Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 58

Tổng truy cập: 1375248

HÃY CHỖI DẬY MAU

Hãy chỗi dậy

(Suy niệm của Lm. Luigi Gonzaga Đặng Quang Tiến)

Đoạn 2:13-15.19-23 nằm trong văn mạch là sau khi các Đạo sĩ tìm đến thờ lạy Vua mới sinh (2:2), vua Hêrôđê ra lệnh tìm giết Vua mới sinh nầy, và đã giết các trẻ thơ vô tội (2:16-18); Vua mới sinh nầy phải trốn sang Ai cập trước khi lệnh của Hêrôđê được thi hành (2:13-15.19-23). Đoạn 2:13-15.19-23 gồm hai câu chuyện có kết cấu tương tự nhau là thiên sứ ra mệnh lệnh và Giuse thi hành mệnh lệnh. Đoạn 2:13-15 thuật việc Giuse đem Hài Nhi và mẹ của Người trốn đến Ai cập; trong khi đoạn 2:19-23 thuật việc họ trở về lại quê nhà. Cả hai đoạn, cũng như đoạn 2:16-18, đều kết thúc giống nhau là bằng một trích dẫn của CƯ (2:15.18.23). Ngay từ đầu Matthêô đã đặt những sự kiện bàn đến trong chương hai nầy trong bối cảnh lịch sử lúc ấy: “tại Bêthlêhem xứ Giuđa”, “trong những ngày của Hêrôđê làm vua” (2:1). Tiếp theo đó, Matthêô nói đến một vị “Vua của Giuđa mới sinh ra” (2:2), như là đối lập với vua Hêrôđê, mà các đạo sĩ tìm đến thờ lạy. Do đó, Hêrôđê tìm cách giết vị Vua mới nầy. Vào cuối chương 2, Hêrôđê chết, vị Vua mới nầy trở lại quê nhà, và tiếp theo đó Người bắt đầu sứ vụ rao giảng công khai của Người. Câu chuyện trốn sang Aicập cho thấy Thiên Chúa đã tìm cách bảo vệ Con của Người qua sự vâng lời thi hành của Giuse.

Đoạn 2:13-15: Trốn sang Ai cập. “Nhưng sau khi họ (các Đạo sĩ) đi rồi, thiên sứ hiện ra…” liên kết trình thuật nầy với đoạn trước. Đoạn nầy gồm: - Lời của thiên sứ (c. 13) và sự thi hành của Giuse (cc. 14-15). Cấu trúc câu 2:13 hoàn toàn giống như câu 2:19-20: “Nầy” - Thiên sứ xuất hiện với Giuse trong giấc mơ, nói với ông - “Hãy chỗi dậy” đem Hài Nhi và mẹ Người đi đến đất chỉ định - “vì” với lời giải thích. Thiên sứ ra lệnh Giuse đem con trẻ và mẹ của Người sang Ai cập, vì Hêrôđê tìm cách giết Người. Sự xuất hiện của thiên sứ cho thấy Thiên Chúa có một kế hoạch liên quan đến Con của Người (1:20.24; 2:13.19); ở đây Người cứu Hài Nhi khỏi bị giết bằng cách đưa sang Ai cập.

Giuse là người được giao phó thi hành kế hoạch ấy. Động từ paralambanō, “nhận về với mình” (1:20.24; 2:13.14.20.21) chỉ việc Giuse phải làm: trước đây là “nhận làm vợ”, “nhận về nhà” (1:20.24); bây giờ là “nhận đem đi” (2:1314.20.21). “Hài Nhi và mẹ Người” là một đơn vị không tách rời nhau (2:11.13.14.20.24). Cách dùng nầy muốn nói Hài Nhi không có cha trần gian. Giuse đứng ngoài qua hệ mẹ-con nầy, và như là người phục vụ Hài Nhi và mẹ Người. Hài Nhi được nêu lên trước, vì Người là trọng tâm chú ý của mọi biến cố và hành động xảy ra chung quanh Người. Ý muốn rõ ràng của Hêrôđê là “giết” Hài Nhi.

Giuse đã thi hành mệnh lệnh cách hoàn hảo, và có thế nói là đã theo từng chữ (2:14.21.23). Matthêô xem việc trốn sang Ai cập là để hoàn tất chương trình của Thiên Chúa; ông dùng công thức “để ứng nghiệm” (2:15.23). Lời của ngôn sứ Ôsê: “Từ Ai cập Ta sẽ gọi Con Ta về” (Ôs 11:1) ám chỉ việc Thiên Chúa hứa đưa dân do thái ra khỏi sự nô lệ ở Ai cập (x. Ds 23:22; 24:8). Lời nầy sẽ áp dụng cho Hài Nhi. Theo nghĩa đen đó là Giuse sẽ đưa Hài Nhi quay trở lại quê nhà khi Hêrôđê băng hà. Theo nghĩa cánh chung, Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, cũng là hiện thân của dân Israel. Người thâu tóm trong chính mình cả lịch sử của dân tộc nầy: sống ở Ai cập, làm cuộc xuất hành, sống trong sa mạc. Khi trải qua tất cả những điều ấy, Người đưa lịch sử dân Israel đến cao điểm của nó là được cứu chuộc trong Người.

Đoạn 2:19-23: Trở về lại quê nhà. Đoạn nầy được chia thành hai phần: - Thiên sứ báo và trở lại đất Israel (2:19-21); - Thiên Chúa cho biết và đi về Nazaréth (2:22-23). Hêrôđê làm vua từ năm 37 trước Chúa Kitô đến năm 4 sau Chúa Kitô. Cách nói về cái chết của ông (c. 19) tương tự như về cái chết của Pharaoh (x. Xh 4:19-20). “Những người tìm tính mạng của Hài Nhi” (c. 20) là những người tìm giết Người (2:13). “Trong đất Israel” (2:20.21) đối nghịch với “Ai cập”; đó là đất nơi Hài Nhi được sinh ra để làm thủ lãnh (2:6). Sau khi vua Hêrôđê băng hà, vương quốc của ông chia cho ba người con là Philip, Archelaus và Antipas. Archelaus nắm quyền xứ Giuđa, Samaria và Idumea. Ông có tiếng là ác độc hơn hai anh em kia. Triều đại ông ngắn ngủi. Năm 6 sau Chúa Kitô, ông bị đày sang xứ Gaul. Matthêô nhắc đến triều đại của ông để tiếp tục đề tài về sự đối lập của hai vương triều. Chúa Giêsu là vua thật. Và Người phải tiếp tục lẫn tránh vì sự tìm giết của Archelaus khi ông kế vị ngôi của vua cha.

Ý định của Thiên Chúa là Giuse đưa Hài Nhi và mẹ Người về Galilêa (2:22). Chú ý cách dùng chữ kéo sự tập trung nhỏ dần về địa lý: “trong đất Israel” (2:19.20); “trong xứ Galilêa” (92:22) và “trong thành Nazaréth” (2:23). “Galilêa” nêu lên ở đây để chuẩn bị cho ngày Chúa Giêsu đi từ đây đến sông Giorđan để chịu phép rửa (3:13). Cụm từ “Ngài sẽ được gọi là Nazarêô” (2:23) không tìm thấy trong bất cứ ngôn sứ nào. Cụm từ nầy muốn chỉ Chúa Giêsu xuất thân từ Nazaréth (26:71; Lc 18:37). “Nazarênô” nầy cũng có thể ám chỉ Is 11:1, trong đó nói đến một chồi (nezer) sẽ phát xuất từ gốc Jessê. Thần Khí sẽ ngự xuống trên Người (Is 11:2-4; Lc 4:18). Chính Người là chồi phát xuất từ dòng dõi Đavít (Giêr 23:5; 33;15) để làm vua và cai trị dân Người trong chính trực và công bình.

Dân Israel đuợc thu tóm trong bản thân Chúa Giêsu. Người được sinh ra và được kể thuộc dòng dõi Abraham, Đavít. Bằng kinh nghiệm bản thân Người trải qua những gì dân nầy đã làm. Các vương quyền trần thế qua đi. Vương quốc của Người tồn tại, và với tư cách là Vua, Người dẫn đưa dân Israel nầy vào một bước ngoặt mới trong lịch sử cứu độ.

 

46. Chú giải của Lm. FX. Vũ Phan Long

SỰ HƯỚNG DẪN VÀ CHE CHỞ CỦA THIÊN CHÚA

1.- Ngữ cảnh

Bản văn đưa chúng ta đi vào tấn bi kịch: Vừa chào đời, Hài Nhi Giêsu đã bị vua Hêrôđê tìm cách tiêu diệt. Toàn bản văn có hai nét tiêu biểu: (1) Cuộc sống của Hài Nhi bị đe dọa, và vì thế, công trình cứu thế cũng bị đe dọa; (2) Thiên Chúa che chở Hài Nhi. Bản văn không hề có chút gì là màu sắc lãng mạn: các biến cố được mô tả rất đơn giản, y như thể là bài tường thuật về một sự kiện thời sự.

2.- Bố cục

Có thể chia bản văn Mt 2,13-21 thành ba phần, cuối mỗi phần có một ghi nhận về sự hoàn tất các sấm ngôn:

1) Cuộc đi trốn sang Ai Cập (2,13-15);

2) Mối đe dọa thật trầm trọng (2,16-18);

3) Mối đe dọa chấm dứt – Trở về quê hương (2,19-21).

Bản văn phụng vụ không đọc phần thứ hai.

3.- Vài điểm chú giải

- trốn sang Ai Cập (13): Đây là miền đất những người Do Thái bị bách hại thường tìm đến mà ẩn náu (x. 1 V 11,40; 2 V 25,26), nhất là từ khi xảy ra các xáo trộn thời Macabê. Rất có thể Giuse đã đến Arít, phía nam Gada: đến được đó, thì đã coi như ngài đã ở trên đất Ai Cập; vùng này được Rôma trực tiếp kiểm soát từ năm 31 tCN. Dù thế nào, đi từ Bêlem xuống Ai Cập chỉ mất năm hay sáu ngày.

- Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai Cập (15): Mt trích sách ngôn sứ Hôsê Hípri với chi tiết “con Ta”, còn Bản LXX thì viết là “các con của nó”. Lời sấm Hs gợi đến cuộc Xuất hành của Israel, vì khi đó họ đã được gọi là “con Ta” ở Xh 4,22. Theo cách Mt đặt Israel và Đức Giêsu song đối với nhau, ta phải kết luận rằng Đức Kitô sáp nhập dân mới của Thiên Chúa, tức là Hội Thánh, vào bản thân Người và Người sẽ lôi kéo dân mới này đi theo trong cuộc Xuất hành cánh chung của Người.

- giết tất cả các con trẻ ở Bêlem và toàn vùng lân cận, từ hai tuổi trở xuống (16): Rất có thể con số các trẻ em bị giết không vượt quá hai mươi, do mật độ dân số thưa thớt và tỷ lệ sinh ít ỏi ở Bêlem thời đó (theo tính toán của D. Buzy).

- tính theo ngày tháng ông đã hỏi cặn kẽ các nhà chiêm tinh (16): Ta có cảm tưởng là điều này không thật, bởi vì vua Hêrôđê có thể dễ dàng cho người đến Bêlem mà tìm ra ngôi nhà đã được các hiền sĩ đến thăm. Câu trích Gr 31,15 và giọng văn rất giản dị khiến người ta nghĩ bản văn này là một bài giáo lý hơn là một tư liệu lịch sử. Tuy nhiên, chứng giận dữ điên cuồng mù quáng dại dột của nhà vua thì rất phù hợp với những gì chúng ta biết được về những năm cuối đời ông.

- Ở Rama, vẳng nghe tiếng khóc than rền rĩ: tiếng bà Rakhen khóc thương (18): Bản văn trích từ Gr 31,15 dường như là một bản dịch tóm bản văn Hípri. Vị ngôn sứ cho thấy bà Rakhen, mẹ của Giuse (các chi tộc Épraim và Mơnase) và Bengiamin, trỗi dậy từ ngôi mộ của bà gần Rama (khoảng 8 cs về phía bắc Giêrusalem) mà khóc trên nỗi bất hạnh của các cháu chắt bà, vì họ đang bị người Átsua đưa đi lưu đày (khoảng năm 722 tCN). Truyền thống Do Thái đã lầm khi xác định Éprát, nơi có mộ bà Rakhen, là Bêlem (St 35,19), nhưng giúp cho tác giả Mt có cơ sở mà liên kết bản văn Giêrêmia với hoàn cảnh hiện tại. Tuy nhiên, để hiểu ý hướng của Mt khi quy chiếu về chương này của Gr, cần thấy rằng các câu sau (Gr 31,16-17) giới thiệu một bầu khí khác, đưa tới lời Thiên Chúa hứa lập một giao ước mới với nhà Israel (Gr 31,31-33). Theo Mt, việc Đức Giêsu trở về từ Ai Cập đánh dấu bước đầu hoàn tất lời sấm ấy: “giao ước mới” được Gr tiên báo, này đang đi dần tới chỗ được thực hiện nơi bản thân Đức Giêsu.

- vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi (20): Câu này trích từ Xh 4,19 (“Đi đi, hãy trở về Ai Cập, bởi vì mọi kẻ tìm cách làm hại mạng sống ngươi đã chết cả rồi”).

- Áckhêlao (22): Ông cai trị miền Giuđê từ năm 4 tCN đến năm 6 CN. Mt không nói vì sao Giuse muốn rời bỏ miền đất do Áckhêlao cai trị. Lịch sử cho biết Áckhêlao cũng độc ác như vua cha, nhưng không thông minh và khôn khéo về chính trị như vua cha. Mt không nói lý do, có lẽ vì muốn để cho quyết định của Giuse hoàn toàn lệ thuộc sự hướng dẫn của Thiên Chúa.

- Người sẽ được gọi là người Nadarét (23): Qua sự kiện Đức Giêsu về ở tại Nadarét, Mt thấy nhiều bản văn ngôn sứ được ứng nghiệm. “Người Nadarét” là nazôraios trong tiếng Hy Lạp. Nhưng nazôraios cũng còn có thể có hai nghĩa sau:

(1) Nazôraios có quan hệ với naziraios (LXX) là từ ngữ dẫn xuất từ từ ngữ Hípri na-dia (nazýr). Na-dia là một người “biệt cư”, một vị “thánh”, như Samsôn (x. Tl 13,5-7: đoạn này thường được liên kết với Mt 1–2), phải tuân giữ những luật lệ nghiêm ngặt. Luca giới thiệu Gioan Tẩy Giả (Lc 1,15), và Đức Giêsu (1,35), như một na-dia, kế thừa các vị thánh Cựu Ước.

Thật ra, văn cảnh Mt 1–2 khó phù hợp với ý tưởng về truyền thống na-dia này.

(2) Nazôraios có quan hệ với từ Hípri nêser, “mầm mống, chồi lộc” (x. Is 11,1; Gr 23,5; 33,15; Dcr 3,8; 6,12). Đấng Mêsia được gọi bằng tên này để diễn tả thân phận thấp hèn, khiêm tốn.

Từ này yếu hơn từ trước về phương diện ngữ học, nhưng lại phù hợp với văn cảnh Mt ch. 2 hơn.

4.- Ý nghĩa của bản văn

Trong bản văn chúng ta đọc hôm nay, tác giả Mt diễn tả rõ ràng hình ảnh Đấng Mêsia bị dân Người loại trừ và bách hại. Ông cũng theo sát quan niệm của các kinh sư về một cuộc Xuất hành mới vào thời cánh chung mà trình bày loạt các biến cố này như một cuộc Xuất hành mới, tiên báo cuộc Xuất hành cuối cùng của lịch sử nhân loại mà Đức Giêsu sẽ thực hiện qua sứ vụ của Người: ở đây cũng có một ông vua sát hại các trẻ em Do Thái; nhưng cũng như Môsê đã được mang đi giấu và được cứu, Đức Giêsu cũng thoát khỏi cái chết; Thiên Chúa đã gọi Israel ra khỏi Ai Cập, bây giờ chính là Đức Giêsu, Israel mới, ra khỏi Ai Cập.

* Cuộc đi trốn sang Ai Cập (13-15)

Giuse được Thiên Chúa giao cho nhiệm vụ che chở và bảo vệ Maria và Hài Nhi (1,20t) và ngài đã vâng lời chấp nhận nhiệm vụ (1,24t). Kể từ đó, ngài sống là để phục vụ mẹ con Hài Nhi. Điều ngài phải làm, đã được biểu lộ đặc biệt vào dịp Hài Nhi bị đe dọa. Ba mệnh lệnh ngài nhận được từ Thiên Chúa luôn luôn có nguyên do là hoàn cảnh hiểm nghèo này (2,13.20.22). Thật ra lệnh Thiên Chúa đã được hiểu ngầm trong hoàn cảnh, bởi vì hoàn cảnh diễn tả điều mà Giuse được yêu cầu làm để bảo vệ Hài Nhi. Hành động của Giuse được xác định như là cách ứng xử do hoàn cảnh bó buộc dưới sự hướng dẫn của Thiên Chúa. Tương ứng với mỗi lệnh là việc Giuse thi hành chính xác điều được yêu cầu (2,14.21.23). Giuse vâng lời Thiên Chúa theo sát mặt chữ và tức khắc (ngay trong đêm; không biết ngày về). Luật tối thượng của đời sống ngài là ý muốn của Thiên Chúa, Đấng đã giao phó Hài Nhi cho ngài.

Hài Nhi luôn luôn được nhắc đến cùng với mẹ Người (2,13.14.20.21). Tuy nhiên, tác giả không nêu tên bà. Maria không được nhắc đến vì chính mình, nhưng vì công việc phục vụ từ mẫu bà cống hiến cho Hài Nhi, và Hài Nhi phải nhờ đó mà sống. Cũng như Giuse được giao cho nhiệm vụ che chở Hài Nhi khỏi các nguy hiểm bên ngoài, Maria được giao cho bổn phận săn sóc Hài Nhi để Hài Nhi lớn lên. Giuse và Maria có những nhiệm vụ khác nhau, nhưng tại trung tâm đời sống các ngài, có công việc giống nhau là phục vụ Đức Giêsu.

Khi kết thúc bài tường thuật đầu tiên này, tác giả Mt đã vận dụng bản văn Hs (11,1) không phải để nói về cuộc trốn sang Ai Cập, nhưng là chuyến đi từ Ai Cập về đất Israel. Bằng cách này, ngài muốn đề cao ơn gọi thiên sai của Đức Giêsu (sẽ được công bố tại sông Giođan), như xưa kia, dân Do Thái, khi được gọi ra khỏi Ai Cập, đã trở thành dân “sở hữu” của Thiên Chúa (Xh 19,5).

* Mối đe dọa thật trầm trọng (16-18)

Lối xử sự của vua Hêrôđê hoàn toàn ngược lại với lối xử sự của Maria và Giuse. Hai đấng che chở và săn sóc Hài Nhi, còn vua Hêrôđê thì muốn loại trừ Người, khi ông cảm thấy vương quyền của ông bị ấu chúa dân Do Thái đe dọa (2,2). Ông đã coi vương quyền của ông như mục tiêu tự nó có giá trị; ông bị chiếm hữu bởi ý chí hùng cường. Do đó, ông chỉ có một mối bận tâm, là vận dụng mọi phương tiện để đảm bảo vương quyền, kể cả vi phạm bổn phận đầu tiên của một vị vua, là che chở thần dân mình: như mục tử chăm sóc đoàn chiên, một vị vua cũng phải săn sóc dân mình (x. 2,6). Hêrôđê đã xúc phạm đến sự sống của dân ông, khi cho sát hại các hài nhi. Vì muốn loại trừ Đấng mà ông đang tìm kiếm, ông muốn chắc chắn nên đã gây ra cuộc tàn sát các hài nhi Bêlem. Ở đây Hêrôđê là hình ảnh của Pharaô ngày xưa tái hiện, vì trước Xuất hành, Pharaô đã giết các trẻ nam Israel (x. Xh 1,15-22).

* Mối đe dọa chấm dứt – Trở về quê hương (2,19-21)

Cái chết của vua Hêrôđê đã loại trừ nguy hiểm, nên Thánh Gia có thể trở về quê. Tuy nhiên, vì sợ Hêrôđê Áckhêlao, Giuse đã quyết định đưa Hài Nhi về Nadarét. Tác giả nhận ra qua hành trình Hài Nhi theo để đi sang Ai Cập rồi trở về Nadarét là chương trình của Thiên Chúa được hoàn tất. Lời ngôn sứ Hôsê 11,1 (“Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai Cập”) lúc đầu nhắm tới việc dân Israel thoát ách nô lệ Ai Cập; nay vị trí của dân Thiên Chúa, Đức Giêsu, trong tư cách là Con Thiên Chúa theo cách tuyệt đối đặc biệt (x. 3,17), đã chiếm lấy. Công thức “Người sẽ được gọi là người Nadarét” không có trong bất cứ sách ngôn sứ nào; chính Mt cũng không quy chiếu về vị ngôn sứ nào, nhưng nói ở số phức “các ngôn sứ”. Câu văn ấy trước tiên cho thấy Đức Giêsu như là người đến từ Nadarét. Đây có thể là một gợi ý đến Is 11,1, vì trong câu ấy, có loan báo về mầm chồi (nêser) phát xuất từ gốc Giêsê như là Hoàng tử bình an, đầy Thần Khí và công chính; cũng có thể gợi đến cả Gr 23,5; 33,15, vì ở đó có cho biết là dân chúng đang trông mong một vị vua công chính và khôn ngoan như là một mầm chồi cho Đavít.

Chúng ta ghi nhận là trong đoạn tường thuật cuối cùng này, Mt so sánh Đức Giêsu với Môsê. Cũng như Môsê đã thoát chết cách huyền nhiệm (Xh 2,1-10) và đã trốn sang đất ngoại quốc để tránh Pharaô (Xh 2,11-15) trước khi đương đầu công khai với nhà vua theo lệnh Thiên Chúa, thì Đức Giêsu, sau khi đã được tấn phong làm ngôn sứ (Xh 3,1-12), cũng thoát khỏi cuộc tàn sát và trốn bạo chúa (cc. 13-15), rồi lui về Nadarét (c. 23) để tái xuất hiện và rao giảng công khai, sau khi được tấn phong làm Mêsia khi chịu phép rửa (ch. 3–4). Nét tương đồng với Môsê được khẳng định qua lời thiên sứ trích từ Xh 4,19. Đến cuối cuộc xuất hành này, Đức Giêsu sẽ tái xuất hiện trên sân khấu xã hội Do Thái dẫn đầu đoàn người đông đảo (4,25), và Người sẽ ban cho họ Luật mới (Bài Giảng trên núi, ch. 5–7), như Môsê sau Xuất hành, tại núi Sinai.

+ Kết luận

Ý muốn sát nhân của vua Hêrôđê đã bị sự che chở của Thiên Chúa triệt tiêu, mà lại không dùng bất cứ phương tiện phi thường nào. Do biết đi trốn và biết khôn ngoan nhận định tình hình, Giuse đã bảo vệ Con Trẻ được an toàn. Giuse đã là một dụng cụ Thiên Chúa dùng; ngài vâng lời Thiên Chúa và ra sức hành động để phục vụ sự sống của Hài Nhi. Do ý muốn của Thiên Chúa, Đức Giêsu đã đi sang Ai Cập rồi về Nadarét, và thế là chương trình của Thiên Chúa được ứng nghiệm (2,15.23). Những ai bị cuộc xuất hiện của Đức Giêsu “phá rối” thì vận dụng mọi phương tiện để chống lại Người. Nhưng Đức Giêsu ở dưới sự che chở của Thiên Chúa. Các dụng cụ Thiên Chúa dùng là các con người, được kêu gọi để phục vụ Hài Nhi. Trong câu truyện vừa đọc, ta thấy rõ ý nghĩa của sự hiện diện của Giuse và Maria đối với Hài Nhi Giêsu.

Đức Giêsu vừa là Môsê mới (Ai Cập) vừa là con cháu Đavít (Bêlem). Cuộc trốn sang Ai Cập không phải là một ngoặc đơn tình cờ trong định mệnh Đức Giêsu, nhưng là một sự kiện đầy ý nghĩa nối kết định mệnh này với toàn thể lịch sử Israel. Chương trình của Thiên Chúa đang điều hành trọn vẹn cuộc đời Đức Giêsu.

5.- Gợi ý suy niệm

1. Một em bé là một con người yếu ớt, mong manh, không quyền lực, bị đe dọa trong cuộc sống. Em không thể tự vệ, cũng không thể tự khẳng định. Chỉ nguyên chuyện tiếp tục sống, em cũng cần được săn sóc và giúp đỡ. Em lại càng cần được che chở cách hiệu quả và khôn ngoan để có thể thoát các nguy hiểm. Vô sô hài nhi đã trở thành nạn nhân của chính tình trạng thiếu khả năng tự vệ. Hài Nhi Giêsu cũng thông dự vào nguy cơ này. Làm sao khỏi cảm kích trước mầu nhiệm Nhập Thể đã đưa Con Thiên Chúa đến chỗ chia sẻ thân phận con người như thế?

2. Giuse biết rõ mình là ai và biết rõ mình phải làm gì và ngài sống đúng theo chiều hướng đó. Ta không hề thấy Giuse bận tâm đến chút quyền lợi riêng tư nào. Ngài chấp nhận mọi mệt nhọc, mọi mò mẫm; ngài chỉ có một mục tiêu là phục vụ sự sống của Hài Nhi. Thiên Chúa là Đấng hướng dẫn và Giuse là người thi hành. Cuộc sống Kitô hữu cũng có những mệt nhọc và những mò mẫm như đi trong đêm tối. Thiên Chúa kêu gọi, Thiên Chúa hướng dẫn, nhưng Ngài không chỉ rõ con đường phải theo. Ngài để cho con người suy nghĩ, vận dụng sáng kiến, mà cộng tác với Ngài.

3. Giuse và Maria có những nhiệm vụ khác nhau, nhưng đều nhằm phục vụ Hài Nhi Giêsu. Thật ra công việc phục vụ này không có gì đặc biệt, mà chỉ là công việc của một người cha và một người mẹ như bất cứ cha mẹ nào: săn sóc đứa con, bảo vệ che chở, làm cho nó lớn lên an toàn. Qua điểm này, chúng ta nhận ra sự hạ cố của Thiên Chúa: Người chấp nhận sự săn sóc của loài người, các thọ tạo của Người. Nhưng đấy cũng là một bài học cho chúng ta: cứ làm những việc bổn phận thuộc bậc sống, chúng ta lại có thể đang thực hiện những điểm trọng yếu trong lịch sử cứu độ.

4. Quyền bính của Giuse, chủ gia đình, là một quyền bính trung gian. Ngài nhận các mệnh lệnh từ Thiên Chúa và truyền đạt cho các thành viên trong gia đình. Như thế, quyền bính này là một việc phục vụ. Mục tiêu Giuse nhắm không phải là thỏa mãn chính mình, nhưng là phục vụ Con của mình bằng cách bảo vệ Con khỏi nguy hiểm. Đức Maria và Đức Giêsu vâng lời Giuse, vì nhận ra nơi lời ngài có Lời Thiên Chúa. Đây chính là sự hài hòa và bổ túc của các vai trò trong gia đình: mỗi người được mời gọi sống ơn gọi của mình trong tình yêu và sự kính trọng người khác.

5. Quyền lực được giao là để phục vụ hạnh phúc của nhân dân. Như thế, gương phải theo khi thi hành quyền lực là chính Thiên Chúa. Hêrôđê chỉ biết đến mục tiêu cá nhân, chứ không hề quan tâm đến những con người, dù là những con người yếu đuối, vô tội. Khi đó, mọi phương tiện đều tốt, kể cả sát hại hàng loạt những trẻ thơ vô tội. Dĩ nhiên không ai trong chúng ta lại không rùng mình khi nghĩ đến sự tàn ác của vua Hêrôđê, nhưng chúng ta có thể tự hỏi: Chúng ta có thật sự tôn trọng người khác, vì họ là con cái Thiên Chúa, và anh chị em của chúng ta chăng, hay là đôi khi chúng ta cũng nghĩ đến người khác chỉ như là phương thế để trục lợi, để giải quyết mọi khúc mắc của chúng ta, rồi sau đó mau mắn bỏ rơi và quên mất họ?

6. Đoạn văn nói đến diễn tả rõ ràng sự quan phòng của Thiên Chúa trên cuộc đời Đức Giêsu. Nhưng quan phòng không có nghĩa là làm cho cuộc đời của Đức Giêsu tiến đi trên thảm mịn, rải toàn hoa hồng. Đức Giêsu vẫn gặp đủ thứ thử thách. Nhưng Thiên Chúa quan phòng đưa lại một ý nghĩa cho các thử thách, tháp chúng vào trong một chương trình cứu độ (x. Rm 8,28).

 

47. Chú giải của Noel Quesson

Sau khi các nhà chiêm tinh đến thăm Bê-lem.

Nếu bạn có một sách Tin Mừng tại nhà bạn và nếu các bạn có chút hiếu kỳ thiêng liêng, hãy đọc lại những câu truyện này.

1. Trong gia phả, Đức Giêsu được gọi là Con Đa-vít, Con Abraham.

2. Trong tin báo cho Giuse, chính hài nhi này bắt đầu thực hiện những lời hứa trong Kinh Thánh, và được mạc khải như Thiên Chúa cứu độ, Thiên Chúa ở cùng chúng tôi

3. Rồi theo Mátthêu, tiếp ngay đến cuộc thăm viếng của các nhà chiêm tinh; không có những mục đồng Do Thái Giêrusalem, dẫu thế, được báo cho biết trước về chuyện đang xảy ra trong vùng ngoại ô kế cận (Bê-lem cách độ 8km!) vẫn không động tĩnh... trong khi những người nước ngoài từ Phương Đông đến từ xa, phục lạy trước hài nhi, được gọi khi ấy là “vị đứng ra sẽ chăn dắt Do Thái dân của tôi".

Khi các nhà chiêm tinh đã ra về, thì sứ thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giuse

Trong trang mà chúng ta sắp đọc, tên Giuse được kêu lên bốn lần. Đó là người duy nhất được gọi tên như thế. Giuse là vai trung tâm của câu truyện. Chủ gia đình, ông chịu trách nhiệm nhóm nhỏ, luôn luôn được giới thiệu vô danh cho hai nhân vật khác là Hài nhi vâ Mẹ của Hài nhi. Chúng ta cũng sẽ lưu ý rằng trên trang này, Giuse có tầm quan trọng lớn lao, ông không nói một lời. Chính ông lâ người ở phần trước sân khấu, là người nhận trực tiếp các sứ điệp trên trời, lại không nói... mà ông hành động.

Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập

Ôi, cái tiếng ‘dậy đi!’

Tất cả những người nghiên cứu tiếng Do Thái sẽ nhận ra kiểu nói rất hay gặp trong Kinh Thánh. "Khum! "Dậy đi”. Cái thể mệnh lệnh, cái động từ chỉ tất cả những lời kêu gọi. Ap-ra-ham (St 13.1), Elia (IV 19,5). Nàng yêu dấu của Diễm Ca (2.10), Giôna (Gn 1,2), Giêrusalem (Is 60,11), Đanien (10,11). Tiếng "Dậy đi!” đầy dẫy trong Tán ước: Mát-thêu 2,13; 2,20; 9,5; 17,7; 26,46; Mc 10,49; Lc 17,19; 22,46; Ga 5,8; Cv 3,6; 8,26; 9,34; 9,40; 12,7; 14,10...

Nếu tôi biết lắng nghe, tôi sẽ nghe thấy, cả tôi nữa.

Thiên Chúa lặp lại "Dậy đi!".

Thiên Chúa muốn con người đứng dậy. Thiên Chúa đẩy những con người năng động.

Trong cuộc sống gia đinh mà chúng ta mừng lễ hôm nay, có biết bao nhiêu cơ hội có thể đưa chúng ta đến chỗ khước từ, đầu hàng, chạy trốn, từ nhiệm... Và đây là tiếng gọi của Chúa, trong đáy đêm tối của chúng ta, trong tình huống bức bách đè nặng trên vai chúng ta, nói lại với chúng ta: "Đứng lên! Dậy đi!".

Có một thứ hình ảnh Thánh Gia hiền dịu, êm ả vả bị sai lạc. Máng cỏ bằng giấy đá, quá “hợp môi sinh", những mục đồng xinh xắn và những con cừu nhí, những tràng hoa ánh sáng... có cái nguy làm cho chúng ta coi "chuồng bò lừa nới Thiên Chúa sinh ra (đó là một cái sườn mái!) là một nơi nóng nực và rất tiện nghi. Và với cái vẻ dịu hiền hay với thái độ chiếu cố, người ta tìm được cái chuyện thần tiên hợp với khẩu vị các trẻ em. Nhưng đấy không phải là Giáng sinh thật. Có thể tai hại nhiều nếu máng cỏ cổ truyền chỉ là một sự trung tín với quá khứ, trong khi nó là một sự kỳ vọng cho hiện tại và tướng lai. Gia đình mâ bạn nhin ngắm với sự hiền dịu trong cái hang hốc nhà quê, có lẽ bạn quên rằng nó đã bị liệng đi trên các nẻo đường lưu đầy chăng? Khi đó bạn đã dựng lên một "thánh gia" không có thực. Và bạn nói liều: "Thật quá đẹp... nhưng ở nhà chúng tôi không giống như thế, nơi mái ấm của chúng tôi, gia đinh của chúng tôi buộc phải sống giữa những âu lo: sức khỏe, tranh chấp, ngân sách, những khó khán định hướng, những cuộc đối thoại không thể có được...".

Những mái ấm trẻ... hay những mái ấm nào khác...

Tồi dám chắc với các bạn, các bạn có thể nhìn xem gia đình của Giuse, có Hài nhi và Mẹ người. Và hãy tỉnh ngộ! Giống như mọi gia đinh, gia đinh ấy cũng biết đến những giằng xé, những khắc khoải, nó cũng bị cuốn trong những cơn lốc của lịch sử. Và chúng ta nhớ lại câu nói nổi tiếng của Charles Péguy "Những người cha và người mẹ này "' những kẻ phiêu lưu vĩ đại của thế giới hiện đại này!”

Cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hêrôđê sắp tìm giết Hài Nhi đấy!

Hình ảnh thực, như thế đấy. Một đôi lứa trẻ trung,đó là một cáp vợ chồng không bếp không nhà. Số phận thê thảm của những người tị nạn, những người bị xua đuổi trốn chạy về nới vô định, bị đuổi khỏi nhà họ vì chiến tranh, đói ăn, thất nghiệp, hay ý thức hệ đàn áp. Những trẻ em Việt Nam, Libăng Cambốt, Áp-ga-nít-tăng,... và nhiều nới khác. Những hình ảnh không cầm lòng được đang lảm xáo động sự yên ổn của chúng ta. A, không, máng cỏ năm nay không đẹp... Thế thi bạn hãy nghĩ, họ đã có ý tưởng, trong giáo xứ, chúng tôi làm máng cỏ bằng tre mục... hay bằng vải lưu cho những trại tị nạn... hay bằng gạch nén gợi ra những nơi trú ngụ đáng thương của những kẻ xấu số trong những vụ động đất... và họ đã để Hài nhi trên rơm, thứ rơm rác thật!

“Hê-rô-đê sắp tìm giết Hài nhi đấy..."

Họ muốn giết trẻ con... Than ôi, vâng, hiện nay...

Ông Giuse liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập

Để nhấn manh đến sự vâng phục của Giuse, sự thi hành ý muốn của Thiên Chúa được diễn tả chính xác trong những lời lẽ của sứ điệp nhận được từ trên cao.

Đi ngay ban đêm!

Đi trong đức tin: làm thế nào? Cần phải cứu Hài nhi cứu độ? Người đã được loan báo như Thiên Chúa Cứu Độ, Thiên Chúa ở cùng chúng ta? Và cần phải che chở Người ngay bây giờ? Nghịch lý của Thiên Chúa tự đặt mình vào trong tay chúng tôi? Thiên Chúa không tự bênh vực. Cần phải “cứu"! đức tin... ban đêm... Thiên Chúa được đặt lại trong tay những người tin.

Ông ở đó cho đến khi vua Hê-rô-đê băng hà, để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ: Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai-cập

Trong mùi tử khí tự trị, một sự cứu thoát bộc phát, Chúa nói: Con ta!

Trên cái nền bi thảm của các biến cố xảy đến trong gia đình này, có sự gì khác tác động: một ánh sáng chiếu soi tình hình... một dự tính của Thiên Chúa,... được bộc lộ trong những lời sấm của ngôn sứ.. một khuôn mật ẩn giấu, đầy hy vọng. Nghịch lý mới của Thiên Chúa: chính lúc mà người ta cảm thấy phải đi, thì đúng là lúc Tin Mừng trích dẫn một tiết Kinh Thánh ở đó vấn đề đặt ra là trở lại...

Người ta chỉ nói về sự lưu đày để nói về việc xuất hành. Người ta chỉ gợi ra cái chết để nói về sự sống... Còn bạn, trong cuộc sống của bạn, bạn được mời gọi nhìn thấy mặt bị che khuất của điều xảy đến với bạn.

Toàn thể gia đinh và chạm với những cái bất an. Việc chúng ta tìm kiếm những sự an toàn là điều bình thường. Giuse thậm chí còn nhận lệnh của Chúa thì sự tìm kiếm những của cải tạm thời, chẳng phải càng được chúng ta đặt bên dưới việc làm tròn lời Kinh Thánh sao? sống Tin Mừng, hoàn thành các ý muốn của Thiên Chúa, kiên trì trong cái mà Thiên Chúa đòi hỏi tôi. Mỗi Kitô hữu, mỗi gia đình... hoàn tất một phần của lịch sử thánh, một dự tính huyền nhiệm của Thiên Chúa. Và đó không phải là trong lúc đi ra khỏi các tình huống của chúng ta, thậm chí khó khăn, thậm chí mong manh, nhưng bằng cách khám phá ở đó các mặt bị che khuất mà đức tin bày tỏ ra cho chúng ta.

Sau khi vua Hê-rô-đê băng hà, sứ thần Chúa lại hiện ra với ông Giuse bên Ai-cập, báo mộng cho ông rằng: "Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người về đất Israel, vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi." Ông liền trỗi dậy đưa Hài Nhi và mẹ Người về đất Israel

Những kẻ muốn tìm giết Hài nhi? Con số nhiều lạ lùng. Cho đến đây, người ta chỉ nói đến Hê-rô-đê... Nhưng Mátthêu nghĩ đến một trường hợp có trước trong Kinh Thánh và miệt mài đưa tất cả câu truyện của ông vào việc gợi ra số phận của Môsê, mà Pharaon tìm cách giết chết (St 2,15). phải trốn sang Ai Cập và trở về, bởi vì tất cả những người muốn tìm giết đều đã chết (Xh 4,19-20). Khoa chú giải Do Thái, trong các giáo đường, luôn luôn sử dụng phương cách, mà người ta gọi là "midrach", nhằm làm sáng tỏ một đoạn Kinh Thánh bằng những biến cố của thời sự...để chứng minh rằng ý đồ của Thiên Chúa cứ tiếp tục. Đức Giêsu, trong bản thân của Người, tái hiện lịch sử dân tộc Israel: bạo vương muốn khử trừ cậu Môsê được Thiên Chúa sai đến để cứu dân Người... bạo vương tung ra cuộc tàn sát các trẻ nhỏ (St 1,10)... nhưng lại không thể làm gì được chống lại người mà Thiên Chúa che chở và trở nên Đấng Cứu độ dân Người... dẫn dắt dân này về Đất Hứa.

Ngày nay lịch sử này vẫn luôn luôn tiếp tục. Không gì mà Thiên Chúa không thể làm được. Người tiếp tục viết thật thẳng trên những đường cong của chúng ta. Ý đồ của Người vẫn tiến lên, bất chấp mọi sự.

Nhưng vì biết A-khê-lau đã kế vị người cha là Hê-rô-đê, cai trị miền Giuđê, nên ông sợ không dám về đó. Mãi sau khi được báo mộng, ông lui về miền Galilê, và đến ở một thành kia gọi là Nadarét để ứng nghiệm lời, các ngôn sứ rằng: Người sẽ được gọi bằng Nadarét.

Bản văn này nói cho chúng ta biết rõ ràng là trước hết Giuse đã có ý định trở về Giuđê. Nhưng tất cả những kẻ muốn tìm giết Đức Giêsu, chưa biến mất hết. Mặt khác, một ngày kia, Đức Giêsu sẽ trở lại trong chính miền Giuđê này, và về đó để bị giết chết. Cuộc thụ nạn diễn ra ở cuối cuộc hành trình này. Cái chết luôn luôn ở đó. Tin Mừng ngày hôm nay đầy chết chốc. Chính vì cần thiết mà Đức Giêsu đến sống tại Galilê miền xa xôi, một nửa ngoại giáo, khá xa đất Thánh Giêrusalem. Đối với Mát-thêu, miền Galilê ngoại giáo này (Mt 4,12-16) là biểu tượng của thế giới phổ quát, nơi mà sứ vụ của Đức Giêsu được thực hiện, nơi mà Đấng đã sống lại hiện ra nhiều lần, và từ đó mà sứ vụ khởi phát. Và bạn nữa, phải chăng bạn không sống trong những miền Galilê loại mới ư?

 

48. Chú giải của Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt

TỪ BÊLEM ĐẾN NAGIARÉT

I. Giải thích từ ngữ.

* c.13 Ai Cập: Ai Cập là nơi lánh nạn xưa nay của những người do thái bị bắt bớ (x. 1V 11,40; 2V 25,26). Từ thế kỷ 6 trước công nguyên ở Ai Cập đã có một diaspora Do Thái đông đảo. Có lẽ Giuse đã đến tạm trú tại Aris. Như thế là an toàn bởi vì từ năm 31 trước công nguyên xứ Ai Cập nằm dưới quyền cai trị trực tiếp của đế quốc Rôma. Từ Bêlem sang Ai Cập chỉ tốn chừng 5-6 ngày đi bộ.

* Vì vua Hêrôđê sắp tìm giết Hài Nhi:

. Động từ "tìm giết" cũng là động từ được dùng trong Xh 2,15 khi nói về Môisen (Pharaon tìm giết Môisen).

. Động từ "chạy trốn" (anachôrein) cũng được dùng trong Xh 2,15 (Môisen chạy trốn).

. Chữ "Vì" có nhiều ý nghĩa: Đức Giêsu phải bỏ nơi này sang nơi khác chính vì người ta từ chối không tin Ngài. Mt hay dùng động từ anachôrein mỗi khi muốn nói ý tưởng Israel từ chối không tin Đức Giêsu (x. 4,12; 12,15; 14,13; 15,21).

* c.14 "Ngay giữa đêm khuya": chi tiết này cho thấy sự vâng lời mau mắn của Giuse. Còn một chi tiết đầy ý nghĩa nữa là Thiên sứ không chỉ rõ là phải đi đến đâu và ở đấy cho tới ngày nào mà chỉ nói "cho tới ngày tôi lại báo tin": dù mù mờ vậy nhưng Giuse cũng vẫn vưng lời mau mắn.

* c.15 "Ta đã gọi con Ta từ Ai cập về": Mt trích dẫn Ôsê 11,1: "Từ Ai Cập Ta đã gọi con Ta". Ôsê viết câu này với ngụ ý nói về     cuộc Xuất Hành. Mt trích dẫn lại với ngụ ý xem Đức Giêsu là Israel mới làm một một cuộc xuất hành mới.

* c.20 "Những người tìm giết Hài Nhi đã chết rồi": Những người là số nhiều, không tương ứng với vua Hêrôđê tìm giết Hài Nhi (số ít). Ở đây Mt trích dẫn cách mặc nhiên Xh 4,19 Lời Giavê nói với Môisen "Hãy trở về Ai cập vì những kẻ tìm hại mạng ngươi đã chết rồi". Sự không tương ứng này cho thấy Mt không muốn nói tới Hêrôđê mà muốn ám chỉ đến Môisen: xưa kia những người tìm giết Môisen là Pharaon và dân Ai cập còn nay những người tìm giết Đức Giêsu là Hêrôđê và dân Israel.

* c.22 Archélaus: ông này cai trị miền Giuđê từ năm 4 trước công nguyên đến năm 6 sau công nguyên. Ông này tuy không xảo quyệt bằng Hêrôđê Cả là cha ông, nhưng cũng tàn bạo không kém. Do đó Giuse không về Giuđê mà đi định cư ở vùng Galilê thuộc phạm vi của Hêrôđê Antipas.

* c.23 "Thiên hạ sẽ gọi Ngài là người Nazaret": Tất cả các nhà chuyên môn đều xem chi tiết này Mt ghi lại nhằm cho thấy Đức Giêsu làm ứng nghiệm lời các ngôn sứ. Nhưng lời ngôn sứ nào đây? Chữ Nazaret có gốc là nésèr nghĩa là "chồi non của một cây". Cựu Ước có nhiều chỗ nói tới "chồi non" như Is 4,2 Gier 23,5 33,15 và nhất là Is 11,1 "Một chồi sẽ xuất từ gốc Ysai".

II. Ý nghĩa thần học.

1) Những câu 2,13-23 gồm ba chuyện đều mang hình thức văn chương giống nhau: khởi sự là tường thuật rất ngắn gọn sự kiện đã xảy ra và kết thúc bằng một trích dẫn Cựu Ước. Điều này cho thấy chủ ý của Mt không phải là tường thuật cho bằng chứng minh rằng Đức Giêsu làm trọn lời tiên báo của các ngôn sứ. Qua ba câu chuyện này Mt cũng đưa ra luận đề chính sẽ được lặp lại nhiêu lần trong toàn tác phẩm, đó là: Kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa được thực hiện, không chỉ là bất chấp lòng dạ ác độc của loài người, mà còn bằng chính sự ác độc đó.

2) Với lối trích dẫn Cựu Ước khi thì minh nhiên khi thì mặc nhiên, Mt còn ngụ ý trình bày một cuôc xuất hành mới: cũng có một ông vua giết những hài nhi Do Thái, cũng có Môisen mới (Đức Giêsu) thoát khỏi tàn sát đó, và Môisen mới ấy cũng đã xuất hành khỏi xứ Ai Cập.

3) Câu chuyện thứ nhất (Trốn sang Ai cập 13,15): trọng điểm không phải là thuật lại cuôc chạy trốn mà là cuôc trở về từ Ai Cập. Điều này hiện rõ khi Mt trích Ôsê 11,1 "Từ Ai cập Ta gọi con Ta trở về". Có như thế mới lộ rõ ý tưởng về cuộc Xuất Hành mới.

4) Câu chuyện thứ hai (Tàn sát hài nhi 16-18): trọng điểm là so sánh Hêrôđê với Pharaon ngày xưa đã giết trẻ em Do Thái. Nhưng có vài khó khăn về sử tính:

(a) Cần gì phải giết hết các hài nhi vì vua Hêrôđê thừa phương tiện để tìm ra đúng căn nhà mà các đạo sĩ đã đến thăm? Nhưng lịch sử cũng ghi nhận rằng Hêrôđê (Cả) hay có những cơn điên bất ngờ phi lý như vậy, nhất là vào những năm cuối đời của ông, mà câu chuyện này xảy ra đúng vào những năm ấy.

(b) Một sự kiện quan trọng như vậy mà sao các sử gia (chẳng hạn Flavius Joseph) không ghi lại? Thực ra sự kiện này cũng chẳng quan trọng gì, vì một đàng số trẻ em bị giết cũng không nhiều: theo ước tính của Busy dựa vào dân số của Bêlem thời đó thì số trẻ em từ 2 tuổi trở xuống của làng này chỉ vào khoảng 20, và đàng khác Hêrôđê trong những cơn điên cũng đã từng giết chóc như vậy nhiều lần. Sử gia chỉ ghi tính khí hung hãn bất thường của ông chứ không cần ghi lại hết những nạn nhân của ông.

- Chi tiết tiếng khóc Rachel là Mt trích dẫn Gier 31,15 trong bối cảnh vương quốc phía Bắc bị đế quốc Assyria tàn phá và dân bị bắt đi đày: Bà Rachel, mẹ của Giuse (hai chi tộc Ephraim và Manassê) và Benjamin khi ấy đang ở trong mồ (đã chết) mà cũng chỗi dậy để khóc thương cho cảnh khổ của con cái mình. Nhưng muốn hiểu hết ý của Mt thì phải đọc Gier cho tới các câu sau nữa (Gier 31,16-17): Giavê an ủi Rachel "Thôi im đi tiếng khóc và mắt hãy ráo lệ vì... chúng sẽ từ xứ quân thù trở về", và tiếp đó nữa (Gier 31,31 tt) Giavê lại hứa sẽ ký với dân Ngài một giao ước mới. Như vậy ngụ ý của Mt qua câu trích dẫn này là Đức Giêsu từ Ai Cập về hoàn thành lời tiên tri này, Ngài sẽ thực hiện Giao Ước mới.

5. Câu chuyện thứ ba (Trở về Nazarét 19,23): trọng điểm là trình bày Đức Giêsu như một Môisen mới thực hiện một cuộc xuất hành mới. Vì nhắm ý tưởng so sánh này nên Mt mới trích dẫn cách mặc nhiên Xh 4,19 với thuật ngữ "những người tìm giết" ở số nhiều.

III. Kết luận

- Hãy nhìn lại bố cục chung của tác phẩm (trang 17): các chương 1-2 là phần tiền ngôn nhằm giới thiệu mầu nhiệm về nhân vật Giêsu.

- Phần tiền ngôn này gồm 4 tường thuật:

       . Gia phả.

       . Truyền tin cho Giuse.

       . Chuyện các đạo sĩ.

       . Từ Bêlem đến Nazarét (tường thuật chúng ta vừa phân tích trong bài này).

Qua bốn tường thuật Mt đã chứng minh Đức Giêsu chính là Đấng mà các ngôn sứ tiên báo, Ngài châm rễ vào lịch sử Israel và đưa lịch sử ấy hoàn tất mặc dù gặp bao chống đối của dân mình, nhưng chính Thiên Chúa đã dùng những chống đối ấy để hoàn tất chương trình cứu rỗi của mình.

- Cách riêng tường thuật cuối (Từ Bêlem đến Nazaret) một lần nữa, làm lộ rõ so sánh Đức Giêsu với Môisen mới (các chi tiết về Xuất Hành) và Con Đavít (chi tiết thành Bêlem).

 

49. Chú giải của Fiches Dominicales

CON ĐƯỜNG CỦA KITÔ HỮU THEO CHÂN ĐỨC GIÊSU

VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI

1. Một truyện kể tỉ mỉ về thời thơ ấu.

Việc báo tin cho Giuse mà ta đọc Chúa nhật trước vẫn còn rõ như in trong trí nhớ, nên ta dễ liên hệ đến bài Phúc âm Chúa nhật này: cũng thiên thần hiện ra trong giấc ngủ truyền cho Giuse một mệnh lệnh liên hệ đến Maria và trẻ thơ sắp sinh ra; cũng trích dẫn những lời tiên tri được thực hiện; cũng thái độ im lặng đón nhận và mau mắn thi hành của Giuse. Hơn nữa, bài Phúc âm hôm nay sử dụng 2 lần cùng một lược đồ: ta có thể xếp thành 2 cột song song như sau:

1. Bối cảnh:

Sau khi các đạo sĩ đi rồi.

2. Thiên thần hiện ra với Giuse và truyền lệnh Giuse.

3. Giuse mau mắn thi hành.

4. Trích dẫn Kinh Thánh

1. Bối cảnh:

Sau khi Hêrôđê băng hà.

2.Thiên thần hiện ra với Giuse và truyền lệnh Giuse.

3. Giuse mau mắn thi hành

4. Trích dẫn Kinh Thánh

"Thế là ứng nghiệm…”

Dưới hình thức ngây thơ, Phúc âm Thời thơ ấu theo thánh Matthêu thực ra đã được chuẩn bị rất trí thức và giàu ý nghĩa.

Đừng quên rằng Matthêu nói với các Kitô hữu gốc Do Thái, tâm hồn thấm đẫm Kinh Thánh và được nuôi dưỡng bằng những bài chủ giải Kinh Thánh trong các hội đường. Không lạ gì khi thấy thánh sử, vì muốn minh chứng rằng Đức Giêsu qui tụ tất cả niềm hy vọng của Israel và đã làm ưng nghiệm các lời Kinh Thánh, thường xuyên trích dẫn các bản văn Kinh Thánh và các lời chú giải. Về vấn đề này, ta có thể đọc những trang sách rất khúc chiết của Charles Perrot trong "Cahiers - Evangile số 18" trang 11 và kế tiếp. Không như Luca, Matthêu không tìm kích thích trí tưởng tượng hoặc thoả mãn óc tò mò của ta bằng một vài chi tiết lịch sử kỳ thú. Ông chỉ muốn cho ta hiệp thông với các Kitô hữu tiên khởi trong cuộc truy tìm, say sưa niềm tin vào “Đức Giêsu, Con Thiên Chúa”. Ánh sáng Phục Sinh soi rọi tới tận ngọn nguồn làm ta khám phá và cùng với cộng đoàn sơ khai tuyên xưng Con Thiên Chúa và Đấng Cứu độ gian trần trong con trẻ sinh bởi lòng đức Maria. Những biến cố thời thơ ấu đã cho thấy trước những điều mà cái chết và sự Phục Sinh khai mở về Đức Giêsu: vị tiên tri người "Galilê" (“người Nadarét", “Giêsu” (Thiên Chúa cứu) là “Em-ma-nu-el” (Thiên Chúa ở cùng ta). Người là "Con", con David sinh tại Bêlem và Con Thiên Chúa; Người là Môsê mới khai mạc cuộc Xuất hành mới.

2. Môsê mới xuất hành mới.

Nếu chú ý, ta sẽ thấy bản văn này song song một sách kỳ lạ với truyện về Môsê.

* Ngày xưa Pharaô đôi lúc đã truyền tiêu diệt trẻ nam sơ sinh của dân Do Thái. Chúa Giêsu vừa sinh ra thì Hêrôđê độc dữ cũng truyền "tàn sát mọi trẻ nam từ 2 tuổi trở xuống tại Bêlem và các vùng phụ cận”.

* Ngày xưa, Môsê đã được cứu thoát cách kỳ diệu và đã chạy trốn ra nước ngoài trước khi đương đầu công khai và sau khi được tấn phong làm tiên tri tại "bụi gai cháy đỏ" (Ex 3,l-12).

Đức Giêsu cũng đã trốn thoát khỏi tay bạo chúa, đã chạy trốn sang Ai Cập, trở lại quê nhà rao giảng Tin Mừng sau khi được tấn phong làm Messia lúc chịu phép rửa tại sông Giođan.

* Ngày xưa, Môsê quay trở lại Ai Cập khi cơn nguy hiểm đã qua "vì những kẻ muốn hại ông đều đã qua đời (Ex 4,19-20). Cái chết của Pharaô tạo cơ hội cho việc giải phóng dân Thiên Chúa. Chúa Giêsu cũng trở lại quê hương khi nguy hiểm đã hết, "vì Hêrôđê đã băng hà. Cái chết của Hêrôđê tạo cơ hội cho Chúa Giêsu trở về và công cuộc giải phóng dân mới bắt đầu.

* Ngày xưa, Môsê vâng lời Thiên Chúa: "Vậy, Môsê đem vợ con cỡi lừa (việc Chúa Giêsu cỡi lừa trốn sang Ai Cập phát xuất từ truyện Môsê) và trở lại Ai Cập (Ex 4,19-20).

Trong Phúc âm thời thơ ấu của Chúa Giêsu, Giuse lúc nào cũng nêu gương vâng lời. Sự im lặng mà Matthêu ghi nhận làm nổi bật đức tin trong hành động của Ngài "Giuse chỗi dậy, đem con trẻ và mẹ Ngài trốn sang Ai cập” “Giuse chỗi dậy, đem con trẻ và Mẹ Ngài trở lại Israel”.

Câu kết của phần I đoạn Phúc âm rất đậm đà ý nghĩa "Từ Ai Cập, Ta đã gọi con Ta về”. Câu này mượn trong Osê(11,1) để ca tụng tình thương Thiên Chúa Người đã đưa Israel "đứa con đầu lòng" (Ex 14,23) ra khỏi Ai Cập. Khi làm ứng nghiệm lời Kinh Thánh, Đức Giêsu tái tạo lịch sử dân người. Là Môsê mới, ngài đến khai mở một cuộc Xuất hành mới và vĩnh viễn cho một dân tộc mới.

"Ai Cập tượng trưng cho sự áp bức, Cl. Tassin chú giải. Đó là khởi điển của cuộc xuất hành, từ con đường giải phóng tiến về miền Đất Hứa. Qua đoạn tường thuật vốn tắt này, Đtíc Giêsu trở nên liên đới với dân người khi đảm nhận lịch sử đầy thử thách của dân, như lời dẫn tiên tri Osê đã chú thích... Tuy nhiên, phải làm quen với kiểu người Do Thái trích dẫn Kinh Thánh ở đây. Nếu có ai nói: "Lũ chuột nhảy múa", ta sẽ tự nhiên nghĩ đến vế đối thứ 1: "Khi mèo ra đi". Cũng vậy, các độc giả người Do Thái của Mattheu sẽ dùng trí thớ bổ túc đoạn văn của Osê: “Khi Israel còn thơ, Ta đã yêu quí nó và từ Ai Cập, Ta đã gọi con Ta về. Như thế ý nghĩa mới trọn vẹn: trẻ thơ Giêsu chính là trẻ thơ Israel: Ngài thâu tóm nơi bản thân ơn gọi và vận mệnh của dân nước tuyển chọn, trước khi đoạn Phúc Âm kế tiếp mạc khải Ngài là Con, hơn hẳn dân bị áp bức mà Thiên Chúa nói với Pharaô "Con đầu lòng của tôi, đó là Israel..". Hãy để con ta ra đi!" (Ex 4,22-23) (Mt, Centusion, 1991, trang, 33-34).

3. Một dân tộc sẽ có tầm cỡ hoàn vũ.

Tuy vậy, cuộc xuất hành này không hướng về Giuđêa, nơi không bị đa thần giáo xâm phạm, trái lại hướng tới "Galilê, nơi giao lưu các dân ngoại" (Mt 4,15), xứ sở dân cư pha tạp, đất vãng lai, bị khinh miệt: Dân mới mà Đức Giêsu vừa thiết lập, là một dân liên kết các dân ngoại ngoan ngoãn lắng nghe Phúc âm vào với dân Do Thái.

Chính tại Galilê mà Đức Giêsu sẽ bắt đầu sứ vụ công khai (4,15-18) và cũng chính tại đây, Đấng phục Sinh đã hẹn gặp các tông đồ để trao phó cho họ sứ mệnh có tầm cỡ hoàn vũ: "hãy đi, hãy làm cho mọi dân tộc thành môn đệ Ta..." (28,18). Đối với Matthêu và các độc giả của Ngài, việc trở về Galilê đã tiên báo việc mở cửa Giáo Hội cho dân ngoại. Dân mới không còn bị giới hạn vào biên cương Israel, nhưng sẽ có tầm vóc hoàn vũ. (Vậy, Đức Giêsu đã chuẩn bị cho sứ mệnh hoàn vũ của mình" (Cl. Tassin p.36).

 

50. Xây dựng một gia đình hạnh phúc

(Suy niệm của Lm. Đan Vinh)

I. HỌC LỜI CHÚA

Ý CHÍNH: Xuất hành từ Ai Cập.

Tin Mừng hôm nay muốn nói lên tư tưởng Đức Giê-su là Đấng Cứu Thế đã được Thiên Chúa bảo vệ khỏi bàn tay độc ác của bạo vương Hê-rô-đê. Người là Mô-sê Mới, dẫn đầu dân Ít-ra-en Mới, xuất hành ra khỏi Ai Cập trần gian để về miền Đất Hứa là thiên đàng đời sau.

CHÚ THÍCH:

- C 13-14: + Sứ thần Chúa hiện ra: Tin Mừng Mát-thêu ghi lại 4 lần sứ thần Chúa hiện ra với ông Giu-se (Mt 1,20; 2,13; 2,19; 2,22). + Báo mộng cho ông Giu-se: Sứ thần Chúa hiện đến cùng Giu-se trong giấc mộng và thay mặt Thiên Chúa ra lệnh cho Giu-se phải làm theo. + Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai Cập: Lệnh truyền này nói lên sự can thiệp của Thiên Chúa để bảo vệ Hài Nhi Cứu Thế. Ai Cập là một nước lớn nằm sát bên nước Do thái về phía Nam, và là nơi những người Do thái bị ruồng bắt thường tìm đến lánh nạn (x. 1V 11,40). Đi từ Bê-lem tới Ai Cập mất khoảng 5-6 ngày đường. + Vì Hê-rô-đê sắp tìm giết Hài Nhi đấy: Hài Nhi Giê-su được đem sang Ai Cập để trốn khỏi sự khủng bố của vua Hê-rô-đê độc ác, giống như Mô-sê ngày xưa cũng phải trốn khỏi sự ruồng bắt của Pha-ra-ô nước Ai-cập (x. Xh 2,15). + Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai Cập”: Câu này rút ra từ sách ngôn sứ Hô-sê (x. Hs 11,1), nói về cuộc Xuất hành của dân Ít-ra-en xưa. Khi đó dân Ít-ra-en đã được Đức Chúa gọi là “con Ta” (x. Xh 4,22).

- C 19-20: + Thánh gia trốn sang Ai-cập trong thời gian bao lâu: Khoảng từ vài tháng tới 3 năm. Giả sử thánh gia được triệu về ngay sau khi Ác-khê-la-ô lên kế vị (năm 750 tức khoảng năm thứ 4 đến thứ 6 sau Công Nguyên), thì thời gian ở bên Ai-cập của Thánh Gia không thể quá 3 hay 4 năm được. + Công Nguyên là gì: Công Nguyên hay Kỷ Nguyên Chung được tính bắt đầu từ năm Chúa Giáng Sinh. + Sứ thần Chúa lại hiện ra với ông Giu-se bên Ai-cập: Khi vua Hê-rô-đê Cả chết, ông Giu-se lại được sứ thần Chúa hiện đến trong giấc mơ ra lệnh cho ông mau đem Hài Nhi và mẹ Người trở về quê hương, vì mối nguy đã chấm dứt với cái chết của vua Hê-rô-đê. + Vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi: Câu này chính là lời Đức Chúa báo cho Mô-sê về cái chết của Pha-ra-ô Ai-cập (x. Xh 4,19). Đây là một bằng chứng cho thấy Mát-thêu muốn ám chỉ Hài Nhi chính là Mô-sê của thời Tân Ước.

- C 23: + Và đến ở tại một thành kia gọi là Na-da-rét: Thánh Gia về cư ngụ ở Na-da-rét là ứng nghiệm lời sấm đã phán qua miệng các ngôn sứ rằng: “Người sẽ được gọi là người Na-da-rét”. Ta có thể hiểu rằng Mát-thêu dùng danh xưng này để ám chỉ việc tự hạ của Đấng Cứu Thế. Nói Đấng Cứu Thế là người Na-da-rét cũng giống như nói Người đã bị người đời miệt thị khinh dể vậy.

CÂU HỎI:

1) Tại sao Giu-se phải đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-Cập? 2) Thánh Gia trốn sang Ai Cập đến khi nào về? 3) Tại sao Giu-se lại đem Hài Nhi đến ở thành Na-da-rét?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: Ông Giu-se liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập (14):

2. CÂU CHUYỆN:

1) Mẹ chuyển nhà để dạy con nên người.

Khi Mạnh Tử còn bé, tóc để hình trái đào, mặt mũi khôi ngô, tính ham học hỏi thắc mắc và bắt chước người khác. Mẹ của Mạnh Tử rất thương yêu con, mong cho con học hành giỏi giang, trở thành hiền tài, nên bà luôn tìm phương cách dạy dỗ con tốt nhất.

Bấy giờ, nhà Mạnh Tử ở gần một nghĩa địa. Ngày nào trong nghĩa địa cũng có các đám tang chôn cất người chết. Trong đám tang, Có người thì khóc thương thảm thiết, người khác đào huyệt rồi cùng nhau chôn quan tài xuống huyệt và lấp đất làm thành ngôi mộ. Bọn trẻ con gần đó rủ nhau đi xem đám ma, rồi bắt chước người lớn chơi trò đưa đám. Chúng chia nhau ra: Em đóng vai người chôn cất, em khác thì đội khăn tang theo sau quan tài khóc lóc thảm thiết. Một hôm, mẹ Mạnh Tử đang ngồi dệt vải, nghe thấy tiếng trẻ con gào khóc gần nhà và xen lẫn tiếng người hô hoán khác lạ. Bà liền rời khung cửi ra ngõ xem điều gì xảy ra và bà giật mình khi thấy bọn trẻ đang chới trò đám tang giả. Bà thấy Mạnh Tử nhà bà cũng đang bắt chước người lớn đào huyệt, chôn xác, rồi cũng có lúc giả bộ lăn lộn trên đất giống như người nhà trong các đám tang mà chúng vẫn xem. Bà mẹ lo lắng tự nhủ: "Con ta thơ dại mà lại chơi trò đào, chôn, lăn, khóc như thế này tâm trí ắt sẽ bị ảnh hưởng, còn tâm trí đâu mà học hành nữa". Rồi bà liền quyết định dọn nhà sang ở nơi khác, để thay đổi môi trường sống cho con. Lần này Mạnh Tử ở gần khu chợ sầm uất. Hằng ngày Mạnh Tử bắt chước người lớn ăn nói chua ngoa tục tĩu và chơi trò mua bán gian xảo. Bà mẹ Mạnh Tử một lần nữa lại dời nhà đến ở gần trường học. Tại đây bà thấy con trai học theo các học trò chăm chỉ đến lớp nghe lời thầy giáo dạy dỗ. Bà liền quyết định ở hẳn lại nơi này để Mạnh Tử con bà có điều kiện học hành chăm chỉ. Về sau Mạnh Tử đã thi đỗ và trở thành người tài đức giúp ích cho đời.

2) Tầm quan trọng của giờ kinh tối gia đình:

Một cha xứ kia đi thăm các gia đình trong xứ để kiểm tra nhân danh. Gặp một đôi vợ chồng không đọc kinh tối gia đình, cha hỏi: “Gia đình ông bà có đọc kinh chung gia đình không?”. Họ trả lời vì không có thời giờ do con cái phải đi học thêm hay phải đi làm theo ca. Gia đình ông ta phải kiếm sống trước đã như câu “Có thực mới vực được đạo !” Bấy giờ cha xứ lại hỏi: “Nếu ông bà biết rõ là nhờ đọc kinh tối hàng ngày mà một đứa con sẽ tránh được một cơn bệnh hiểm nghèo, tránh được một tai nạn; Nhờ đọc kinh tối mà chúng mới có công ăn việc làm đều, chúng mới có đủ sáng suốt để làm được bài thi ở trường; Nhờ đọc kinh mà các linh hồn tiên nhân ông bà cha mẹ và những người thân đã chết sẽ sớm được về thiên đàng… thì ông bà có tổ chức đọc kinh gia đình hàng ngày không?” Họ trả lời rằng: “Có thể chúng con sẽ đọc”. Cha xứ lại hỏi: “Giả như gia đình làm ăn thất bại phải mang nợ tới 100 triệu đồng, khó lòng có thể trả được cả vốn lẫn lãi, mà nếu ngày nào có đọc kinh tối gia đình 15 phút, thì sẽ được chủ nợ trừ bớt số lời 100.000 đồng, thì ông bà có đọc kinh tối chung không?”. Bấy giờ ông kia hỏi lại: “Thưa cha, cha hỏi như vậy để làm gì?” Bấy giờ cha xứ mới ôn tồn trả lời: “Tôi nói như vậy để cho thấy nguyên nhân gia đình ông bà không đọc kinh tối, không phải vì không có thời giờ hay vì bận làm việc, mà lý do chính là vì nghĩ rằng đọc kinh tối gia đình là điều không cần thiết, chỉ cần đi lễ nhà thờ là đủ. Tôi hỏi vậy để cho thấy việc đọc kinh cũng quan trọng không kém gì việc giữ gìn sức khỏe và sự an toàn của các người thân trong gia đình, cũng có giá trị như một số tiền thiêng liêng, giúp bớt phần phạt cho người thân là tiên nhân ông bà đã qua đời, và giá trị của việc đọc kinh cũng có thể tương đương với số tiền cần chi dùng hàng ngày”.

3. SUY NIỆM:

1) Thánh Giuse - gương mẫu của gia trưởng:

- Mau mắn tuân giữ lời Chúa: Giu-se đã thi hành ba lệnh truyền của Chúa: Một là rước Ma-ri-a đang có thai về nhà làm vợ mình; Hai là tôn trọng lời khấn của Ma-ri-a dâng hiến toàn thân phụng sự Chúa bằng việc không ăn ở với bà. Ba là đặt tên cho con trẻ là Giê-su để nhận mình làm cha của Hài Nhi về luật pháp (x. Mt 1,24-25).

- Quyết tâm bảo vệ Hài Nhi: Khi vừa được mộng báo, Giu-se đã lập tức trỗi dậy mang Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai Cập ngay lúc đêm khuya và đến khi vua Hê-rô-đê băng hà, ông lại vâng lời sứ thần trỗi dậy mang Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en. Ông cũng khôn ngoan phòng tránh cho Hài Nhi khỏi bị nguy hiểm: Khi về tới Be-lem, nghe tin Ác-khê-lao đã lên kế vị vua Hê-rô-đê cai trị miền Giu-đê cũng độc ác nên ông đã lui về miền Ga-li-lê đến sống tại thành Na-da-rét.

- Tín thác vào Chúa quan phòng: Tín thác là dấu chỉ của một đức tin chân chính. Thánh Giuse luôn lắng nghe Lời Chúa và mau mắn vâng theo với sự tín thác hoàn toàn vào quyền năng và tình thương của Thiên Chúa quan phòng.

2) Điều kiện để xây dựng hạnh phúc gia đình:

- Sống đúng vai trò của mình: Một tờ báo ở Luân-đôn nước Anh đã mở một cuộc điều tra các ông chồng, yêu cầu họ thành thật trả lời câu hỏi: “Trong gia đình bạn, ai là người thực sự có quyền làm chủ?” Kết quả cho có 80% câu trả lời: “Vợ tôi làm chủ”, 20% trả lời “Mẹ vợ tôi làm chủ”. Chỉ có một số ít trả lời: “Chính tôi làm chủ, vì vợ tôi đã qua đời !” Như vậy, không lạ gì Anh quốc là nước số gia đình ly hôn chiếm tỷ lệ cao nhất: Mỗi năm cứ hai đám cưới thì có một đám ly hôn.

- Tránh thái độ gia trưởng độc đoán: Vợ chồng cần trao đổi để nên một lòng một ý trong cách ứng xử với tha nhân, nuôi dạy con cái, mua sắm đồ dùng, và trong công việc làm ăn sinh sống. Vì “Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn”, và “Phu phụ hòa, gia đạo thịnh”.

- Gia đình phải có Chúa hiện diện: Thực vậy, nếu gia đình thực sự có đức tin, có lòng đạo đức, thì sẽ thương yêu và nhường nhịn lẫn nhau. Chồng thương yêu vợ, vợ yêu thương chồng, con cái thảo kính cha mẹ và anh chị em trong nhà thương yêu nhường nhịn nhau. Trong đời sống vợ chồng, chắc chắn sẽ có lúc vui lúc buồn, khi thành công lúc thất bại, và nhiều khi còn phải vác thánh giá là bệnh tật và các thói hư của nhau và phải vác đến chết để đền tội.

- Vợ chồng hãy chịu đựng lẫn nhau và tha thứ cho nhau: Trong một buổi tĩnh tâm dành cho gia trưởng, nhưng cũng có nhiều bà vợ tham dự. Tới phần làm phép Thánh giá, cha giảng phòng nói: “Ai có cây Thánh giá xin đem lên gần gian cung thánh để được làm phép. Bấy giờ một ông lão thay vì mang cây Thánh giá thì lại cõng bà vợ bị tê liệt lên. Tới lúc cha đến trước từng người đang cầm cây thánh giá để rấy nước thánh. Thay vì giơ cây Thánh giá lên cho cha làm phép thì ông lại cố bồng bà cụ lên trước sự ngạc nhiên của mọi người. Ông nói: “Thưa cha, đây là cây thánh giá của con. Xin cha làm phép để con được vác thánh giá này cho đến cùng !” Qua lời nói của ông cụ, chúng ta hiểu người bạn đời chính là thánh giá sống động mà chúng ta phải mang từ khi lấy nhau cho đến hết. Vợ là thánh giá của chống và chồng là thánh giá của vợ. Ai cùng Chúa Giê-su trung thành vác thánh giá ấy cho đến cùng, thì sau này sẽ được sống lại với Chúa Giê-su và cùng được hưởng vinh quang Nước Trời với Người.

- Vợ chồng cùng nhau nhìn về một hướng là nuôi dạy con cái nên người: Cần ý thức con cái chính là tài sản quý giá nhất của cha mẹ, là tương lai của cha mẹ sau này, nên vợ chồng phải hy sinh mọi sự như thời giờ, tiền bạc, công việc… để lo cho con cái được sống trong bầu khí hạnh phúc và môi trường sống an toàn. Câu chuyện mẹ thày Mạnh Tử sẵn sàng dời nhà từ nghĩa trang đến gần trường học để tránh cho con khỏi bị lây nhiễm các thói hư và chăm chỉ học tập trở thành người tài đức giúp ích cho đời, là gương mẫu cho các cha mẹ hôm nay.

3) Cha mẹ cần làm gì để giáo dục con cái?

Từ thời mở cửa, gia đình Việt Nam đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực. Số cặp vợ chồng ly hôn ngày một gia tăng. Con cái không còn vâng lời cha mẹ như xưa. Nhiều gia đình tuy công việc làm ăn kinh tế có khá hơn, nhưng con cái lại bỏ bê việc học hành và sa đà vào các thói hư như: ăn chơi sa đọa, bị lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội như sì-ke ma túy, cướp bóc, quậy phá… làm cho cha mẹ xấu hổ và gia đình tan nát ly tán. Để bảo vệ hạnh phúc gia đình, các bậc cha mẹ hãy học tập noi gương Thánh Gia là thánh cả Giu-se và Thánh Mẫu Ma-ri-a.

- Quan tâm chăm sóc dạy dỗ con cái: Cha mẹ không phải chỉ quan tâm đến con bằng việc cho chúng tiền bạc tiêu xài, mà quan trọng hơn là cho con tình thương, sự chăm sóc dạy dỗ ngay từ khi chúng còn nhỏ dại, và cảm thông động viên khi chúng trưởng thành. Nên nhớ rằng: Dù cha mẹ có thành công trong việc làm ăn kinh tế hay thăng quan tiến chức xã hội, mà để con cái mình sa đà vào thói hư như hút sách bài bạc… thì sự thành công kia trở thành thất bại gây cho cha mẹ nhiều nỗi ân hận đau khổ nhất. Vì thế, cha mẹ cần bảo vệ con cái mình khỏi tác hại của sách báo phim ảnh xấu trên các trang mạng internet, khỏi các bạn bè xấu… Nếu cần cha mẹ hãy đem con cách ly khỏi nanh vuốt của Hê-rô-đê gian ác của thời nay để đưa con yên tâm học tập và trở thành những người trưởng thành hữu dụng sau này.

- Phải dạy cho con cái hiếu thảo với cha mẹ và biết lễ độ với người trên: Muốn việc giáo dục thành công, chính cha mẹ phải được huấn luyện các đức tính nhân bản trước rồi mới biết đường dạy dỗ con cái. Cần dạy con bằng gương sáng của cha mẹ hơn là lời nói suông: Cần nói năng trung thực, khiêm tốn phục vụ và biết giữ chữ tín khi giao tiếp với tha nhân.

- Gia Đình cần học sống Lời Chúa: Cha mẹ cần tạo thói quen lắng nghe và thực hành Lời Chúa trong giờ kinh tối gia đình, bằng việc phân công cho con cái mở Kinh Thánh để đọc Lời Chúa, rồi cầu nguyện để quyết tâm sống theo Lời Chúa dạy hằng ngày.

4. THẢO LUẬN:

1) Các gia trưởng và hiền mẫu Công giáo cần học tập những gì nơi thánh Giu-se và Mẹ Ma-ri-a để gia đình được hạnh phúc? 2) Nguyên nhân làm cho các gia đình đổ vỡ ly hôn là gì? Khi xảy ra ly hôn thì trong hai vợ chồng ai là người có lỗi hơn? 3) Bạn có đồng ý với câu: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” không? Tại sao?

5. NGUYỆN CẦU:

- Lạy Chúa Giêsu. Mỗi lần tham dự thánh lễ hôn phối, con thấy đôi tân hôn thật là hạnh phúc: Với nét mặt rạng rỡ và trong bộ y phục trắng đẹp mới tinh, họ đi bên nhau lên cử hành hôn lễ. Nhưng rồi năm tháng qua đi, con thấy gia đình họ lại biến thành hỏa ngục trần gian, khi “kẻ thì khóc lóc đau khổ, người lại nghiến răng giận hờn”. Lý do đổ vỡ hạnh phúc có rất nhiều: Tại tính xấu của người này hay tại thói hư của người kia? Theo con nghĩ thì “tại anh tại ả tại cả đôi đàng !”. Tại hai người đã không biết nuôi dưỡng tình yêu ban đầu. Tình yêu có đặc điểm là không đòi hỏi, nhưng là hy sinh cho nhau. Cây tình yêu của hai vợ chồng rất cần được hai người bắt đi những con sâu đục khoét hạnh phúc gia đình như: Sâu ích kỷ “chỉ nghĩ đến mình”, sâu độc đoán hẹp hòi, sâu vô trách nhiệm khi chỉ biết say sỉn cờ bạc hút sách, sâu tình cảm bất chính vụng trộm… Cây tình yêu cũng đòi phải được tưới bón bằng lời cầu nguyện cho nhau, bằng những lời khen tặng nhau thành thật, bằng những lời nói cử chỉ âu yếm dành cho nhau.

- Lạy Chúa, xin ban cho các gia đình tín hữu chúng con biết luôn “trên thuận dưới hòa”, “một lòng một ý”. Xin giúp các đôi vợ chồng trẻ biết cách duy trì được tình yêu ban đầu. Xin cho họ biết “cho nhiều hơn nhận”, biết “ân cần phục vụ” cho nhau, biết “quảng đại tha thứ và nín nhịn các sự yếu đuối lỗi lầm” của nhau. Biết “nói ít làm nhiều”, và “sẵn sàng vác thánh giá” là chịu đựng người bạn đời của mình”... Nhờ đó các gia đình chúng con hy vọng sẽ trở thành một thiên đàng trần gian, là dấu chỉ chúng con sẽ được hưởng hạnh phúc thiên đàng vĩnh cửu sau này.

X) Hiệp cùng Mẹ Maria.- Đ) Xin Chúa nhậm lời chúng con.

home Mục lục Lưu trữ