Thiên Chúa. Là môn đệ đích thực của Ngài, chúng ta đã được sai đi để chữa lành, để giải hoà và yêu thương vô điều kiện. Quyền năng của Thiên Chúa nơi bản năng thiện hảo của người môn đệ Đức Kitô sẽ có dịp vươn ra chạm đến những tâm hồn bằng nhiều cách không sao giải thích được. Trong khi chúng ta cảm thấy phẫn nộ bất bình như bị xúc phạm trước phong cách cư xử với người phong cùi thời trước, thì ngày nay nếu như có nhu cầu kêu gọi, liệu người ta có hy vọng là chúng ta sẽ đem đến cho một căn bệnh AIDS khủng khiếp những cảm thông xoa dịu chữa lành của Đức Kitô?

 

43. Chúa Nhật 6 Thường Niên

Trong xã hội Do Thái lúc bấy giờ, người ta phải sợ hãi khi chứng kiến những cơn bệnh hiểm nghèo như bệnh cùi. Chẳng những nó cướp đi mạng sống của con người, mà nó lại còn gây ra biết bao đau đớn về thể xác, về tinh thần và đặc biệt trong xã hội lúc đó người cùi bị đẩy ra bên ngoài xã hội, không được tham gia sinh hoạt như những người bình thường khác. Một người cùi đến xin Chúa Giêsu chữa lành trong bài Tin Mừng (Mc 1, 40 - 45) hôm nay phần nào cho thấy điều ấy.

Bị đẩy ra bên ngoài xã hội, người cùi này rất tủi hổ, khổ sở. Khi ấy người cùi không còn được coi như "một con người". Chúa Giêsu hiểu rõ hoàn cảnh đó nên Người không thể bỏ qua cơ hội chữa lành này cho người cùi này.

"Nếu Ngài muốn, Ngài cho tôi nên sạch" (Mc 1, 40). Lời van xin thống thiết nhưng hoàn toàn lệ thuộc vào Đấng mà anh ta van xin. Anh ta tin tưởng tuyệt đối vào Chúa Giêsu. Anh ta hiều rằng người này là "chiếc phao cuối cùng, bác sĩ cuối cùng.." để có thể giúp đỡ cho anh ta. Người cùi thốt lên được lời van xin nầy vì anh ta nhận ra được tình trạng hiện tại của mình, anh ta cảm nhận được tất cả nỗi thống khổ mà mình đang mang. Anh ta mong muốn thoát khỏi nó: anh muốn thoát khỏi những đau đớn của thể xác lẫn tinh thần, anh muốn thoát khỏi nỗi cô đơn để có thể hoà nhập được với cộng đoàn. Anh càng mong muốn hơn cho mình được trở nên tinh sạch như mọi người, bản thân anh cũng không chấp nhận được tình trạng hiện tại của chính mình. Ước muốn và hành động để thực hiện điều đó. Anh vượt qua mọi trở ngại và đến với Chúa Giêsu, trở ngại của căn bệnh, anh vượt trở ngại của đám đông, trở ngại của sự e dè trước những luật lệ của xã hội.

Chúa Giêsu nhìn thấy nỗi lòng của anh. Ngài ban cho anh những gì cần thiết để anh được tinh sạch, trở về cuộc sống đời thường: "Ta muốn, anh hãy trở nên sạch". Người đã ban một phép lạ cho anh. Đó hẳn là một Hồng Ân hết sức lớn lao cho anh.

Thiên Chúa cũng muốn cho hết mọi người cũng được như thế. Ngài cũng đang nói với mỗi người chúng ta: "Ta muốn, con hãy trở nên lành sạch". Nhưng những gì Thiên Chúa muốn, có phải là những gì mà chúng ta cũng đang muốn? Hay những gì Ngài muốn, mà đành phải chờ đợi vì không thấy con người đến với Ngài để Ngài thực hiện ý muốn.

Mỗi người trong chúng ta hãy nhìn vào tình trạng hiện tại của chính mình. Mỗi người đang mang một căn bệnh của thời đại, căn bệnh truyền nhiễm, hiểm nghèo hơn mà không ai có thể đến gần được, căn bệnh làm cho mình phải chết dần chết mòn theo năm tháng, căn bệnh làm cho chúng ta không thể hoà nhập được với mọi người. Cũng chính căn bệnh đó làm cho con người trở nên cô đơn tuyệt vọng. Nhưng chúng ta có nhìn thấy, có nhận ra tình trạng hiện tại của mình không? Nếu chúng ta biết cố gắng, muốn thoát khỏi những đau khổ của hiện tại mà biết tìm đến với Chúa, cầu xin và vâng theo thánh ý Chúa. Nếu mỗi người biết thực hiện ý muốn ngay lành của mình, mà đến trước mặt Chúa với lòng chân thành, thì tình trạng hiện tại của chúng ta có lẽ khá hơn bây giờ nhiều lắm.

Xin Chúa cho chúng ta biết nhận ra tình trạng hiện tại của chính mình, biết siêng năng đến với Chúa, cụ thề là qua bí tích Giải tội và bí tích Thánh Thđể Ngài làm cho chúng ta được trở nên tinh sạch hơn. Hằng ngày Chúa Giêsu đang chđợi chúng ta trong cõi lòng. Chỉ cần một chút cố gắng, một lòng mến thật sự, Chúa sẽ thực hiện phép lđó cho mỗi người trong chúng ta. Phương thế chữa lành và bồi dưỡng hữu hiệu vẫn là Bí Tích Giải Tội và Thánh Th.

 

44. Chúa Nhật 6 Thường Niên

Con người luôn muốn được khoẻ mạnh, sống chan hoà với mọi người trong xã hội. Cho nên, hôm nay phúc âm kể lại việc Chúa Giêsu đã chữa bệnh cho một người cùi, đem anh ta trở về với Thiên Chúa, trở về với chính mình và trở về gia nhập vào đời sống cộng đoàn.

Thời Chúa Giêsu, y học chưa phát triển nên bệnh cùi là một bệnh nan y. Bệnh cùi gây nhiều khổ đau, khổ sở cho người mắc phải. Nó làm cho cơ thể người bệnh đau đớn nhức nhối, chết dần chết mòn. Hơn thế nữa, nó còn là một chứng bệnh dễ lây, vì thế người ta thường cô lập những kẻ mắc phải chứng bệnh này ở một nơi riêng, không cho tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Trong đạo Do Thái, người mắc bệnh này bị gạt ra ngoài lề xã hội. Họ không được sống chung với thân nhân trong xóm làng, nhưng bị xua đuổi ra ngoài đồng ruộng, vào trong rừng núi hay trong sa mạc. Họ phải ăn mặc rách rưới. Đi đến đâu cũng phải kêu to lên: "ô uế, ô uế" cho mọi người biết mà xa tránh. Ai tiếp xúc với người bệnh cùi đều bị coi là ô uế. Ai đụng chạm vào người bệnh này bị coi như mắc tội rất nặng. Chẳng ai dám đến gần người cùi. Thế nên ta thấy cảm thương và đau xót cho người cùi. Bởi lẽ người cùi không những bị những vết thương trên thân xác hành hạ đau đớn mà còn bị những nỗi đau, nỗi nhục trong tâm hồn dằn vặt. Họ bị xã hội khinh dễ và loại trừ. Họ bị một mặc cảm chua chát dày vò. Nhân phẩm không được tôn trọng, họ sống mà bị coi như đã chết. Nhưng chưa chết được, họ vẫn phải tiếp tục sống để chịu những nỗi đau đớn còn hơn cả cái chết ảnh hưởng dần dần.

Nỗi đau khổ tệ hại nhất của người cùi không phải là căn bệnh cùi gây ra, nhưng chính là nỗi đau bị tất cả mọi người ruồng bỏ. Do đó, chúng ta không lạ gì khi biết người cùi mặc cảm chán nản sợ sệt. Họ thất vọng về chính bản thân mình, họ chán nản và căm ghét xã hội đã bỏ rơi họ, xã hội đã cách ly và tránh xa họ. Hơn nữa, người mắc bệnh cùi không được cử hành việc tế tự. Họ mắc bệnh thì không được ở trong cộng đoàn để lo phụng sự Thiên Chúa. Từ những dữ kiện trên cho ta thấy những người cùi khao khát được lành sạch, thoát khỏi bệnh tật để được sống tự do sinh hoạt như những người khoẻ mạnh khác, được sống chung với cộng đoàn và cũng được thi hành việc tế tự thờ phượng Thiên Chúa theo bổn phận mình.

Chính niềm khát khao đó và cộng thêm niềm tin nên người cùi này hết sức can đảm đến xin Chúa Giêsu chữa lành cho mình. Người cùi đã làm một điều táo bạo vượt ra ngoài luật lệ cho phép. Điều duy nhất khiến anh ta có can đảm để làm như vậy, đó là lòng tin vào Chúa Giêsu, một người mà anh đã được nghe nói đến. Anh ta không sợ mình làm cho Ngài bị dơ bẩn, nhưng anh ta hy vọng chính Ngài sẽ làm cho anh được sạch. Lòng tin này khiến anh quỳ gối xuống trước mặt Ngài và kêu van: "Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi nên sạch".

Anh mong được khỏi bệnh. Anh mong được làm một con người bình thường, nối lại những liên hệ với xã hội. Anh tin là Ngài có thể làm được. Trước niềm tin này Chúa Giêsu đã động lòng thương, Ngài đã chữa anh ta. Ngài trả lại cho anh ta toàn bộ những gì đã mất. Kết quả của đức tin và sự nỗ lực hết mình là phép lạ của Chúa Giêsu xảy ra cho anh.

Khi chữa bệnh, Chúa Giêsu đã giải thoát anh khỏi những đau đớn phần xác. Từ nay anh không còn bị những vết thương hành hạ. Thân thể anh trở nên lành sạch. Anh được gia nhập cộng đoàn. Khi chữa anh khỏi bệnh, Chúa Giêsu đồng thời cũng giải phóng anh khỏi những mặc cảm đè nặng tâm hồn anh bao năm tháng qua. Những vết thương sâu thẳm trong trái tim anh đã liền da lành lặn. Chúa Giêsu đã hồi sinh tâm hồn lạnh giá của anh. Anh đã được Thiên Chúa tái tạo con người tốt đẹp như thuở ban đầu trong ý định của Thiên Chúa. Bên cạnh đó, một lần nữa, Chúa Giêsu lại vượt qua những biên giới cấm kỵ khi dám đến gần người cùi. Không những Ngài đến gần mà còn đưa tay chạm vào thân mình bệnh nhân. Lòng thương xót đã khiến Chúa Giêsu dám làm tất cả. Vì thương người bệnh, Chúa Giêsu đã bất chấp nguy hiểm bị lây nhiễm, đã bất chấp những điều bị coi là cấm kỵ của đạo Do Thái. Lòng thương xót của Thiên Chúa luôn dành cho con người nhữg điều tốt đẹp nhất.

Có thể nói hình ảnh của bệnh cùi cũng chính là hình ảnh tượng trưng cho tội lỗi. Bởi vì tội lỗi làm cho tâm hồn chúng ta trở nên xấu xa trước mắt Thiên Chúa. Nó cũng làm cho tâm hồn chúng ta bị băng hoại và sau cùng giết chết sự sống của Thiên Chúa, sự sống ân sủng trong chúng ta. Đồng thời, tội lỗi còn là như một chứng bệnh truyền nhiễm, do gương mù gương xấu của chúng ta mà nó sẽ lây lan sang những người chung quanh. Ngày nay, người ta mất ý thức về tội. Người Kitô hữu coi phạm tội là việc bình thường. Người ta cứ phạm tội. Tội lỗi mỗi ngày một nhiều hơn, nó tràn ngập khắp nơi. Nó ảnh hưởng xấu đến đời sống vật chất, tinh thần và cuối cùng là sự chết. Tội lỗi làm cho chúng ta mất liên lạc. Tội lỗi làm cho con người không hiệp thông với chính mình, với tha nhân và với Thiên Chúa. Vì thế, sau khi đã tái nhận biết sự nặng nề và xấu xa của tội lỗi là như thế, chúng ta hãy quyết tâm thà chết chẳng thà phạm tội mất lòng Chúa.

Muốn cho mọi người chấp nhận anh tái hội nhập vào đời sống xã hội, Chúa Giêsu bảo anh đi trình diện với thượng tế theo như luật định. Trước kia anh bị loại trừ, bị gạt ra ngoài lề xã hội. Nay anh được bàn tay âu yếm ân cần của Chúa Giêsu đón nhận anh trở lại xã hội loài người. Qua vị thượng tế, anh được công khai đón nhận. Nhân phẩm anh được phục hồi. Giờ đây anh có thể tự tin, vui sống giữa mọi người, như mọi người. Phần chúng ta, là người Công giáo, chúng ta phạm tội, Chúa Giêsu cũng nhắc nhở chúng ta hãy sám hối, khiêm nhường nhìn nhận tội lỗi của mình và can đảm đi xưng tội. Nhờ đó chúng ta sẽ được Chúa tha thứ. Bởi vì bí tích Giải tội chính là Bí tích của lòng thương xót của Thiên Chúa. Và tòa Giải tội chính là nơi để chúng ta gặp gỡ và làm hòa cùng Thiên Chúa. Chắc trong chúng ta ít nhiều ai cũng có những mặc cảm đè nặng tâm hồn, có những vết thương sâu kín, những nỗi buồn hầu như không ai thông cảm an ủi được. Hãy noi gương người bệnh phong chạy đến với Chúa Giêsu. Ngài sẽ xóa đi những mặc cảm đè nặng hồn ta. Người sẽ chữa lành những vết thương bao năm gặm nhấm trái tim ta. Người sẽ xoa dịu những nỗi đau vò xé tâm tư. Người sẽ an ủi những nỗi buồn phủ kín hồn ta. Hơn nữa, bắt chước Chúa Giêsu, chúng ta không loại trừ anh em mình ra khỏi lòng mình, khỏi xã hội. Hãy can đảm và vui lòng đến với những người bị bỏ rơi, biết an ủi những người đang buồn khổ, biết tránh cho tha nhân những mặc cảm nặng nề, tôn trọng danh dự và nhân phẩm của tha nhân, giúp cho tha nhân được hòa nhập vào đời sống cộng đoàn, đời sống xã hội. Chúng ta hãy mạnh dạn diệt trừ bệnh chia rẽ, loại trừ, phân biệt, nghi kị... anh em mình.

Lạy Chúa Giêsu, chúng con cám ơn Chúa đã chữa lành người cùi trong đoạn phúc âm hôm nay. Xin Chúa cũng chữa lành những thương tích do tội lỗi đang phá hoại linh hồn chúng con. Xin cho chúng con can đảm đến với Bí tích Giải tội để được tha thứ, để đón nhận lòng thương xót và ân sủng của Chúa. Đồng thời, xin cho chúng con không loại trừ tha nhân nhưng luôn biết thương yêu và giúp đỡ họ. Amen.

 

45. Niềm vui tăng – Lm. Vũ Đình Tường

Khi nhận được tin vui sẽ có hai sự kiện xảy ra trong tim ta. Một là niềm vui làm cho tim ta thổn thức khôn nguôi. Một khi niềm vui làm cho con tim thổn thức thì con tim không thể cầm giữ niềm vui rộn ràng đó cho chính nó nhưng nó đòi được bộc phát ra, chia sẻ với thân nhân, thân hữu. Điều kì lạ là càng chia sẻ niềm vui thì niềm vui đó càng lớn mạnh và rộn ràng hơn. Đây chính là kinh nghiệm bản thân anh chàng mắc bệnh phong hủi trong sách Thánh Macô 1-40-50. Thời đó ai mắc bệnh cùi hủi coi như đời tàn vì không những bệnh nan y mà còn bị loại ra khỏi cộng đoàn đang sống. Bệnh khiến mọi người kinh tởm, sợ, tránh xa vì sợ lây bệnh nên đẩy người bệnh ra khỏi cộng đoàn. Một hiểu lầm tai hại, giết người đáng tiếc là xã hội thời đó liệt kẻ bệnh vào hàng tội lỗi, bị trừng phạt bệnh nan y.

Người phong hủi gặp Đức Kitô và xin Ngài chữa lành. Đức Kitô tỏ lòng thương chữa anh lành bệnh. Ngài dặn anh giữ im lặng đừng nói cho công chúng nhưng báo cho linh mục và dâng lễ vật tạ ơn. Báo cho linh mục để anh được công nhận và đón trở về cộng đoàn. Dâng lễ vật tạ ơn để nói lên tâm tình tạ ơn của anh với Thiên Chúa. Niềm vui của anh quá lớn, trào dâng anh đã làm nửađiều Đức Kitô dặn, dâng lễ vật, còn im tiếng thì không. Anh lên tiếng ca tụng Thiên Chúa trước đám đông. Kết quả của việc không vâng lời dẫn đến hậu quả.

(Đức Kitô) không thể công khai vào thành nào được, mà phải ở lại những nơi hoang vắng ngoài thành. Và dân chúng từ khắp nơi kéo đến với Người c.45

Đức Kitô ngăn cấm người phong hủi nói về Đức Kitô vì anh không biết rõ Ngài lài ai. Thực ra không phải mình anh mà hầu như không ai biết rõ về Đức Kitô và sứ mạng của Ngài. Người gọi Ngài là tiên tri đại tài; kẻ khác bác sĩ lừng danh; người nữa một thanh niên đạo đức; một số cho Ngài là nhà lãnh đạo đầy triển vọng xuất hiện đến giải thoát dân chúng khỏi ách đô hộ của hoàng đế Roma. Đức Kitô xuống thế không phải làm những điều như người ta tưởng. Sứ mạng của Ngài là mang tình yêu Chúa đến tha nhân. Sứ mạng Ngài là đem con người ra Ánh Sáng thoát bóng tối sự chết. Sứ mạng Ngài là giải thoát con người khỏi nô lệ của ma quỉ. Sứ mạng Ngài là dậy con người biết vâng phục Thánh Ý Chúa Cha.

Đức Kitô ngăn cấm người phong hủi nói về Người bởi thời gian được chọn mặc khải Đức Kitô là ai là do chính Đức Kitô chọn, không phải ma quỉ hay con người có quyền chọn lựa mà Chính Chúa. Vì thế Đức Kitô ngăn cấm ma quỉ nói Ngài là ai. Thiên Chúa là Đấng duy nhất quyết định khi nào đến lúc mặc khải về Ngài. Ngày nay chúng ta biết thời gian mặc khải Đức Kitô là Con Thiên Chúa xảy ra sau Phục Sinh. Sau khi chịu khổ hình thập giá và sống lại vinh quang là lúc Đức Kitô tỏ vinh quang của Ngài một cách rõ ràng cho muôn dân. Đức Kitô dậy các môn đệ làm điều đó khi sai các ông đi rao giảng về Đức Kitô.

Có lẽ những ai đã từng biết người bị phong hủi trước kia nay thấy anh bình phục mừng thay cho anh và cùng với anh loan tin vui đó cho mọi người. Còn người đi đường không biết khi thấy anh vui mừng, rạng rỡ. Họ kinh ngạc và hỏi nhau điều chi làm cho con người mạnh khoẻ vui hơn hội xuân thế. Đức Kitô không những chữa anh lành bệnh mà còn phục hồi chức vị thành viên cộng đoàn, ban cho anh đời sống mới, con tim hoan lạc và ban thêm niềm tin nhỏ xíu của anh thành một người đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô.

Chúng ta đừng ngạc nhiên khi cầu xin Đức Kitô chữa bệnh cho mình hoặc thân nhân mà có khi lời cầu xin được nhận lời; khi không được Chúa đáp ứng. Đức Kitô chữa bệnh để tỏ lộ quyền năng của Thiên Chúa trên bệnh tật và sự dữ, thần ác. Sứ mạng cao cả của Đức Kitô là ban ơn cứu độ cho muôn dân, giải thoát họ khỏi xiềng xích tội lỗi và chỉ dẫn con đường về cùng Chúa Cha. Đấng có quyền quyết định cho gì, cho bao nhiêu, lúc nào thuộc về Chúa là Đấng ban phát, không phải kẻ xin là chúng ta có quyền quyết định. Kẻ xin chỉ biết đón nhận với tâm tình tạ ơn, miệng cao rao ca tụng Thiên Chúa, như người phong hủi đã làm.

 

home Mục lục Lưu trữ