Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 51

Tổng truy cập: 1365166

Giảng Công Giáo Việt Nam CN 26 B

Cập nhật : 28-09-2012
 

MÔN ĐỆ : KHIÊM NHƯỜNG VÀ PHỤC VỤ
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Đoạn Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay ( Mc 9, 30-37) có thể được chia làm hai phần: - phần đầu ( 9, 30-32) đề cập đến tiến trình cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu; - phần thứ hai, về lời giảng dạy bổn phận phục vụ của những ai được chọn làm người trưởng thượng, cao trọng đối với anh em ( 9, 33-37).

THÁCH THỨC LÒNG TIN
Lm. Vĩnh Sang, DCCT
Cái gì để đo được điều con làm hợp theo ý Chúa ? Cái gì làm chứng rằng những người chống đối con là sai ?

Phục Vụ là Ơn Gọi của người Môn Đệ Chúa Kitô
Lm. Nguyễn Thành Long
Mặc dù không hiểu, đúng hơn là “khó hiểu” nhưng các ông lại không dám hỏi. Sống với Thầy gần ba năm rồi, tự dưng hôm nay thấy Thầy “khó gần” quá đỗi. Thế mới hay! Đây cũng là một nghịch lý “khó ưa” nơi các môn đệ. Kỳ thực vì các ông sợ. Sợ điều gì? Sợ hiểu rõ điều các ông không muốn hiểu. Sợ biết rõ sự thật các ông không muốn biết. Và nhất là sợ bị Chúa Giêsu cho “ăn đòn” như thánh Phêrô hôm trước.

NÊN THÁNH TRONG PHỤC VỤ
Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
 Trong Tin Mừng, có lần Chúa mời gọi: Hãy nên thánh thiện như Cha trên trời là Đấng Thánh. Bởi thế, ơn gọi nên thánh là ơn gọi dành cho từng người không trừ ai. Dù vậy không ai được quyên rằng, cuộc sống hôm nay của ta có một giá trị vĩnh cửu. Vì thế, nếu tội lỗi hôm nay sẽ theo ta đi vào vĩnh cửu thì  giá trị của việc lành cũng đưa ta tiến về hạnh phúc vĩnh cửu...

LÀM NGƯỜI PHỤC VỤ MỌI NGƯỜI
Phó tế JB. Nguyễn Định
Tại sao người sống công chính bị hành hạ?- Người sống tốt lành thường gặp  khổ cực, làm khó chịu, bực mình đễ dễ chán nản. Nếu tôi theo Chúa vì lợi lộc sẽ bị bỏ cuộc ngay, không muốn phục vụ nữa.

XIN CHO CON BỚT GANH TỴ
Lm. Anmai, C.Ss.R.
Kinh nghiệm sự ganh tỵ, sự hơn thua tưởng chừng là kinh nghiệm và bài học lớn cho hậu thế. Thế nhưng mà con người cứ đi theo vết đổ đó...

NGƯỜI LÀM LỚN
PM. Cao Huy Hoàng
Trong xã hội loài người, ít ai chọn cái cực khổ, bần hàn, thấp kém. Người ta lo tranh giành cái sung sướng, lợi lộc, vinh hoa. Ai lại thèm khát chức quyền là vì mưu cầu lợi ích quốc gia ? Ai lại ra công tìm cho mình một chiếc ghế ông lớn vì mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh ? Ai lại dùng đủ mọi xảo thuật gian tà tranh giành một địa vị quan trọng vì nghĩ đến chuyện ấm no hạnh phúc của toàn dân ?

KHIÊM NHƯỜNG PHỤC VỤ NOI GƯƠNG ĐỨC GIÊ-SU
Lm. Đan Vinh
Tin Mừng hôm nay tóm trong 3 điểm chính như sau: Một là Đức Giê-su tiên báo lần thứ hai về cuộc khổ nạn và phục sinh mà Người sắp trải qua, nhưng các môn đệ do sợ bị quở trách hay vì sợ đối diện sự thật không như ý, nên đã không dám hỏi Người. Hai là các ông tưởng Thầy sắp lên làm vua, nên tranh luận nhau xem ai sẽ nắm giữ chức vụ cao trọng hơn. Đức Giê-su đã dạy các ông bài học về sự khiêm nhường phục vụ của người môn đệ. Ba là Người đòi các ông phải quan tâm đến những người nghèo khổ bé nhỏ, tượng trưng bằng một đứa trẻ được Người đặt giữa các ông. Người còn tự đồng hóa mình với những kẻ bé nhỏ này.

ĐIỂM HẸN CỦA CHÂN LÝ ĐỨC TIN
Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
Nơi Đức Giêsu làm người, Thiên Chúa đã để cho “Người chẳng còn dáng vẻ, chẳng còn oai phong đáng chúng ta ngắm nhìn, dung mạo chẳng còn gì khiến chúng ta ưa thích” (Is 53,2). Một khối vẻ đẹp của chân lý vĩnh cửu lại ở trong con người Đức Giêsu đang bị xỉ nhục, tan nát chẳng còn ra hình tượng gì như thế thật khó khăn cho việc đón nhận. Tính chất của mầu nhiệm nhập thể luôn có thể bị che khuất ở bất cứ góc độ nào, đó là một sự giới hạn và Thiên Chúa muốn khi phải chấp nhận làm người. Thậm chí nói như thánh Phaolô là Thiên Chúa chấp nhận hủy mình ra không, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế.

ĐỨC TIN SỐNG
PM. Cao Huy Hoàng
Được gọi là tín hữu Chúa Kitô hay Kitô hữu, ít là một lần chúng ta đã tuyên xưng “tôi tin” vào Chúa Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa, xuống thế làm người, chịu đóng đinh chịu chết và sống lại để cứu chuộc chúng ta, phục hồi cho chúng ta sự sống mới trong Thiên Chúa”.

 
Nguồn : gxnl

home Mục lục Lưu trữ