Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 75
Tổng truy cập: 1364700
HÃY THEO THẦY
HÃY THEO THẦY(*)- Chú giải của Noel Quession
Bài Tin Mùng cua Luca Chúa Nhật này bắt đầu một giai đoạn mới trong đời sống của Đức Giêsu. Cho đến nay. Đức Giêsu chỉ thực thi tác vụ cua Người ở Galilê. Trong suốt mười chương bắt đầu từ đây. Chúng ta sẽ thấy Đức Giêsu “lên Giêrusalem”. Đây là một lộ trình về địa dư (Lc 9, 51; 13, 22, 22; 17, 11).
Khi đã tới ngày Đức Giêsu được rước lên trời…
Cách trình bày thật trang trọng. Bản văn sát nghĩa tiếng HyLạp cảm động hơn nhiều: “Vì những ngày Người được rước lên hoàn tất…”
Cái chết đang đến gần ấy không phải là một việc ngẫu nhiên, đó là một sự hoàn tất, một thành tựu, việc thực hiện sau cùng, việc làm tỉ mỉ sau cùng của một đời sống rất trọn vẹn.
Nhưng đó cũng là một sự “rước lên”. Ở đây, Luca dùng cùng một từ để nói về sự Thăng Thiên: Đức Giêsu sẽ được rước lên trời (Cv 1, 2-11-22)… như ngôn sứ Êlia cũng đã được rước lên (2 V 2, 8-11) Điều “sắp tới”… đối với Đức Giêsu, cũng như đối với mỗi người chúng ta cùng với Người. Đó là một biến cố vừa đau thương, vừa hạnh phúc: Phục sinh, với hai mặt của nó, cái chết và đi vào sự sống của Chúa Cha.
Người nhất quyết đi lên Giêrusalem.
Bản văn Hy-lạp của Luca chứa đựng một hình ảnh: “Người làm khuôn mặt chai cứng lại để đi hướng về Giêrusalem”… như ngày hôm nay, chúng ta thường nói: Người siết chặt hàm răng để cương quyết dấn thân về nơi mà Người biết rằng Người sắp chết. Các Tin Mừng hiếm khi nhấn mạnh những trạng thái tâm hồn của Đức Giêsu. Điều đáng lưu ý là ngày hôm đó Người phải vượt qua nỗi sợ hãi và lấy hết sự can đảm của một con người.
Mỗi người chúng ta phải dành thời gian cùng với Đức Giêsu gợi lại khó khăn hiện tại của mình, đối với một thanh niên có thể là thi rớt, một nỗi đau khổ vì tình cảm cô đơn, một sự xung đột trong đời sống lứa đôi, một sự bất ổn nghề nghiệp, một bế tắc xem ra không vượt qua nổi, một căn bệnh không chữa khỏi, một cái tang vừa phải chịu v.v…
Thay vì buông xuôi, tại sao chúng ta không cùng với Đức Giêsu làm cho khuôn mặt mình chai lại để giữ vững bằng bất cứ giá nào… theo gương người “tôi tớ của Thiên Chúa” đã nói: “Có Đức Chúa là Chúa thương phù trợ tôi, vì thế, tôi đã không hổ thẹn, vì thế, tôi trơ mặt chai ra như đá. Tôi biết mình sẽ không thẹn thùng” (Is 50,7)
Giê-ru-sa-lem hỡi! Nơi duy nhất trên cả hành tinh này: cái hố ấy nơi trồng cây thánh giá… cái ngôi mộ trong huyệt đá ấy nơi cái chết đã thất bại, nơi mà Thiên Chúa kêu khát và làm cho một suối nguồn sinh ra từ cạnh sườn Người. Mọi đời sống Kitô hữu là một con đường lên Giê-ru-sa-lem!
Người sai mấy sứ giả đi trước. Họ lên đường và vào một làng người Samari để chuẩn bị cho Người đến. Nhưng dân làng không đón tiếp Người vì Người đang đi về hướng Giê-ru-sa-lem.
Chúng ta luôn luôn có khuynh hướng giảm nhẹ Tin Mừng, như thể thời đại của chúng ta là thời đại đầu tiên chứng kiến những xung đột về chủng tộc, chính trị, tôn giáo xã hội.
Những người Samari bị những người Do Thái giáo trung kiên coi như những kẻ ly giáo, từ khi họ đã xây dựng một ngôi đền thờ trên đỉnh núi Ga-ri-dim để cạnh tranh với đền thờ Giê-ru-sa-lem. Phải tránh tiếp xúc với những kẻ “lầm lạc” ấy (Ga 4, 9.20).
Bị những người Do Thái khinh bỉ, họ trả đũa lại và gây ra mọi thất phiền nhiễu cho các đoàn hành hương mượn con đường ngắn nhất để đi từ Galilê về Giê-ru-sa-lem qua các mỏm núi miền Samari. Đức Giêsu không quay lưng lại mảnh đất bị sự phân biệt chủng tộc và sự khinh bỉ lẫn nhau tàn phá. Và hơn thế nữa, Người từ chối bước vào sự hẹp hòi bế tắc ấy của dư luận quần chúng. Trước hết Luca mô tả với chúng ta một Đức Giêsu hoàn toàn độc lập và làm nổi rõ đức bác ái trọn hành động của người Samari tốt lành (Lc 10, 30). Lòng biết ơn của người bệnh bằng được chữa lành (Lc 17,16) Đức Giêsu yêu thương tất cả mọi người kể cả những người bị cám dỗ nguyền rủa Người.
Thấy thế, hai môn đệ Người là ông Giacôbê và ông Gioan nói rằng: “Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu hủy chúng nó không?
Đó là hành phạt mà Êlia đã bắt các đối thủ của ông phải chịu (2 V 1,10). Hai người “con trai của thiên lôi” (Mc 3,17), Giacôbê và Gioan muốn xứng đáng với biệt danh của mình! Nhưng họ chưa hiểu gì về sứ điệp và công việc của Đức Giêsu. Và điều nghiêm trọng hơn là họ đã tạo ra cho mình một ý tưởng về Thiên Chúa hoàn toàn sai lầm: họ tưởng rằng mình là những người giải thích Thiên Chúa và họ chắc rằng mình sở’ hữu chỉnh lý! Thiên Chúa toàn năng có thể nào tha thứ việc Đấng Mêsia của Người bị con người khước từ’ và đối xử tùy tiện? NGÀY NAY cũng thế, chúng ta cũng muốn thực hiện các dự án của “con trai Thiên Lôi”: Thiên Chúa phải can thiệp để tiêu diệt những kẻ thù của Người!
Tuy nhiên, chúng ta biết rằng Đức Giêsu không đến để kết án những người tội lỗi nhưng để cứu họ (Lc 19,10) Thiên Chúa không trùng phạt, Người tha thứ (Lc 23,34).
Nhưng Đức Giêsu quay lại quở mắng các ông. Rồi Thầy trò đi sang làng khác.
Ở đây Đức Giêsu cho chúng ta một hình ảnh đích thực về Thiên Chúa, Người vốn là Đấng Toàn Năng nhưng không can thiệp như một ông vua chuyên chế để bắt các bề tôi và kẻ thù quỳ móp nhưng chúng ta có thể nói rằng một cách khiêm nhường và nghèo khó, Người chờ đợi sự hoán cải, như một người cha, như một người mẹ, đồng ý cho gia hạn và chờ đợi hành trình chậm rãi của chân lý trong lòng con người. Và Thầy trò đi sang làng khác như những người nghèo hèn ra đi khi người ta không chịu tiếp họ: Tôi nhìn ngắm Đức Giêsu ra đi sang làng khác… Và tôi tự hỏi về sự thiếu nhẫn nại của tôi… trước những tội lỗi của tôi, trước những tội lỗi hoặc sự khước từ của những người khác, trước sự chậm chạp hoặc nặng nề của Giáo Hội… Lạy Chúa xin ban cho con sự nhẫn nại Thánh thiêng của Người.
Thầy trò đang đi trên đường thi có kẻ thưa Người rằng: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo”. Người trả lởi: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu”.
Đúng vào lúc người ta từ chối tiếp đến” Đức Giêsu đang trên đường Giêrusalem, thì có một người xin theo Người một cách quảng đại và có điều kiện. Hẳn người ta có thể mong Đức Giêsu chấp nhận ngay lập tức. Vả lại thay vì chiều theo nhiệt tình của ơn gọi này, Đức Giêsu đã đặt ra phía trước mọi khó khăn thái độ này hoàn toàn trái ngược với mọi cách quảng cáo của chúng ta khoe khoang các sản phẩm của mình đến độ che giấu đi các khuyết điểm. Đức Giêsu không tìm cách tuyển mộ với bất cứ giá nào. Trái lại, Người nhấn mạnh phải chấp nhận sự thiếu thốn, sự nghèo khó, sự bất trắc… để theo Người.
Điều đó làm nổi rõ điều mà Đức Giêsu đã ý thức khi lên Giê-ru-sa-lem. Người tiến về một số phận bi thảm. Ai muốn theo Người cũng phải sẵn sàng chịu ruồng bỏ. Theo sở thích tâm linh của chúng ta, chúng ta có thể suy niệm về cuộc sống lang thang và bấp bênh của Đức Giêsu, “kẻ lang thang không nơi trú ẩn” ấy! Đọi với một con người, không có một mái nhà để trú ẩn và một cái giường để ngã lưng thì quả là khắc nghiệt. Vào những buổi chiều mệt mỏi, điều đó phải trĩu nặng trong lòng. Đức Giêsu. Người lưu ý chúng ta rằng ngay cả thú rừng còn có một nơi trú ẩn an toàn. Lạy Chúa, xin cho chúng con lòng can đảm trong những lúc mệt nhọc thể xác hoạt tinh thần.
“Thầy đi đâu tôi cũng xin đi theo!” kẻ nói câu đó có lẽ không biết rằng con đường của Đức Giêsu sẽ dẫn người lên Gôn-gô-tha. Nhưng chúng ta thì biết. Và chúng ta cũng biết rằng “Qua cuộc khổ nạn và Thập giá, chúng ta đi đến vinh quang của sự Sống lại” ánh sáng nhất định sẽ chiếu giải trên những thử thách’ của chúng ta: Giê-ru-sa-lem!
Đức Giêsu nói với một người khác: “Anh hãy theo tôi!” Người ấy thưa: “Thưa Thầy, xin cho phép tôi về chọn cất cha tôi trước đã ” Đức Giêsu bảo: “Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn anh, anh hãy đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa”.
Đây là một trong những lời nghiêm khắc nhất trong toàn bộ Phúc âm… một lời khiêu khích, nổi loạn. Sự mai táng những người thân của chúng ta là một bổn phận thiêng liêng, đặc biệt lành thánh vì dựa vào một điều răn rõ ràng của Thập giới: “ngươi phải yêu mến cha mẹ ngươi”. Lời nói quá đáng của Đức Giêsu đặt chúng ta trước một song luận:
– hoặc là Đức Giêsu là một người điên không nhận thức điều mình đòi hỏi.
– hoặc là Đức Giêsu thuộc về một bình diện khác bình diện trần ri thế, bên trên con người…
Sự thật là Đức Giêsu đi đến chỗ cho rằng ai không tìm kiếm Triều Đại của Thiên Chúa là một “người chết”. Bởi vì rõ ràng trong cùng một câu, từ “kẻ chết” không có cùng một ý nghĩa: trong một trường hợp, nó có nghĩa thông thường tức là “những người đã qua đời” nhưng trong trường hợp kia, nó có nghĩa là tất cả những người đã không gặp gỡ Đức Giêsu và Người dám nói rằng họ là “những người chết”? Đối với Đức Giêsu người nào không lo lắng những sự việc của Thiên Chúa không sống theo nghĩa mạnh nhất của từ ấy. Phải, đó là lời khó nghe nhưng là mạc khải về sự sống chân thật và duy nhất sự sống của Thiên Chúa, của Triều Đại Thiên Chúa.
Một người khác nữa lại nói: “Thưa Thầy, tôi xin theo Thầy, nhưng xin cho phép tôi từ biệt gia đình trước đã”. Đức Giêsu bảo: “Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với nước Thiên Chúa”.
Vậy, Đức Giêsu, Ngài là ai mà đòi hỏi chúng con sự từ bỏ ấy? Tuy nhiên Ngài cũng đã đòi hỏi chúng con yêu mến cha mẹ mình và Ngài đã làm gương bằng một tình cảm gắn bó tinh tế với mẹ Ngài là Đức Maria khi trao phó bà cho người bạn tốt nhất của Ngài.
Nhưng sự phục vụ Triều Đại Thiên Chúa đòi hỏi tất cả và ngay lập tức. Thiên Chúa bác bỏ những ưu tiên của chúng ta: “Để tôi về chôn cất cha tôi trước đã… Để tôi từ biệt gia đình trước đã…” Đó là những yêu cầu rất chính đáng. Thật vậy đó là những Người rất nghiêm túc, đứng đắn, hiểu lý. Họ đã “lên kế hoạch” của họ trước tiên, những công việc: của cá nhân tôi, kế đó là những công việc của Thiên Chúa. Tôi vừa kết thúc năm học của tôi. Tôi dự trù lập kế hoạch cho kỳ nghỉ hè: khoảng giữa tháng chín tôi sẽ tìm lại Thiên Chúa… sau đó! Mỗi chúa nhật, nghỉ ngơi trước đã, giải trí trước đã, dành thì giờ cho gia đình và bạn bè trước đã: sau đó… nếu còn thời gian hãy đi dự thánh lễ.
Trước ngưỡng của mùa hè đang bắt đầu, Đức Giêsu Kitô cảnh giác tôi về thời gian biểu của tôi! Thang giá trị của con là gì’? Những điều cấp thiết của con là thứ bậc nào. Con đi tắm biển trước đây phải không? Sức khỏe của con trước đã phải không? Hoặc là trước tiên là điều chủ yếu? Thánh Phaolô mời gọi chúng ta “hãy đứng vững, đừng mang lấy ách nô lệ một lần nữa” (Gl 5,1).
(*)Tựa đề do BTT.GPBR đặt
CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN – C
MỘT LÀNG MIỀN SAMARI KHÔNG ĐÓN TIẾP THẦY – Chú giải mục vụ của Hugues Cousin
Từ ngữ 9,51 rất phong phú về mặt thần học. Trước hết Luca nói: “Khi đã tới ngày Ngài được rước lên trời”. Từ Nước Trời đã nhắc lại bảy lần, ở Luca 1-2, việc thực hiện lời hứa của Chúa (x.1,57), nơi đó tôi giải thích từ này; đây không chỉ một chú thích thuần tuý có tính thời gian! Còn chữ được rước lên (trời) sẽ được Luca dùng ba lần để chỉ cuộc thăng thiên về với Cha (Cv 1,2; 11-12). Tiếp theo, tác giả nói là Chúa Giêsu cương quyết lên đường đi Giê-ru-sa-lem. Diễn ngự hiếm hoi này muốn nói lên quyết định của Chúa Giêsu sẽ chạm trán với với cuộc thụ nạn đang chờ đợi Ngài, bởi vì có lẽ nó phản dội lại thái độ của người Tôi tớ ở Is 50,7, nhờ một lối chơi chữ cương quyết / trơ ra. Nếu người Tôi tớ của Chúa không giấu mặt khỏi lăng nhục và khạc nhổ, chính là vì người đã trơ mặt ra như đá. Để được rước lên bên cạnh Chúa Cha, trước hết người Tôi tớ phải trải qua đau khổ và cái chết.
Một nhập đề như thế cho đoạn văn nói lên tầm quan trọng mà Luca muốn đặt vào dịp lên Giêrusalem duy nhất này của Chúa Giêsu trong suốt thời gian thi hành sứ vụ. Chắc hẳn một cuộc hành trình lên Giêrusalem này đã có trong bản văn của Marcô –còn truyền thống của Tin Mừng thứ tư thì nói đến nhiều lần lên Giêrusalem. Nhưng biến cố chỉ hiếm có một chương ở Marcô (và hai ở Matthêu) thì ở đây lại tới mười chương! Để tìm chất liệu cho một đoạn dài như thế, Luca đặc biệt khai thác nơi Nguồn các lời cũng như nơi tư liệu riêng của ông, trước khi sử dụng trình thuật của Marcô về cuộc hành trình từ 18,15 đến 19,44. Thực ra, những giai đoạn của cuộc hành trình, theo địa lý, không làm cho Luca quan tâm; những ghi chú hiếm hoi mới có lại không rõ ràng, thậm chí còn thường nữa (17,11). Điều quan trọng, đó là Chúa Giêsu đang lên đường, không nơi cố định (9,57) và Ngài tiến về định mệnh của Ngài, ở Giêrusalem, kinh thành nơi mà, trong tư cách ngôn sứ, Ngài phải chết (13,33), nơi mà Ngài sắp hoàn thành cuộc xuất hành của Ngài (9,31), việc Ngài được nâng lên (9,51). Việc nhắc đến thành Giêrusalem sẽ làm cho toàn bộ đoạn văn này được nhịp nhàng và, để sắp xếp đoạn này cách thuận lợi, chúng ta sẽ dựa vào những”điệp khúc” chính nhắc lại rằng Chúa Giêsu lên đường tiến về Giêrusalem (13,22; 17,11) và dựa vào lời loan báo rõ ràng về cuộc thụ nạn ở Giêrusalem (18,31). Chúng ta sẽ xác minh đúng lúc nếu phải ấn định phần kết của đoạn văn khi Chúa Giêsu vào Đền Thờ (19,44).
Samari ngăn cách Galilê với Giuđê và thủ đô Giêrusalem khi yêu cầu các môn đệ chuẩn bị cho Ngài đến một làng của người Samari (9,52-55), Chúa Giêsu muốn cắt đứt mối thù địch của người Do Thái đối với dân tộc không còn thuần chủng này nữa, họ lấy Ngũ thư làm Kinh Thánh, nhưng địa điểm thờ phượng của họ là ở Garizim là một thách đố thường trực đối với Đền Thờ Giêrusalem. Nhất là Ngài tiên báo sứ vụ của Giáo Hội mà tính cách phổ quát đại đồng sẽ bắt đầu chính tại Samari (Cv 8,5tt). Trình thuật Chúa Giêsu bị những người đồng hương ở Nagiaret khước từ đã khai mở giai đoạn bằng đề tài khước từ. Đó là tính cách phổ quát đại đồng được loan báo trong bài giảng mà các người ở Nagiaret từ chối; ở đây những người ở Samari từ chối Chúa Giêsu thì ít, mà Giêrusalem, đích điểm của cuộc hành trình của Ngài thì nhiều. Khi Chúa Kitô sẽ được rao giảng ở đó, đám đông một lòng chú ý đến những lời của Ngài rao giảng (Cv 8,5-6).
Chính hai trong số các môn đệ thân tín nhất (x.9,28) trong trường hợp ấy cảm thấy mình phải đóng vai trò của sứ ngôn Êlia! Để cho người ta nhìn nhận sứ vụ của mình là người của Thiên Chúa, Êlia đã làm cho từ trời xuống tiêu diệt cả trăm người kéo đến để bắt ông (2V 1,10-12). Nhưng Chúa Giêsu đâu có đến để làm người cải cách mạnh mẽ các phong tục tập quán như vị Tẩy Giả mong chờ (3,16-18). Và nếu Ngài quở mắng các môn đệ – một động từ thường được dùng khi Chúa Giêsu nói với ma quỷ (4,35)- chính là vì các ông không hiểu tí gì về sứ vụ của Ngài (loan báo việc Ngài bị khước từ: 9,22) cũng chẳng hiểu giáo huấn của Ngài (lòng yêu kẻ thù: 6,29). Và cũng như sau khi bị những người Nagiaret khước từ, Chúa Giêsu lại tiếp tục lên đường.
NHỮNG YÊU SÁCH CỦA CHÚA GIÊSU ĐỐI VỚI KẺ ĐI THEO NGÀI
Đề tài của đoạn văn này là nỗi khó khăn khi theo Chúa Giêsu và gồm ba hoạt cảnh nhỏ. Cảnh chót giống với cảnh đầu tiên: những người vô danh tự nguyện xin làm môn đệ, trong khi chính Chúa Giêsu lên tiếng mời gọi trong cảnh giữa; nhưng cũng như trong cảnh giữa này, người ở cảnh thứ ba cũng đặt điều kiện.
Ở những câu 57-58 –như ở câu 61- chúng ta tham dự một cảnh cổ điển trong Do Thái giáo: người học trò chọn Thầy mà mình muốn theo học, bỏ gia đình hoặc nhiều năm để đến trú ngụ trong nhà Thầy (x. Ga 1,37-39). Câu trả lời cho thấy Chúa Giêsu không giống như những Kinh sư khác: cuộc sống của Ngài lưu động bởi Ngài là một kẻ bị khước từ. Bị truy nã, Ngài không có chỗ dựa đầu để nghỉ ngơi cho yên ổn mà phải trốn lánh. Để ám chỉ mình, Chúa Giêsu nói về Con Người, một diễn ngữ để vừa chỉ sự bất lực của kẻ bị ruồng bỏ và bị giết (9,22-44; chính là trường hợp ở đây) vừa chỉ quyền lợi mà Ngài sẽ thừa hưởng khi Ngài được nâng lên trên trời (9,26; 12,8). Như vậy, những ai muốn đi theo Ngài, muốn làm môn đệ, sẽ san sẻ cuộc đời của một kẻ vô gia cư, không biết ngày nào sẽ có được mái nhà để qua đêm.
Trong những câu 59-60 Chúa Giêsu chủ động khởi xướng (x. các trình thuật ơn gọi 5,27). Yêu cầu của người ẩn danh chứng tỏ rằng đối với ông ra có một ưu tiên (trước hết): việc thi hành bổn phận hiếu thảo là chôn cất cha ưu tiên hơn việc đi theo Chúa Giêsu và chỉ cần vài tiếng đồng hồ… Chúa Giêsu đáp lại bằng một châm ngôn gây sửng sốt gắn liền với hoàn cảnh đó:”Cứ để kẻ chết –những kẻ khước từ Chúa Giêsu và Tin Mừng Nước Thiên Chúa- chôn kẻ chết của họ!”. Điều này dẫn đến chuyện”làm bật rễ” giới răng của Chúa về sự hiếu thảo (Xh 20,12), chính là sự cấp bách phải loan báo Triều Đại Thiên Chúa; việc phục vụ Tin Mừng này là trước hết và vượt qua cả những liên hệ gia đình, tuy vẫn được Chúa chúc phúc (x. 14,26).
Cảnh chót (cc. 61-62) nhắc đến việc Êlisê trở thành đệ tử của ngôn sứ Êlia (1V 19,19-21), trong khi ông cày với một đôi bò, ông đã xin phép về ôm hôn cha mẹ ông trước khi theo Êlia. Sau khi giết bò và sau bữa tiệc từ giã người thân ông bắt đầu theo Êlia. Nhưng Chúa Giêsu lại đòi hỏi hơn vị đại ngôn sứ xưa kia; ở đây lời dạy của Ngài cũng gắn liền với mạch văn (ở đây, câu chuyện 1V) và đưa ra lý do của việc đòi hỏi quyết liệt ấy: khi đã bắt đầu cày bừa cánh đồng của Thiên Chúa, trong đó Chúa làm cho khai mở triều đại của Ngài; người ta không có thể ngoái lại đàng sau. Chính gia đình cũng thuộc những thứ người ta bỏ lại đàng sau (x. 18,29). Phải coi chừng:”Quyết định theo Chúa Giêsu không chỉ là kết quả nhất thời của phấn khởi nhiệt tình; điều đó đòi hỏi một quyết định có tính cách kiên quyết” (J. Fitzmyer).
Vì không phải là trình thuật về ơn gọi nên bản văn không chú ý chút nào đến cách thức mà những kẻ ẩn danh này đáp lại lời Chúa Kitô. Thực ra đó là ba lời ở trung tâm của trình thuật, nhưng có lẽ ta sẽ sai lầm khi coi những lời ấy như những chỉ thị có tính quy luật. Các môn đệ đã chôn cất xác của Đấng bị đóng đinh (23,55-56) và Giáo Hội thời xưa đã luôn luôn hết sức tôn trọng việc an táng kẻ chết (“khi con gặp người chết, con hãy lo chôn cất họ và ghi dấu thánh giá trên họ, và Ta sẽ ban cho con chỗ nhất trong ngày Phục Sinh của Ta” Chúa Kitô tuyên bố như thế trong quyển thứ tư sách Esdras 2,23). Và nếu Phêrô và các bạn của ông đã lìa bỏ gia đình trong thời gian Chúa Giêsu thi hành sứ vụ, thì sau này các ông sẽ cho các bà vợ đồng hành trên con đường truyền giáo (1Cr 9,5). Ở đây Tin Mừng Luca đòi hỏi chúng ta phải không ngừng khám phá ra một cách thức để đặt việc loan báo Tin Mừng bằng lời nói và việc làm vào trung tâm cuộc sống hằng ngày của ta.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam