Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 86
Tổng truy cập: 1366339
GIỮ CÁC GIỚI RĂN
GIỮ CÁC GIỚI RĂN
Lời Chúa trong Chúa Nhật hôm nay đều đề cập đến việc phải hiểu thế nào về “các giới răn” mà Thiên Chúa đã ban cho Dân Ngài qua Môsê, cũng là giúp chúng ta hiểu thế nào về Giáo Lý của Hội Thánh.
Trước hết các Giới Răn hay Giáo Lý Hội Thánh là điều mà Dân Chúa phải “tuân giữ mọi ngày trong đời sống” để “được sống lâu dài… được phần phúc và sinh sản ra nhiều”. Thế nhưng phải hiểu và sống như thế nào, đó mới là điều quan trọng. Người luật sỹ trong bài Tin Mừng đã bày tỏ Ý KIẾN KHÔN NGOAN “Thưa Thầy, đúng lắm! Thầy dạy phải lẽ khi nói Thiên Chúa là Chúa duy nhất và ngoài Người chẳng có Chúa nào khác nữa. Mến Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức mình, và yêu tha nhân như chính mình thì hơn mọi lễ vật toàn thiêu và mọi lễ vật hy sinh”. Và có lẽ không ít người tín hữu hôm nay cũng có sự hiểu biết sâu sắc và phong phú về GIÁO LÝ CỦA HỘI THÁNH. Và không ít người trong số họ đã có thể thưa với Chúa như một luật sỹ đã từng thưa với Người rằng anh đã giữ những điều ấy ngay từ thuở nhỏ.
Nhưng như thế đã đủ để có thể vào NƯỚC THIÊN CHÚA chưa?
Câu trả lời của Chúa trong bài Tin Mừng hôm nay thật đã làm cho người luật sỹ phải ngạc nhiên, và đang để chúng ta phải suy nghĩ “Ông không còn xa Nước Thiên Chúa bao nhiêu”, vì tuy “không còn xa” nhưng vẫn chưa vào được “Nước Thiên Chúa”.
Lý do là vì CÁC GIỚI RĂN hay GIÁO LÝ CỦA HỘI THÁNH hay nói cách khác MỌI LỀ LUẬT dù trong thời Cựu Ước hay trong thời Tân Ước không chỉ là bàn về một lối sống, nhưng trước hết là nói “về ĐỨC GIÊSU KITÔ”, ĐẤNG CỪU ĐỘ, cũng là chính NƯỚC THIÊN CHÚA “đã ở gần” và sẽ được kiện toàn trong ngày cánh chung. Thánh Phaolô đã viết trong thư gởi tính hữu Epheso tất cả đều “là kế hoạch yêu thương Người đã định từ trước trong Đức Ki-tô. Đó là đưa thời gian tới hồi viên mãn là quy tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Ki-tô.”
Ngay cả một cơ chế có thể nói được tôn kính nhất trong Dân Chúa trong thời Cựu Ước cũng như trong thời Tân Ước đó là CƠ CHẾ CÁC TƯ TẾ thì thư Do Thái cũng vừa nói “có nhiều người làm tư tế , vì lẽ sự chết ngăn trở họ tồn tại lâu bền. Còn Đức Kitô, vì lẽ Người tồn tại đời đời, nên Người có một chức tư tế hằng hữu” và do đó “Người có thể cứu độ cách vĩnh viễn những ai nhờ Người mà đến với Thiên Chúa”.
Vì không hiểu mọi Lề Luật, mọi Giáo Lý là phải đưa con người đến GẶP ĐỨC KITÔ và ĐI THEO NGƯỜI mà luật sỹ, tư tế, hay cả chúng ta nữa cũng sẽ còn Ở NGOÀI Nước Thiên Chúa.
Để gặp được Đức Giêsu và đi theo Người, chúng ta cần biết Người là Ai, và NGƯỜI ĐÃ SỐNG thế nào? Lời thư Do Thái có hai cụm từ mà các Tin Mừng đều khai triển cặn kẽ : Người là “NGƯỜI CON HOÀN HẢO” và đã “HIẾN DÂNG CHÍNH MÌNH” làm CỦA LỄ dâng lên Thiên Chúa để “đền tội lỗi dân chúng”. Nói cách khác Người là Đấng đã đến để kiện toàn mọi Lề Luật trong một TÌNH YÊU TUYỆT ĐỐI đối với Thiên Chúa và đối với loài người.
Và đó chính là sự khác biệt hoàn toàn về sự hiểu biết và sống Lề Luật hay Giáo Lý giữa Chúa Giêsu và các luật sỹ, và có lẽ cũng khác biệt với đa số chúng ta hôm nay. Với luật sỹ và chúng ta thì Lề Luật là những gì khống chế tư tưởng, lời nói, việc làm, còn nơi Đức Giêsu đó là TÌNH YÊU SỐNG trong TÌNH YÊU THIÊN CHÚA.
Lm. Giuse Nguyễn Hữu Duyên
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam