Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 81
Tổng truy cập: 1365450
EM CON NAY SỐNG LẠI
EM CON NAY SỐNG LẠI- Lm. Micae Võ Thành Nhân
Mỗi người chúng ta đều có một quá khứ, quá khứ của chúng ta là tội lỗi, chẳng tốt đẹp gì, bởi chúng ta là tro bụi. Nhắc đến quá khứ, phần lớn là nỗi buồn, niềm vui chẳng là bao.
Trong bài đọc một được trích từ sách Giôsuê đã cho chúng ta thấy, dân Do Thái có một quá khứ buồn tủi, đớn đau, tội lỗi vì bị nô lệ bên Ai Cập, mặc dù lúc này họ đã được vào đất hứa, đã được ăn mừng lễ Vượt Qua trong an bình. Họ được ăn các thức ăn địa phương Canaan và không còn ăn manna nữa. Họ bắt đầu sống một cuộc đời tự do, hạnh phúc, sung sướng, họ đã có quê hương xứ sở, tương lai đang rộng mở ở phía trước.
Tương lai phía trước đang rộng mở sáng ngời như vậy là do Chúa ban cho họ, nhưng mà quá khứ của họ không thể xóa nhòa được, nó hằn sâu trong ký ức của họ. Vì thế mà Chúa đã nói với ông Giôsuê cũng như với dân Do Thái hôm nay: “ Hôm nay, Ta đã cất sự dơ nhớp của Ai Cập khỏi các ngươi “ ! Nghĩa là Chúa thanh tẩy quá khứ của dân tộc, của từng người trong họ khỏi sự dơ nhớp, ô nhục, mặc cảm vì thân nô lệ như trâu ngựa, và hãy hướng đến những ngày sắp tới, đừng buồn, đừng tủi thân mà hãy tiến bước theo sự hướng dẫn của Chúa.
Tiếp nối sứ điệp này, thánh Phaolô trong bài đọc hai, thư thứ hai ngài gởi tín hữu Côrintô, ngài cho rằng Chúa sẵn sàng tha thứ tội lỗi cho chúng ta cho nên ngài van nài tất cả chúng ta hãy trở về làm hòa với Chúa trong bí tích Giải tội, Đấng không hề biết tội, thì Thiên Chúa làm nên thân tội vì chúng ta, để trong Ngài, chúng ta trở nên sự công chính của Thiên Chúa.
Nhờ Chúa, trong Chúa mà chúng ta sẽ trở nên công chính, và là thụ tao mới, những gì là cũ đã qua đi: Này đây tất cả mọi sự đã trở thành mới. Điều này được thể hiện rất rõ ràng nơi bài Tin Mừng về người cha nhân hậu đối với đứa con trai hoang đàng hôm nay.
Người con trai thứ hoang đàng đã tự bản thân tạo ra cho mình một quá khứ ê chề, tủi nhục, thê thảm, cay đắng, tội lỗi…. là vì anh đã lìa bỏ cha của anh để sống theo ý riêng, sở thích của mình. Cha anh không ngăn cản anh vì ông tôn trọng tự do của anh mặc dù ông biết anh sẽ lãnh hậu quả như vậy. Nhưng ông không còn cách nào khác để giúp anh mà chỉ còn tấm lòng nhân hậu, một tấm lòng nhân hậu từ tâm quá sức lớn lao được thể hiện ở chỗ là ngày nào ông cũng ra trước cổng nhà trông theo hướng phương trời mịt mù xa xăm, nơi mà đứa con lúc cất bước giã từ ông ra đi, với một chút lạc quan là nó sẽ trở về với ông. Phần đứa con, trong lúc sống tận đáy của xã hội và cùng cực nhất của kiếp người ( Chăn heo, muốn ăn những đồ ăn cặn bã heo ăn cho đầy bụng mà cũng không ai cho ), anh đã bừng tỉnh, anh đã hồi tâm, anh đã nhận ra lòng thương xót của cha anh, và anh cũng nhận ra tội lỗi của anh. Để rồi chính lòng thương xót của cha anh là niềm hy vọng, là động lực thúc đẩy anh giũ bỏ quá khứ, trở về với cha anh và anh đã lên đường trở về: “ Bao lâu con lặng thinh không thú tội, thì gân cốt rã rời, cả ngày con gào thét “ ( Tv 31, 3 ), hoặc là“ Một ngày tại khuôn viên thánh điện quý hơn cả ngàn ngày. Thà ở cổng đền Thiên Chúa vẫn còn hơn sống trong trại ác nhân “ ( Tv 84, 11 ).
Anh đã trở về nhà, trông thấy anh, cha anh chạy ra ôm anh vào lòng. Anh chưa kịp nói lời xin lỗi về quá khứ tội lỗi của mình đã làm cho cha đau buồn và xấu hổ với mọi người thì cha anh đã sai gia nhân đem áo mới ra mặc cho anh, đeo nhẫn vào tay anh, mang giày vào chân anh, bắt bê béo làm thịt ăn mừng. Người cha đã bỏ qua quá khứ của anh, đã tha thứ cho anh, những gì là cũ đã qua đi “ Này mọi sự đã trở thành mới “. Anh đã được phục hồi danh dự, nhân phẩm mà anh đã đánh mất khi lạm dụng tự do của mình.
Người con trai hoang đàng là hình ảnh của chúng ta, còn người cha nhân từ đó là hình ảnh của Chúa. Chúa là Cha chúng ta. Chúng ta là con của Chúa. Chúa yêu chúng ta bằng một tình yêu phụ tử. Chúa ban mọi ơn cho chúng ta, trong đó có ơn được tự do. Nhưng chúng ta đã lạm dụng tự do Chúa ban để rồi chúng ta tự tạo ra cho chúng ta một quá khứ tội lỗi, khổ đau, bất an, nhưng lòng nhân hậu của Chúa vượt trên tội lỗi của chúng ta, ngày ngày Chúa vẫn chờ, vẫn đợi chúng ta trở về với Chúa. Chúa sẵn sàng tha thứ tội lỗi và Chúa sẽ không còn nhớ đến quá khứ tội lỗi chúng ta nữa “ Này đây tất cả mọi sự đã trở thành mới “.
Người cha vui sướng khi đứa con hoang trở về, Chúa rất vui sướng khi chúng ta ăn năn sám hối trở về với Chúa. Người cha đã hai lần nói: “ Vì con ta đây đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy “. Một lần ông nói trước mặt gia nhân, một lần ông nói trước mặt người con cả để rồi chúng ta thấy tội lỗi làm cho chúng ta chết phần linh hồn, nhưng khi chúng ta sám hối, xưng thú tội lỗi, Chúa tha và phần hồn chúng ta được sống lại, Chúa sẽ khoe với triều thần thánh và muôn tạo vật dưới trần cũng giống như thế, vì đối với Chúa, Chúa không bao giờ muốn chúng ta hư mất, Chúa muốn cứu chúng ta, cho chúng ta được sống đời đời.
Lạy Chúa, Chúa là Cha nhân ái vô cùng, nếu Chúa cứ chấp tội thì nào ai được rỗi, chúng con có một quá khứ tội lỗi, Chúa đã tha thứ cho chúng con. Chúng con có một hiện tại tội lỗi, Chúa cũng tha thứ cho chúng con và rồi tương lai chúng con cũng phạm tội với Chúa, bởi chúng con quá yếu đuối. Xin Chúa xót thương ban ơn giúp sức để mỗi ngày chúng con biết xa lánh dịp tội, biết chừa tội mà sống tốt hơn. Xin Chúa giúp chúng con biết cầu nguyện, biết xót thương những người tội lỗi như chúng con mà cầu nguyện cho họ để họ cũng trở về với Chúa. Xin Chúa đừng để chúng con sống ích kỷ như người anh cả không biết thương em mình khi nó trở về, chúng con phải biết thương những người tội lỗi như chúng con và giúp đỡ lẫn nhau để nên thánh. Amen.
CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY- C
NGƯỜI CHA NHÂN HẬU- Lm. Gioan M. Nguyễn Thiên Khải CMC
Dụ ngôn Đức Giêsu kể trong Tin mừng hôm nay, có thể nói là một trong những trang Tin mừng đẹp nhất. Đẹp vì mặc khải cho chúng ta thấy được tấm lòng của Thiên Chúa giàu lòng xót thương. Đẹp vì dụ ngôn nói đến Thiên Chúa chủ động đi tìm con người.
Để đi tìm con người, Thiên Chúa phải từ bỏ trời cao đi xuống đất thấp để làm người. Phải từ bỏ mạng sống để cho con người được sống. Ngài đi tìm một Phaolô đang trên đường lầm lạc bắt đạo. Ngài đi tìm một Lêvi đang ngồi nơi bàn thu thuế. Ngài đi tìm một Giakêu đang trên cây sung và lưu lại tại nhà ông. Chúa như là người mục tử đi tìm con chiên lạc. Là người cha nhân hậu mong tìm đứa con hư đốn trở về.
Thực là mầu nhiệm tình thương ngàn đời ai hiểu thấu. Tình thương Ngài cao hơn ngàn tội lỗi. Do đó, không tội lỗi nào mà Ngài không tha thứ. Không vết thương nào mà Ngài không chữa lành. Không nỗi buồn nào mà Ngài không an ủi, bởi vì muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương. Tình thương Chúa thật rõ nét qua câu chuyện “Người cha nhân hậu” trong Tin mừng Chúa nhật hôm nay.
Theo truyền thống phương đông, gia tài chỉ được chia sau khi cha mẹ đã qua đời. Xin chia gia tài lúc cha mẹ còn sống chẳng khác nào cầu mong cha mẹ mau chết đi. Vậy mà ở đây người cha sẵn sàng chia gia tài cho những đứa con của mình. Sau khi thỏa mãn ước nguyện, người con út thu quén tất cả tài sản trẩy đi phương xa.
Nơi đây, anh ta ăn chơi tiêu xài phung phí với bọn đàng điếm. Với lối ăn chơi như thế, chẳng mấy chốc thì tiền hết sạch. Hết tiền, hết bạc thì bạn bè cũng xa lánh. Đúng như lời sách Huấn Ca nói: “Có bạn là bạn đồng bàn, vào ngày tai họa chẳng tìm thấy ai”(Hc 6, 10). Cùng đường sinh sống, anh ta đành phải đi ở mướn chăn heo và hèn hạ đến nỗi thèm cả cám heo, ăn cho đỡ đói mà cũng chẳng ai cho.
Trong khi đó người cha ở nhà hằng nhớ con da diết, đêm ngày thương nhớ đứa con yêu. Ngày ngày ông ra tận đầu ngõ mong tìm đứa con trở về. Nhìn thấy bóng dáng con mình, ông không hạch hỏi gì, cũng chẳng nói năng chi, ông chạnh lòng thương, chạy đến, ôm chầm lấy và hôn nó hồi lâu. Ông thấy nó lem luốc, hôi hám, bẩn thỉu, nó tệ hại và bệ rạc làm sao! Mặc kệ, ông càng chạnh lòng thương con hơn. Ông bảo đầy tớ hãy mau đem áo mới, giầy mới, nhẫn vàng phục hồi nhân phẩm cho con mình, và còn ra lệnh giết bê béo mở tiệc ăn mừng nữa.
Trong khi đó, người con cả, sống trong nhà cha mà tâm hồn nó xa cha biết bao. Nó không hề biết chia sẻ tình thương, những ưu tư, hoài bão của cha. Khi hay biết đứa em trở về và người cha mở tiệc ăn mừng, anh ta tỏ ra giận dữ chối từ đứa em lớn tiếng với cha “Thằng con của cha kia”, chứ không phải là em của mình. Nhưng người cha vẫn bao dung nhẹ nhàng khuyên bảo: “Con ơi! Con luôn ở với cha, mọi sự của cha đều là của con”. Người con tuy ở trong gia đình, nhưng tâm hồn nó không thuộc về gia đình. Nó làm việc không phải với tâm tình của một người con hiếu thảo coi “mọi sự của cha là của con”, nhưng làm việc như một người làm công. Anh ta coi con bê nhỏ, coi bạn bè hơn tình nghĩa cha con. Như vậy, nếu người con út cần một cuộc trở về thì anh con cả cần tới hai cuộc trở về: về với cha và về với em.
Qua dụ ngôn này, Đức Giêsu mặc khải cho chúng ta thấu hiểu Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót. Ngài luôn sẵn sàng mở toang cõi lòng nhân hậu chờ đón con cái mình, để yêu thương và tha thứ, bất kể chúng ta như thế nào.
Anh chị em thân mến,
Chúng ta đóng vai nào trong ba nhân vật trên. Chắc chắn không ai dám cho mình đóng vai người cha trong dụ ngôn, bởi lẽ chỉ mình Thiên Chúa mới có tấm lòng bao la nhân từ như thế. Thế còn hai nhân vật kia thì sao?
Biết đâu chúng ta mang dung mạo của người con út, lạc xa đường ngay nẻo chính, chìm đắm trong tội lỗi xấu xa, phung phí của cải Chúa ban như: thời giờ, sức khỏe, tiền bạc… chạy theo những đam mê bất chính mà quên đi ân tình của Thiên Chúa.
Rất có thể chúng ta đóng vai người con cả. Khi tuân giữ được một vài điều đạo đức bên ngoài như: đọc kinh, dự lễ, làm việc lành phúc đức… chúng ta tự khoác lên mình một chiếc áo thánh thiện, tự gán cho mình một nhãn hiệu tốt, coi mình đạo đức hơn những người khác, và loại trừ anh em đồng loại ra khỏi tình nghĩa anh em mình.
Vì thế, chúng ta là con út hay con cả, chúng ta cũng phải trở về. Nếu chúng ta chưa đi hoang trong đời sống, thì cũng có nhiều lần chúng ta đi hoang trong tâm hồn, đánh mất tình nghĩa giữa ta với Chúa. Và đôi khi cũng chỉ vì một chút của cải của cha mẹ để lại, mà chúng ta chối từ anh em ruột thịt của mình.
Xin cho chúng ta xác tín Chúa là người cha yêu thương chúng ta trước khi chúng ta yêu Ngài; đi tìm chúng ta trước khi chúng ta đi tìm Ngài, tha thứ cho chúng ta trước khi chúng ta xin lỗi Ngài. Với tâm tình sám hối trở về, chúng ta cùng thưa lên với Chúa: Lạy Cha! Tin lòng Cha bao la luôn thứ tha vạn lần ngã xa; Lạy Cha! Tin lòng Cha thương con, con chỉ mong gặp lại tình thương. Amen
CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY-C
EM CON ĐÃ CHẾT NAY SỐNG LẠI- Lm. G. Nguyễn Văn Tài
Đức Hồng Y Suhart, Giám Mục Paris là một vị chủ chăn lỗi lạc. Điều này chẳng một ai dám phủ nhận. Đặc biệt về đường hướng đạo đức thâm sâu mà Ngài đã vạch ra trong các thư luân lưu danh tiếng như: “Giáo hội tiến hay lùi” (Mùa Chay năm 1948); hoặc “Linh Mục giữa xã hội” (Mùa Chay năm 1948).
Đức Thánh Cha Piô XII rất lấy làm cảm phục khi đọc qua các thư luân lưu ấy. Trong dịp Đức Hồng Y đến Vaticano, Đức Thánh Cha đã tươi cười hỏi đùa: “Năm nay Đức Hồng Y có ra thông điệp nào mới không?”
Giữa những bận rộn của giáo phận với mấy triệu giáo dân, 10 Giám mục phụ tá, 1,500 linh mục và hàng trăm ngàn tu sĩ nam nữ, một hôm, một linh mục bí thư trình lên Đức Hồng Y một tập sách mới viết định xuất bản, do một linh mục trẻ trong giáo phận soạn ra. Linh mục ấy thiết tha xin Đức Hồng Y xem qua cuốn sách và chuẩn y trước khi ấn hành. Đức Hồng Y vui vẻ nhận lời: “Tốt lắm! Cha cứ để đấy, lúc nào rỗi tôi sẽ xem”.
Một tháng trôi qua, cuốn sách chẳng được đụng đến, vị linh mục nôn nóng chờ đợi, thời gian dài như cả thế kỷ. Thế nhưng, chẳng biết làm sao hơn, vì Đức Hồng Y quá bận việc. Phải đợi đến một buổi chiều mùa đông giá lạnh, khi Toà Giám Mục hoàn toàn vắng khách, trong bầu khí thân mật, cha bí thư rụt rè trình bày: “Thưa Đức Hồng Y, xin Đức Hồng Y xem qua tập sách cho ông cha trẻ kia được phấn khởi. Ông ta cứ hỏi con hoài à! Có thể hôm nay vắng khách, xin Đức Hồng Y xem qua tí thôi, cũng như đọc sách báo giải trí vậy”. Đúng! Tôi bận quá vậy nên chậm trễ mất, đưa quyển sách cho tôi, tôi bắt đầu đọc ngay bây giờ. Cha bí thư vui mừng phấn khởi, trao ngay cuốn sách và nhẹ nhàng rút lui. Thế rồi Đức Hồng Y mải mê đọc sách, giờ cơm tối Ngài vắng mặt, 12 giờ khuya đèn phòng Ngài vẫn còn bật sáng và 3 giờ sáng vẫn còn đèn. Ngài đã đọc suốt đêm, quên cả ăn lẫn ngủ.
Sáng hôm sau, vừa dùng điểm tâm xong, Đức Hồng Y vội gọi ngay cha bí thư vào và bảo mời các các Giám Mục phụ tá, các Tổng Đại Diện và ban cố vấn đến dự phiên họp đặc biệt. Khi tất cả tề tựu đông đảo, Đức Hồng Y lên tiếng: Lý do của buổi họp mặt đặc biệt hôm nay là vì tập sách của cha Henry Kobel mang tựa đề: “Nước Pháp, một xứ truyền giáo”. Tập sách được cha bí thư trao cho tôi chiều hôm qua và tôi đã đọc hết cuốn sách, quên cả ăn, cả ngủ. Bấy lâu nay tôi cứ ngờ rằng, tôi đã biết rõ thành phố Paris, giáo phận của tôi. Nhưng bây giờ đọc trong đó, tôi thấy có nhiều sự kiện rất mới lạ khiến cho tôi phải bồn chồn thao thức. Tôi tự kiểm điểm lại: Thật tôi chưa biết rõ giáo phận của tôi. Tôi rất cảm phục cuốn sách này. Vì những tư tưởng trong cuốn sách cứ ám ảnh tôi, khiến tôi trằn trọc suốt đêm, mong sao đến sáng để gặp các vị cố vấn và tức khắc đi vào vấn đề.
Cám ơn cha Henry Kobel đã trao sách ấy cho tôi đọc. Và kết quả của công việc kiểm điểm này là Ngài đã lập ra “Hội Truyền Giáo Thừa Sai Paris” vào năm 1944, đồng thời Ngài ra hai bức thư luân lưu nổi tiếng nói trên.
Anh chị em thân mến!
Khởi đầu của cuộc canh tân hay sự trở về bao giờ cũng được đánh dấu bằng những giây phút “Tự Kiểm Điểm” hay “Cảnh Tỉnh”.
Bài Tin Mừng của thánh Luca hôm nay cũng gợi cho chúng ta sự đổi mới trở về của người con đi hoang sau những giây phút chạnh lòng và tự kiểm điểm. Thật thế, có lẽ trong chúng ta chẳng ai xa lạ gì với hai chữ “Kiểm Điểm”, không những không xa lạ mà lắm khi còn kinh hãi khi nhắc đến hai chữ này. Nhưng dù sao đi nữa “Kiểm Điểm” vẫn luôn là yếu tố căn bản để đổi mới con người. Tu đức học Kitô giáo đã dùng nó như là phương pháp hoàn thiện con người.
Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, tác giả tập sách “Đường Hy Vọng” cũng đã khuyên: “Trên đường hy vọng, thỉnh thoảng con phải dừng chân nơi bóng mát để kiểm điểm lại những bước lệch lạc, rút kinh nghiệm để bước tiến, chuẩn bị thêm hành trang. Hãy kiểm điểm mỗi tối, kiểm điểm mỗi tuần, kiểm điểm mỗi lần xưng tội, kiểm điểm mỗi lần tĩnh tâm.
Xe tốt cũng làm máy lại. Sức khoẻ tốt cũng khám tổng quát, nếu muốn tránh sự sụp đổ bất ngờ không thể cứu vớt được. Bay lồng lộng giữa không gian thế nào, sửa tay lái liên lỉ và triệt để nghe lời chỉ bảo từ quả đất, vì lệch lạc là không đến đích.
Con người đã sợ hãi, xa lánh từ “Kiểm Điểm”. Vì mỗi lần tự kiểm điểm là mỗi lần nhận chịu hình phạt. Một dịp tự kiểm điểm là thêm một cơ hội chịu hạ nhục, bêu xấu đánh mất đi phẩm giá con người của mình.
Trong Đức Giêsu Kitô, kiểm điểm không còn mang dáng dấp đe doạ ấy. Người con đi hoang đã thưa cùng cha: “Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa. Xin cha đối xử với con như một người làm công của cha mà thôi”. Đáp lại lời tự hối này không phải là lời trách phạt đoạ đầy, nhưng là một việc xác nhận địa vị làm con và một bữa tiệc linh đình với những gì ngon béo nhất để mừng con trở về.
Chúng con cũng có thể gọi “lịch sử cứu độ” là một chuỗi những bản tự kiểm điểm, những lời tự hối được nhận lời và được ban thêm giá trị: Ngôi báu của Đavít tồn tại đến muôn đời; người phụ nữ tội lỗi trở thành rường cột Giáo hội. Tuy nhiên, lời Kinh Thánh, lòng sám hối chỉ có giá trị khi xuất phát từ cặp môi miệng chân thành với tin yêu hy vọng kèm theo một sự chỗi dậy, quyết tâm trở về với hết lòng thành của tâm hồn.
Lạy Chúa, xin cho con biết nhìn lại mình, để quyết tâm đứng dậy trở về cùng Cha. Mỗi một thất bại, mỗi một đau khổ vẫn luôn là một tiếng chuông gọi mời, cảnh tỉnh, nếu con biết tự kiểm điểm rút tỉa kinh nghiệm. Chúng sẽ là cơ hội quí báu cho con cảm nghiệm được tình yêu bao la của người Cha trên trời. Amen.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam