Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Thống kê truy cập
Đang online: 23
Tổng truy cập: 1366860
Không Ai Không Trong Sạch Được Hưởng Mặt Chúa
Không Ai Không Trong Sạch Được Hưởng Mặt Chúa
Tháng 11 là tháng để chúng ta tưởng nhớ tới những người đã ra đi trước chúng ta, tới sự chết và sự sống đời đời. Sau đây là câu chuyện vui mà nó diễn tả phần nào sự kiện của con người sau khi chết.
Một ông kia giầu có nhưng có tính giữ của. Vì muốn giữ lại gia tài mà ông hiện có sau khi chết nên ông đã chia gia tài cho bà vợ và các con với lời dặn: Khi đến trước quan tài của ông, mỗi người phải bỏ tiền vào hòm của ông. Khi ông chết, người ta mở quan tài cho người nhà đến viếng. Đến trước quan tài với lòng trọng kính, người con trai đã bỏ tiền vào hòm cho ông như ông đã dặn và cả cô con gái cũng làm như thế. Nhưng đến lượt bà vợ, bà mỉm cười và chỉ bỏ vào đó một tấm chi phiếu!
Thật ra, những người đã chết mong nơi những người thân không phải là tiền giấy hay vàng bạc nhưng là những của thiêng liêng, những hy sinh, những lời cầu nguyện, những Thánh Lễ. Chính vì thế mà Giáo Hội có ngày Lễ Cầu Hồn hôm nay.
Lễ Cầu Hồn nhắc chúng ta điều gì? Chúng ta có thể tóm tắt trong hai chữ Hy Vọng và Cầu Nguyện. Hai chữ này đặt nền tảng trên Đức Tin, tin vào Chúa Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại. Thánh Phaolô nói trong thư gửi cho Thesalônica, "Anh em thân mến, tôi không muốn để anh em không hay biết về số phận những người đã an nghỉ, ngõ hầu anh em khỏi phải phiền sầu như những người khác, những kẻ không có hy vọng. Vì nếu chúng ta tin thật rằng Đức Giêsu đã chết và đã sống lại, thì cũng vậy: Những kẻ đã an nghỉ trong Đức Giêsu, Thiên Chúa sẽ đem họ đi làm một với Ngài" 1 Thes 4:13-14). Vì thế, trong ngày Lễ Cầu Hồn, chúng ta khơi lại niềm tin. Trước tiên và trên hết, chúng ta tin Đức Giêsu Kitô và những gì Ngài đã làm cho chúng ta qua sự thương khó, cái chết và sự phục sinh của Ngài. Chúa Giêsu đã cứu chuộc chúng ta. Do đó, chúng ta hy vọng rằng những người thân và cả chúng ta được chết trong ơn nghĩa Chúa, được cứu chuộc. Điều đó cũng dẫn chúng ta đến sự cầu nguyện. Chúng ta cầu nguyện để mỗi người được ơn thanh tẩy khi ra trước tòa Chúa. Sách Khải Huyền nói cho chúng ta, "không ai không trong sạch được vào Nước Chúa" (Rev 21:27). Nghĩa là không ai có thể đến trước nhan Chúa sau khi chết trừ khi họ được hoàn toàn thanh tẩy khỏi mọi tội và mọi quyến luyến tội lỗi. Khi một linh hồn chết trong tình trạng ân sủng, nghĩa là không có tội nặng, họ có thể còn có những điều sai lỗi, hay họ có thể phải đền tội, những tội nặng hay tội nhẹ mà đã được tha. Vì thế, chúng ta cần giúp đỡ họ, cầu nguyện cho họ. Chúng ta gọi tiến trình, mà các linh hồn có ân sủng còn phải thanh tẩy trước khi hưởng nhan thánh Chúa, là Luyện Ngục. Trong thư I gửi Côrintô, Thánh Phaolô nói về những người đã liên kết với Đức Kitô mà chết. Ngài nói những người này được cứu chuộc nhưng chỉ phải qua lửa, tức là lửa thanh tẩy của luyện ngục.
Thánh Lễ, lời cầu nguyện và hy sinh của chúng ta giúp chúng ta và các linh hồn trải qua tiến trình thanh tẩy này mau lẹ hơn. Trong bài trích sách thứ hai Macabê, chúng ta nghe: "Họ (Judas và những người đạo đức) đã cúi đầu khẩn nguyện, xin cho tội phạm được hoàn toàn tẩy xóa... Đoạn ông quyên tiền nơi các quân nhân của ông và đã gửi về Giêrusalem lối hai ngàn quan tiền để dâng lễ tế đền tội. Ông làm việc rất tốt lành và cao quí bởi nghĩ đến sự sống lại; vì nếu ông không trông rằng những người bị thiệt mạng sẽ sống lại, thì cầu nguyện cho người chết là việc thừa và ngớ ngẩn; còn nếu ông nhìn đến phần thưởng tuyệt hảo dành cho những người đã an nghỉ cách đạo đức, thì quả là ý nghĩ lành thánh và đạo đức; do đó, ông đã xin dâng lễ tế xá tội cho những người đã chết, để họ được ơn tha thứ tội lỗi (2Macabê 12:42).
Judas Macabê hẳn đã làm điều tuyệt vời, khi ông xin dâng của lễ hy sinh lên Giêrusalem. Là một Kitô hữu Công Giáo, chúng ta có thể làm một việc tuyệt vời hơn thế khi chúng ta dâng lễ cầu cho thân nhân, bạn bè của chúng ta, vì Thánh Lễ là lời cầu nguyện có thần thế nhất. Chúng ta hãy cầu nguyện cho thân nhân, bạn bè chúng ta lướt qua luyện ngục một cách nhanh chóng, đó là điều mọi người mong muốn, nhưng nếu một linh hồn phải thanh tẩy, chúng ta nhớ cầu nguyện và dâng lễ cho họ để họ mau được giải thoát.
Tháng 11 là tháng để chúng ta tưởng nhớ tới những người đã ra đi trước chúng ta, tới sự chết và sự sống đời đời. Sau đây là câu chuyện vui mà nó diễn tả phần nào sự kiện của con người sau khi chết.
Một ông kia giầu có nhưng có tính giữ của. Vì muốn giữ lại gia tài mà ông hiện có sau khi chết nên ông đã chia gia tài cho bà vợ và các con với lời dặn: Khi đến trước quan tài của ông, mỗi người phải bỏ tiền vào hòm của ông. Khi ông chết, người ta mở quan tài cho người nhà đến viếng. Đến trước quan tài với lòng trọng kính, người con trai đã bỏ tiền vào hòm cho ông như ông đã dặn và cả cô con gái cũng làm như thế. Nhưng đến lượt bà vợ, bà mỉm cười và chỉ bỏ vào đó một tấm chi phiếu!
Thật ra, những người đã chết mong nơi những người thân không phải là tiền giấy hay vàng bạc nhưng là những của thiêng liêng, những hy sinh, những lời cầu nguyện, những Thánh Lễ. Chính vì thế mà Giáo Hội có ngày Lễ Cầu Hồn hôm nay.
Lễ Cầu Hồn nhắc chúng ta điều gì? Chúng ta có thể tóm tắt trong hai chữ Hy Vọng và Cầu Nguyện. Hai chữ này đặt nền tảng trên Đức Tin, tin vào Chúa Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại. Thánh Phaolô nói trong thư gửi cho Thesalônica, "Anh em thân mến, tôi không muốn để anh em không hay biết về số phận những người đã an nghỉ, ngõ hầu anh em khỏi phải phiền sầu như những người khác, những kẻ không có hy vọng. Vì nếu chúng ta tin thật rằng Đức Giêsu đã chết và đã sống lại, thì cũng vậy: Những kẻ đã an nghỉ trong Đức Giêsu, Thiên Chúa sẽ đem họ đi làm một với Ngài" 1 Thes 4:13-14). Vì thế, trong ngày Lễ Cầu Hồn, chúng ta khơi lại niềm tin. Trước tiên và trên hết, chúng ta tin Đức Giêsu Kitô và những gì Ngài đã làm cho chúng ta qua sự thương khó, cái chết và sự phục sinh của Ngài. Chúa Giêsu đã cứu chuộc chúng ta. Do đó, chúng ta hy vọng rằng những người thân và cả chúng ta được chết trong ơn nghĩa Chúa, được cứu chuộc. Điều đó cũng dẫn chúng ta đến sự cầu nguyện. Chúng ta cầu nguyện để mỗi người được ơn thanh tẩy khi ra trước tòa Chúa. Sách Khải Huyền nói cho chúng ta, "không ai không trong sạch được vào Nước Chúa" (Rev 21:27). Nghĩa là không ai có thể đến trước nhan Chúa sau khi chết trừ khi họ được hoàn toàn thanh tẩy khỏi mọi tội và mọi quyến luyến tội lỗi. Khi một linh hồn chết trong tình trạng ân sủng, nghĩa là không có tội nặng, họ có thể còn có những điều sai lỗi, hay họ có thể phải đền tội, những tội nặng hay tội nhẹ mà đã được tha. Vì thế, chúng ta cần giúp đỡ họ, cầu nguyện cho họ. Chúng ta gọi tiến trình, mà các linh hồn có ân sủng còn phải thanh tẩy trước khi hưởng nhan thánh Chúa, là Luyện Ngục. Trong thư I gửi Côrintô, Thánh Phaolô nói về những người đã liên kết với Đức Kitô mà chết. Ngài nói những người này được cứu chuộc nhưng chỉ phải qua lửa, tức là lửa thanh tẩy của luyện ngục.
Thánh Lễ, lời cầu nguyện và hy sinh của chúng ta giúp chúng ta và các linh hồn trải qua tiến trình thanh tẩy này mau lẹ hơn. Trong bài trích sách thứ hai Macabê, chúng ta nghe: "Họ (Judas và những người đạo đức) đã cúi đầu khẩn nguyện, xin cho tội phạm được hoàn toàn tẩy xóa... Đoạn ông quyên tiền nơi các quân nhân của ông và đã gửi về Giêrusalem lối hai ngàn quan tiền để dâng lễ tế đền tội. Ông làm việc rất tốt lành và cao quí bởi nghĩ đến sự sống lại; vì nếu ông không trông rằng những người bị thiệt mạng sẽ sống lại, thì cầu nguyện cho người chết là việc thừa và ngớ ngẩn; còn nếu ông nhìn đến phần thưởng tuyệt hảo dành cho những người đã an nghỉ cách đạo đức, thì quả là ý nghĩ lành thánh và đạo đức; do đó, ông đã xin dâng lễ tế xá tội cho những người đã chết, để họ được ơn tha thứ tội lỗi (2Macabê 12:42).
Judas Macabê hẳn đã làm điều tuyệt vời, khi ông xin dâng của lễ hy sinh lên Giêrusalem. Là một Kitô hữu Công Giáo, chúng ta có thể làm một việc tuyệt vời hơn thế khi chúng ta dâng lễ cầu cho thân nhân, bạn bè của chúng ta, vì Thánh Lễ là lời cầu nguyện có thần thế nhất. Chúng ta hãy cầu nguyện cho thân nhân, bạn bè chúng ta lướt qua luyện ngục một cách nhanh chóng, đó là điều mọi người mong muốn, nhưng nếu một linh hồn phải thanh tẩy, chúng ta nhớ cầu nguyện và dâng lễ cho họ để họ mau được giải thoát.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
Nối kết
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam