Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 55
Tổng truy cập: 1370660
Giáo Hội Trên Nền Tảng Phêrô Và Phaolô
Giáo Hội trên nền tảng Phêrô và Phaolô
LM. NGUYỄN NGỌC LONG
Nói đến Giáo Hội Công giáo Roma, ta nghĩ ngay đến hai Thánh Phêrô và Phaolô.
Thánh Phêrô là Tông đồ cả của Chúa Giêsu, vị Giáo hoàng đầu tiên của Giáo Hội.
Thánh Phaolô nổi danh với những thư ngài viết gửi cho các Giáo đoàn thời Giáo Hội sơ khai được liệt kê vào bộ Kinh Thánh Tân Ước, mà xưa nay các bài đọc trong các Thánh lễ thường trích dẫn ra. Các bức thư của Thánh Phaolô trong Tân Ước không chỉ là những áng văn chương mang đậm mầu sắc triết lý về đạo lý cùng về nhân sinh quan, nhưng còn là những chỉ dẫn cụ thể về Giáo lý của Chúa Kitô trong đời đức tin.
Ở ngoại thành Roma có một đền thờ được xây cất dâng kính Thánh Phaolô. Bên trong đền thờ này, trên tường chung quanh, có treo khắc hình của các ĐGH trong Giáo Hội từ vị thứ nhất tới vị đương kim. Năm vừa qua, người ta đã khám phá tìm thấy ngôi mộ của thánh Phaolô ở trong đền thờ này.
Hai đền thờ to lớn ở Rôma: Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, nhắc nhớ đến hai khuôn mặt vĩ đại trong Giáo Hội.
1. Hai khuôn mặt trong Giáo Hội
Hai khuôn mặt thánh nhân to lớn cao trọng trong lịch sử Giáo Hội Công giáo đã xây dựng Giáo Hội ngay từ thuở ban đầu cách đây hơn hai nghìn năm.
Nhưng từ khi thầy dòng Aucơtinh Martin Luther bên nước Đức, ngày 31 tháng 10 năm 1517, với 95 đề tài thách thức Roma, đã tách riêng lập ra một chi nhánh giáo hội Tin Lành tự trị, dựa trên lời của Thánh Phaolô về đức tin và tự do của người tín hữu, có câu nói truyền miệng: Giáo Hội Công giáo là Giáo Hội Phêrô; Giáo Hội Tin lành thệ phản là Giáo hội Phaolô!
Chúa kêu gọi hai Thánh vào là thợ trong vườn nho cho Giáo Hội của Chúa giữa trần gian. Họ có nhiệm vụ gầy dựng Giáo Hội qua việc loan truyền đức tin vào Chúa. Đời sống lòng nhiệt thành của hai Vị, nhất là những giáo huấn của các ngài đã là những hướng dẫn tạo thành khuôn khổ nếp sống cụ thể trong Giáo Hội cho hôm qua, cho hôm nay cùng cho ngày mai.
Hai người thợ Tông đồ đó là hai khuôn mặt lớn cao trọng, có nhân cách mạnh mẽ. Dù được Chúa tuyển chọn ban ân đức là nền tảng xây dựng Giáo Hội của Người, nhưng họ vẫn là hai con người do Chúa tạo dựng. Nên mặt yếu đuối của họ, cùng sự khác biệt giữa hai Thánh nhân thuộc về thiên nhiên.
1.1. Tảng đá thiên nhiên Phêrô
Thánh Phêrô một con người sinh sống bằng nghề đánh cá ngoài sông hồ, có gia đình. Nghe Chúa Giêsu kêu gọi "hãy theo Thầy", Ông và em Ông là Anrê, liền bỏ chài lưới theo Chúa trước tiên.
Theo Phúc âm thuật lại Thánh Phêrô có tính tình bộc trực và thẳng thắn. Ông lớn tiếng tuyên xưng Chúa Giêsu là con Thiên Chúa và còn quả quyết "bỏ Thầy con biết đi theo ai, vì Thầy có Lời ban sự sống!"
Ông muốn chứng tỏ lòng tin anh hùng của mình với Chúa. Ông nhảy ra bước đi trên mặt nước. Lúc thấy chân mình càng lún sâu xuống nước, Ông hốt hoảng kều cầu Chúa: Xin Thầy cứu con với.!
Khi Chúa Giêsu bị bắt, Ông đã âm thầm bỏ chạy. Rồi nhân lúc lộn xộn, ông lẻn vào trong sân xử án Chúa Giêsu, ngồi quan sát bên đống lửa. Bị nhận diện và bị hỏi: Ông chối bỏ Chúa Giêsu, Thầy mình tới ba lần.
Dẫu vậy, Chúa không chấp tội Ông. Sau khi sống lại hiện ra với các Tông đồ, Chúa Giêsu hỏi ông ba lần về tình yêu mến Chúa. Ông quả quyết: Con yêu mến Thầy!
Căn cứ vào tình yêu mến đó, Chúa Giêsu đã chọn cắt cử ông là vị Giáo hoàng đầu tiên của Giáo Hội: Hãy chăn dắt đoàn chiên Giáo Hội của Thầy!
Thánh Phêrô được Chúa Giêsu kêu gọi và đặt cho là tảng đá, trên tảng đá này Người xây dựng Giáo Hội ở trần gian.
Thánh nhân là nền tảng cho sự vững chắc của những Cộng đoàn Giáo Hội lúc ban đầu, là người có mối liên lạc trực tiếp với Chúa Giêsu, là hình ảnh của mối dây bền chặt vào lòng tin tưởng phó thác nơi Chúa.
Thế giới của Thánh Phêrô thuộc vùng Ga-li-lê và nước Do Thái.
1.2. Con đường thiên nhiên Phaolô
Con đường đời sống của Thánh Phaolô hoàn toàn khác với Thánh Phêrô. Phaolô sinh trưởng trong một gia đình Do Thái sùng đạo sống ở vùng ít người Do Thái ở, xứ Tarsus bên Kilikien. Ông có nền học vấn cao vừa hấp thụ văn hoá Hy Lạp, vừa có kiến thức của nền văn hoá người Roma và vừa có sự đào tạo của một thầy giảng kinh sư theo học trường Tora phái luật sĩ Phariseo.
Là một người có học thức uyên bác, nhưng lại sinh sống bằng nghề dệt vải. Tính tình của Ông hoạt bát cùng rất hăng say với đạo giáo niềm tin. Ông không thể đứng nhìn Giáo Hội Chúa Giêsu thời sơ khai, sau khi Chúa Giêsu về trời, phát triển trong lòng Do Thái giáo được. Với Ông niềm tin vào Chúa Giêsu không phải là niềm tin chân chính. Nên ông ra sức tìm cách chống đối, diệt trừ bắt bớ những ai tin theo Chúa Giêsu.
Ông đã tham dự vào cuộc ném đá đến chết Thánh Stephanô, vị tử đạo đầu tiên của Giáo Hội. Nơi nào, ông nghe biết có cộng đoàn Giáo hội Chúa Giêsu, ông tìm đến nơi phá huỷ. Có thể nói ông mở cuộc "thánh chiến" chống lại Giáo Hội
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam