Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 46

Tổng truy cập: 1371251

HIỆN RA CHO CÁC MÔN ĐỒ

HIỆN RA CHO CÁC MÔN ĐỒ

CÁC MÔN ĐỒ TỤ HỌP (20,19-23)

 

Làm môn đồ là có một sứ mệnh: chúng ta đã biết điều ấy qua diễn từ giã biệt (13,16.20; 15,1-8). Sự hiện diện của Chúa Giêsu trong thế gian, nay thành sự hiện diện trọn vẹn của Thiên Chúa, phải được các mon đồ nối dài. Tin Mừng Nhất lãm cũng đề cập đến những lần Chúa Giêsu hiện ra cho các nhóm môn đồ: chính lúc bấy giờ Người giao sứ mệnh cho họ (Mt 28, 16-20; Lc 24,47-49; Mc 16,15: không xác thực; xem Cv 1,8).

Nơi Gioan, cuộc hiện ra cho mấy môn đồ đang tụ họp nằm vào chính chiều ngày thứ nhất trong tuần. Các ông tụ họp đâu đó tại Giêrusalem. Về sau chúng ta sẽ biết là Tôma không có mặt lúc ấy. Mọi cửa đều đóng kín vì họ còn bị ám ảnh bơi nỗi sợ người Do thái.

Nhưng không gì ngăn chận được Đấng Phục sinh. Cách thức hiện hữu mới của Người chẳng còn bị chướng ngại vật chất nào cản trở. Chúa Giêsu đột nhiên đứng giữa họ. Trình thuật Luca 24,36-49 rất giống với trình thuật Gioan ở chỗ này. Các môn đồ thoạt tiên kinh hãi rồi được Chúa Giêsu trấn an. Người không nói như ngày xưa: Chính Ta đây… (6,20), vì sự hiện diện của Người từ nay thuộc một trật tự khác, sự hiện ấy đem lại bình an (14,27) và vui mừng (16, 20-24; 17,13). Lời chào theo thói quen: Bình an cho các con! ở đây vượt quá ý nghĩa thông thường của nó. Chúa Giêsu chúc và ban cho họ một sự bình an và một niềm vui đặc biệt, khả dĩ giúp ho thắng vượt cớ vấp phạm thập giá và những âm hưởng của nó trong cuộc đời họ (14,17).

Vì không có vấn đề quên! Bởi thế Chúa Giêsu trỏ cho xem các dấu vết Tử nạn của Người. Nơi Lc 24, 36-49, Chúa Giêsu đưa tay và chân chứ không đưa cạnh sườn, vì Luca đã chẳng nói đến nhát lưỡi đòng trong trình thuật Tử nạn của ông; vả lại trình thuật của ông chú tâm đến thực tại Phục sinh hơn: các môn đồ đã không thể chỉ tin vào lời nói của mấy người đàn bà, họ chỉ tin khi Chúa Giêsu hiện ra cho Phêrô và sau đó tỏ cho các sứ đồ còn đang sợ hãi xem tay chân của người cùng bắt đầu ăn trước mặt họ. Và kết luận của Lc là Người đã sống lại thực. Nơi Gioan, Chúa Giêsu đưa tay và cạnh sườn Người trong cùng mục đích ấy: chúng ta không đứng trước một hồn ma một sản phẩm của trí tưởng tượng đâu? nhưng đồng thời thánh sử muốn nhấn mạnh rằng sự phục sinh giả thiết phải có thập giá. Thập giá không thể loại trừ khỏi tư tưởng, phủ nhận như một giấc mộng hãi hùng. Cầu mong họ được bình an, thứ bình an trước hết liên hệ tới Người (16, 33) để họ học hiểu thập giá theo Kitô giáo!

Sau đó, mặc dầu thấy các môn đồ tràn ngập vui mừng, Người cũng lặp lại một lần nữa: Bình an cho các con! Việc lặp lại này chứng tỏ đây không phải là một công thức thông lệ, đồng thời cho thấy bình an được cầu chúc là thứ bình an tích hợp mọi dấu vết của cuộc Tử nạn, và như thế vượt quá bình an thông thường. Niềm đau chia ly không thể biến thành một nỗi mong thoáng qua, quên đi cuộc Tử nạn. Không, nỗi đau đó phải trở nên một niềm vui bền vững, nhờ đau khổ mà chín mùi, niềm vui của Chúa Giêsu cũng như niềm vui của họ, niềm vui không một ai cướp mất (16,20-22). Niềm vui ấy là niềm vui của mùa gặt phát sinh từ nỗi gian khổ, cơ cực cửa Tử nạn (4,38; 17,13). Thật vậy, Chúa Giêsu giờ đay đến trao cho họ sứ mệnh Cha đã giao phó cho Người: Như Cha đã sai Ta, Ta cũng sai các con. Các hạn từ gần giống như trong lời nguyện thượng tế (17,18). Chúa Giêsu ra đi, nhưng thực tại thần linh mà Người mang tới và hiện thân, vẫn ở trong họ và bên họ. Phận sự của họ là từ nay mang nó đến cho thế gian còn bỏ hoang. Cảnh này quả tóm tắt và thể hiện tư tường của diễn từ giã biệt vậy (x.Mt 28,19-20).

Nhưng nếu đã phải có phần khí trợ giup, các môn đồ mới hiểu được “chân lý”, thì huống là việc làm cho kẻ khác hiểu, họ lại cần Ngài phụ lực biết bao. Như Thiên Chúa đã thổi hơi sự sống vào con người đầu tiên (St 2,7; Kn 15,11), hôm nay Chúa Giêsu cũng thổi Thần khí vào các môn đồ để tái tạo họ cho sứ mệnh mới. Việc tuôn đổ Thần khí ở đây không hẳn có nghĩa là việc tái sinh họ trong Nước Thiên Chúa và trong sự sống (3,3-8) cho bằng là chỉ sứ mệnh đã trao cho họ: sứ mệnh đem bao kẻ khác vào chính sự sống này.

Vì cùng với Thần khí, họ được ban quyền tha và cầm giữ tội trong Lc cũng vậy (24,47), việc loan báo đức tin có mục tiêu tha tội và có đối tượng là mọi dân nước. Trong Mt 16,19, quyền trên được hứa cho Phêrô; trong Mt 18,18, quyền năng cởi buộc ấy được ban cho Giáo hội. Thuật ngữ pháp lý bao hàm cả quyền phán xét. Nơi Ga 20,23, cầm giữ đối nghịch với tha thứ (Mc 7,8; x.Hc 28,1: diatôrein). Trong tư tưởng thánh sử, quyền này là một tia sáng chói lọi của Con Người (Mc 2,5 và ss; Lc 7,47-48), Đấng từ nay được đặt làm thẩm phán (Ga 3,19; 5,27; 9,39; 12,31-32; 17,2). Thành ra các môn đồ nhận được ở đây một quyền xét xử thật sự; họ tham dự quyền tài phán cánh chung của Con Người là Chúa Giêsu. Thế thật hữu lý khi Giáo hội coi lời Chúa Giêsu nói đây như nền tảng của quyền tha thứ tội lỗi bằng bí tích cáo giải. Nhưng tại sao thánh sử, mà trọng tâm tư tưởng là việc mặc khải, định nghĩa ở đây sứ mệnh các môn đồ bằng quyền xét xử chứ không bằng việc loan báo lời (17,9-21)? Người ta có thể ngạc nhiên về điều đó. Nhưng chắc chắn là Gioan ghi lại những lời của chính Chúa Giêsu. Trong Lc 24,47, Chúa Giêsu không nói đến việc tha tội; trong Mt 28,18 thì Người để ý tới quyền phổ quát và thần linh của mình. Như đời sống và giáo huấn của Chúa Giêsu (9,39), việc rao giảng Tin Mưng đem lại sự chia rẽ trong thế gian. Các môn đồ được công bố là có thẩm quyền phân biệt xem ai đáp lại sứ điệp; họ được quyền phán xét sau cũng như trước khi người ta lãnh phép rửa tội. Dĩ nhiên quyền này không độc lap với việc rao giảng, vì xét cho cùng chính “chân lý” mới giải phóng khỏi ách nô lệ tội lỗi (8,32-34) và biến cải nên tinh tuyền (13, 10; 15,3). Lc 24,47 nhấn mạnh rnối dây liên kết chặt chẽ việc công bố đức tin.và quyền xét xử nhưng xem ra thiên về điểm đầu hơn. Trong Mt 28, 18- 20 quyền được trao ban bao gồm việc loan báo đức tin, quyền thanh tẩy và trông coi việc giữ các giới luật. Tư tưởng Gioan đặc biệt nhấn mạnh đến quyền tài phán của các môn đồ, được xem như một tia sáng của quyền Con Người.

Người ta tự hỏi tại sao Thần khí đã được ban cho các môn đồ ngay từ Phục sinh, trái ngược với cảm thức của cộng đoàn Kitô giáo sơ khai là đặt việc tuôn đổ Thần khí vào lễ Ngũ tuần (Cv 2, 1-4). Luca chỉ nói đến một lời hứa sẽ được thực hiện vào lễ Ngũ tuần. Nhưng ông có thể đưa về phần thứ hai của tác phẩm mình, tức sách Cv.; còn Gioan thì không. Vậy phải chăng ta có thể coi Thần khí như một sản phẩm có điều kiện? Được ban theo lượng theo liều? Thật ra, việc chia sẻ Thần khí được thực hiện từ từ. Ngài đâu phải là một chân lý tĩnh, đặt trong túi như một đồ vật đáng giá. Đối với Kitô hữu, thần khí là sự sống tuyệt hảo. Ngài không ngừng được phân phối, vào lễ Ngũ tuần và sau đó trở đi. Việc tuôn tràn vào lúc Phục sinh, Hiện xuống và sau đó đều là những dấu hiệu của cùng một thực tại mà, từ lúc Chúa Giêsu được tôn vinh (7,37-39), đã cách mạng cả thế giới. (3, 3-8). Lối phân biệt việc ban Thần khí vào lúc Phục sinh và Hiện xuống chỉ là thứ yếu, nhất là đối với Gioan, vì theo ông, hai biến cố đều thuộc về cùng một Giờ. Tất cả mọi cuộc tuôn đổ Thần khí chỉ là một. Ngày Phục sinh, các môn đồ nhận được Thần khí để chuẩn bị sứ mệnh; Thần khí ấy trở lại trên họ khi dân mới của Thiên Chúa được thiết lập (Cv 2, 1-4); sau đấy Ngài còn tiếp tục giúp đỡ họ không cùng.

Gioan chẳng kể lại ChúaGiêsu giã từ thế nào và môn đồ phản ứng ra sao, không phải vì ông muốn qua đó ngụ ý sự hiện diện thường xuyên của Chúa Giêsu nhờ Thánh Thần (Ga 16, 7; x.Mt 28,20) nhưng vì muốn tuân theo một cơ cấu văn tương phản ứng của Maria Mađalêna sau cuộc hiện ra cũng bỏ qua không bàn đến.

TÔMA (20,24-29)

Chúng ta biết tính tình của Tôma Diđimô rồi. Là một con người thực tiễn, ông chỉ phê phán theo lương tri. Ong không mấy thích những chuyện điên rồ như việc đi thăm mồ Ladarô dạo nọ hay lang thang vô định trên con đường chẳng biết dẫn tới đâu (11,16; 14,5). Thế là nay người ta lại bảo với ông là đã thấy Chúa. Hãy nói với kẻ khác đi!

Họ đã thấy Chúa! Đó là lời rao giảng đầu tiên, lời chủ yếu liên hệ đến các sự kiện cụ thể, nhưng cũng đã bao hàm mọi khai triển khả dĩ của đức tin: họ đã thấy Người, và sẽ dần dần thay Người. Chúa của ho, sống và ở bên họ ra sao.

Tôma cũng đã thấy Người, một lần thay cho tất cả trên thập giá. Như thế là đủ; đừng tìm cách nói vớ vẩn trước mặt ông. Vết thương lỗ đinh, cạnh sườn đâm thủng, đó là thực tế. “Bao lâu Tôma chưa thấy chúng tận mắt, thì đừng kể chuyện ấy cho tôi”. Tôma nắm được một điểm chắc chắn, sự chắc chắn tàn nhẫn của cây thập giá, và ông diễn tả nó cũng tàn nhẫn không thua gì.

Và đây một tuần sau, đúng vào cùng ngày, Chúa Giêsu hiện đến với đầy đủ tang chứng đòi hỏi. Người hiện ra một ngày Chúa Nhật, không phải để tỏ dấu thích ngày đó, vốn sẽ thành Ngày của Người, song vì muốn hiện ra cho Tôma trong những hoàn cảnh in hệt lần đầu tiên. Như lần trước, mọi cửa đều đóng kín, như lần trước, người thình lình đến giữa họ, chào hỏi cũng với công thức: Bình an cho các con! Mọi cảnh đều được lặp lại Dầu giây phút hiện ra thế nào chăng nữa, Chúa Giêsu vẫn luôn là một. Không chờ câu trả lời, Người đến bên Tôma, và với một lối trả đũa đượm nét khôi hài, Người cho ông kiểm chứng lai lịch của Người, dẹp yên mối nghi ngại của ông và xin ông đừng cứng lòng tin, song hay dần dần trở nên kẻ thành tín. Chúng tôi dịch: lè ginou ra: (đừng trở nên cứng tin, mặc dầu nhiều tác giả vẫn phản đối kiểu dịch đó và dịch “đừng cứng tin, đừng có thái độ như người không tin”. Thật vậy, từ khi Chúa Giêsu chết trên thập giá, Tôma dần dần trở nên người không tin. Thành ra ông phải từ từ đào sâu đức tin đầu tiên của mình lại. Niềm tin này phải được củng cố để trở nên một đức tin Kitô giáo trưởng thành; ông không được nằm lì nơi đức tin vào Đấng Messia, ông phải tin vào Con Người đã được tôn vinh trong cái chết.

Tôma rối loạn tâm thần! ông nói quá lố: gọi Chúa Giêsu là Thiên Chúa! Ta không tìm được chỗ nào trong Tin Mừng thứ tư một lời tuyên tín chấn động và rõ ràng hơn: Lạy Chúa tôi và là Thiên Chúa của tôi! Quả là một thành ngữ rất xứng đáng với vị thánh sử già nua (1Ga 5,20). Phải chăng Tôma đã phát biểu như vậy? Nhưng ai dám quả quyết rằng tôm, con người khô khan, hoàn toàn bối rối, đã không thể nào ăn nói trượt quá trực giác đức tin đầu tiên của ông được? Dầu sao, người ta có thể chấp nhận rằng việc quay đầu đột ngột từ sự tỉnh mộng thiên sai ác liệt nhất đến cuộc gặp gỡ với Đấng Phục sinh đã có thể gợi hứng cho tôm một lời tuyên xưng hơi vượt quá sự nhận biết đơn thuần về Đấng Messia nơi ông. Đối với thánh sử, lời tuyên xưng tóm tắt trong vài chữ ấy thật hoàn toan thích đáng.

Nhiều diễn giả và độc giả hiện đại thường lấy làm khoái được bôi nhọ Tôma, con người gieo rắc nghi nan ấy. Câu nói sau cùng của Chúa Giêsu được họ giải thích như là lời quở trách nặng nề đối với Tôma, lơi quở trách mà những kẻ tin chân chính như họ thoát khỏi. Chúng ta đừng tưởng câu chuyện Tôma được giữ tại trong Tin Mừng với mục đích cho các thế hệ về sau cái thú phê phán kẻ khác. Thật ra, lời quở trách của Chúa Giesu không quá ác độc. Các sứ đồ khác đã chẳng phải thấy mới tin đó sao? (Mt 28,7; Mc 16,11-13.14; Lc 24,11.25.38.41). Lời áy của Người có lẽ cũng đượm nét khôi hài không kém cử chỉ phô bày vết thương. Người nói nó ra với một nụ cười; vì còn hơn một tiếng quở trách, đó là một lời hứa, một lời chúc, lời hứa đẹp nhất mà thánh sử có thể ngỏ với mọi độc giả của ông, dù họ thuộc thế kỷ nào: Phúc cho những ai không thấy mà tin! không một thế hệ Kitô hữu nào sẽ bị kém ưu đãi so vớt thế hệ đầu tiên. Dĩ nhiên, cần những chứng nhân tận mắt, bởi vì chứng từ đức tin, dưới sự hướng dẫn cửa Thần khí (15,26-27), phải dựa tràn những sự kiện được dẫn chứng hợp cách. Song thực tại của việc Thiên Chúa hiện diện trong Chúa Giêsu (17,17) tức là cái chân lý được chuyển thông bằng lời mặc khải (17,20) thì ban trực tiếp cho mọi người, tín hữu về sau cũng như chứng nhân của việc Sống lại. Tất cả họ đều ở trong cùng một tương quan đích thực và trực tiếp với Chúa Giêsu, và trong Chúa Giêsu, với Chúa Cha (17,21); họ không sống những cuộc hiện ra của Đấng Phục sinh, tuy nhiên trong đức tin họ van thấy Người sống (14,19; 16,16-20). Phúc cho ai lời cầu chúc Chúa Giêsu ngỏ với họ không phải chỉ là một lời khuyến khích hãy tin dù sao cũng mặc, nhưng thật là một lời cầu chúc hạnh phúc, vì người xác nhận rằng trong đức tin, họ sẽ có thể thấy Người và đến gần Người (1 Pr 1,8-9).

KẾT LUẬN CỦA TIN MỪNG GIOAN (20,30-31)

Nhiều dấu lạ khác nữa… Khi đặt bút kết thúc tác phẩm, Gioan biết rõ rằng nó chưa chấm dứt. Hỏi đời nào ta viết can ý một cuốn sách? Hay hơn nữa, có bao giờ ta minh chứng trọn vẹn đức tin của mình? Chính Chúa Giêsu cũng đã bảo trong diễn từ giã biệt: “Ta còn nhiều điều phải nói với các con…” (16,12). Theo gương Chúa Giêsu, Đấng tràn trề ao ước mặc khải Chúa Cha cho thế gian thế gian với tâm trí quá hẹp hòi hay đúng hơn với tâm hồn quá tự mãn khó có thể đón nhận đức Gioan nóng lòng trình bày cho độc giả cơn người của Chúa Giêsu trong chiều kích thật sự của Người, một con người gây nhiều ngạc nhiên vì là thần linh. Gioan có cảm tưởng tác phẩm của mình chỉ là một bức tượng bán thân. Chẳng những vì ông không nói hết: thật ra còn nhiều dấu lạ khác… (x. Hc 43,27; 1Mcb 9,22), nhưng nhất là vì trình thuật không bao giờ có thể trình bày đủ.

Rốt cục, ông có thể làm gì nếu không phải là thuật lại các dấu chỉ? Chúng ta hãy nhớ lại những dấu chỉ có tính cách thiên sai của phần đầu trong đời công khai (Ga 2-4). Ở đây quan niệm được mở rộng ra. Nó bao gồm những phép lạ dấu chỉ và công việc (12,37) cũng như những lời nói và cả cuộc đời công khai của Chúa Giêsu. Lời nói và phép lạ luôn đi đôi với nhau, tạo nen một khối (12,38); cả hai soi sáng cho nhau, vì phép lạ và lời nói chỉ là những dấu chỉ nói lên con người siêu nhiên của Chúa Giêsu. Người ta có thể chỉ dừng lại nơi những biểu lộ bề ngoài và kêu lên: phi thường thay, những phép lạ đó ý nghĩa tôn giáo sâu xa thay, những lời nói của Người!. Bao lâu phép lạ và lời nói không gợi được cho độc giả con người bên trong của Chúa Giêsu, bấy lâu chúng không đạt được mục đích. Thánh sử, với tư cách là tín hữu đích thực và văn sĩ sáng suốt, biết chắc rằng thực tại vượt xa ngàn trùng vi hình ảnh được diễn tả. Vì thế ông tha thiết kêu xin độc giả phải xuyên qua dấu chỉ và đi đến sự vật được dấu chỉ diễn tả, như ông đã làm dưới ánh sáng của Thần khí.

Độc giả cần phải có đức tin. Tin Mừng không được viết ra như một lời biện hộ gởi đến người không tin; trong trường hợp này, thánh sử có lẽ chứng tỏ mình thiếu chiến thuật. Thật vậy cho dù dán mắt vào các sự kiện, ông không quan sát chúng trên phương diện thuần lý, nhưng dưới ánh sáng của đức tin do Thần khí khơi dậy và soi sáng. Gioan viết cho các Kitô hữu đã tin, nhưng ông báo cho biết không bao giờ họ đi đến mút cùng đời sống đức tin của họ đâu. Dấu chỉ luôn bao hàm một thực thể không bao giờ tát cạn đối với ai muốn tin nhiều hơn. Đi từ lòng tin vào tính cách thiên sai của Chúa Giêsu, tính cách đã được làm nổi bật trong phần đầu của Tin Mừng (Ga 2-4) và được củng cố do phản ánh đức tin đầu tiên của cộng đoàn Kitô hữu (vd Cv 2, 36), người Kitô hữu phải đi sâu vào lòng tin vào tử hệ thần linh của Chúa Giêsu, mối tử hệ được mặc khải rõ ràng vào Giờ tôn vinh. Và đức tin càng đào sâu thì sự sống thần linh và không thể phá hủy cành được trao ban nhờ danh – hay con người – Chúa Giêsu. Vì Chúa Cha đã ban cho Chúa Giêsu danh Ngài (17,11-12) đồng thời cả quyền thông sự sống vĩnh cửu (Ga 5, 26-40; 6, 53; 10, 10; 17,2). Ai tin vào danh Chúa Giêsu thì nhờ Người sẽ được sống muôn đời (1, 12; 3, 15-18; 12,50; 1Ga 5,13). Không! Tin Mừng không thể chấm dứt: là một tuyển tập các dấu chỉ, Tin Mừng vẫn còn là như vậy bao lâu lòng tin của độc giả chưa đạt đến đích. Và đích này khi nào sẽ đạt được? Khi người tín hữu thấy được vinh quang của Chúa Giêsu mà Chúa Cha ban cho Người khi Người trở về cùng Cha, thứ vinh quang thần linh đã hiện hữu trước mọi thời gian (17, 24).

(H. van den Bussche, Jean. Paris DDB, 1967. Tr 549-556)

Ý HƯỚNG BÀI GIẢNG

1) Bài Tin Mừng hôm nay thật súc tích; nó gợi lên cho ta ba điểm then chốt: nhấn mạnh ý nghĩa cuộc phục sinh của Chúa Giêsu, biểu lộ sứ mệnh của Giáo Hội đã ghi khắc trong chiến thắng Phục sinh, và suy nghĩ về sự chậm tin.

Chúa Giêsu sống: các môn đồ đã gặp lại Chúa Giêsu đang sống. Tin Mừng không ghi lại chính biến cố phục sinh, và các trình thuật hiện ra cũng rất ngắn gọn. Đây là một lời mời gọi đi thẳng vào điểm chủ yếu: hôm nay, Chúa Giêsu đang sống. Người đang hiện diện trong đời ta. Cũng như ngày trước, hôm nay Người cũng có thể vượt qua các bức tường ta đang ẩn úp bên trong, để hiện ra với ta. Đặc biệt trong hy tế tạ ơn ngày Chúa Nhật, trong lòng cộng đồng tín hữu đang tuyên xưng niềm tin vào Chúa Giêsu chết và sống lại, đang sống hôm nay, vừa đang hiện diện. Lời Người đang vang dội bên tai ta trong lòng Giáo hội đang họp nhau.

Sứ mệnh của Giáo Hội: Cuộc gặp gỡ với Chúa hằng sống là nguồn mọi sinh động. Tin là tham dự vào sứ mệnh của Giáo Hội. Nhưng việc này không phải là một việc thuần nhân loại. Ta hãy tự hỏi mình có phải là tín hữu không? Mọi công việc ta làm có được thúc đẩy bởi Thần khí của Chúa Kitô không. Niềm vui cũng biểu thị đời sống của những kẻ đa gặp Chúa Kitô trong niềm tin. Không phải là một niềm vui dễ dãi chẳng biết đến gian nan thử thách, nhưng là niềm vui của đức tin, cắm chặt trong chiến thắng Phục sinh của Chúa Kitô.

Phát triển đức tin: Tin không phải chỉ một lần. Đức tin là một cuộc sống. Mà sống là phải triển nở, lớn lên; mọi hữu thể sống động cần phải được bồi dưỡng bằng một thức ăn thích hợp. Làm sao trở nên sứ giả của Chúa Giêsu nếu mỗi ngày không cố gắng sống đời môn đồ Người? Sự kiện cả những kẻ thân cận của Chúa Giêsu cũng đã chậm tin không phải là một khích lệ cho ta sao? Ta thường hay tìm cách biện minh, tìm các dấu chỉ khả giác, kết quả.

2) Tin Mừng Gioan được gọi là Tin Mừng về các dấu chỉ: Chúa Kitô bắt đầu cuộc sống công khai của Người bằng dấu chỉ đầu tiên (nước biến thành rượu ở Cana xứ Galilê) và lời nói cuối cùng của Người là: “Phúc cho những ai không thấy mà tin” (Ga 20,29). Gioan nói thêm: “… Còn nhiều dấu chỉ khác nữa,… các điều đã viết đây là để anh em tin”. Do đó, Tin Mừng Gioan đã tuyển tập các dấu chỉ của Chúa Kitô, kèm theo các diễn từ giải thích chúng, để cho thấy Chúa Giêsu là Đấng Messia và là Con Thiên Chúa, và để khơi dậy niềm tin, một niềm tin ban sự sống trong Ngươi? (Max Thurian). Vì thế Kitô hữu không chỉ mê say với các điều kỳ diệu trong Tin Mừng mà còn phải ham thích lời giải nghĩa cấc đieu kỳ diệu đó. Chúa Giêsu Phục sinh minh nhiên hiện đến với tôm là kẻ đã nói: “Nếu tôi không thấy Người, tôi sẽ không tin”, nhưng chính vì Tôma và nhất là vì chúng ta mà Chúa Giêsu tuyên bố: “Phúc cho những ai không thấy mà tin”.

3) Điều cốt yếu thì vô hình đối với con mắt” (Saint- Exupéry). Câu này đúng với thế giới duy vật của ta. Phải có các dấu chỉ về điều cốt yếu vô hình đó; chúng ta là những hữu thể có xác phàm, những hữu thể vat chất, nhưng cũng là những hữu thể tinh thần, tâm linh: xuyên qua các dấu chỉ vật chất, ta khám phá ra tình huynh đệ sâu đậm, tình yêu thương chân thành đang tự hiến cho ta.

4) Ta có tin vào các dấu chỉ không? Ta có tin rằng Tin Mừng giúp ta biết rõ các sự kiện để ta’ “nhận ra chúng” nhờ Thánh Thần mà Chúa Giêsu ban cho ta không? Ta có biết khám phá ra các dấu chỉ cho thấy Thiên Chúa đang hiện diện trong đời ta không?

5) Thánh Thể là một trong những dấu chỉ đặc biệt nói lên sự hiện diện của Chúa Kitô. Vì sao phép Thánh Thể ít hiệu lực đối với ta? Thưa vì ta thường hay dừng lại giữa đường: ta ít khi nhận biết Chúa Kitô đang ở đó như một Đấng sống động, một ngoi vị sinh động mà ngày hôm nay đang tự hiến cho Chúa Cha và cho ta… Ta không chịu đọc các dấu chỉ…

6) Phản ứng của Toma khi thấy các tông đồ báo tin cho ông việc Chúa Giêsu hiện ra cho chúng ta thấy khía cạnh đầu tiên trong hoạt động của “thế gian”. Vì việc sống lại của Chúa Giêsu vừa khó tin vừa gây bực bội, nên ta thường bị cám dỗ không chấp nhận. Cũng thế, Tôma giới hạn tri giác về thực tại và khả năng tri thức vào tiêu chuẩn của kinh nghiệm hay của khả năng suy tư. Những gì ông không thể hiểu, không thể sờ đến, đo lường, đều bị ông từ chối. Đó là tinh thần của thế gian muốn kéo lôi tất cả đến với nó và chỉ chấp nhận những gì nó chứa đựng.

7) Đức tin luôn bao hàm sự liều lĩnh, bởi lẽ nó không tự áp dụng bằng kinh nghiệm hay lý luận. Đức tin trở nên khó khăn đối với Tôma, thì cũng khó khăn đối với tấ cả chúng ta. Đức tin dạy điều khó tin vì giả thiết một sư vượt quá thường xuyên con người chúng ta, vì đức tin là một sự tăng trưởng, một bước tiến đến Đấng nào đó luôn bí ẩn, luôn gây ngạc nhiên.

8) Đức tin không những là một sự liều lĩnh mà còn là một cuộc chiến, một trận đấu. Đức tin không có gì là thoải mái tiện nghi; nếu đức tin xây dựng và tái tạo chúng ta, điều đó có thể thực hiện nếu chúng ta biết từ bỏ chính mình. Thế gian mà đức tin sẽ toàn thắng không phải là một thực thể trừu tượng, xa vời. Thế gian đó, là chính chúng ta với những sợ hãi, lo âu, khoe khoang, ghen ghét, tham vọng và quyến luyến. Bao lâu còn bám chặt thế gian, bấy lâu chúng ta còn bị thống trị. Và chúng ta hoàn toàn giống nhau, nên chúng ta thường biện minh cho nhau, tự làm cho mình ra vô tình và không áy náy trong việc bất tuân lời Chúa và khuyến khích nhau từ bỏ đức tin; thế gian cũng như não trạng tập thể của xã hội thấm nhiễm vào chúng ta đen nỗi nếu phải suy nghĩ hay sống khác biệt với tập thể này, chúng ta có cảm tưởng là mình theo tư tưởng của riêng mình, là không liên đới với những người khác và phá hủy một cái gì cao quí và cần thiết.

9) Tôma thật đáng quí vì tôi nhận ra tôi trong ông; nếu tôi gặp nhiều khó khăn thực sự khi phải chấp nhận tất cả dưới lý do là vì Giáo hội dạy; tôi lại ít sẵn sàng chấp nhận khi thấy Giáo hội không sống như lời giáo hội nói. Nếu là chân lý, tại sao giáo hội không sống phù hợp hơn với điều Giáo hội giảng? Trong những lúc nghi ngờ và khủng hoảng như thế, hãy lặp lại lòi nguyện khiêm nhường của Phúc âm “Lạy Chúa, con tin, nhưng xin ban thêm đức tin cho con”.

10) Chúa Giêsu ba lần nói cùng chúng ta trong đoạn Phúc Âm này: “Bằng an cho các con”. Ngày nay, trong thế giới và Giáo hội với những lao động bất công và bạo hành, ước gì chúng ta sống trong bình an mà Đức Kitô phục sinh ban cho; chỉ khi nào đức tin toàn thắng thế gian trong con người chúng ta, khi đó chúng ta mới là kẻ xây dựng an bình.

 

 

 

 

 

54. Chú giải mục vụ của Alain Marchabour.

HIỆN RA VỚI CÁC MÔN ĐỆ (không có ông Tôma): 20,19-23

CHÚA HIỆN ĐẾN (cc. 19-20)

 

Cảnh tượng diễn ra có chiều ngày hôm ấy. Các tiểu đoạn trước xem chừng không thay đổi cách hành xử của các môn đệ (ta có thể nghĩ rằng các môn đệ ở đây ám chỉ nhóm Mười Một, dù rằng Lc 24,33 thêm “các bạn hữu” vào nhóm Mười Một này). Các ông sống trong lo âu sợ hãi và trốn tránh. Chính trong nơi cửa đóng then cài này mà Chúa Giêsu ngự đến. Sự hiện diện của Người không còn lệ thuộc vào luật lệ thể xác và những điều bó buộc tự nhiên như những sự bó buộc của con người với thể xác mình. Không thấy nói Chúa đi xuyên qua tường: đơn giản Người có thể hiện diện cách khác hơn loài người.

Chúa đến, như thuở sinh thời, là nguồn bình an. Người nói “Chúc anh em được bình an”, điều này không chỉ là một lời chúc xã giao, mà còn có nghĩa là món quà hữu hiệu của ơn cứu độ, của niềm vui và của sự bình an. Các dấu vết đóng đinh trên tay và cạnh sườn của Chúa Giêsu chứng tỏ rằng, bất chấp các tình huống kỳ lạ về sự xuất hiện của Chúa Giêsu, thánh sử không muốn rằng độc giả xem Chúa như một bóng ma, nghĩa là ai đó khác với Đấng chịu đóng đinh. Hẳn thật sự hiện diện thể lý bình thường của Chúa Giêsu đã chấm dứt, tuy nhiên con người đang đứng ở giữa họ là Chúa Giêsu, nghĩa là cũng một con người như Đấng họ đã biết và y trong, nhưng mà từ nay sự Phục Sinh đã làm biến đổi. Sự lo âu sợ hai tiêu tan, các môn đệ hân hoan vui mừng.

SỨ VỤ (cc. 21-23)

Những lần hiện ra tự nó không nhằm mục đích riêng. Chúng mở màn cho một sứ vụ. “Như”: đây không chỉ là một sự so sánh, đây là căn nguyên và nền móng. Các môn đệ được sai đi (theo từng chữ “làm Tông đồ”) để kéo dài hoạt động của Chúa Giêsu. Đây là lần đầu tiên trong Tin Mừng của mình, Gioan gán tước hiệu Tông đồ cho nhóm Mười Một. Chủ đề sai đi này đã được trình bày sâu rộng trong diễn từ tư tế (17,17-19). Như Thiên Chúa đã thổi sinh khí trên Ađam (St 2,7), như Thần Khí đã ngự xuống trên Chúa Giêsu (1,33-34), Chúa Giêsu mà Thiên Chúa đã tôn làm Chúa, thổi (cũng động từ Hy Lạp ở đây như trong St 2,7) quyền năng của Thần Khí trên các môn đệ (x. 14,26). Người là Đấng đến để có kinh nghiệm về cái chết, tự tỏ mình ở đây như là Chúa Tể sự sống. Còn các môn đệ, cho đến lúc ấy còn sợ hãi, bây giờ mặc lấy sức mạnh của Thiên Chúa. Như Thiên Chúa, rồi Đấng được sai đến là Chúa Giêsu, họ có thể tha tội, nghĩa là thanh tẩy tội lỗi trong quyền năng cái chết cảu Chúa Giêsu. Thần Khí kết buộc họ với Thiên Chúa chặt chẽ đến nỗi, khi họ được tha cho ai hoặc cầm giữ tội của ai, thì chính Thiên Chúa qua họ mà tha cũng như cầm giữ tội lỗi. Chúng ta có ở đây một dạng văn phạm gọi là “thì thụ động thần linh” nhằm tránh tên gọi Thiên Chúa qua thì thụ động. Ta có thể dịch như thế này: “Bất cứ người nào anh em tha… Thiên Chúa sẽ tha tội cho họ… Bất cứ người nào… Thiên Chúa sẽ cầm giữ tội họ”.

Chúa đến lần này, cũng như lần tiếp theo, đều diễn ra vào “ngày của Chúa”, nghĩa là vào lúc các Kitô hữu tiên khởi hội họp cử hành phụng vụ, thời điểm đặc biệt để Thiên Chúa hiện diện với cộng đoàn của Người và mỗi khi họ tập hợp để bẻ bánh cũng là mỗi lần hiện thực hóa một lần nữa việc sai họ đi khắp thế gian.

ÔNG TÔMA: KHÔNG THẤY MÀ TIN (20,24-29)

Việc ông Tôma vắng mặt cho phép người kể chuyện đưavào cảnh tượng tiếp sau. Sự cứng lòng không tin của ông Tôma được đặc biệt nhấn mạnh, bởi lẽ điều này được diễn tả gần như cùng một từ ngữ như trong 4,48: “Nếu không thấy dấu lạ điềm thiêng, các ông sẽ chẳng tin đâu”. Ông Tôma, là người tuy đã mời gọi các bạn đồng môn cùng đi cùng chết với Chúa Giêsu (11,16), lại chối từ cùng với các bạn đi theo Chúa trong đức tin vào Chúa Giêsu hằng sống. Ông có hai lỗi: trước hết không tin vào lời chứng của các Tông đồ; sau nữa, nghi ngờ Chúa Giêsu sống lại.

Chúa Giêsu hiện đến lần thứ hai cũng được miêu tả với những từ ngữ như lần thứ nhất. Tuy nhiên sự cứng lòng tin của ông Tôma cho phép thánh sử thực hiện hai mục tiêu: trước tiên việc nhấn mạnh về những dấu vết thương tích đánh dấu sự liên tục và sự liên ket giữa Chúa Giêsu chịu đóng đinh và Chúa Giêsu được tôn vinh. Chính việc nâng cao là thập giá làm nên mặc khải tối thượng về tình yêu của Chúa Cha và vinh quang của Chúa Con. Tiếp đến, đức tin mà ông Tôma, kẻ không tin, tìm gặp lại, trổi vượt đức tin của các môn đệ bởi vì ông dành cho Chúa Giêsu tước hiệu vĩ đại nhất của cả Tin Mừng: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!”. Trong số tất cả các tước hiệu của Chúa Giêsu đã được khai trình giữa chương đầu này, chúng ta đạt đến tột đỉnh mà mọi định nghĩa giáo lý sau này đều không thể vượt qua được. Giữa “Ngôi Lời là Thiên Chúa” ở Lời Tựa (1,1) và lời tuyên xưng Chúa Giêsu là “Chúa và Thiên Chúa”, mọi sự đều đã rõ. Quả là ngược mặc khải, kẻ làm chứng về chân lý này lại là người không muốn tin vào lời chứng của các Tông đồ.

Hạnh phúc cuối cùng là kết luận của Tin Mừng và là sự lặp lại chủ đề chính yếu của đối tượng: giữa thấy và tin, cảnh tượng và nghe biết, sự kỳ lạ và lời nói, thì chính phần thứ hai mới là điều kiện thường tình và lý tưởng của kẻ tin. Ngay cả những kẻ đã thấy, cũng phải tin hơn điều họ đã thấy. Ngôi Lời từ lúc mặc lấy các phàm, nghĩa là nhân tính nơi mà vẫn phải “nhận biết Thiên Chúa tỏ hiện trong vinh quang”. Chúng ta, những người lãnh nhận Tin Mừng, chúng ta quả có phúc vì đã không thấy mà nhờ những lời chứng của các Tông đồ, chúng ta gắn bó với Chúa Kitô và trở nên những kẻ tin vào Người.

KẾT LUẬN (20,30-31)

Hai câu này làm thành đoạn kết của Tin Mừng trước khi chương 21 được thêm vào. Gioan là tác giả duy nhất trong các thánh sử đã đưa vào tác phẩm của mình đoạn kết. Để cho độc giả tương lai tiện sử dụng, ông có hai xác định quan trọng:

Trước hết, Gioan nhận biết đã cố ý thực hiện một sự tuyển chọn trong số các sự kiện liên quan đến Chúa Giêsu. Vậy nên cần phải ghi nhớ điều đó mỗi khi thấy một vài thời kỳ trong cuộc đời của Chúa Giêsu được các Tin Mừng Nhất Lãm thuật lại, còn ông thì vẫn im lặng, và đừng vội kết luận rằng ông không hay biết các sự kiện đó. Trong khi định trước các môn đệ như những người lãnh nhận các dấu lạ, Gioan đặc biệt liên tưởng đến các độc giả của mình, tuy đã trở thành môn đệ, nhưng lại không thấy các dấu lạ được thực hiện trong cuộc đời của ông.

Sau nữa và nhất là, ông minh định mục tiêu của mình: kiên định các môn đệ trong đức tin vào Chúa Giêsu, vừa là Đấng Mêsia như Kinh Thánh đã hứa, vừa là Con Thiên Chúa, từ đó các môn đệ có được sự sống nhờ Chúa Giêsu. Như vậy, độc giả có sẵn chìa khóa để học hiểu. Tin Mừng không phải là một quyển sách bình thường, sáng tác để cho độc giả giải trí, mà là một quyển sách có sự sống; thừa hưởng cũng một năng lực từ sự xác tín và cũng một tiềm năng sự sống như lúc Chúa Giêsu còn tại thế. Đối với các độc giả sinh sống vào thời mà Chúa Giêsu không còn hiện diện bằng xác thể nữa, thì có quyển sách này đây, sẵn sàng cho cuộc hội ngộ giữa đoc giả và quyển sách, làm nảy sinh sự sống do đức tin vào Chúa Giêsu, Đấng Mêsia và Con Thiên Chúa.

 

 

 

 

 

55. Chú giải của Noel Quesson

 

Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở… Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giêsu lại có mặt trong nhà đó.

Trang Tin Mừng hôm nay thuật lại cho chúng ta hai lần Đức Giêsu Phục sinh “hiện ra” cách nhau tám ngày. Tự nhiên chúng ta dễ để tâm chú ý đến lần hiện ra thứ hai với “Tôma” hơn, vì ta thường đồng hóa với ông, khi trên thực tế ta cũng thấy nơi mình một “kẻ hồ nghi”, một “kẻ cứng lòng tin” và có thể gặp được nơi ông một thứ biện minh cho thái độ thiếu đức tin của ta.

Nhưng dù có thông đồng với Tôma, ta cũng không thể bỏ qua việc đọc trọn vẹn bản văn trên.

Trước tiên, ta cần lưu ý, Đức Giêsu hằng sống thường hiện ra vào Chúa nhật, ngày thứ nhất trong tuần, đó có phải là điều ngẫu nhiên không? Ta quá biết rõ, thời đó các Kitô hữu tiên khởi đâu có ngày nào cũng họp nhau lại. Hằng ngày mỗi người đều phải lo sinh kế. Họ không thể luôn sống bên nhau. Vì thế, Đức Giêsu Phục sinh chỉ hiện “đến” trong khung cảnh buổi họp mặt hằng tuần cua họ. Chúng ta có thể nhầm lẫn khi coi đức tin như một vân đề hoàn toàn “riêng tư” hay “cá nhân”: ta thấy rằng sự hiện diện của Đức Kitô Phục sinh đăc biệt được nhận biết, thấu cảm, và xác nghiệm trong khuôn khổ một cuộc gặp gỡ tập thể. Họ cùng hiện diện với nhau, tập họp chung ‘trong Giáo Hội’.

Các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông.

Vào lúc thánh Gioan viết những dòng trên. Giáo hội đang gặp sợ hãi và bách hại. Các môn đệ Đức Giêsu đã có thói quen tụ họp này tại nhà ông này, mai tại nhà ông khác. Họ đón tiếp nhau. Họ kiểm tra lẫn nhau: có những người rút lui, có những kẻ bỏ đức tin, bỏ nhóm. Họ đâm hoảng sợ. Họ đóng kín cửa. Nhưng giờ đây mỗi Chúa nhật như “Chúa nhật đầu tiên” này, “dấu chỉ” bữa tiệc ly lại được cử hành và một cách huyền nhiệm, Đức Giêsu lại lướt qua những kẻ thuộc về Người, trong “nơi mà họ hiện diện” tại Êphêxô, Côrintô, Giêrusalem, Rôma. Đúng vậy mỗi Chúa nhật là ngày Phục sinh! Chúa vẫn luôn hiện diện giữa cuộc sống chúng con. Chính Chúa làm cho chúng con sống động, dù không thấy Chúa nhưng chúng con vẫn tin.

Lạy Chúa, ngày nay chúng con cũng dễ khóa chặt cửa lại vì sợ hãi, khi Thánh Thần Chúa thổi đến, xin cho những bức tường vây hãm chúng con sụp đổ, để chúng con trở lại thời ca vang: Nào ta hãy mở rộng cửa cho Đức Kitô Phục sinh.

Trước khi đi xa hơn trong việc suy niệm đoạn tin Mừng trên, chúng ta tự hỏi Đức Giêsu muốn giải thoát để phục sinh chúng ta khỏi những tình trạng nào? Khỏi tình trạng bí bức không lối thoát, khỏi tình trạng sợ hãi, đóng cửa cài then, khỏi tình trạng “nguy tử” cho mình? Đó có thể là tội lỗi, thử thách về sức khỏe, đau đớn và thất vọng, khó khăn thuộc phạm vi gia đình, nghề nghiệp. Đó là “Nơi các môn đệ đang hiện diện: đóng cửa cài then!”

Người nói với các ông: “Chúc anh em được bình an”. Thế rồi, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Người lại nói với các ông: “Chúc anh em được bình an!”.

Niềm vui Phục sinh, niềm vui Kitô hữu, trước hết không phải là niềm vui dễ dàng, niềm vui tự phát; nghĩa là niềm vui tự nhiên làm ta thấy phấn khởi khi mọi sự đều ổn thỏa, tình trạng sức khỏe khả quan, “tuổi trẻ” vẫn tràn đầy sinh lực, công việc đều thành công, tương quan bạn hữu và gia đình luôn thoải mái. Nhưng niềm vui Phục sinh là niềm vui đến ‘sau’ sự sợ hãi! Đó là niềm vui và sự bình an khơi dậy từ một tình trạng hoàn toàn tuyệt vọng (từ cái chết của một kẻ bị đóng đinh) mà từ đó trở đi không có gì để cướp đi khỏi họ niềm vui này: đó là niềm vui và sự bình an phát xuất từ “lòng tin” vào Đức Giêsu. Cũng như ngày thứ nhất trong tuần đó, mỗi buổi họp mặt Chúa nhật, Đức Giêsu đều chúc bình an cho ta, qua tiếng nói của Linh mục: “Bình an của Chúa ở cùng anh chị em” và Công đồng Vatican II đã tái lập truyền thống xưa “hôn chúc bình an”: các Kitô hữu được mời gọi trao bình an cho nhau, nhân danh Đức Kitô: bắt tay nhau, ôm hôn, mỉm cười với nhau và chào chúc: “Bình an Đức Kitô. Đó không phải là cử chỉ tầm thường, nhưng là “trở nên Đức Kitô” đối với người gần cận của mình; “khi nhiều người tụ họp nhân danh Thầy, thì Thầy hiện diện ở đó giữa họ”

Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì bây giờ Thầy cũng sai anh em.

Đó! Chúng ta đâu có thể tưởng tượng được một lời nói như vậy! Thế mà chính Đức Giêsu lập lại cho ta. Tôi là một con người đâu có ra gì, thế mà lại trở nên Đức Giêsu, được sai gởi đến với anh em tôi y như Người đã được “Chúa Cha” sai gởi đến trần gian. Chúng ta đừng lướt qua nhanh những lời trên. Cũng đừng vội vàng gán cho Tôma là kẻ cứng lòng tin. Hãy dừng lại nơi những lời nói trên đây của Đức Giêsu. Ta hãy hiểu biết trách nhiệm trọng đại mà Người trao phó cho ta: “sứ vụ” của Đức Kitô được trao phó cho Giáo Hội và một phần cho tôi. Tôi được Đức Giêsu “sai đi” như Đức Giêsu được Chúa Cha “sai đến”. Một lần nữa tôi phải tìm hiểu ý nghĩa của hai từ trên: “sứ vụ” có nghĩa là “sự sai đi” (bởi tiếng La tinh là “missus”) và “tông đồ” có nghĩa là “kẻ được sai đi” (bởi tiếng Hy Lạp là ‘apostolos’). Khi tôi gặp một người nào trong công việc làm ăn, trong môi trường sống của tôi, thì không phải chỉ nhân danh cá nhân, hay vì lợi ích riêng của tôi, mà chính vì tôi được Đức Kitô sai đến? Tôi phải truyền thông cho bạn một sứ điệp của Đức Giêsu: chính Người nói với bạn những gì tôi sẽ nói với bạn; Người luôn “sống động” trong tôi. Tôi là “miệng lưỡi” của Người, là “thân thể” Người, kề cạnh bạn, để thông tỏ cho bạn tình yêu của Chúa Cha.

Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”.

Đó là việc ban Thánh Thần, một cuộc “tạo thành mới”: Thần Khí của Đức Giêsu được thông truyền cho các môn đệ. Đức Giêsu đã chết “đã tiến về gặp gỡ Chúa Cha” các Kitô hữu tiếp tục công trình của Người. Họ sẽ mang hơi thở sống động của Người, mang Thần Khí Người. Họ sẽ tiếp tục thể hiện những việc làm của Người. Sau này thánh Phaolô sẽ nói: “Anh em là thân hình Đức Kitô. Anh em là Đền thờ của Thánh Thần”. Còn thánh Gioan cho ta biết, Đức Giêsu lập lại cử chỉ của Thiên Chúa Đấng tạo thành trong sách Sáng thế (St 2,7): “Lạy Thánh linh tạo dựng, xin hãy đến!”.

Đối với Gioan, việc Thánh Thần ngự đến đã xảy ra vào chiều ngày Phục sinh: hoạt động cốt thiết của Đức Giêsu sau khi chiến thắng tử thần, là thông ban “Thánh Thần, Đấng đã Phục sinh Đức Giêsu từ cõi chết” (Rm 8,11). Trong kinh Tin kính đó là điều cốt yếu ta kháng định về Thánh Thần: “Người là Thiên Chúa, và là Đấng ban sự sống”. Thần Khí được trao ban cho các môn đệ ngay buổi chiều ngày Phục Sinh, sẽ hiện lộ ngời sáng trên công trường năm mươi ngày sau đó, vào ngày lễ Ngũ tuần. Đó là thần khí của Thiên Chúa vừa mới thành công rực rỡ, ta dám nói như thế – khi giật Đức Giêsu ra khỏi quyền lực tử thần, và mạc khải Ngài như con Thiên Chúa, nhờ cuộc Phục sinh. “Xét như Đấng đã được Thần Khí thánh hóa, Người đã được đặt làm con Thiên Chúa với tất cả quyền năng, do việc Người từ cõi chết sống lại” (Rm 1,4).

Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha.

‘Thắt buoc” và “tháo cởi”, “tha giải” và “cầm giữ”. Kiểu nói này là một hình thức văn phạm của tiếng Aramên: theo đó, người ta dùng hai từ nghịch nghĩa nhau để xác nhận một thực tại cách mạnh mẽ hơn, và để nhấn mạnh tới từ mang tính “tích cực”. Như thể, khi trao ban cho các môn đệ Thần Khí Ngài, Đức Giêsu cũng thông nho họ quyền tháo gỡ con người khỏi sự ác: kể từ đó, ngay tại trần gian, các ông trở nên những kẻ mang” tình xót thương của Thiên Chúa cho mọi người, cũng như Đức Giêsu đã trở nên hiện thân của tình thương đó! “Như Chúa Cha đã sai Thầy thì bây giờ Thầy cũng sai anh em”. Người Kitô hữu cũng được trao ban cho chính sứ vụ mà Đức Giêsu đã tuyên bố là của Người, trong Hội đường Nagiarét, vào lúc khởi đầu tác vụ: “Thần khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi báo Tin mừng cho kẻ nghèo hèn, công bố một năm hồng ân của Chúa, trả lại tự do cho người bị áp bức” (Lc, 4,18-19). Tôi có mang thần khí đó, Thần khí giải phóng, Thần khí ban sự sống, Thần khí yêu mến và tha thứ nhân danh Đức Giêsu không? Tha thứ là một ân huệ Phục sinh.

Một người trong nhóm Mười Hai, nên là Tôma, không có mặt khi Đức Giêsu đến. Ông nói: “Nếu tôi không thấy… tôi chẳng có tin”.

Đó là “con người chậm trễ”. Sau buổi lễ gặp mặt, ông mới tới. Trong Tin Mừng, Tôma luôn là người chỉ tin vào lương tri của mình, là người thiết thực nên nghi ngại cả thái độ liều lĩnh của Đức Giêsu: “Lạy Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu? (Ga. 14,15). Khi Đức Giêsu nói đến sự phục sinh cho Lagiarô, thì Tôma chỉ thấy trước mắt cái chết (Ga 11,15-16).

Tám ngày sau… Đức Giêsu lại đến và nói: “Đặt ngón tay vào đây và hãy nhìn xem tay Thầy, đừng cứng lòng tin nữa”.

Một tuần. Tôi thấy như Đức Giêsu đang mỉm cười hóm hỉnh trao đổi với Tôma. Người có vẻ đang nói với ông: “Này anh bạn, bạn tưởng tôi đã chết và khuất mặt, khi bạn bày tỏ thái độ không tin. Nhưng tôi vẫn hiện diện lúc đó, cách vô hình, chứng kiến các bạn nói chuyện với nhau. Tuy nhiên, lúc đó tôi không tỏ mình ra với các ban”. Đó là thái độ kiên nhẫn của Thiên Chúa. Người đã chọn thời gian của Người.

Ông Tôma thưa Người: “Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con!”

Đó là tiếng kêu diễn từ một lòng tin của con người đã đòi “chạm, thấy”. Ong đã hiểu được Đức Giêsu cho dù không hiện hình, vẫn có đó! Người hiện diện cả vào giờ phút ông nghi ngờ.

Vì thấy Thầy, nên anh đã tin. Phúc thay những người không thấy mà tin.

Đó là mối phúc, mối phúc cuối cùng. Những thực tại cao siêu nhất của Thiên Chúa, ta không thể tự mình thấy được. Chỉ có “đức tin” dẫn đưa chúng ta tiến sâu vào những thực tại đó. Và đó chính là hạnh phúc đích thực!

 

 

 

 

 

56. Chú giải của Fiches Dominicales.

TỪ CHÚA NHẬT NÀY TỚI CHÚA NHẬT KIA,

TỪ NHẬN THỨC ĐẾN TRUYỀN GIÁO (Ga 20,19-31)

 

 

VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI

1) Từ ‘ngày đầu tuần’

Phần đầu của Phúc âm Chúa nhật này đưa ta đến “sau cái chết của Đức Giêsu, vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuan ngày quy tụ phụng vụ của các Kitô hữu, thời gian thuận tiện để Đức Giêsu hiện diện giữa cộng đoàn mà Người quy tụ lại để chia sẻ Lời và Bánh, và để sai họ đi vào thế giới.

Các môn đệ quy tụ lại ở cùng một nơi: một kiểu nói mà thánh sử dùng để báo trước tính giáo hội của việc Chúa hiện ra mà ngài sắp tường thuật. Các cửa đều “đóng kín” vì “sợ người Do thái? Nỗi sự hãi cho đến lúc này vốn bao trùm những người Israel, đến nỗi họ không dám tuyên bố ủng hộ Đức Giêsu, thì từ nay còn là phận của các môn đệ thân tín của Chúa: các ông đang cảm nhận một tâm trạng lo âu sợ hãi mà lát nữa đây ơn bình an sẽ đối nghịch lại và khoả lấp hết.

Người ta dễ dàng nhận ra ba tiến trình đặc biệt của những lần gặp gỡ sau phục sinh: Đức Giêsu có sáng kiến (1), Người tự tỏ mình ra cho các môn đệ (2) người uỷ thác cho các ông một sứ mạng (3).

– Sáng kiến của Đức Giêsu:

+ Đức Giêsu “đến” như vậy là Người thể hiện lời đã hứa với các môn đệ trong bài diễn từ giã biệt: “Thầy sẽ đến cùng anh em” (14,18-28).

+ Người “đứng giữa các ông”, dịch sát nghĩa là “Người đứng dậy”, chuyển từ trạng thái đang nằm, ý nói là chết sang tư thế thẳng đứng của Đấng phục sinh.

+ “Chúc anh em được bình an”. Đó là những lời đầu tiên Đấng-hằng-sống gởi cho các môn đệ của Người đang tu họp. Đây không phải chỉ là lời chào hỏi thông thường “Shalom” của những người Do thái khi gặp nhau. Càng không phải là lời cầu chúc suông, nhưng là ơn huệ mang hiệu quả thực sự của Bình an, đúng như lời Chúa hứa: “Thầy ban cho anh em bình an của Thầy; Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng” (14.27).

Các môn đệ nhận biết Chúa.

Đức Giêsu cho họ xem “tay và cạnh sườn Người” (đối chiếu với ngọn giáo của Gioan 19,34). Chắc chắn từ nay đã qua rồi thời gian người hiện diện thể lý, nhưng Đấng đang đứng giữa họ lúc này vẫn là Đức Giêsu, nghĩa là cũng vẫn là Đấng mà họ đã thấy chết và được mai táng, nhưng từ nay đã biến hình đổi dạng nhờ mầu nhiệm Phục sinh. Và trong cái “nhận Thầy” do lòng tin ban cho, các môn đệ “tràn đầy niềm vui” niềm vui bất tận và Chúa đã báo trước cho các ông: “Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng và niềm vui của anh em không ai lấy mất được” (16,22).

Trao phó sứ mạng:

Việc các môn đệ đươc gặp Đấng-đang-sống, cùng nhận ra Đấng đã trải qua và chiến thắng vẻ vang cơn thử thách của cái chết trên thập giá, không phải là đã hoàn tất. Cuộc gặp gỡ ấy giờ đây khai mở một sứ mệnh.

+ Sau khi đã làm mới lại ơn bình an: “Chúc anh em được bình an!”.

+ Đức Giêsu “thổi hơi vào các ông”, làm lại cử chỉ ban đầu khi tạo dựng con người, giống như trong Sáng thế ký 2,7: ở đây hành động này càng ám chỉ rõ nét là hành động sáng tạo của Chúa, nhất nữa vì đây là lần duy nhất Tân Ước sử dụng cách diễn tả của bản văn Sáng thế ký.

Đúng là một cuộc tạo dựng mới. Đức Giêsu vinh hiển thông ban Thần Khí tái sinh cho con người. Khi cho họ được chia sẻ sự hiệp thông với Chúa. “Như (chữ ‘Như’ ở đây không phải chỉ là một so sánh, nhưng ám chỉ một nền tảng, một liên hệ sâu xa) Chúa Cha đã sai Thầy, thì bây giờ Thầy cũng sai anh em”.

+ Và nếu các môn đệ được sai đi, chính là để loan báo cho ‘mọi người tin mừng về ơn tha thứ của Thiên Chúa’. X. Leon- Dufour giải thích: “Tha/cầm giữ “ lối văn chương Do thái dùng một cặp từ trái nghĩa nhau để diễn tả một sự trọn vẹn ở đây cách diễn tả ấy có nghĩa là tron vẹn quyền thương xót được đấng Phục sinh trao ban cho các môn đệ. Thể văn thụ động diễn tả hiệu quả đạt được đều ngụ ý rằng chính Thiên Chúa mới là Đấng ban ơn tha thứ, cách dùng thì (động từ) ở quá khứ hoàn thành có nghĩa là ơn tha thứ của Chúa là yếu tố quyết định. Người ta sẽ có thể giải thích một cách rộng rãi là khi cộng đoàn tha thứ, thì chính Thiên Chúa tha thứ vậy. (Lecture de l’evangile se lon Jean. quyển IV, Seuil. tháng 11/1996, trang 241).

2) đến buổi tụ họp “tám ngày sau”

Lần hiện ra thứ hai đã được tác giả đặt vào ‘tám ngày sau’, tức Ngày Chúa nhật tiếp đó, ngày mà các Kitô hữu của Gioan quy tụ lại để cử hành Thánh Thể, để chia sẻ Bánh va Lời như chúng tôi đã viết ở trên. Ngày đó trong sách Khải Huyền, cũng được gọi là “Ngày của Chúa”. Đó là ngày tưởng niệm mầu nhiệm Phục sinh của Đức Kitô.

Ông Tôma, được tác giả báo trước, “không có mặt khi Đức Giêsu đến”. Độc giả của Phúc âm thứ tư đồng hoá mình ngay với Tôma, bởi lẽ chính người ấy cũng được mời gọi chỉ dựa vào nguyên chứng từ của các Tông Đồ mà có được niềm tin phục sinh: “Chúng tôi đã được thấy Chúa!”.

Ngay lập tức, Tôma từ chối nhận chứng từ của cộng đoàn; ông đòi xem tận mắt, sờ tận tay, tự mệnh xác minh thì mới tin: “nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin”.

Thế là diễn ra lần hiện ra thứ hai của Đức Giêsu được mô tả cùng một kiểu cách như lần trước. Đức Giêsu lại hiện đến, mặc dầu các cửa đều “đóng kín”. Một lần nữa Người nói lời cầu chúc bình an cho các môn đệ, lời mang ơn cứu độ của phục sinh: “Chúc anh em được bình an!”. Người cho Tôma xem tay và cạnh sườn như để nhấn mạnh cho ông hiểu rằng Đấng bị đóng đinh xưa với Đấng nay được vinh hiển cũng la một. Giữa hai tình trạng đó vẫn có sự nối kết và liên tục. Rồi Người bảo ông: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa bàn tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng tin nữa, nhưng hãy tin”.

Tác giả chẳng cần nói đến chuyện người môn đệ kia không còn nghĩ đến việc đưa bàn tay ra để sờ và đặt vào cạnh sườn Chúa nữa. Ông kể lại phản ửng tức thời của Tôma là thay đổi hẳn thái độ; con người ấy một khi đã vấp phải chướng ngại là cái chết, thì giờ đây công khai tuyên xưng niềm tin tuyệt đối:

“Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con”, trong tư cách là người phát ngôn của cộng đoàn Kitô hữu. Độc giả nào tự cho mình có thái độ như thái độ đầu tiên của Tôma đều được mời gọi thực hiện một sự trở lại tương tự.

3) Cho tới Chúa nhật hôm nay, ngày chúng ta tụ họp

Câu chuyện Đức Giêsu hiện ra kết thúc bằng một mối phúc hứa ban cho tất cả. Những ai đang sống vao thời không còn sự hiện diện hữu hình của Đức Kitô, cũng hứa ban cho chính chúng ta, những con người hôm nay đang tụ họp nhân danh Người: “Ai không thấy mà tin, mới là người có phúc”.

Dufour kết luận: “Lời hứa này không còn liên quan tới Tôma nữa, nhưng là nhắm đến các môn đệ tương lai. Cộng đoàn Kitô hữu hôm nay không có gì phải nuối tiếc về khoảng cách và sự khác biệt về hoàn cảnh sống của mình. Nếu cách thức cộng đoàn tiếp cận niềm tin không giống như các tông đồ trước đây, thì những ai đang và sau này không thấy mà tin, chính họ là người có phúc vậy. Kinh nghiệm mà những chứng nhân tận mắt được hưởng là kinh nghiệm làm nền và không thể được tái diễn: kinh nghiệm ấy được ban cho họ không chỉ vì họ mà thôi, nhưng còn vì những thế hệ tương lai mà lòng tin sẽ dựa vào lời chứng được truyền lại cùng với sức mạnh của Thánh Thần, chứ không dựa vào những dấu chỉ cụ thể về sự Chúa hiện diện, xuyên qua các môn đệ đang đứng trước mặt Người lúc đó, Đức Giêsu hướng chú ý của Người tới tất cả những ai sẽ nối tiếp các ngài sau này tới tất cả con cái Thiên Chúa mà Người đã đến quy tụ lại nên một; vào buổi chiều lễ Vượt qua. Đức Giêsu há đã chẳng nói với các môn đệ của Người rằng sứ mạng của các ông từ nay sẽ diễn tả và nối dài sứ mạng của Người đó sao? Giờ đây lòng trí Người hẳn đang nghĩ tới những ai sẽ là thành quả của sứ mạng được sai đi rao giảng và làm chứng này.

Cuộc gặp gỡ của Đấng đang-sống với các môn đệ của Người không kết thúc bằng sự nghỉ ngơi. Cuộc gặp gỡ ấy vẫn luôn là một khai mở hàng về một tương lai vô tận trong niềm hân hoan tồn tại dù khi các chứng nhân tận mắt không còn nữa. Đó là điều đã được diễn tả khéo léo trong thư thánh Phêrô: “Tuy không thấy Người, anh em vẫn yêu mến, tuy chưa được giáp mặt, mà lòng vẫn kính tin. Vì vậy anh em được chan chứa một niềm vui khôn tả” (1Pr 1,8-9) (O.C., trang 251-252).

BÀI ĐỌC THÊM.

Từ những lần Đức Kitô hiện ra đến việc Người loan báo

(G.Bessière, trong Thiên Chúa rất gần, Năm A”, Desclée de Brouwer, trang 53-54).

“Lời Chúa nói với Tôma: “Vì anh đã thấy Thầy, nên anh mới tin. Ai không thấy mà tin, mới là người có phúc” không đặt Tôma vào vị trí đối lập với các tông đồ khác. Lời đó phân biệt ra hai lớp người tin: thế hệ các chứng nhân trực tiếp về đời sống Đức Giêsu và đông đảo các tín hữu sau này không được biết trực tiếp Đức Giêsu. Chế độ thông thường của đức tin sẽ là như vậy.

Câu chuyện kể về ông Tôma đánh dấu sự chuyển đổi từ những lần Đức Kitô “hiện ra” đến việc Người “loan báo”. Từ nay chứng từ phải khơi gợi nên sự gắn bó với “con đường” là chính Đức Giêsu. Ta sẽ gặp lại Người đang khi cùng với các anh em bước theo Người trên con đường ấy, và đang khi sống chan hoà tình cảm tạ, tình huynh đệ, tình hoà hảo, là những dấu chỉ thâm sâu của Chúa Thánh Thần.

Nhiều người vẫn muốn tìm kiếm những biến cố lạ thường, những dấu hiệu giật gân thuộc loại được Chúa hiện ra hoặc được thị kiến mà chẳng mấy khi quan tâm đến Phúc Âm của Đức Giêsu, hay đời sống của các Kitô hữu, cùng tất cả những gì Chúa làm trong cuộc sống đời thường của con người. “Ai không thấy mà tin, mới là người có phúc”. Tin là ngày qua ngày đi theo Đức Kitô phục sinh đồng thời đón nhận ơn Người thúc đẩy biến đổi đời mình theo lòng mong ước của Chúa Cha vậy”.

 

 

 

 

 

57. Chú giải của William Barclay.

CHÚA KITÔ SAI PHÁI (Ga 20,19-23)

 

Có lẽ các môn đệ vẫn tiếp tục họp tại phòng cao, nơi đã tổ chức Bữa Tiệc Ly. Nhưng họ đã họp mặt trong bầu khí đầy sợ hãi. Họ kinh hoàng vì đã biết sự cay cú độc ác của dân Do Thái vừa giết Chúa, và cac môn đệ sợ rằng tiếp theo sẽ tới phiên họ. Họ đã họp lại trong sợ hãi, sợ từng tiếng chân đi ngoài hành lang, từng tiếng gõ cửa, e có tay sai của Tòa Công Luận đến bắt họ. Đang lúc đó, thình lình Chúa Giêsu hiện ra giữa họ, Ngài chào họ bằng lời chào thông thường của người Phương Đông: “Chúc anh em được bình an”. Câu ấy mang ý nghĩa nhiều hơn là: “Cầu mong cho anh em khỏi lo lắng bối rối”. Nó có nghĩa: “Nguyện Thiên Chúa ban cho anh em moi điều tốt lành”. Sau đó Chúa Giêsu ban cho môn đệ một mệnh lệnh, sự sai phái mà Hội Thánh chẳng bao giờ được quên.

1) Ngài phán rằng Chúa Cha đã sai Ngài thế nào, Ngài cũng sai phái họ y như vậy. Đây là điều mà Westcott đã gọi: “hiến chương của Hội Thánh”. Nó có ba nghĩa.

a/ Chúa Giêsu cần Hội Thánh. Đúng như thánh Phaolô muốn nói khi ông gọi Hội Thánh là “thân thể của Chúa Kitô” (Ep 1,23; 1Cr 12,12). Chúa Giêsu đã đến với một sứ điệp cho mọi người, bây giờ Ngài trở về cùng Chúa Cha. Sứ điệp ấy sẽ chẳng bao giờ đến được với mọi người nếu Hội Thánh không loan truyền. Hội Thánh phải là cái miệng nói thay cho Chúa, là đôi chân đi những nơi Ngài cần đến, là đôi tay để làm công việc của Ngài. Sứ điệp của Chúa Kitô được đặt vào tay Hội Thánh. Vậy ý nghĩa nhất trong câu chuyện này là Chúa Giêsu tùy thuộc vào Hội Thánh.

b/ Hội Thánh cần Chúa Giêsu. Một sứ giả cần có người phái mình đi, cần có sứ điệp để mang đi, cần một thế lực, một thẩm quyền để hậu thuẫn cho sứ điệp mình mang đi, người ấy cần có người để nhờ cậy khi nghi ngờ và gặp khó khăn. Vì thế, Hội Thánh cần Chúa Giêsu. Nếu không có Ngài, Hội Thánh sẽ không có sứ điệp, không có năng lực, không có ai để nương cậy khi bị chống đối, không có gì để soi sáng cho tâm trí, thêm sức cho đôi tay, khích lệ cho tâm hồn. Vậy, câu này có nghĩa là Hội Thánh lệ thuộc vào Chúa Giêsu.

c/ Nhưng ở đây vẫn còn một điểm khác nữa. Việc Hội Thánh được Chúa Giêsu sai phái song song với việc Ngài được Chúa Cha sai phái. Không ai đọc tường thuật của sách Gioan mà không thấy tương quan giữa Chúa Giêsu và Chúa Cha luôn luôn dựa trên sự vâng phục trọn vẹn và tình yêu trọn vẹn của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu làm sứ giả của Chúa Cha, chỉ vì Ngài vâng phục và yêu mến Chúa Cha cách trọn vẹn. Do đó Hội Thánh cũng chỉ làm sứ giả, công cụ cho Chúa Giêsu khi Hội Thánh yêu mến và vâng phục lời Ngài thật sự trọn vẹn. Hội Thánh không thể ra đi với các chính sách nhân tạo của mình mà phải theo ý của Chúa Giêsu. Bất cứ lúc nào cố ý dựa vào sự khôn ngoan và năng lực riêng để giải quyết vấn đề mà không tìm ý muốn và hướng dẫn từ nơi Chúa Giêsu, Hội Thánh sẽ thất bại.

2) Chúa Giêsu hà hơi trên các môn đệ để ban Thánh Thần. Khi nói như vậy chắc chắn Gioan đang nhớ lại câu chuyện sáng tạo con người. Tác giả xưa đã viết: “Thiên Chúa bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sinh khí vào lỗ mũi, thì con người trở nên một loài sinh linh” (St 2,7). Đó cũng chính là bức tranh mà Êdêkiên đã thấy trong thung lũng đầy hài cốt khô, ông nghe Chúa phán với gió: “Hỡi hơi thở, hãy đến từ gió bốn phương, thở trên những người bị giết, để cho chúng được sống” (37,9). Khi Thánh Thần đến, có sáng tạo mới, như đánh thức sự sống từ trong cái chết. Khi Thánh Thần xuống trên Hội Thánh, Hội Thánh được đánh thức và tái tạo để thi hành nhiệm vụ của mình.

KẺ NGỜ VỰC CHỊU THUYẾT PHỤC (Ga 20,24-29)

Với Tôma, ong chỉ còn chờ thập giá mà thôi. Khi Chúa Giêsu đề nghị đến Bêtania lúc được tin Ladarô bị bệnh, Tôma nói: “Chúng ta hãy tới đó để cùng chết với Ngài” (Ga 11,16). Tôma không thiếu can đảm, nhưng ông có tính bi quan. Không ai nghi ngờ việc Tôma rất yêu mến Chúa Giêsu. Ông yêu Ngài đủ để sẵn sàng cùng đi với Ngài lên Giêrusalem, sẵn sàng để chết khi các môn đệ khác phân vân, sợ hãi. Điều mà Tôma chờ đợi đã xảy ra, và khi việc xảy ra như ông chờ đợi thì ông vẫn đau đớn vô cùng, ông đau đớn đến độ không muốn nhìn mặt ai nữa, ông ở riêng với niềm đau của mình.

Vua George Đệ Ngũ thường nói một trong những quy luật sống của ông: “Nếu ta phải chịu đau khổ thì hãy để ta như một con vật tốt giống và để ta chịu khổ một mình trong cô đơn”. Tôma phải đối diện với nỗi đau buồn của ông trong cô đơn. Vì thế, khi Chúa Giêsu trở lại với các môn đệ thì Tôma đã không có mặt. Với ông tin báo Chúa Giêsu sống lại là một tin dường như quá tốt lành đến độ không thể tin có thật, vì thế ông đã không chịu tin. Với tâm trạng phân vân do bản tính bi quan, ông tuyên bố chẳng bao giờ ông tin Chúa Giêsu sống lai từ cõi chết, cho đến khi thấy tận mắt, đặt ngón tay ông vào dấu đinh trên tay Chúa và đặt bàn tay ông vào chỗ mũi giáo đã đâm nơi hông Ngài (Kinh Thánh không chép gì về các vết thương nơi bàn chân Chúa Giêsu, vì trong hình phạt đóng đinh vào thập giá, đôi chân không bị đóng đinh, chỉ cột vào đó mà thôi).

Thêm một tuần lễ trôi qua, lần này Tôma có mặt với các môn đệ khác. Chúa Giêsu biết rõ tấm lòng của Tôma, Ngài lặp lại lời ông và mời ông tự làm cuộc trắc nghiệm mà ông từng đòi hỏi. Bấy giờ, lòng Tôma tuôn trào tình yêu và thờ kính, ông chỉ có thể thốt lên: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” Chúa Giêsu nói với ông: “Tôma ơi, ngươi cần thấy tận mắt rồi mới chịu tin, nhưng sẽ có lúc người ta chỉ thấy bằng con mắt đức tin và tin nhận. Trong câu chuyện này tâm tính Tôma đã bộc lộ rõ ràng trước mắt chúng ta:

1) Tôma đã phạm một lỗi lầm. Ông đã vắng mặt trong buổi họp mặt anh em. Ông tìm sự cô đơn hơn là họp nhau. Và vì không có mặt với các bạn nên ông mất cơ hội gặp Chúa Giêsu lúc Ngài đến đó lần thứ nhất. Chúng ta sẽ bị mất mát nhiều nếu tự tách mình ra khỏi cong đoàn để tìm cách sống cô đơn. Nhiều điều có thể xảy ra khi chúng ta cùng ở với nhau trong Hội Thánh Chúa, nhưng sẽ không xảy ra khi chúng ta sống cô đơn. Khi gặp cảnh đau buồn, chúng ta thường có khuynh hướng muốn đóng cửa lại, nhốt mình riêng một nơi, không muốn gặp ai cả. Nhưng chính những lúc như thế, mặc dù đau buồn, chúng ta nên tìm cách thông hảo với anh em, vì trong sự thông hiệp đó chúng ta có cơ may gặp Chúa.

2) Nhưng Tôma có hai đức tính lớn. Ông nhất định không chịu nói là tin khi ông không tin, không bao giờ nói mình hiểu trong khi không hiểu. Ông không hề đè nén sự nghi ngờ. Tôma không thuộc loại người chịu thông qua điều chưa hiểu. Ông muốn biết chắc mọi sự, và thái độ này của ông hoàn toàn đúng.

Một người đòi hỏi chắc chắn thì có đức tin vững vàng hơn kẻ chỉ lặp đi lặp lại như con vẹt những điều mình chẳng bao giờ suy nghĩ đến, không thật sự tin tưởng. Chính hoài nghi như thế đến cuối cùng sẽ đạt đến chỗ tin chắc.

3) Đức tính kia của Tôma là khi biết chắc, ông sẽ đi cho đến cùng. Ông nói: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” Với Tôma không có vị trí lưng chừng. Ông không làm bộ hoài nghi chỉ nhằm chơi trò xiếc tinh thần, ông nghi ngờ vì muốn trở thành người biết chắc, và khi đã chắc rồi, ông hoàn toàn vâng phục. Khi một con người chiến đấu với nỗi hoài nghi để đi đến chỗ tin Đức Giêsu là Chúa, người ấy đạt được sự chắc chắn mà những người dễ dàng chấp nhận không suy nghĩ sẽ chẳng bao giờ đạt tới được.

TÔMA VÀO NHỮNG NGÀY SAU ĐÓ (Ga 20,24-29)

Chúng ta không rõ những ngày sau đó điều gì xảy đến cho Tôma. Nhưng có một sách ngoại kinh nhan đề: “Các công việc của Tôma” dựng lại tiểu sử của ông. Dĩ nhiên đây chỉ là truyền thuyết cũng có phần nào là lịch sử, và trong sách đó, Tôma được mô tả trung thực với tính tình của ong. Sau đây là một phần trong câu chuyện đã được kể lại về ông.

Sau khi Chúa Giêsu sống lại, các môn đệ phân bổ khu vực rao giảng Phúc Âm, mỗi người đến một nơi nào đó để truyền bá Phúc Âm cho mọi người khắp thế gian đều được nghe. Tôma bắt thăm nhằm xứ Ấn Độ (Giáo Hội thánh Tôma ở miền Nam Ấn truy lai lịch của họ từ Tôma). Thoạt đầu Tôma không chịu đi, ông bảo ông không đủ sức thực hiện một chuyến đi xa đến thế. Ông nói: “Tôi là một nguòi Do Thái, làm sao lại có thể đến sống giữa những người Ấn Độ mà rao giảng chân lý cho họ được?”. Tối đến, Chúa Giêsu hiện đến với ông và phán: “Hỡi Tôma đừng sợ, hãy đến Ấn Độ và giảng ở đó, vì ân sủng Ta ở với ngươi?. Thế nhưng Tôma vẫn ngoan cố từ chối. Ông nói: “Nếu Ngài muốn sai con đi thì sai, nhưng đi nơi nào khác chứ không đến với dân Ấn, con sẽ không đi đâu!”. Bấy giờ có một thương nhân tên Abbanes từ Ấn đến Giêrusalem, ông được nhà vua Gundaphorus sai đi tìm một thợ mộc giỏi đem về Ấn Độ, và Tôma vốn là thợ mộc. Chúa Giêsu đến cùng Abbanes ngồi chơi và hỏi: “Ông có muốn mua một thợ mộc không?” Abbanes đáp “Muốn” Chúa Giêsu nói: “Tôi có một tên nô lệ làm thợ mộc và tôi muốn bán”. Rồi Ngài chỉ Tôma đứng ở đàng xa, họ thuận giá và Tôma bị bán. Tờ bán viết như sau: “Tôi tên là Giêsu, con trai Giuse làm thợ mộc, nhìn nhận có bán tên nô lệ của tôi là Tôma cho ông Abbanes, thương gia của Gundaphorus, vua dân Ấn”. Sau khi biết xong giấy bán, Chúa Giêsu đi tìm Tôma, đưa ông đến với Abbanes. Abbanes hỏi: “Có phải người đó là chủ của anh không?” Tôma đáp: “Phải!” Abbanes nói: “Tôi đã mua anh từ tay ông ta”. Tôma yên lặng. Sáng hôm sau, Tôma dậy sớm cầu nguyện, sau đó ông thưa với Chúa Giêsu: “Lạy Chúa Giêsu con xin đi bất cứ nơi nào Ngài muốn, nguyện ý Ngài được nên trọn”. Đó chính là Tôma một người chậm tin, nhưng khi đã tuân phục thì tuân phục hoàn toàn.

Câu chuyện tiếp tục kể rằng vua Gundaphorus ra lệnh cho Tôma xây một cung điện, Tôma tâu rằng ông có đủ khả năng để làm việc ấy. Nhà vua cấp tiền đầy đủ cho ông mua vật liệu và thuê nhân công, nhưng ông đem phân phát hết cho người nghèo. Ông luôn tâu với vua rằng ngôi nhà đang được xây cất, sau đó nhà vua sinh nghi, cho gọi Tôma đến và hỏi: “Ngươi xây cung điện cho ta xong chưa?” Tôma đáp: “Xong rồi!” Nhà vua hỏi: “Vậy bây giờ ta đến xem được chăng?” Ông đáp: “Bây giờ hoàng thượng chưa thể đến xem được, nhưng sau khi lìa bỏ cõi đời này thì hoàng thượng sẽ thấy”. Thoạt đầu nhà vua nổi cơn thịnh nộ và tính mạng Tôma bị đe dọa, nhưng cuối cùng nhà vua tin Chúa. Như thế, Tôma đã đem Kitô giáo đến Ấn Độ.

Nơi Tôma có cái gì rất đáng yêu, đáng ngưỡng mộ. Với Tôma, có đức tin không phải là chuyện dễ. Ông không bao giờ sẵn sàng vâng lời ngay. Ông là người muốn biết chắc chắn, ông tính thật kỹ giá phải trả. Một khi đã biết chắc, ông nhất quyết tin và vâng phục cho đến cuối cùng. Đức tin như ông tốt hơn loại đức tin bằng đầu môi chót lưỡi, vâng lời như ông tốt hơn cái gật đầu dễ dãi đồng ý nhận làm một việc gì đó mà không cân nhắc, để rồi sau đó lại rút lại điều mình đã hứa.

MỤC TIÊU CỦA SÁCH PHÚC ÂM (Ga 20,30-31)

Rõ ràng theo mục tiêu đã hoạch định từ ban đầu, sách Phúc Âm này phải chấm dứt ở đây. Chúng ta có câu kết thúc tự nhiên và chương 21 tiếp theo phải được xem là phụ lục được thêm về sau này. Đoạn này đã tóm tắt mục tiêu của tác giả cách ngắn gọn và đầy đủ.

1) Các sách Phúc Âm không có ý đưa ra một tường thuật đầy đủ về đời sống Chúa Giêsu. Các sách này không ghi theo từng ngày, từng giờ của Chúa, nhưng lại ghi chép một cách chọn lọc. Các tác giả không kể lại cho chúng ta tất cả mọi sự Đức Giêsu đã phán dạy hay thực hiện, vì kể như vậy chẳng bao giờ có thể xong được, nhưng họ chọn lọc các biến cố điển hình nhằm vạch rõ Chúa là ai, và các loại công việc mà Ngài thường làm.

2) Hơn nữa, các sách Phúc Âm không có viết về tiểu sử Chúa Giêsu, mà chỉ nhằm kêu gọi người ta hãy nhận Ngài làm Chúa Cứu Thế, là Thầy và Chủ của mình. Mục tiêu sách không nhằm thông báo tin tức, nhưng nhằm ban sự sống. Các sách ấy mô tả Đức Giêsu thế nào cho người đọc phải thấy, Người giảng dạy, hoạt động, chữa bệnh như vậy không ai khác hơn Con Thiên Chúa. khi đã tin như vậy thì độc giả sẽ tìm được bí quyết của một đời sống đích thực.

Nếu đọc các sách Phúc Âm như một loại sách sử ký hay tiểu sử, chúng ta đã sai lầm. Chúng ta phải đọc các sách ấy như những người đi tìm kiếm Chúa chứ không phải sử gia tìm tài liệu lịch sử.

Theo bất cứ quan điểm nào, chương 21 cũng là chương sách lạ lùng. Gioan đã chấm dứt chương 20, nhưng rồi dường như lại bắt đầu trong chương 21. Nếu không có những điều thật đặc biệt cần nói, chắc tác giả không thêm chương này. Chúng ta biết trong Phúc Âm Gioan thường có hai nghĩa, một nghĩa hiển lộ, một nghĩa ẩn tàng. Khi nghiên cứu chương này, chúng ta sẽ cố gắng tìm những lý do tại sao nó lại được thêm vào cách lạ lùng như vậy, sau khi sách này đáng lẽ phải chấm dứt.

home Mục lục Lưu trữ