Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 78
Tổng truy cập: 1364593
Hãy Tin Vào Mệnh Lệnh Của Tình Yêu Và Ân Sủng
Cập nhật : 07-09-2012 |
Hãy tin vào mệnh lệnh của tình yêu và ân sủng : “Ep-pha-ta”
Giảng Lời Chúa : Không biết anh chị em có lưu ý không về 3 dấu thánh giá chúng ta vừa ghi trên trán, trên miệng và trên ngực. Dĩ nhiên, đây không là một dấu chỉ bâng quơ, phụ họa cho một công thức tung hô thêm long trọng…mà tự chúng, đã mang một ý nghĩa đặc biệt : dấu Thánh Giá được ghi trên 3 vị trí quan trọng bật nhất của con người chính là một dấu chỉ kêu cầu sự chúc lành và bảo vệ của Thiên Chúa trên 3 cơ quan chính yếu của đời sống con người : trán : chỉ trí óc, trí khôn, lý trí. Miệng : chỉ ngôn ngữ, sự giao tiếp, phương tiên thông tin liên lạc và liên đới hiệp thông giữa loài người với nhau. Ngực : chỉ con tim, tấm lòng, tình yêu. Quả thật, nếu con người sống với đầu óc không bình thường, bệnh hoạn, với cái miệng câm nín, hay chỉ nói được bằng thứ ngôn ngữ hận thù, ích kỷ, và với con tim chai đá, mất tính người…thì chẳng còn là một con người trong ý nghĩa toàn diện của một nhân vị đúng nghĩa. Và chắc chắn, một con người “thương tật như thế”, sẽ kéo lê một cuộc sống bi đát què quặt với chính mình và trở nên thảm kịch cho người khác. Lịch sử nhân loại đã từng chứng kiến bao thảm cảnh hải hùng do những “con quái vật người với “cái đầu, cái miệng và con tim câm điéc” như thế gây ra. Một Hêrôđê với một cái đầu kiêu căng, hợm hĩnh, với một cái miệng phát ngôn bừa bãi “đầu nửa nước trẫm cũng cho”, và với một cõi lòng tự ái, hèn hạ…đã ra lệnh chặt đầu một vị đại ngôn sứ, Gioan Tẩy Giả. Một Nêrô, với một cái đầu ngông cuồng, phách lối, đam mê quyền lực vô độ, với con tim bệnh hoạn, ảo tưởng cuồng si đã từng hại mẹ, giết em, đã đi đến phán quyết tuyên bố đốt thành Rôma và sau đó lại tuyên bố đổ tội cho các kitô hữu, gây ra một trận tang thương huyết lệ cho bao nhiêu con người…. Còn với chúng ta thì sao ? Liệu chúng ta đang mang trên thân xác mình một “cái đầu bình thường”, một cái miệng “xinh tươi”, đầy ắp những lời tốt lành thân ái, và một “con tim lành lặn đáng yêu”, luôn biết mở lòng ra với mọi anh em và sẵn sàng nhạy cảm trước mọi nhu cầu, mọi niềm vui và nổi khổ, mọi vất vả lầm than của con người ? Không cần phải nại đến 3 cơ quan chính yếu đó. Tin Mừng hôm nay chỉ nhấn mạnh đến “lỗ tai” và “cái miệng” qua dấu lạ Chúa Giêsu chữa lành bệnh câm điếc cho một người. Nói tới hai từ “nhấn mạnh” vì chính Chúa Kitô cũng muốn nhấn mạnh khi cử hành dấu lạ nầy bằng những hành vi xem ra rất bất bình thường : - Ngài “kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông” : Nếu không như thế ắt hẳn đám dân ngoại giáo nầy sẽ làm rùm beng lên cho mà coi. Mà Đức Kitô nào muốn “to chuyện” như thế ! Ngài chỉ muốn mọi sự diễn ra trong âm thần, tự nhiên cơ mà ! Sự hoạt động của ân thánh, đường đi của ơn cứu độ luôn phải được diễn ra như thế trong tâm hồn của mỗi người, và trong thế giới. - Ngài “đặt ngón tay vào lỗ tai anh” : Khi con người không còn khả năng để lắng nghe thì Thiên chúa phải áp dụng biện pháp mạnh chứ sao ! Như thánh Augustinô đã từng cảm nhận trong tác phẩm “Tự Thuật” của Ngài : “Chúa gọi con, Chúa la to, và đã phá tan sự điếc lác của con. Chúa rực sáng, Chúa chiếu tỏa và đã xua tan sự mù lòa của con !”. - Ngài “nhỗ nước miếng và bôi vào lưỡi anh” : Thiên Chúa quyền năng như thế, nhưng cũng phải tận dụng mọi phương thế nhân loại. Ngài đi trên con đường của nhân loại mà. Ngài cứu chúng ta cũng bằng chính thân xác nhân loại của người mà ! Như thế, việc Ngài dùng nước miếng con người để chữa lành cái môi miệng câm nín của con người thì có gì lạ đâu ? Bởi sau đó, chính Ngài cũng lấy chính Thịt Máu Ngài làm bánh hằng Sống nuôi dưỡng chúng ta kia mà ! - “Ngài ngước mắt lên trời, thở dài và nói : Ép-pha-tha…” : Có phải đó là một lời bùa chú không ? Không. Đức Kitô thi hành nghĩa vụ cứu thế trong quyền năng của Chúa Thánh Linh. Chính Ngài luôn cầu nguyện trước mỗi một hành vi quan trọng của cuộc đời cứu thế để chứng tỏ Ngài luôn thuộc về Thiên Chúa Cha, hiệp thông trọn vẹn với Chúa Thánh Thần. Như thế, chúng ta vừa nhận được một sứ điệp đặc biệt của Lời Chúa hôm nay : - Tội lỗi có thể biến chúng ta thành những con người câm điếc thiêng liêng. Những con người không còn biết lắng nghe tiếng nói của sự thật, lẽ phải, công lý và tình người. Những con người sẵn sàng đóng kín mọi mối hiệp thông với anh chị em chung quanh bằng một cái tai điếc lác kiêu căng, tự ái, chỉ biết nhắm mắt tuân theo những mệnh lệnh của bản năng và dục vọng. - Tội lỗi cũng có thể biến chúng ta thành những con người cấm nín trước Thiên Chúa và con người hay một thứ câm nín khác khi chỉ biết tung ra những tiếng nói giận hờn, chua chát, ghét ghen, hằn học, kết án bất công, dèm pha, chữi rũa…mà lại sẵn sàng im thin thít trước những hoàn cảnh cần phải lên tiếng như : bênh vực cho sự thật công lý, tranh đấu cho lẽ phải, công bằng, làm chứng cho đạo đức, và những giá trị nhân bản đích thực, sẵn sàng nói không trước những sự dữ, sự ác đe dọa sự sống con người như lời khuyến dụ trong Thư chung 2006 của HĐGMVN vừa gởi cho toàn Dân Chúa : “Trong tư cách là Kitô hữu sống đạo, anh chị em hãy cương quyết không để cho “văn hóa sự chết” lôi cuốn mình, không chấp nhận mọi hình thức xúc phạm đến sự sống và phẩm giá con người, nhất là can đảm nói “không” với tệ nạn phá thai và ly dị vốn là những tệ nạn luôn luôn để lại hậu quả bi thảm cho gia đình cũng như cho xã hội và Giáo hội” (Thư mục vụ SỐNG ĐẠO HÔM NAY 2006 của HĐGMVN, SỐ 10) - Và chính khi con người bất lực trước tật bệnh câm điếc như thế, Thiên Chúa yêu thương đã ra tay can thiệp. Hôm nay, Ngài vẫn can thiệp như thế qua hội Thánh, qua các bí tích, qua Lời Chúa được công bố, qua giáo huấn của hội Thánh, qua những anh chị em đang nỗ lực phục vụ con người dưới nhiều hình thức hoạt động bác ái xã hội, thăng tiên con người… - Và Ngài cũng đang gọi mời chúng ta hãy cọng tác với Ngài để lên đường ra công đẩy lùi những thứ câm điếc tinh thần đang khống chế bao nhiêu con người trong thế giới hôm nay dưới nhiều hình thức, mà lời kinh của Myrtle Householder là một cảm nhận đầy niềm tin : Lạy Chúa, Con được no nê mà vẫn thiếu ăn, vì bên con còn có người đói lả. Con uống nước mát mà họng vẫn khô ran, vì bên con còn có người đang khát. Con vui cười mà nước mắt vẫn tuôn rơi, vì bên con còn có người phiền muộn. Con sáng mắt mà vẫn ở trong bóng đêm, vì bên con còn có người mù tối. Con mặc áo đẹp mà vẫn rách tả tơi, vì bên con còn có người trần trụi. Con nằm trong nệm êm mà vẫn thao thức, vì bên con còn có bao người thiếu thốn. (Lời kinh thắp sáng cuộc đời, trang 25). Câu chuyện nhỏ sau đây cũng là một minh họa cho ý nghĩa trên : Ở bên Mỹ, muốn đoạt được giải thưởng nổi tiếng thì tác phẩm của mình phải làm tác động đến trái tim người đọc và có thể vượt qua mọi biên giới của các quốc gia. Có một nhà văn cũng là một nhà báo mơ ước như vậy. Nhưng một ngày kia, tình cờ ông ta đến một nhà dưỡng lão, gặp một cụ già ngồi ghế đá. Ông cụ kể về gia đình, con cái của cụ. Ông có nhiều con nhưng chúng đi xa hết, đứa con gái út ở tận bên Ðức, ít khi liên lạc được bằng điện thoại. Tay ông bị liệt nên không viết thư được cho con, nghe vậy ông nhà báo liền lấy giấy viết ra viết dùm ông cụ một lá thư. Viết xong anh cầm tay cho ông cụ ký tên. Và hai hàng nước mắt của cụ lăn trên má. Ông cụ cảm thấy hạnh phúc vô cùng, anh nhà báo trở về nhà và hai hàng nứơc mắt cũng tuôn chảy. Anh cảm thấy ngày hôm ấy anh đã đoạt được giải thưởng rồi. Anh chỉ viết một lá thư thôi. Nhưng những dòng chữ ấy đã chạm đến trái tim con người, anh đã cho cụ mượn đôi tay, mượn cái miệng để diễn tả nỗi lòng của ông Cụ đối với đứa con gái thân yêu và xa cách nghìn trùng. (Trích từ bài giảng Chúa Nhật XXIII TN B của linh mục Nguyễn Khảm. Nguồn : vietcatholicnews) Trong một thế giới mà ngôn ngữ của khủng bố và bạo lực, của ích kỷ và hận thù, của súng đạn và quyền lực kinh tế chính trị thay cho ngôn ngữ của lòng nhân ái, bao dung và lẽ phải, của đối thoại và cảm thông, cần thiết biết bao những bàn tay nối dài của Thiên Chúa với mệnh lệnh “Ep-pha-tha” qua chính chúng ta, những Kitô hữu, để thế giới “mở ra” ngôn ngữ của tình yêu và chân lý. Trong một thế giới vô cảm và điếc lác trước những bất công và phẩm giá con người bị chà đạp, trước hàng hàng lớp lớp người nghèo bị bỏ rơi, bao nhiêu bào thai bị giết hại, những người trẻ thui chột cuộc đời trong ma túy rượu mạnh hay sống vội yêu cuồng, một thế giới đinh tai nhức óc vì luôn bị tra tấn bởi muôn âm thanh vẫn đục và bạo hành, bởi muôn làn sóng nhớp nhơ và cuồng nộ…cần thiết biết bao những ngón tay uy hùng mạnh mẽ của Thiên Chúa qua chính con cái của Ngài, Giáo hội của Ngài để nhiều người có thể “mở tai ra” mà lắng nghe được tiếng hát của niềm hy vọng, của Tin Mừng, của một thế giới mới được cứu độ trong công bình và chân lý, trong sự sống và niềm vui như dự báo của sứ ngôn Isa-i-a mà chúng ta vừa nghe trong BĐ 1 : “Bấy giờ mắt người mù sẽ mở ra, tai người điếc nghe được. Bấy giờ kẻ què sẽ nhảy nhót như nai, miệng lưỡi người câm sẽ reo hò. Vì có nước vọt lên trong sa mạc, khe suối tuôn ra giữa vùng đất hoang vu…”. Và như thế, điều cần thiết nhất trong giây phút nầy, đó là chúng ta lại bắt chước nghĩa cử của dân vùng Thập Tỉnh ngày xưa đem người câm điếc đến cho Chúa Giêsu, chúng ta cũng hãy dâng thế giới nầy cho Chúa cùng với mọi tật bệnh câm điếc tinh thần của cộng đoàn chúng ta, của mỗi người chúng ta để xin Chúa một lần nữa chạm tay với mệnh lệnh của tình yêu và ân sủng : “Ep-pha-tha”. Chúng ta hãy tin vào quyền năng của Thánh Thể hôm nay cũng như người câm điếc tin vào ngón tay và nước miếng của chính Chúa Giêsu thuở trước. Amen. |
Nguồn : gxnl |
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam