Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 37
Tổng truy cập: 1375199
HÀNH TRÌNH TÌM CHÚA
Hành trình tìm Chúa - ViKiNi
(Trích trong ‘Xây Nhà Trên Đá’ của Lm. Giuse Vũ Khắc Nghiêm)
Các đạo sĩ là ai? Chắc các ông thuộc hàng vương giả của các miền Tarsi, Saba và Sêba ở phương Đông (Tv. 72, 10), vì các ông dám vào cung điện hỏi thẳng vua Hêrôđê: “Vua người Do thái sinh ra ở đâu?”. Nhưng các ông không phải là thứ hôn quân như Hêrôđê, mà là các bậc anh quân yêu nước thương dân như các vua Nghiêu, vua Thuấn. Có thể các ông là các nhà bác học như Thales, Pythago, Hypocrate đã lập ra các trường tu, vừa tập luyện đạo đức vừa nghiên cứu khoa học, thiên văn, y học. Nhưng hơn hết, các nhà đạo sĩ này là những người dầy công đi tìm chân lý.
Khi các ông chiêm ngắm các hành tinh vĩ đại vận chuyển lạ lùng trong vũ trụ và nghiên cứu muôn vật sinh sống kỳ diệu, các ông nhận ra rằng: phải có Đấng toàn năng vô cùng tạo dựng nên vũ trụ vạn vật này.
Thêm vào đó các ông sưu tầm kinh điển cổ kim đông tây, các ông đã hiểu hết các thần tượng được tôn thờ ở Ba tư, Ả rập, Ai cập, La mã, Hy lạp, các ông nhận thấy thần nào cũng đầy tính mê nết xấu như loài người.
Nhưng tìm đến Kinh thánh của Do thái, các ông thấy đầy những sự lạ lùng tốt đẹp: từ Đấng toàn năng dựng nên trời đất muôn vật trong sách Sáng Thế, đến những việc Ngài tỏ cho lãnh tụ Môsê: Ta là Đấng Tự Hữu, Đấng Hằng sống đầy lòng thương xót đã giải phóng dân Do thái thoát ách thống khổ nô lệ Aicập. Các ông càng phấn khởi khi đọc sách tiên tri Isaia cho các ông biết Thiên Chúa sắp đến tỏ mình ra cho mọi xác phàm, các dân ngồi trong bóng tối sự chết sẽ nhìn thấy ánh sáng muôn thuở của Ngài “Ngài là Thiên Chúa ở cùng chúng ta, là cố vấn kỳ diệu, vua muôn thuở, Cha đời đời và là Hoàng tử thái bình vô tận”. Ngài thật là Đấng muôn dân đang trông đợi (Is. 7, 14 ; 9, 1-6 ; 40, 5. 10).
Sau bao nhiêu năm tháng sưu tầm học hỏi hòa nhịp với tâm tư suy nghĩ và cầu nguyện trông cậy, đột nhiên các ông thấy trên không trung xuất hiện một ngôi sao lạ đang từ từ tiến đến các ông. Các ông reo lên: “Thôi đúng rồi, một ngôi sao lạ mọc lên từ nhà Gia cóp, một vương trượng xuất hiện từ Israel” (Ds. 24, 17). Thế là các ông sung sướng hối hả lên đường theo ánh sao hướng dẫn. Các ông bỏ nhà, bỏ nước, bỏ mọi tiện nghi sang trọng, dấn thân đến miền xa lạ. Dù đường xa chông gai núi non hiểm trở, vực thẳm cheo leo, rừng hoang sa mạc, dù nóng bức thiêu đốt, dù phong ba bão táp, dù sương tuyết lạnh lùng, dù nguy hiểm tính mạng, không làm cho các ông sờn lòng nản chí, ánh sao là hy vọng vô tận của các ông rồi. Suốt cuộc lữ hành tìm Chúa, các ông luôn luôn nhìn lên ánh sao cầu nguyện để được can đảm, mạnh sức thắng vượt mọi gian khổ.
Khi tới Giêrusalem, ánh sao biến mất, các ông tưởng đã gặp được Đấng Cứu thế. Nhưng chưa, các ông phải đi tìm Ngài mọi nơi, mọi người, từ dân quê mùa đến hàng trí thức, từ kẻ tốt lành đến kẻ gian ác như Hêrôđê. Làm thế, Thiên Chúa muốn dẫn dắt các ông bằng mọi phương tiện đều có thể giúp các ông đến với Chúa, miễn là các ông vững tin Ngài. Nhờ đó, Ngài càng gia tăng sự vui mừng cho các ông. Chính trong lúc các ông băn khoăn, bối rối nhất, Thiên Chúa đã cho các ông được ơn gặp Hài Nhi Giêsu, Đấng cứu độ các ông. Các ông phục xuống kính bái Ngài: Một Hài Nhi thanh tú tuyệt vời như thuở con người mới được tạo dựng. Các ông cảm thấy gần gũi Ngài quá, lòng các ông ấm áp, trí các ông sáng suốt, ánh sáng thánh thiêng của dung nhan Ngài đang truyền sang toàn thân các ông, lửa yêu mến của Ngài đang cháy lên trong con tim rạo rực của các ông. Các ông dâng lên Ngài trọn vẹn hồn xác và toàn thể dân tộc các ông. Các ông ra về lòng chan chứa hân hoan trong âm vang du dương của muôn tiếng hát thiên thần:
“Vinh Danh Thiên Chúa trên trời,
Bình An dưới thế cho người thiện tâm”
Những con người thiện tâm như Ba Vua đang đi khắp thế giới loan báo Tin mừng bình an cho muôn dân. Tin mừng bình an của Hài nhi Giáng Sinh đã đến với chúng ta. Tâm hồn chúng ta có trong sạch, có thiện tâm và sáng lên để đón mừng bình an của Chúa Cứu thế chưa?
Lạy Chúa, các đạo sĩ dù là dân ngoại, đã dầy công tìm Chúa và gặp được Chúa nơi hang đá và trong vinh quang muôn đời. Xin cho chúng con thành tâm thiện chí ra sức tìm Chúa trong cầu nguyện, trong lời Chúa, trong hy sinh và bác ái với mọi người, vì Chúa đã phán: “Hãy xin sẽ được, hãy tìm sẽ thấy, hãy gõ cửa sẽ mở cho”.
Xin mở cửa cho chúng con được gặp Chúa trong bình an và chan chứa tin yêu.
2. Lễ vật lòng thành – ViKiNi
(Trích trong ‘Xây Nhà Trên Đá’ của Lm. Giuse Vũ Khắc Nghiêm)
Các đạo sĩ là ai?
Các ông là người phương Đông. Người phương Đông không như người phương Tây. Phương Tây tìm Chúa để chiếm hữu Chúa như họ chiếm hữu vùng đất mới sau bao nhiêu cuộc mạo hiểm. Họ chiếm hữu để thỏa mãn lòng tham giàu có, danh vọng. Người Do thái cũng như người phương Tây. Họ cầu mong Đấng Cứu Thế đến để thỏa mãn nguyện vọng bá chủ thiên hạ, làm cho dân Israel chiến thắng vinh quang, cho “Giêrusalem bừng sáng lên, cho nguồn giàu sang sẽ đổ về từ biển cả, cho của cải muôn dân nước sẽ đến với ngươi, cho lạc đà từng đàn che rợp đất từ Madian, Êpha, Saba, hết thảy kéo đến mang theo vàng với trầm hương đổ vào nước ngươi” (Is. 60, 1-6).
Người phương Đông tìm Chúa, không để chiếm hữu Ngài, Ngài là Đấng tối cao, chí linh, chí thánh, vô biên. Họ kính Ngài ngự chốn rất cao xa. “Kính nhi viễn chi”. Họ biết mình thân phận thụ tạo hèn mọn, không dám gần Ngài. Dù là kẻ phàm trần được Ngài cho làm vua, mệnh danh là thiên tử. Họ cũng không dám ngẩng mặt nhìn dung nhan ông vua của họ. Huống chi là Thượng Đế chí tôn. Vậy họ tìm Chúa làm gì? Họ tìm Chúa, thực ra là để tìm thiên mệnh, là thánh ý Chúa. Qua tri thiên mệnh, qua các hiện tượng của trời đất, các tinh tú, thời tiết, qua các tâm hồn thánh nhân, qua cuộc sống của hiền nhân quân tử, và nhất là qua lương tâm trong sáng của lòng họ: “Tri tâm tắc tri thiên” (Mạnh Tử. Tận tâm. Thượng 1). Cho nên, không biết thiên mệnh không đáng làm quân tử: “Bất tri mạng, vô dĩ vi quân tử” (Luận Ngữ xx. 3). Không biết thánh ý Chúa, không thể làm con Chúa.
Biết thánh ý Chúa là điều quan trọng nhất của người phương Đông để biết phép tắc của trời và sống đúng theo ý trời:
“Thiên hữu hiển đạo, quyết loại duy chương” – Trời có đạo lý rõ ràng, các loài phải thấy rõ mà theo (Kinh Thư. Thái hệ hạ 2).
Khổng Tử sở dĩ trở thành “vạn thế sư biểu” và “Thánh chi thời” là nhờ ông lo tìm biết ý trời mãi tới năm mươi tuổi mới thấu được thiên mệnh, đến sáu mươi tuổi mới thuận theo được ý trời và tới bảy mươi tuổi tâm tưởng hoàn toàn không trái phép trời: “Ngũ thập nhi tri thiên mạng, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tùng tâm sở dục, bất du củ” (LN. II, 4).
Chính Hài Nhi Giêsu khi đến thế gian đã thưa với Chúa Cha rằng: “Này con xin đến để làm theo tôn ý Cha”. Lúc lên mười hai tuổi, Người cũng đã thưa với thân mẫu trần gian rằng: “Tại sao tìm con, con phải lo làm việc của Cha con đó” (Lc. 2, 49).
Tri thiên mệnh, làm theo ý Chúa Cha đó là lễ vật lòng thành hoàn hảo nhất mà ba vua đem đến dâng tiến Chúa Giáng Sinh qua ba lễ vật hữu hình: vàng, nhũ hương và mộc dược.
Vàng là kim loại óng ánh, rực rỡ, tinh ròng để trang sức cho trần gian, các ông dâng lên Ngài, làm ngai vàng cho Ngài ngự trị, tôn vinh Ngài làm vua trên hết các vua. Các vua còn muốn nó thay cho lòng mến nồng nhiệt, bền vững nhất gói ghém trọn vẹn cả tâm tư, trí khôn, ý chí, sức lực của chính các ông và muôn dân mà các ông là đại biểu cho họ hôm nay và mãi mãi.
Nhũ hương: một thứ nhựa cây tầm thường, không mùi vị, nhưng khi đốt vào lửa hồng, nó tỏa hương thơm ngào ngạt, bay lên những làn khói trắng nhẹ nhàng. Các ông muốn nó thay cho mọi của cải trần gian từ nay chỉ được dùng tiến dâng tế lễ Ngài, không bao giờ để nó làm tôi đòi cho các thần tượng bất chính. Mọi sự do Ngài dựng nên, trao ban cho loài người, thì phải dùng để tôn thờ Thiên Chúa. Các ông còn ước ao những làn hương thơm đó ôm ấp những lời nguyện hèn mọn của các ông và của hết mọi người ở khắp nơi, bay tỏa lên trước tôn nhan Thiên Chúa, xin Ngài làm cho bao nhiêu nỗi âu lo, buồn phiền cay đắng, nhọc nhằn, khốn cực của nhân loại được trở nên dịu dàng, thơm tho, ngọt ngào trong lửa kính mến Ngài.
Mộc dược là nước lấy từ thứ cây có vị đắng và thơm, để tắm gội, thanh tẩy và ướp xác khi khâm liệm. Ba vua dâng lễ vật này lên Hài Nhi đang nằm trong nơi hôi thối, để cảm tạ Ngài đã hy sinh giáng trần, thí mạng sống lấy máu thịt Ngài ướp lấy mạng sống của các ông và của cả nhân dân thế giới khỏi dòi bọ tội lỗi phá hủy, các ông dâng mộc dược còn tượng trưng sự hy sinh hãm mình của chính các ông đã ra sức thanh tẩy đầu óc mê tín dị đoan của các tà thần dân ngoại. Những cố gắng từ bỏ lối sống ham danh trục lợi, ăn chơi tội lỗi. Đặc biệt các ông dâng lên Ngài lòng biết ơn sâu xa của các ông mà Ngài đã ban cho các ông biết hy sinh lớn lao cho công cuộc nghiên cứu khoa học, tìm tới chân lý, nhất là Ngài đã dạy các ông biết thực thi bác ái, cứu giúp đồng bào.
Đã từ lâu, Chúa Hài Nhi hằng mong chờ lễ vật lòng thành của tôi. Tôi đã có một chút lòng mến óng ánh như vàng, một chút kinh nguyện nồng nàn thâm trầm như hương thơm ngọt ngào, một chút hy sinh cay đắng như mộc dược dâng lên Ngài chưa?
Lạy Chúa, Người là tình yêu, Người yêu con vô bờ, chẳng cần chi thiên phúc, sống thân phận bần cùng đồng hàng với con hèn, cho con được đồng phận thiên phúc của Người. Lạy Chúa, con đền ơn trời biển làm sao? Xin cho con biết hiến dâng cho Người: một con tim nồng ấm dạt dào thương mến như Người, một khối óc cởi mở đón nhận chân lý hằng sống của Người, một thân xác lành mạnh luôn luôn biết phụng sự các chi thể của Người.
4. Siêu sao Giêsu
Bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe kể lại chuyện ba nhà chiêm tinh bên Đông phương theo ngôi sao lạ tìm vua Do Thái mới sinh. Vị vua đó chính là Chúa Hài Đồng Giêsu. Vậy, nếu như trong lễ Giáng Sinh Chúa Hài Đồng tỏ mình ra cho các mục đồng, cho người Do Thái; thì hôm nay lễ Chúa Hiển Linh Chúa Hài Đồng tỏ mình ra cho những người lương dân, nghĩa là cho cả nhân loại biết chính Chúa Hài Đồng là vị cứu tinh của nhân loại và Ngài mời gọi mọi người đến với Ngài.
Thiên Chúa dùng Ngôi sao toả sáng trên bầu trời để dẫn đường cho ba vua tìm đến bái kiến Chúa Hài Đồng và dâng: vàng, nhủ hương, mộc dược. Nhờ ánh sáng của ngôi sao mà mọi người đã biết được Chúa Hài Đồng là ánh sáng đích thực của nhân loại. Nhờ Ngôi sao lạ mà chúng ta nhận ra có một "vị Thiên Chúa ở cùng chúng ta". Nhờ Chúa Hiển linh mà chúng ta không ngủ trong sự lầm lạc của tội lỗi nữa.
Ngày nay, chúng ta nghe nhiều người sử dụng từ ngôi sao nói về những nhân vật nổi tiếng như ngôi sao ca nhạc, hoặc một diễn viên điện ảnh. Không những thế, mà người ta còn sử dụng từ siêu sao bóng đá như: Ronado, David Backham, Messi... Ở đây, còn hơn một siêu sao nữa. Đó chính là siêu sao Giêsu Hài đồng. Các ngôi sao cũng như siêu sao trần gian sớm nở chiều tàn; còn siêu sao Giêsu vẫn tồn tại mãi mãi theo năm tháng.
Ngày nay dễ thần tượng những ngôi sao, có những người bắt chước ngôi sao thần tượng của mình, nên ăn mặc giống hệt họ: nào cắt tóc ngắn, nhuộm tóc đỏ đen. Nhưng kết quả thường thì thần tượng bị sụp đổ và dẫn đến những hậu quả không tốt cho cuộc sống những người chạy theo những sao trần gian. Thường những sao trần gian dẫn người ta đến lầm lạc và đánh mất giá trị của con người. Các sao trần gian sống trong sự giàu sang hưởng thụ, đầy đủ tiện nghi, nhưng đầy tăm tối và tội lỗi, nhưng lại thu hút và lôi kéo người ta. Và ai cũng muôn mình thành sao hết.
Bên cạnh đó, Siêu sao Giêsu thì khác. Siêu sao Giêsu xuất hiện làm bừng lên giữa đêm tối, không phải một vì sao bình thường trên bầu trời mà là một vì sao sáng rất đặc biệt. Siêu sao đó không phải ở tận trên trời xanh nhưng là ở ngay bên chúng ta. Siêu sao này đem lại sự bình an cho những kẻ bị giam cầm, đem lại hạnh phúc cho người đau khổ, đem lại no ấm cho những người thiếu thốn. Siêu sao này mở mắt cho những người mù loà, sua trừ ma quỷ, chữa lành các bệnh tật. Đặc biệt, siêu sao này không chạy theo những danh - lợi - thú như các siêu sao ở trần gian. Siêu sao này không chạy theo tiền của. Trái lại siêu sao này hạ mình đến nỗi chấp nhận sinh ra trong chuồng bò. Siêu sao này qui tụ những con người hèn hạ, những người xem chừng bị xã hội gạt ra bên lề đường. Một nghịch lý từ một nơi rất tầm thường (chuồng bò) thì lại xuất hiện một con người rất phi thường, từ một nơi tối tăm lại chiếu toả ánh sáng cho muôn người.
Siêu sao Giêsu là siêu sao cho chúng ta phải thần tượng, phải bắt chước, chạy theo và nên giống Siêu sao Giêsu và chúng ta phải làm cho mọi người thấy được Siêu sao Giêsu trong cuộc sống hằng ngày của mình. Amen.
5. Đi theo ánh sao
Rất nhiều người đã tới nhà thờ trong đêm Giáng sinh, nhưng thử hỏi có mấy ai đã thực sự gặp gỡ Chúa như ba nhà đạo sĩ phương đông?
Chúa Giêsu không phải là người khó tính, đến như các trẻ mục đồng, thuộc hàng khố rách áo ôm, cũng có được một chỗ đứng bên máng cỏ. Nhưng rõ ràng là qua đoạn Tin Mừng chúng ta thấy được rằng sự kiện Chúa ra đời đã thực sự khuấy động khá nhiều người từ vua Hêrôđê, các thượng tế và luật sĩ, đến quần chúng nhân danh thành Giêrusalem và cả những nhà đạo sĩ xa xôi.
Tuy nhiên những người đã để cho sự kiện Chúa ra đời khuấy động tới cùng lại chỉ có ba nhà đạo sĩ vốn bị liệt vào hạng những kẻ ngoại, những người ở ngoài. Hêrôđê quả có đi tìm Chúa, nhưng là để thủ tiêu Ngài chứ không phải để gặp Người. Các thượng tế và các luật sĩ thuộc giới đền thờ, là những người có đầy đủ các điều kiện tạm gọi là khách quan rát thuận lợi để gặp Chúa. Họ là những nhà thông hiểu thần học và Thánh Kinh. Kẻ khác còn phải nhờ đến họ để biết được Người sinh ra ở đâu. Nhưng theo Tin Mừng thì xem ra họ không rời đền thờ nổi. Trong khi đó Chúa lại sinh ra nơi máng cỏ Bêlem. Làm sao họ có thể gặp được Người? Còn những người dân khác của kinh thành Giêrusalem thì lại hoảng hốt, thay vì vui mừng trước cái tin Đấng mình mong đợi đã sinh ra.
Và cuối cùng chỉ còn lại ba nhà đạo sĩ đã đến được bên máng cỏ cùng với những trẻ mục đồng. Các nhà đạo sĩ tới được với Chúa là vì các ông đã nhận ra dấu lạ, hay cái mới trong lúc các ông làm công việc thường ngày của mình. Các ông đã tìm hiểu ý nghĩa của cái mới và chân thành theo dõi, cho dù phải thực hiện một cuộc hành trình ngàn dặm với bao nhiêu là vất vả.
Ai gõ thì sẽ mở cho, ai tìm thì sẽ gặp. Đến nhà thờ mà thôi chưa đủ, chúng ta còn phải có cả một cuộc hành trình tìm kiếm Chúa. Ngài mời gọi bằng những dấu chỉ của thời đại. Phải tỉnh thức để nhận ra những dấu chỉ ấy, hay đúng hơn, để biết được giữa muôn vàn sự kiện của cuộc sống thường ngày, giữa muôn vàn vì sao lấp lánh trên bầu trời, sự kiện nào có giá trị của một ánh sao lạ, dẫn chúng ta đến với ơn cứu rỗi.
Chúa đến cho tất cả mọi người, thế nhưng Tin Mừng cho chúng ta thấy không phải tất cả mọi người đều đã được gặp Ngài.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam