Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 46
Tổng truy cập: 1372560
ĐỨC KITÔ TIẾP TỤC LỚN LÊN
Đức Kitô tiếp tục lớn lên
Đoạn Phúc âm được đề nghị với chúng ta hôm nay thuật lại những sự kiện khá đơn giản, xét về bản chất chúng ta. Nếu coi đó như một đoạn văn, không hơn không kém thì có thể đặt một vài câu hỏi, về chi tiết thôi, chẳng hạn: sau khi dâng Con trẻ Giêsu trong Đền thờ, ông Giuse và bà Maria có thể trở về Nazaret ngay không? Vụ lánh nạn sang Ai Cập xảy ra lúc nào? Chúng ta đừng tìm kiếm trong Phúc âm một thứ tự rõ ràng, chắc chắn, cho ngày tháng và sự kiện. Điều chắc là thời kỳ Con trẻ Giêsu hết là ‘bé thơ’, giờ là một ‘nhi đồng’, đang lớn lên về phạm vi thiêng liêng – hai ông bà đã trở lại Nazarét rồi. Nghiên cứu đoạn văn người ta có thể dừng lại ở hai nhận vật Simêon và Anna, để suy niệm về sự kiện tâm trông đợi Đấng Cứu Thế và cầu nguyện của hai vị về lời tiên tri Simêon, khiến cho Maria lo sợ một kết cục đau khổ (cuộc thương khó của Đức Giêsu). Tốt hơn, chúng ta hãy chọn một đề tài cao hơn, đó là một tư tưởng lớn nằm trong hạ tầng toàn bộ Phúc âm và được thánh Luca diễn tả như sau: Con trẻ lớn lên, thân thể phát triển và được ơn khôn ngoan sung mãn. Ý niệm lớn đó là ý niệm tăng trưởng.
1) Chúng ta gặp thấy sự tăng trưởng thiêng liêng trước hết ở bà Maria và ông Giuse. Maria được gọi là người có phúc lớn, vì đã tin, trong biến cố Truyền tin. Rõ ràng là ở giây phút ấy nàng tin vào đề nghị của Thiên Chúa yêu cầu nàng ưng thuận một sự kiện xảy ra lúc đó. Đức tin của nàng không cho nàng xem thấy trước phối cảnh tương lai của toàn thể lịch sử Đức Giêsu, lúc đó mới sinh ra trong lòng nàng. Do một sự ưng thuận mỗi ngày, liên tục, nàng tiến dần vào mầu nhiệm định mệnh đời mình. Niềm tin Maria là 1 niềm tin luôn luôn tăng trưởng. Lời tiên tri của Simêông cho nàng biết trước 1 đường đời đau khổ, nhưng không cho rõ chi tiết. Do sự ưng thuận ngày một đổi mới, nhắc đi nhắc lại, Trinh nữ Maria hiểu rõ thêm Thiên Chúa đòi hòi gì ở nàng, biết rõ thêm Con Trẻ Giêsu là ai. Đối với Giuse cũng vậy. Đây là một điều quan trọng đối với chúng ta. Dường như mầu nhiệm tăng trưởng nhân tính của Đức Giêsu có mục đích là nhờ đức tin đưa chúng ta tiến vào mầu nhiệm tăng trưởng thần tính của chúng ta. Sự tăng trưởng thần tính đó, Maria và Giuse là những người đầu tiên được hưởng. Thật là một điều tốt lành khi nghĩ rằng hai ông bà rất gần với chúng ta trong điểm đó. Vì đã trải qua nên biết rõ, hai ông bà cầu bầu cho niềm tin của chúng ta tăng trưởng tốt.
2) Con trẻ lớn lên… Điều ghi nhận này liên hệ trực tiếp đến sự tăng trưởng thể chất của Đức Giêsu. Đó là một sự kiện trong phần lịch sử đã qua, thật sự qua rồi. Tuy nhiên có một sự kiện khác thuộc lĩnh vực mầu nhiệm, được hoàn tất trong lịch sử của chúng ta, ngày nay Đức Kitô tiếp tục lớn lên. Thật vậy, Người không những là Giêsu, một người như những người khác, đã sống ở Palextin từ năm nào đến năm nào đó. Người còn là Con Thiên Chúa đã xuống thế để thần hoá nhân loại. Người tiếp tục lớn lên trong nhân loại. Thánh Phaolô nói đên sự xây dựng thân thể mầu nhiệm Đức Kitô cho đến khi chúng ta hết thảy đạt thấu sự duy nhất trong kính tin và am tường về Con Thiên Chúa, mà nên người thành toàn, đạt đến tầm vóc xứng với sự viên mãn của Đức Kitô (Eph.4,13). Như vậy, Đức Kitô lớn lên trong tâm khảm sâu thẳm của mỗi người chúng ta. Dịp lễ Thánh Gia Thất, Giáo Hội dùng một đoạn Phúc âm gợi lên một trong những mối quan tâm chủ yếu của mọi gia đình, đó là sự lớn lên của đứa con. Chúng ta có thể từ đó suy niệm về sự lớn lên của Đức Kitô trong đại gia đình loài người, nghĩa là trong tâm hồn mỗi chúng ta.
17. Gia đình, cộng đoàn yêu thương
Khi gợi lại kỷ niệm đáng ghi nhớ về gia đình của mình, Đức cố Hồng Y Marty, nguyên Tổng Giám Mục Giáo phận Paris, đã nói: “Tôi đã bập bẹ những tiếng đầu tiên về Thiên Chúa, khi nhìn mẹ tôi và cha tôi đọc kinh cầu nguyện. Tôi đã học biết sự sống, học biết sự chết, tôi đã học biết thế nào là yêu thương trong cuộc sống hằng ngày, khi tôi giao tiếp với thân nhân và những người quen thuộc. Tôi yêu mến Thiên Chúa, yêu mến Giáo Hội như đã yêu mến mẹ tôi. Tôi không học mà cũng biết người phụ nữ đó đã cho tôi sự sống và mạc khải cho tôi tình yêu”. Gương sáng của cha mẹ đã giáo dục cho con cái nhiều điều tốt.
Chúa Giêsu đã sinh ra trong một gia đình, mà lại là một gia đình nghèo. Ngài cũng có cha mẹ như bao trẻ thơ khác, như mỗi người chúng ta. Và cha mẹ Ngài cũng là những người lao động, phải sống bằng mồ hôi nước mắt như hầu hết các gia đình khác. Là Thiên Chúa, Ngài đã đến với loài người như một con trẻ, bé bỏng, cần đến sự đùm bọc, che chở của những người thân. Cũng như bao trẻ em khác, Ngài cũng bị những biến cố lớn nhỏ của gia đình và xã hội chi phối, đưa đẩy, ảnh hưởng.
Rồi những năm thơ ấu, những thời kỳ thơ ấu và thành niên, Chúa Giêsu đã sống bên cạnh Đức Maria, Mẹ Ngài và Thánh Giuse, cha nuôi Ngài. Ngài cũng đã phải tập đi, tập nói, tập đọc, tập viết. Ngài cũng đã phải học Thánh Kinh, Lề Luật. Ngài cũng đã phải tập lao động với những dụng cụ như cưa, bào, đục… trên những khúc cây, tấm ván. Ba mươi năm tại Nagiarét là một chuỗi ngày bình dị, như hàng trăm gia đình cùng thôn làng, như hàng triệu cuộc sống của con người qua các thời đại.
Đó là thời kỳ ẩn dật, vì Chúa Giêsu không để lộ chân tính đích thực của mình ra cho những người chung quanh biết. Đó cũng là thời gian chuẩn bị cho quãng đời công khai của Ngài, theo nghĩa là Ngài tích lũy cho mình những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết cho việc rao giảng Nước Thiên Chúa sau này.
Dưới một khía cạnh khác, chúng ta có thể nói, đó là những năm tháng trao đổi, cho và nhận giữa Con Thiên Chúa và gia đình nhân loại, được đại diện nơi Thánh Giuse và Đức Maria. Nếu chỉ là Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế không cần phải nhận ở nhân loại một thứ gì cả. Nhưng vì Ngài là Thiên Chúa làm người và ở giữa chúng ta, nên Chúa Giêsu đã nhận rất nhiều của những người thân, nhất là của Mẹ Maria: cưu mang, sinh đẻ, nuôi dưỡng, giáo dục. Ngài cũng đã nhận rất nhiều từ cộng đoàn Nagiarét, từ Hội đường Do Thái, từ cuộc sống của những người chung quanh, nhất là những người nghèo khổ, bệnh tật, lao động. Chúng ta khó hình dung được những điều đó, vì chúng ta có khuynh hướng đặt Thiên Chúa ở chốn cao xa mà quên điều hệ trọng là Thiên Chúa đã làm người, đã nhập thể và nhập thế.
Chúa Giêsu đã nhận rất nhiều từ gia đình nhân loại, nhưng thực ra Ngài còn cho nhiều hơn, vì Ngài đã cống hiến tất cả cho chúng ta, cả bản thể Thiên Chúa, cả năm tháng, cuộc sống và cái chết của Ngài, một cách âm thầm, khiêm tốn vô vị lợi.
Trong cuộc sống bình dị nhưng chất chứa bao tình thương ấy, Chúa Giêsu đã sống thân mật với Cha Ngài, đã sống hiếu thảo với cha mẹ trần thế của Ngài, đã sống chan hòa bác ái với những người chung quanh. Rồi cha mẹ Ngài là những người kính sợ Thiên Chúa cũng đã sống hết mình với Thiên Chúa, tận tụy và thương yêu con cưng của mình. Giữa Đức Maria và Thánh Giuse thì thật là một mối liên hệ có một không hai trong lịch sử loài người, chắc chắn tình yêu thương đậm đà và lòng tôn kính là những nét đặc thù nhất, khiến Thánh Giuse được gọi là người công chính, còn Maria là người có phúc hơn mọi người phụ nữ.
Sách Huấn ca hôm nay đã nhấn mạnh đến lòng hiếu thảo của người con đối với cha mẹ trong gia đình, khiến chúng ta dễ hình dung ra cách sống của Con Thiên Chúa làm người dưới mái nhà Nagiarét. Thư thánh Phaolô gởi tín hữu Côlôsê đề cập đến mối quan hệ giữa những người được Thiên Chúa yêu thương, tuyển chọn sống thành gia đình, gia đình của Thiên Chúa: đó là lòng từ bi, nhân hậu, là khiêm cung, ôn hòa, là nhẫn nại chịu đựng, chấp nhận nhau và tha thứ cho nhau. Gia đình của Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse là một gia đình đã sống trọn vẹn hơn ai hết tinh thần ấy, vì các thành viên trong gia đình thánh này đều là những tôi tớ của Thiên Chúa, trong ý nghĩa là mỗi vị và cộng đoàn ba vị đều lãnh nhận từ Thiên Chúa một sứ mạng đặc biệt. Gia đình Nagiarét là gương mẫu, là lời mời gọi đối với mỗi người chúng ta, đối với mỗi gia đình Công giáo ngày nay.
Ngày nay, hơn bao giờ hết, với sự tiến bộ của ngành khoa học nhân văn và xã hội, con người càng khám phá ra chiều kích xã hội của mình và tầm quan trọng của cộng đoàn gia đình trong đời sống xã hội. Gia đình là cái nôi đầu tiên đón tiếp con người và cung cấp cho con người những điều kiện cần thiết của cuộc sống và hạnh phúc. Đối với các kitô hữu, gia đình còn mang một ý nghĩa khác nữa: đó là một cộng đoàn yêu thương phản ảnh cộng đoàn của Thiên Chúa, theo gương gia đình Nagiarét. Trách nhiệm thật lớn lao của các bậc làm cha làm mẹ. Chức năng nhiệm vụ ấy cha mẹ chỉ có thể hoàn thành được nếu biết yêu thương và tha thứ như chính Chúa Kitô đã yêu thương và tha thứ cho chúng ta. Đó là quy luật trọng yếu trong mối quan hệ giữa vợ chồng, giữa con cái và cha mẹ. Vì trong cuộc sống gia đình, con người có thể biến cuộc sống ấy thành thiên đàng hay hỏa ngục trần gian. Cuộc sống gia đình tạo cho cha mẹ những cơ hội quý báu để thực hiện tinh thần yêu thương quên mình, mưu tìm hạnh phúc cho người khác. Cuộc sống gia đình luôn luôn đòi hỏi cha mẹ phải dẹp bỏ ý riêng mình, quan điểm riêng của mình, để tôn trọng và giúp đỡ con cái phát triển về mọi mặt.
Do sự khác biệt về tính tình, môi trường giáo dục, tuổi tác và sở thích, nên chuyện xung đột, căng thẳng, là chuyện đương nhiên không thể tránh được giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái. Nhất là trong một vài hoàn cảnh khó khăn về kinh tế tài chính. Muốn vượt qua những cảnh xung đột, những giờ phút căng thẳng ấy, mỗi người, dù là vợ hay chồng, cha mẹ hay con cái, đều phải thấm nhuần tinh thần của Chúa Kitô: “Tôi đến để phục vụ chứ không để được phục vụ”. “Ai muốn làm đầu thì hãy làm tôi tớ phục vụ mọi người” (x. Mt 20,26-28). Ở đây, cha mẹ có trọng trách nêu gương cho con cái, vợ chồng có trách nhiệm làm chứng cho nhau tình yêu quảng đại và vô vị lợi của Thiên Chúa. Lời căn dặn của Thánh Phaolô phải là phương châm cho các bậc cha mẹ cũng như con cái trong gia đình: “Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm hãy nói nhân danh Đức Giêsu Kitô, và nhờ Ngài mà cảm tạ Chúa Cha”(Cl 3,17).
Như thế, gia đình kitô hữu, theo gương đời sống gia đình của Thánh Gia Thất, với tình yêu thương và tha thứ, với tinh thần phục vụ quảng đại và vô vị lợi, sẽ là ngọn đèn tỏa sáng, sẽ là cái nôi hạnh phúc và đem lại hạnh phúc cho anh em đồng bào trong xã hội chúng ta hôm nay.
18. Mái nhà lý tưởng
Những biến cố chung quanh việc thụ thai và sự ra đời của Đức Giêsu đánh dấu rằng Người là một con trẻ đặc biệt, với một vận mệnh duy nhất. Thông qua Người, lời hứa đối với ông Apbraham sẽ được nên trọn. Người sẽ trở thành niềm hy vọng và an ủi của dân Israen, và là ánh sáng cho các dân tộc. Nhưng Tin Mừng cũng nói về sự khước từ Đức Giêsu, một sự khước từ sẽ gây ra một lưỡi gươm đâm thấu qua trái tim của Đức Maria. Cha mẹ chia sẻ niềm vui và nỗi đau khổ của con cái họ, và ngược lại.
Không có lý do gì để tin rằng Đức Maria và thánh Giuse hiểu biết rõ ràng trọn vẹn hoặc về vận mệnh vĩ đại của Con Trẻ Giêsu. Tuy nhiên, khi đón nhận Người vào trong cuộc đời của mình, và nuôi dưỡng Người trong lòng tin và tình yêu thương, các ngài đã góp phần trong việc giúp đỡ Người nhận ra vận mệnh của mình. Tin Mừng cho thấy rằng tại nhà Nagiarét, các ngài đã tạo ra một bầu khí mà trong đó, Đức Giêsu có thể phát triển đến khi trưởng thành.
Mỗi đứa con đều là một quà tặng của Thiên Chúa. Và mỗi đứa con đều có một vận mệnh duy nhất. Nhưng vận mệnh đó còn ẩn giấu đối với cha mẹ. Họ thắc mắc không biết con cái họ sẽ trở thành gì. Một cách tự nhiên, họ mong muốn điều tốt đẹp nhất cho chúng. Nhưng tất cả điều mà họ có thể làm được, đó là khai mở cho chúng trên con đường đời của chúng. Vượt lên trên tất cả, họ phải cẩn thận để không ngăn cản kế hoạch của Thiên Chúa đối với con cái.
Cha mẹ nên cầu xin Thiên Chúa hướng dẫn con cái của mình theo những chọn lựa mà chúng thực hiện. Nếu chúng ta phải hoàn tất điều mà Thiên Chúa muốn chúng ta hoàn tất, thì tất cả chúng ta đều cần sự hướng dẫn của Người.
Nói một cách lý tưởng, gia đình phải là một cộng đoàn yêu thương nhỏ bé. Bầu khí trong gia đình là yếu tố quan trọng nhất. Bầu khí đó được xác định do phẩm chất của các mối tương quan. Cha mẹ và con cái đều đóng góp vào việc tạo ra bầu khí đó.
Cuộc sống gia đình mang rất nhiều thử thách. Gia đình không chỉ biết tiếp nhận; mà còn phải biết cống hiến nữa. Những mối dây liên kết trong gia đình làm cho chúng ta được phong phú, nhưng cũng ràng buộc chúng ta. Chúng lôi kéo theo những ràng buộc của trách nhiệm và tình yêu thương.
19. Dâng Chúa trong đền thờ - R. Gutzwiller
Thánh Luca không nói gì cho chúng ta về thời niên thiếu của vị tiền hô, tất cả thời tuổi trẻ của vị này đều chìm trong im lặng và cô đơn. Trái lại, thời niên thiếu của Chúa Giêsu được kể lại trong ba trường hợp. Trường hợp thứ nhất là lễ cắt bì, chỉ được kể lại trong có một câu. Sự cốt yếu của lễ này là đặt tên Giêsu, tên đã được Thiên thần nói trước, tên này nêu rõ bản tính của Hài nhi trong những ngày sắp tới. Chính do danh hiệu đó mà Giáo Hội mừng kính bằng một lễ đặc biệt, cũng chính danh hiệu đó mà biết bao người không ngớt chiêm niệm và đã là nguồn hân hoan vui sướng cho các nhà Thần bí: danh hiệu mà theo kiểu nói của Thánh Phaolô, mọi gối phải quỳ lạy ở trên trời, lẫn dưới thế và cả dưới hoả ngục.
Đang khi đó thì Thánh Luca lại viết lại cho chúng ta về lễ dâng Chúa trong đền thờ với nhiều chi tiết hơn và khiến ta phải lưu ý tới hai điều sau:
1. Những biến cố.
Nhìn bên ngoài, chẳng thấy có gì đáng lưu tâm. Hàng năm có cả trăm đôi cha mẹ trẻ bước lên Đền thờ tiến vào cửa trước dành cho các phụ nữ để được thanh tẩy theo nghi lễ và chuộc lại đứa con mới sinh. Luật buộc thanh tẩy vì sự thụ thai và sinh con đã liên kết chặt chẽ với tội lỗi và với đam mê hỗn độn. Theo chương trình của Thiên Chúa, cả hai việc đó, phải là cái gì mang tính chất bí tích vì đã chuyển đời sống siêu nhiên đồng thời với đời sống tự nhiên. Nhưng tội đã làm nào loạn nguồn mạch và như vậy, tội lẫn vào việc lành, ‘nhân loại đầy trần tục’ với thần thiêng. Lễ tế được đặt ra đối với người mẹ là bà cần phải thanh tẩy để có thể bước vào đền thờ. Đức Maria không có tiền để mua một con chiên làm lễ tế và phải đành lòng như bao người mẹ nghèo nàn khác, dâng một ccặp chim câu để làm lễ vật. Việc chuộc lại đứa trẻ trai được đặt ra vì tất cả những của đầu mùa, nơi ruộng nương, nơi đoàn vật và nhất là nơi con người đều đặc biệt thuộc về Giavê. Như vậy cậu con trai phải chuộc lại để có thể sống đời sống của mình. Tất cả những điểm đó chẳng có chi đặc biệt và đáng lưu tâm.
Tuy nhiên, nội dung của sự việc mới có khác biệt. Đức Maria rõ ràng là người Mẹ chẳng có dính bén chút gì để phải thanh tẩy. Mẹ đâu thụ thai bởi phàm nhân, mà do phép Chúa Thánh Thần. Mẹ cũng chẳng có một ước muốn xấu xa gì, vì Mẹ ‘không biết đến người nam’. Vì thế, việc chuộc lại Hài nhi chỉ mang hình thức bên ngoài. Chúa Giêsu xét là con đầu lòng của Chúa Cha, thì thuộc quyền sở hữu của Người. Nhưng Ngài sẽ chuộc lại những người khác và giá Ngài phải trả là giá máu của tim Ngài, chứ không phải bằng tiền bạc.
Như Đức Kitô tuân phục Lề luật Môisen hay sắc lệnh của Xêsarê, người Kitô hữu cũng phải phục tùng các quyền hành bên ngoài điều khiển nhân loại bằng ý muốn hay với phép của Thiên Chúa và tuân hành các quy luật như những người khác trong lãnh vực luật pháp. Bên ngoài chẳng có gì lạ kỳ đánh dấu sự hiện hữu và đời sống của người Kitô hữu. Vì không nhất thiết là sự biến đổi nội tâm trước nhan Chúa phải kéo theo sự cách mạng môi trường mình sống.
2. Những lời nói
Những biến cố này có thể qua đi mà ít được biết tới nếu không có một người đến gặp đôi vợ chồng trẻ để chào thăm Hài nhi với những ngôn từ lạ lùng. Ông này không phải là tư tế, mà chỉ là một người dân thường, một người thực công chính, đang chờ đợi ‘niềm an ủi của Israel’, chờ đợi Đấng Messia. Đầy Thần linh Thiên Chúa và nhờ ơn soi sáng, ông đã nhận ra Đấng Messia nơi Hài nhi do người Mẹ khiêm hạ này bồng trên tay.
Lời đầu tiên của ông là lời thân thưa với Thiên Chúa. ‘Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này được an bình ra đi’. Thiên Chúa là Chủ Tể, ai muốn phục vụ Ngài, là tôi tờ của Ngài. Đời sống của cụ già Simêon là một sự hiện hữu và là một công việc phục vụ Thiên Chúa, được kể như một cuộc phục dịch, nhưng bây giờ đã tới lúc nghỉ ngơi sau chuỗi ngày dài lao động. Sự chết là một cuộc nghỉ việc, một sự giải phóng trong an bình và về với an bình.
Hy vọng và ơn cứu độ là phần thưởng lúc trời chiều ngả bóng, đã nâng đỡ ông suốt thời gian thi hành nhiệm vụ khó khăn. Đấng Cứu độ đã đến, công việc đã có được ý nghĩa và đời sống dấn thân trên con đường cứu độ lời kinh ‘muôn lạy Chúa’ (Nunc dimittis) là lời kinh tối của Giáo Hội.
‘Mắt con đã nhìn thấy ơn cứu độ’. Cụ Simêon, con người ưu tư, suy nghĩ, hẳn phải đau khổ vì những cảnh vô đạo chung quanh. Chính đôi mắt này đã từng chứng kiến những cảnh tội lỗi và phản giáo, nay thấy Đấng mang lại ơn cứu độ và sự thánh thiện. Đức Kitô là thày thuốc sẽ chữa trị tất cả và là Đấng Thánh sẽ thánh hoá tất cả.
‘Chúa dọn ra trước mặt người trần’. Những chướng ngại hạn hẹp của Israel đã bị phá đổ, chiều kích của Giáo Hội phổ quát tỏ hiện. Israel ra đi mở rộng chân trời của Simêon và làm cho người ta nghĩ đến những khuôn khổ mới mẻ của tinh thần và con tim.
‘Ánh sáng rạng soi dân ngoại’. Những lời tiên tri của Isaia (đoạn 42 và 29) đã được nhắc lại ở đây. Dân ngoại không còn là người bị khinh khi, xua đuổi; không còn bị cái nhìn trịch thượng của những người đã được chọn ném xuống. Vì ánh sáng của Đức Kitô sẽ đâm thấu đêm đen, đuổi đi tất cả những bóng tối và đem đến một ngày mới không có chiều tà.
‘Còn Israel dân Chúa được vinh quang’. Nhờ Chúa Giêsu, cái cây của dân này sẽ triển nở sinh hoa kết quả. Israel xấu sẽ trở nên đối tượng của vấp phạm và tên nó sẽ bị nhiều người nhạo báng và ghét bỏ. Còn Israel chân thật sẽ là cánh đồng nơi các hoa mầu quý giá mọc lên, sẽ là núi đá vọt ra những dòng suối, sẽ là nền trời nơi mặt trời toả sáng; nên các tín hữu sẽ nhắc đến tên nó với lòng kính trọng và biết ơn.
Theo lời của Simêon, Israel đặt sự cao cả đã nhận được từ nơi Chúa, dưới chân Chúa nhập thể. Bài tang ca của Israel là một bài thánh thi cho Đức Kitô; Israel đã tàn lụi trong những tia sáng của luồng ánh sáng rạng rỡ hơn; Israel chết đi để được đưa vào một đời sống mới nhờ Đức Giêsu Đấng Thiên Sai.
Lời thứ hai của Simêon là lời nói với Đức Maria: ‘Hài nhi con bà sẽ được đặt lên để nhiều người trong Israel phải sụp đổ hay chỗi dậy và làm dấu gợi lên chống đối’. Kitô giáo không cưỡng chế và cũng chẳng dùng sức mạnh để bắt buộc ai, trái lại chỉ là lời mời mọc và kêu gọi. Con người phải quyết định. Họ có thể nói nhận hay không. Nhờ lời ‘nhận’ họ sẽ đứng thẳng lên như người bị tê liệt được chữa khỏi, vì họ sẽ bước đi trên con đường của Thiên Chúa. Với tiếng ‘không’ họ tự mình chỗi dậy và tin rằng mình đã hoàn hảo: sự suy sụp của họ đã đến. Tất sẽ kết thúc bằng đổ vỡ và đồi bại.
Giữ một chỗ đối với Đức Kitô là quyết định số phận con người và nhân loại trước nhan Thiên Chúa. Đức Kitô đưa ra hai nẻo đường lớn dẫn tới cứu độ và sa ngã, dòng nước đôi ngả, sự nhận thức giữa chân và giả. Đối với Mẹ Ngài, việc biết được Đức Kitô, Đức Kitô đích thực, sẽ gặp chống đối và phản kháng hẳn phải là nỗi đau đớn ghê gớm trong đời Mẹ: ‘Một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tim chị’. Vì tiếng ‘nhận’ và ‘không’ sẽ làm lộ nhiều tâm hồn trong Israel. Cái bị che dấu sẽ đưa ra ánh sáng. Cứng lòng, ý tưởng bất chính, ích kỷ cá nhân, kiêu ngạo và ghen tương… tất cả những gì là xấu xa, kẻ thù của Thiên Chúa, đều tỏ lộ ra. Tất cả những gì là bỉ ổi, suy đồi và hôi thối đều bị thấy rõ. Nhìn thấy các tư tưởng con người hệ ở chỗ vạch trần những giả dối và mở toang những nấm mồ quét vôi trắng. Nhưng trên hết phải là sự dửng dưng không tiếp nhận tình yêu Nhập thể, đó mới chính là mũi gươm đâm sâu vào trái tim người mẹ giầu tình thương này. Như vậy, ngay từ đầu đời Chúa Giêsu, người ta đã nhìn thấy ‘ Bà mẹ đau khổ’ là chính Người đứng dưới chân thánh giá, vào những giây phút cuối cùng với con bị đâm thấu tim, hoàn tất lễ hiến tế mạnh mẽ hơn lòng ghét ghen của nhân loại.
Khi Tin mừng nói rằng, ‘Cha và Mẹ Ngài ngạc nhiên về những gì nói về Ngài’ đã chứng tỏ cho ta thấy chính các vị cũng phải lần bước trong ánh sáng đức tin, đang khi luôn nhận thức và xác quyết những chân lý mới.
Hợp với ông già Simêon, có bà già khả kính Anna, đại diện cho cả dân tộc, nam cũng như nữ, ca tụng Thiên Chúa và mang tới một sứ điệp ‘cho những người đang trông đợi phúc cứu chuộc Israel’.
Người ta không thấy nhắc gì tới cái chết của ông già bà cả này. Các cụ đã làm tròn sứ mạng của mình và đã sang thế giới bên kia với tâm hồn bình an và vui sướng trong cũng một cảm nghĩ rằng Israel chân chính mới mẻ là người luôn cởi mở trong Đấng Messia.
20. Gương mẫu Thánh Gia
“Theo luật Môsê… cha mẹ dâng con cho Chúa”.
Một ông vua muốn thử tài phán đoán của các con, ông đưa ra hai viên ngọc quý, một viên thật, một viên giả, viên ngọc thật ông gói trong giấy báo cũ, còn viên giả ông để trong một hộp thật đẹp. Ông gọi người con đầu tới và bảo anh chọn lấy một viên. Anh bỏ qua gói giấy xấu, lựa lấy viên trong hộp đẹp. Thế là anh đã chọn viên ngọc giả. Đến lượt người con thứ, vua cha cũng bảo như thế, anh này vốn là đứa con hiếu thảo, anh nói: “Thưa cha, con xin cha lựa giùm con”. Dĩ nhiên vua cha lựa cho anh viên ngọc thật.
Chúa Cứu Thế đến trần gian cũng ví được như một ngọc quý nhưng được che phủ trong dáng vẻ bình dị, tầm thường, ít người nhận ra. Muốn nhận ra Chúa Cứu Thế phải có ơn đặc biệt, phải chuẩn bị tâm hồn xứng hợp.
Chúa Giáng Sinh chẳng những như một em bé bình thường, mà còn kém các em bé bình thường nữa. Chúa cũng tuân giữ luật lệ như mọi người, dù em bé Giêsu là Thiên Chúa, dù Đức Maria vô cùng tinh sạch, Mẹ cũng bồng Chúa lên đền thờ làm nghi thức thanh tẩy và dâng lễ vật chuộc Chúa về. Một cặp chim, đó là lễ vật của nhà nghèo. Gia đình Chúa lên đền thờ như một gia đình nghèo khó thi hành luật định. Chúa như là viên ngọc dấu kín, thế nhưng đã có ông Simêon và bà Anna nhận ra Người.
Trong đền thánh có bao nhiêu người giỏi giang, thông thái như các tư tế, các luật sĩ. Họ am tường Kinh Thánh, hiểu rõ các lời ngôn sứ tiên báo về Chúa Cứu Thế, nhưng họ không nhận ra Chúa, vì Chúa quá nghèo khó bình dị. Trong khi ông chỉ là một ông lão nghèo. Bà Anna chỉ là một quả phụ, bần cùng yếu đuối, không quyền hành trong xã hội. Nhưng họ vốn là những người con hiếu thảo của Thiên Chúa: khiêm tốn, đạo hạnh, biết thờ Chúa với tất cả tấm lòng tin yêu phó thác vào quyền năng và tình thương của Thiên Chúa. Họ giống như người con thứ của vua trong câu chuyện kể trên. Họ đã được Chúa Thánh Thần soi sáng để nhận ra Chúa Cứu Thế qua dáng vẻ tầm thường của một hài nhi. Họ đã được đón nhận Chúa Cứu Thế, như những người nghèo hèn bé nhỏ được Chúa chúc phúc vậy.
Simêon và Anna nghèo khó đã hân hạnh được bồng ẵm Chúa Cứu Thế, được thay mặt nhân loại nói lời đầu tiên tung hô Chúa đến.
Simêon cũng đã tiên báo Chúa Cứu Thế sẽ là một báu vật được giấu kín giữa lòng thế nhân. Vì vậy có người nhận ra nhưng đa số vẫn từ chối Ngài, thậm chí còn chống đối Ngài. Do đó Ngài sẽ là duyên cớ cho nhiều người vấp ngã. Và thái độ họ sẽ như một lưỡi gươm đâm thấu trái tim Đức Maria, sẽ làm Mẹ tan nát cõi lòng như ta thấy về sau.
Chu toàn bổn phận theo luật định xong, gia đình Chúa Giêsu trở về Nagiarét. Ở đó, Chúa Giêsu lớn khôn, học hành, tập nghề thợ mộc như các bạn thiếu nhi. Cuộc sống Chúa vạch rõ tầm quan trọng của gia đình, cái nôi cần thiết cho mọi người. Chúa sống ở trần gian 33 năm, thì đã sống 30 năm bình thường trong gia đình nghèo khó.
Xin Chúa giúp chúng con theo gương Chúa sống trung hiếu với Cha trên trời, thảo kính ông bà cha mẹ ở trần gian và sống tình huynh đệ với mọi người. Biết vâng giữ luật Chúa, luật Hội Thánh và các luật lệ chính đáng trong xã hội.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam