Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 41
Tổng truy cập: 1371506
LÀ ĐỀN THỜ CỦA THIÊN CHÚA
Gần đến Lễ Vượt qua của người Do Thái, Đức Giêsu lên thành Giêrusalem.
Đức Giêsu là một người Do Thái nhiệt thành sống đạo. Trong Tin Mừng của mình, thánh Gioan đã bảy lần ghi lại Đức Giêsu tham dự những buổi lễ trọng phải hành hương (Ga 5,1; 6,4; 7,2; 10,22; 11,55; 12,1; 13,1), đặc biệt là Lễ Vượt qua vào Mùa Xuân và Lễ Lều trại vào Mùa Thu. Trước hết tôi chiêm ngưỡng Đức Giêsu, với tư thế là một người trần hòa lẫn trong đám đông, đang cầu nguyện ca hát trên bước đường hành hương, rồi trên sân trước của Đền thờ. Cho dù trên thực tế, Đức Giêsu đã sửa đổi rất kỹ những nghi thức phụng tự Do Thái, nhưng về mặt giáo lý Người không chủ trương bài xích. Cuốn phim “Lễ vật toàn thiêu” nhắc lại cho ta thấy sự đau khổ của dân tộc này mà Đức Giêsu là thành phần; một dân tộc luôn mang một định mệnh đặc biệt cách nhiệm mầu. Trang Tin Mừng trên đây của thánh Gioan bắt đầu bằng “Lễ Vượt Qua của người Do Thái” (câu 13), và kết thúc với “Lễ Vượt Qua của Đức Giêsu (câu 2) nhằm nhắc lại những môn đệ đầu tiên của Đức Giêsu đều là người Do Thái, là những kẻ “tin vào danh Người trong dịp lễ Vượt Qua” (câu 23). Từ ‘lễ Vượt qua của người Do Thái’ đến ‘Lễ Vượt qua Kitô giáo’, luôn thể hiện cùng một mầu nhiệm khôn dò: Mầu nhiệm phá hủy một đền thờ, rồi nhờ đó lại mọc lên một đền thờ khác.
Người thấy trong Đền thờ có những kẻ bán chiên bò, bồ câu và những người đang ngồi đổi tiền. Người bèn lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ, còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra và lật nhào bàn ghế của họ. Người nói với những kẻ bán bồ câu: “Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây”.
Tranh ảnh Kitô giáo đã không bỏ sót diễn tả những cảnh này với màu sắc và hành động thật là phong phú. Đức Giêsu đang nổi giận, cầm roi trong tay, xua đuổi “phường buôn bán ra khỏi Đền thờ”. Chúng ta cần phải vượt qua giới hạn của “biến cố” trên, để tìm hiểu ý nghĩa thần học sâu xa của pha cảnh. Trong câu này, ta nhận thấy, hình như Đức Giêsu đối xử với những kẻ bán bồ câu với thái độ khác thường, tử tế hơn so với những kẻ khác: Vì bồ câu thuộc “lễ vật của người nghèo”, lễ vật của những người như Đức Maria xưa kia, đã không đủ tiền để mua những con vật lớn. Ở đây, Đức Giêsu chứng tỏ thái độ ưu ái đối với những người nghèo mà Người không ngừng biểu lộ.
Đừng biến nhà Cha Tôi thành nơi chợ búa.
Những con buôn và phường đổi tiền không nhất thiết là những người xấu. Thực ra, họ đã phục vụ đáng kể đối với các tín hữu từ xa đến, đang cần sắm sửa tại chỗ những lễ vật cần thiết để tiến dâng: Như trướng hợp Maria và Giuse, đến đền thờ trong ngày hiến dâng con mình, hẳn là rất hài lòng gặp được những người buôn bán như thế, để mua sắrn một cặp bồ câu non (Lc 2,24). Vì thế, chúng ta dễ sai lầm nếu chúng ta chỉ đọc trang Tin Mừng trên cách hời hợt, nhất là chúng ta chỉ áp dụng trang sách đó cho kẻ khác. Chúng ta rất dễ nổi giận, dễ dùng lời nói mà không sợ bị liên lụy để chống lại tiền bạc, sự mua bán trái phép, những “ồn ào của bạc tiền” chung quanh bàn thờ, xã hội tiêu thụ, đề cao lợi nhuận trong các nền kinh tế phương Tây. Đức Giêsu quả đã là một người nghèo thực sự. Người đã nổi giận trước vị trí quá lớn của tiền bạc đang ngự trị trong Đền thờ. Chắc chắn là thế! Như vậy, chính chúng ta cũng phải hoán cải về vấn đề này. Lạy Chúa, xin cứu chữa chúng con khỏi lòng dính bén với tiền bạc.
Nhưng điểm cốt yếu của trang Tin Mừng hôm nay không nằm ở đó.
Chúng ta hãy lắng nghe kỹ kiểu nói lạ thường mà Đức Giêsu sử dụng để nói về đền thờ: “Nhà của Cha Tôi”. Chúng ta quá chán với kiểu nói đó. Tuy nhiên chúng làm cho ta càng phải tìm hiểu sâu xa hơn căn tính của “con người” này, Giêsu thành Nagiarét? Trong con người đó đang ẩn chứa một bí nhiệm to lớn biết bao! Giữa Người và Thiên Chúa, có một mối tình yêu thương mật thiết biết bao! Người đang hiện diện nơi nhà mình, trong đền thánh của Giavê. Nơi thánh này, chính diện bất khả xâm phạm này, không ai được phép vào trừ vị Thượng tế, mỗi năm một lần (Dt 9,7). Đó là nơi “chí thánh”, nó “tách biệt” với tất cả “không ai được đụng chạm” đến, không ai bước vào mà không phải chết. Thế mà nói một cách hết sức tự nhiên, đó là “nhà của Cha Người”, là nhà của Người, vì Người là con. Vào lúc 12 tuổi, Người cũng nói như thế, nhưng không ai hiểu cả, ngay cả mẹ Người là Đức Maria: Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?” (Lc 2,49).
Vâng! yếu tố trước nhất trong việc phụng tự mà ta thể hiện với Thiên Chúa, không phải là việc làm bề ngoài (như bò, chiên, bồ câu) mà là tấm lòng con thảo ta đặt vào đó. Lạy Chúa, xin giải thoát chúng con khỏi mối bận tâm quá đề cao những nghi lễ, những hình thức bên ngoài.
Các môn đệ của Người nhớ lại lời đã chép trong Kinh thánh: “Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà tôi đây đã phải thiệt vào thân” (Tv 69,10).
Đối với Đức Giêsu “tình yêu Chúa Cha” luôn thiêu đốt Người, nói cách văn vẻ, như ngọn lửa ngốn trọn những nhánh củi khô. Lễ vật dâng lên Chúa Cha của Đức Giêsu không theo “nghi thức”, nghĩa là những gì ở bên ngoài Người. Người sẽ dâng hiến chính bản thân mình làm lễ vật và trọn cuộc sống Người luôn là một của lễ như thế. Còn đối với tôi, việc phụng tự ra sao? Nó mang hình thức nào? Tôi ‘dự lễ’ hay tôi ‘chung phần’ vào thánh lễ? Cùng với Đức Giêsu, tôi có được Thiên Chúa khơi lửa nhiệt tình, nung đốt tình yêu và làm cho say đắm không? Ôi! lạy Cha, con cũng muốn rằng, từ giờ trở đi, nhà của Cha sẽ làm cho con phải thiệt vào thân vì yêu mến, Nếu Đức Giêsu đã phản ứng mạnh mẽ như thế, chính là vì danh dự và vinh quang của Cha Người đã bị xúc phạm trong việc “buôn bán trái phép” đó. Đức Giêsu quả là một con người say mê Thiên Chúa, sống cho quyền lợi của Thiên Chúa.
Các ông cứ phá hủy đền thờ này đi, nội ba ngày tôi sẽ xây dựng lại. Người Do Thái nói: Đền thờ này phải mất bốn mươi sáu năm mới xây xong, thế mà nội trong ba ngày ông xây dựng lại được sao?”
Ở đây bản văn Hy Lạp không dùng từ “đền thờ” (iéron) mà là từ “thánh điện” (naos). Và đó không phải là điều ngẫu nhiên, bởi vì trước đó, cùng trong cùng bản văn, Gioan đã sử dụng chính xác từ “đền thờ”. Người thấy trong đền (iéron) có những kẻ buôn bán; và Người xua đuổi họ ra khỏi đền thờ (iéron). Theo nghĩa này, đền thờ là toàn bộ những công trình kiến trúc, kể cả đường dạo chơi, công trường, các sân phía trước. Nhưng giờ đây Đức Giêsu đi xa hơn nhiều, khi Người nói: “Các ông cứ phá hủy thánh điện (naos) này đi”, tai hại biết bao, nếu những người dịch không tôn trọng bản văn! Thánh điện chỉ là phần kiến trúc hoàn toàn bé nhỏ, những quý giá nhất của toàn bộ đền thờ; là trung tâm điểm, nơi Thiên Chúa hiện diện (shékinah). Chúng ta đừng quên rằng, Đức Giêsu sẽ bị kết án tử hình do lời tố cáo sai lầm vì Người đã tuyên bố: “Tôi sẽ phá thánh điện này và sẽ xây cất lại” (Mt 26,6). Thực sự đó là một lời phạm thượng. Thánh điện này vẫn hoàn toàn mới mẻ, được Hêrôdê cho phép khởi công xây cất 50 năm trước đó. Đó là niềm tự hào của quốc gia, là nơi tôn kính để cầu nguyện và hành hương, mà mỗi năm hàng triệu người tới viếng thăm. Đó cũng là nơi phụng tự duy nhất” của Israel. Quả thực, con người này bạo gan mới dám nói như thế! Phát triển như thế, cũng như người nào đó tuyên bố: “Cứ phá Đền thờ thánh Phêrô ở Rôma đi hay cứ phá đền thánh Lộ Đức, nhà thờ Đức bà ở Paris hay vương cung thánh đường ở Angers…”. Thế mà, Đức Giêsu nói năng tự nhiên, không có vẻ gì của một kẻ khiêu khích cả.
Nhưng đền thờ (naos) Đức Giêsu muốn nói ở đây là chính mình Người.
Đền thờ ở đây, bản văn Hy Lạp dùng từ “thánh điện” (naos). Hiển nhiên, ta đang ở vào trung tâm của trang Tin Mừng trên. Ta thử tìm hiểu thêm, Đức Giêsu đã ý thức về mình thế nào. Người biết Người là ai. Người nói: Người là một thánh điện. Đức Giêsu tự tạo cho mình thành “nơi Thiên Chúa hiện diện”. Chính thân xác Người là “đền thờ mới”, là nơi “phụng tự mới”. Gioan Tẩy giả đã chỉ Người như Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian (Ga 1,29). Phải, Đức Giêsu đã phịu sát tế trên ngọn đồi ngoài cửa thành, hy sinh vào đúng giờ mà trong Đền thờ người ta đang sát tế nhiều chiên Vượt Qua, ngày áp lễ “Vượt Qua trọng đại” (Ga 19,31). Bằng chính thân xác mình chịu hy sinh, Đức Giêsu đến thay thế cho mọi lễ vật và làm cho Đền thờ Giêrusalem trở nên vô tích sự và màn trong Đền lúc đó có thể bị xé bỏ (Mt 27,51). Từ thân xác đó sẽ tuôn ra “con sông với dòng nước mạnh” (Ga 19,84): Nước và máu đã được ngôn sứ Edêkien báo trước, sẽ từ thánh điện chảy ra (Ed 41,l-12).
Vậy khi người từ cõi chết trỗi dậy, các môn đệ nhớ lại Người đã nói điều đó.
Do đó, Lễ Vượt qua của Đức Giêsu và của các Kitô hữu đã kết thúc “Lễ Vượt qua của người Do Thái”, như đã đề cập đến đầu trang Tin Mừng trên. Đây là cuộc giải phóng phi thường và triệt để, mà cuộc giải phóng khỏi ách nô lệ Ai Cập chỉ là sự báo trước và là hình ảnh tiêu biểu. Đây là Đền thờ mới, làm vô hiệu mọi nơi thờ tự khác. Như vậy, nơi Thiên Chúa hiện diện không còn là một lâu đài nữa, mà là một Đấng nào đó: Đó là Thân mình Đức Kitô. Tất cả phụng vụ Kitô giáo chỉ được thể hiện chung quanh thân thể này. Nhưng chúng ta cần hiểu thêm, mầu nhiệm này còn đi xa biết bao? Sau này, thánh Phaolô sẽ nói với các Kitô hữu, các kẻ bốc dỡ hàng tại cảng Côrintô: “Anh ern là Thân mình Đức Kitô” (1Cr 12,27). Đó là cơ sở để xây dựng phẩm giá cao cả của con người: “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là đền thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao? (1Cr 3,16-l7).
Như thế, không phải chỉ có “thân xác Phục sinh” của Đức Giêsu mới là Đền thờ mới, mà cả “thân xác của mỗi người đã chịu phép rửa”: “Anh em không biết rằng thân xác của anh em là Đền thờ của Thánh Thần, và Thánh Thần đang ngự trong anh em sao?” (1Cr 6,19-20). Thánh Âu Tinh cũng nói với các tín hữu của mình: “Khi linh mục nói với anh em “Mình Thánh Chúa Kitô”, anh em đáp lại: “Amen” với niềm xác tín anh em đang “hiện diện trong Đức Kitô”. Có một bản thánh ca ngợi khen mầu nhiệm này như sau: “Chớ gì chúng con trở nên mình thánh biết sung sướng tạ ơn; chớ gì chúng con trở nên mình thánh, giữ gìn Giao ước của Chúa…”.
Chúng ta tuôn có huynh hướng “ấn định chỗ ở cho Thiên Chúa”, xây dựng cho Người những “nhà tù sơn son thiếp vàng”, những “thánh điện” để cô lập Người, gạt Người ra khỏi thế giới, khỏi cuộc sống của ta. Nhưng không có nhà thờ nào, vương cung thánh đường hay đền thánh nào có thể giam giữ Thân mình Đức Kitô được? Anh em là Thân mình Đức Kitô! Tôi là Thân mình Đức Kitô! Khi nhận mình thánh Đức Giêsu, tôi “trở nên” Thân mình của Người, trở nên thánh điện.
Trong lúc Đức Giêsu ở Giêrusalem vào dịp Lễ Vượt qua, có nhiều kẻ tin vào danh Người.
(*)Tựa đề do BTT.GPBR đặt
CHÚA NHẬT III MÙA CHAY- B
ĐỨC GIÊSU XUA ĐUỔI NGƯỜI BUÔN BÁN KHỎI ĐỀN THỜ- Chú giải của Fiches Dominicales
*1. Từ đền thờ bằng đá, nơi Đức Giêsu đuổi quân buôn bán.
Nếu Tin mừng của hai Chúa nhật trước trích từ Maccô, thì Tin Mừng của ba Chúa nhật cuối cùng Mùa Chay này trích từ Gioan.
Các thánh sử khác đã đặt câu chuyện này vào cuối thời gian rao giảng của Chúa (Mt 21,12-17; Mc 11,15-17; Lc 19,45-46). Còn Gioan chủ ý đặt biến cố này vào đầu đời công khai của Chúa. Để như vậy, nêu rõ sự đoạn tuyệt với đạo Do Thái chính thống, lúc đó đang là hoàn cảnh lịch sử của Giáo Hội, đồng thời khôn khéo nối kết Kinh Thánh, các sự kiện và cử chỉ của Đức Giêsu bằng cái nhìn sau Phục Sinh.
Câu chuyện này xảy ra trong hoàn cảnh Đức Giêsu lên Giêrusalem “bởi vì lễ Vượt Qua đã đến gần Gioan nhắc lại công thức này 4 lần trong Tin Mừng (Ga 6,4; 11,55) để chuẩn bị cho độc giả thấy lễ Phục Sinh của Kitô giáo trùng hợp với lễ Vượt Qua của Israel (X.Léon-dufour, “Lecture de L’evangile selon Jean” cuốn 1, Seuil, trang 253).
Đức Giêsu thấy “trong đền thờ có những kẻ bán chim, bò, bồ câu và những người đang ngồi đổi tiền”? Danh từ “Đền thờ” nhắc đến ở đây không phải khu vực thánh của ngôi đền, cung thánh, nơi Thiên Chúa hiện diện giữa dân Người. Những người đổi tiền ở đó, là cần thiết, bởi vì đồng tiền chính thức mang hình và ký hiệu hoàng đế Rôma không được dùng trong phụng tự, và buộc phải đổi sang một đồng tiền không dơ. Còn bọn bán chiên, bò, chim bồ câu ở đó để bán những vật cần cho việc hy tế.
Chính trong khung cảnh này mà Gioan đặt cuộc can thiệp của Đức Giêsu, một cuộc can thiệp gồm hành động và lời quở trách.
+ Cử chỉ của Đức Giêsu giống với cử chỉ của các ngôn sứ thời xưa, khi thông báo sứ điệp của các ông. Gioan đã tả hết sức tỉ mỉ với những chi tiết mà không thấy nơi các tác giả Nhất Lãm: “Đức Giêsu cầm lấy một dây thừng dùng làm roi, Người đuổi những lái buôn chiên, bò, người lật đổ bàn của người đổi tiền bạc; người xua đuổi bọn bán chim bồ câu”.
+ Lời giải thích rất ý nghĩa: “Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha Tôi thành nơi buôn bán” – Lời này gợi nhớ ngôn sứ Giacaria 14,21 loan báo việc tẩy uế Đền thờ được tiên báo vào cuối đời, lúc này đã khởi sự rồi (A. Marchadour, “L’evangile de Jean”, Centurion, trang 60). Lời này tỏ cho thấy mối liên hệ đặc biệt giữa Đức Giêsu và Thiên Chúa. Khi nói về Đền thờ, Người đã không dùng từ “nhà của Chúa”, mà Người nói “nhà của Cha tôi”.
Những người chứng kiến liền phản ứng tức khắc. Mọi người đều biết lời tiên báo về việc tẩy uế đền thờ. Họ hiểu ngay rằng: Đức Giêsu không những đến như một người cải tổ, chỉ tố cáo những lạm dụng nơi Đền thờ, mà còn như một vị đến để làm cho lời tiên tri thực hiện.
Người Do Thái hỏi Đức Giêsu: “Ông lấy dấu lạ nào chứng tỏ cho chúng tôi thấy là ông có quyền làm như thế?”. Bởi vì dưới con mắt họ, quyền thiên sai mà Đức Giêsu tự nhận, cũng như những gì thuộc Đền Thờ phải được chuẩn nhận bằng một dấu lạ.
*2. Đến đền Thờ mới là Thân Thể của Chúa.
Bấy giờ Đức Giêsu đáp: “Các ông cứ phá Đền Thờ này đi Đền Thờ này “nos”); nội trong ba ngày tôi sẽ xây dựng lại” (từ ‘dựng lại’ là từ mà thánh ký sau này, câu 22 dùng để chỉ “sống lại) X. Léon-dufour quảng giải: “Trong câu nói long trọng mà chúng ta đang được Đức Giêsu đối chiếu đền thờ sẽ bị phá huỷ với đền thờ mà Người sẽ là kẻ xây dựng lại, (Lecture de L’evangile selon Jean”, cuốn 1, Seuil, trang 261).
Những kẻ đối thoại với Chúa càng tỏ ra bực bội và ngạc nhiên. Sự không hiểu nhau về vấn đề Đền Thờ – đây là lần đầu trong một loạt những không hiểu dẫn Người đến núi Canvê – như vậy là hết cứu chữa.
Và cuối cùng, cộng đoàn Kitô hữu đã làm gì khi đọc lại những lời này dưới ánh sáng của Đức Giêsu Phục sinh: “Khi Người từ cõi chết chỗi dậy, các môn đệ nhớ lại người đã nói điều đó. Họ tin vào Kinh Thánh và lời Đức Giêsu đã nói”.
+ Nhớ lại cử chỉ của Chúa, cộng đoàn Kitô hữu khám phá ra rằng lời Thánh Vịnh 69 đã thực hiện, lời mà họ đặt ở tương lai: “Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân”. Họ hiểu ra rằng, câu chuyện Đền Thờ này, mọi tiến trình đã bắt đầu để dẫn Đức Giêsu đến cái chết; rằng Đức Giêsu đã trả giá bằng chính mạng sống Người, để thực hiện lời tiên tri về việc tẩy uế Đền Thờ mà Giacaria đã loan báo.
+ Nhớ lại những lời của Chúa về Cung Thánh Đền Thờ:
“Các ông cứ phá huỷ đền thờ này đi, nội ba ngày tôi sẽ xây dựng lại”, họ hiểu rằng người nói về thân thể Người, là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa giữa loài người; nơi mở cửa cho hết thảy mọi người, nơi gặp gỡ giữa Thiên Chúa với con người; là Đền thờ của Giao ước mới.
Và X. Léon-Dufour kết luận: “Có thể nghĩ rằng, đoạn văn đã được biên tập sau năm 70, tức là sau khi đền thờ Giêrusalem thực sự bị phá huỷ, đền thờ mà Israel coi là nơi có sự hiện diện Thiên Chúa. Bởi đó, sau khi đền thờ bị phá huỷ, câu hỏi hóc búa được đặt ra là: cung thánh đã tan tành, vậy từ nay Thiên Chúa hiện diện ở đâu? Theo thúc đẩy của đức tin, người Do Thái thời đó tin rằng: nơi mà họ gặp Thiên Chúa là Lề Luật. Còn đối với những Kitô hữu, những người còn chăm chỉ lên đền thờ cầu nguyện, câu trả lời sẽ là: Chúa Kitô sống lại hiện diện ở giữa họ khi họ tụ họp để cử hành lễ tưởng niệm Người” (Sđd, trang 266-267).
BÀI ĐỌC THÊM
*1. Ơn gọi của chúng ta: làm dấu chỉ sự hiện hiện của Thiên Chúa giữa loài người (Đức cha Daloz, trong cuốn “Nous avons vu Sa gloire”, Desclée de Brouwer, trang 38-39).
“Ngay từ những chương đầu của Tin Mừng, thánh Gioan đã nói cho chúng ta biết về cuộc hành trình lên Giêrusalem của Đức Giêsu nhân dịp lễ Vượt Qua của người Do Thái. Chính trong dịp này, ngài đề cập đến việc tẩy uế Đền thờ, trong khi những thánh sử khác thuật lại việc này sau khi Đức Giêsu long trọng vào thành Giêrusalem lần cuối. Cử chỉ của Đức Giêsu là cử chỉ của một tiên tri. Người xua đuổi những kẻ mua bán chiên bò để cúng tế và những kẻ đổi tiền ra khỏi đền thờ.
Ở đây hành vi đầy bạo lực của Đức Giêsu là hành vi của một tiên tri, chính các môn đệ của Người cũng hiểu như vậy. Họ nhớ tới lời Thánh Vịnh: “Nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân”. Người Do thái cũng hiểu rõ ý nghĩa của cử chỉ này. Họ đòi Đức Giêsu phải làm một đấu lạ để biện minh cho hành động của mình: “Ông lấy dấu lạ nào để chứng tỏ cho chúng tôi thấy là ông có quyền làm như thế?” Đức Giêsu trả lời họ bằng rnột câu bí ẩn, mầu nhiệm: “Các ông cứ phá huỷ Đền Thờ này đi; nội ba ngày tôi sẽ xây dựng lại”. Chúa có ý nói đến tính cách tạm thời của những hy lễ trong đền thờ của giao ước cũ. Chúa nói về một đền thờ khác, đền thờ mà ở đó sẽ ký kết giao ước mới. Những đền thờ Đức Giêsu muốn nói ở đây là chính thân thể Người. Chính nơi Đức Giêsu mà từ nay Thiên Chúa bày tỏ sự hiện diện của Người. Cần chờ đến biến cố phục sinh, các môn đệ mới nhớ lại và tin vào Kinh Thánh và những lời Chúa đã nói. Chính đền thờ mới, thân thể Đức Kitô và nhà của Chúa Cha, mà tạ ngày nay cần phải gìn giữ, đừng biến nó thành nơi buôn bán. Ta cần phải hết sức cung kính đối với lễ vật của giao ước mới, đã thay thế cho lễ vật hy sinh của đền thờ ngày xưa. Ta cần phát hết lòng tôn trọng đốt với thân thể mầu nhiệm, mà Đức Giêsu là đầu, thân thể có ơn gọi làm dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa giữa nhân loại”.
*2. Một đền thờ mới xây dựng những viên đá sống (H. Denis, trong cuốn “100 mots pour dire la foi”, Desclée de Brouwer, trang 39-40).
Đức Giêsu làm một cuộc cách mạng, lật đổ cấu trúc tôn giáo. Không những người muốn cho người ta hiểu rằng những ngôi đền thờ vật chất trở nên vô dụng, mà Người còn muốn tỏ cho biết một ngôi đền thờ mới, đích thực là thân thể Người, đã chết đi và sống lại.
Đền thờ mới là chính Người, trong Người tình yêu của Thiên Chúa và của con người chuyển thông nhau trong một cuộc hiệp thông duy nhất.
Thật là một giao hoán lạ lùng. Nhưng chưa hết, Tân Ước còn thêm rằng ngôi đền thờ này mà Đức Giêsu là viên đá góc, được xây dựng bằng những viên đá sống là các Kitô hữu, và nói rộng ra là toàn thể nhân loại. Là đền thánh, bởi vì nó không được làm bằng đá, gạch hay bất cứ vật liệu cao quí nào, nhưng bằng những con người, con người được kêu gọi để thương yêu nhau, để hiến mạng sống cho nhau, nhờ đó lưu thông tình yêu vô hạn của Đức Giêsu.
*3. Thánh lễ Chúa nhật: lúc dân mới kết hợp nên một thân thể hữu hình. (Thơ mục vụ của Hội Đồng Giám Mục Pháp “Lettre aux catholiques de France”, Cerf, 93-94).
Trong tiệc Thánh Thể, các cộng đoàn ý thức hơn về tầm quan trọng của mình trong đời sống của Giáo Hội. Nhưng điều tuyệt đối cần thiết là phải canh tân rộng khắp ý nghĩa của việc cử hành ngày Chúa nhật, hiểu như thời điểm mà dân mới, gồm những người đã được rửa tội, làm nên thân thể hữu hình, để đáp lại lời Đức Kitô mời gọi các môn đệ, kêu gọi họ dâng hiến sự sống kết hiệp với của lễ Đức Giêsu Kitô để thế giới được sống. Chúng ta hết thảy đều có lần cảm nghiệm những lần cử hành cởi mở, đầm ấm, khiến ta dường như cảm nhận được ơn cứu độ mà Thiên Chúa ban tặng, nhờ đó, ta được bồi dưỡng sức lực để tiếp tục lên đường. Điều đó không chỉ là một lý tưởng viễn vông đối với các cộng đoàn, nhất là nếu những cảm nhận và những truyền thống tu đức biết hoà hợp những đòi hỏi mà đôi khi người ta lầm tưởng là đối nghịch nhau, như tôn trọng truyền thống phụng vụ, kêu gọi mọi thành phần tham gia tích cực, và sự góp phần của thẩm mỹ và mỹ thuật vào phụng vụ.
Như vậy, việc thực hiện lễ tạ ơn không thể tách rời khỏi ý thức về thừa tác vụ được uỷ thác để ban sự sống và xây dựng cộng đoàn Giáo Hội.
CHÚA NHẬT III MÙA CHAY- B
SỰ THÁNH THIỆN CỦA THIÊN CHÚA (*)- Suy niệm chú giải của Lm. Inhaxiô Hồ Thông
Chúa Nhật III Mùa Chay Năm B có thể được gọi là “Chúa Nhật về sự thánh thiện của Thiên Chúa”
Xh 20: 1-17
Bài Đọc I trích từ sách Xuất Hành trình bày Thập Giới trong đó việc thờ phượng Thiên Chúa chân thật và tôn kính Danh Thánh của Ngài được định vị ngay ở hàng đầu tiên.
1Cr 1: 22-25
Bài Đọc II, trích từ thư thứ nhất của thánh Phao-lô gởi tín hữu Cô-rin-tô, dành một chỗ đặc biệt cho biến cố Tử Nạn: Đấng Mê-si-a bị đóng đinh là hình ảnh kỳ chướng đối với người Do thái và điên rồ đối với dân ngoại, nhưng đó lại là sự khôn ngoan khôn dò của Thiên Chúa.
Ga 2: 13-25
Tin Mừng Gioan tường thuật hoạt cảnh Đức Giê-su đuổi những người buôn bán ra khỏi Đền Thờ, vì họ làm ô uế nơi Thiên Chúa ngự giữa dân Ngài.
BÀI ĐỌC I (Xh 20: 1-17)
Sách Xuất Hành là cuốn sách thứ hai của bộ Ngũ Thư. Sách tường thuật cuộc ra khỏi Ai-cập và giai đoạn đầu tiên của cuộc hành trình trong hoang địa. Biến cố này được định vị có lẽ vào thế kỷ thứ mười ba trước Công Nguyên (giữa 1250 và 1230).
Qua trung gian của ông Mô-sê, Thiên Chúa không chỉ giải thoát dân Ít-ra-en khỏi cảnh đời nô lệ bên Ai-cập, nhưng Ngài còn quy tụ dân và ban cho họ Lề Luật. Thập Giới chỉ là một phần rất nhỏ của Luật Mô-sê, nhưng phải nói là căn bản của Luật Mô-sê. Trong các bộ luật được gặp thấy trong Ngũ Thư chỉ có Thập Giới được đặt vào bối cảnh cuộc Thần Hiển, ở đó Thiên Chúa trực tiếp phán với dân Ngài (Xh 20: 18-19); còn các bộ luật khác Thiên Chúa ban gián tiếp cho dân Ngài qua trung gian của ông Mô-sê.
Trong Ngũ Thư, có hai bản văn Thập Giới: bản văn của sách Xuất Hành (Xh 20: 1-17) và bản văn của sách Đệ Nhị Luật (Đnl 5: 6-21) với vài tiểu dị. Hai bản văn nêu lên hai lý do khác nhau về việc tuân giữ ngày sa-bát. Trong Thập Giới của sách Xuất Hành, lệnh truyền tuân giữ ngày sa-bát quy chiếu đến cuộc Sáng Tạo (Xh 20: 11) để nêu bật tính chất tôn giáo của ngày sa-bát; còn trong Thập Giới của sách Đệ Nhị Luật, lệnh truyền tuân giữ ngày sa-bát quy chiếu đến cuộc giải phóng khỏi cảnh đời nô lệ bên Ai-cập (Đnl 5: 15) để nhấn mạnh tính chất xã hội của ngày sa-bát. Cả hai bản văn nầy đều cho thấy chúng không là bản văn nguyên thủy nhưng được khai triển rồi. Vài chi tiết cho thấy chúng được gởi đến dân chúng không còn hành trình trong hoang địa nhưng đã định cư rồi.
*1.Tính chất cổ xưa của Thập Giới:
Có nhiều dấu chỉ cho thấy tính chất cổ xưa của Thập Giới. Việc luật được ghi khắc trên hai bia đá là nét đặc trưng cho thấy tính chất cổ xưa của nó. Mặt khác, cách thức luật được trình bày nhắc nhớ vài hiệp ước được soạn thảo ở miền Cận Đông vào giữa những thế kỷ thứ mười lăm và mười ba trước Công Nguyên, nhất là những hiệp ước được ký kết giữa các vua Hít-ti và các vua Át-sua hay giữa vua Hít-ti và Pha-ra-ô Ai-cập. Vị bá vương đề xuất hiệp ước của mình với các chư hầu khi nhắc lại cho họ trước tiên những ân phúc mà vua đã ban cho họ. Cũng vậy, Đức Chúa nhắc lại cho dân Do thái rằng Ngài đã can thiệp để giải phóng họ khỏi miền đất nô lệ. Giờ đây, Ngài ngỏ lời với họ như với những con người tự do, những con người được luật pháp bảo vệ hẳn hoi; nhưng bù lại, Ngài đưa ra những yêu sách của mình.
*2.Nội dung của Thập Giới:
Thập Giới trình bày một tổng đề về những bổn phận tôn giáo và luân lý. Vả lại, con số “mười” đánh dấu sự viên mãn. Trong số mười giới luật, tám giới luật được phát biểu theo hình thức phủ định tức lệnh cấm: “Ngươi không được…”; còn hai giới luật được đặt vào giữa Thập Giới và được phát biểu theo hình thức khẳng định tức lệnh buộc: tuân giữ ngày sa-bát để kính Đức Chúa và giữ trọn đạo hiếu với cha mẹ (20: 8-12). Thập Giới được phân chia thành những giới luật để nhắc nhớ những bổn phận đối với Thiên Chúa và những bổn phận đối với tha nhân.
*2.1-Bổn phận đối với Thiên Chúa:
Những bổn phận đối với Thiên Chúa cốt yếu là những lời cảnh báo mà Thiên Chúa nhắc nhở dân Do thái khi dân định cư ở giữa dân ngoại: không được tạc các tượng thần; không được thờ lạy các tượng thần đó, nhưng chỉ phụng thờ Thiên Chúa độc nhất. “Đức Chúa, Thiên Chúa ghen tuông” là cách diễn tả tính không nhân nhượng của Ngài. Đoạn văn nầy chứa đựng một ghi nhận hùng hồn bằng con số: những kẻ ghét Ngài, Ngài phạt con cháu đến “ba bốn đời”, nhưng những ai yêu mến Ngài, Ngài giữ trọn niềm nhân nghĩa đến “ngàn đời”. Lối nói song đối nghịch đảo nầy diễn tả lòng xót thương nhân hậu vô cùng tận của Thiên Chúa: Ngài trừng phạt có chừng có mực, nhưng Ngài yêu thương vô bờ bến. Đây là kinh nghiệm về mối quan hệ của dân Do thái với Thiên Chúa của mình trong lịch sử của dân tộc mình: Thiên Chúa nổi giận, giận trong giây lát, nhưng Ngài yêu thương, thương cho đến trọn một đời.
Bổn phận của dân đối với Thiên Chúa liên quan đến định chế ngày sa-bát: “Ngươi hãy nhớ ngày sa-bát…”. Lệnh buộc nầy nhấn mạnh nét đặc thù của dân Ít-ra-en: mọi ngày sống trong một tuần lễ phải hướng đến ngày sa-bát, ngày của Chúa, Đấng đem lại ý nghĩa cho cuộc sống.
*2.2- Bổn phận đối với tha nhân:
Về những bổn phận đối với tha nhân, Thập Giới trở về luân lý phổ quát, có giá trị thường hằng và khắp nơi. Điều cốt yếu ở nơi những bổn phận này là tôn trọng gia đình, con người và của cải. Tuy nhiên, những ý định ẩn kín ở trong lòng con người được gợi lên ở đây: “Ngươi không được ham muốn…”. Căn nguyên của mọi tội lỗi hệ tại ở trong lòng con người. Khẳng định nầy chuẩn bị giáo huấn của các ngôn sứ và của chính Đức Giê-su.
*3.Nét độc đáo của Thập Giới:
Tuy nhiên, Thập Giới bày tỏ nét độc đáo của riêng mình. Chắc chắn nó dựa trên luân lý tự nhiên, nhưng nguồn gốc của nó thì siêu việt: chính Thiên Chúa đích thân ban Thập Giới cho dân Ngài. Thập Giới chủ yếu lấy sự thánh thiện của Thiên Chúa làm khuôn vàng thước ngọc, vì thế Luân Lý của Thập Giới trổi vượt trên luân lý của dân ngoại chung quanh, nhất là ở nơi lời kêu gọi ăn ngay ở lành. Tính siêu việt nầy sẽ đảm bảo sự thăng tiến tinh thần của một dân tộc nhỏ bé có một vận mệnh đặc biệt.
Thập Giới được đặt ở dưới dấu chỉ lịch sử của cuộc giải phóng khỏi Ai-cập. Chúng ta hãy đọc lại lời mào đầu, ở đây Đức Chúa không phán như trước đây: “Ta là Thiên Chúa của cha ông ngươi: Thiên Chúa của Áp-ra-ham, của I-sa-ác và của Gia-cóp”, nhưng “Ta là Đức Chúa, Chúa của ngươi, đã đưa ngươi ra khỏi Ai-cập, khỏi cảnh nô lệ”. Đức Chúa tự giới thiệu mình như Đấng Giải Phóng. Chính ách nô lệ khác mà giờ đây Thiên Chúa muốn giải phóng dân Ngài, tức ách nô lệ của tội lỗi, nhằm làm cho họ thành một dân thánh.
BÀI ĐỌC II (1Cr 1: 22-25)
Đoạn văn trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô gởi tín hữu Cô-rin-tô được cấu trúc rất chặc chẻ. Một cách nào đó, đoạn trích nầy tự nó là trọn nghĩa; tuy nhiên, để hiểu chiều kích của đoạn trích này rõ hơn, chúng ta đặt nó vào trong bối cảnh của bức thư.
Xin được nhắc lại cách vắn tắt: các tín hữu Cô-rin-tô bất hòa với nhau về những nhà rao giảng của họ. Những bất hòa này đã dẫn đến những bè phái. Chống lại những chia rẽ nầy, thánh Phao-lô vạch cho họ thấy rằng óc bè phái không phù hợp với tinh thần Tin Mừng. Đối với những người thích“lý sự” tự cho mình là “khôn ngoan hiểu biết”, thánh Phao-lô nhắc nhở rằng thánh nhân đã không rao giảng cho họ những lời lẽ khôn ngoan, nhưng sự điên rồ của thập giá. Thánh nhân đề cập đến việc người Do thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ và người Hy-lạp tìm kiếm sự khôn ngoan. Tuy là hai tinh thần rất khác nhau, nhưng hình ảnh thập giá trên đồi Can-vê không thể nào có chỗ đứng trong những viễn cảnh của họ. Trong hoạt động truyền giáo của mình, thánh nhân đã gặp phải cả hai chướng ngại nầy.
*1.Thập giá đối với người Do thái:
Người Do thái mong chờ một Đấng Mê-si-a đầy quyền năng, Ngài sẽ thực hiện những điềm thiêng dấu lạ và đem lại sự toàn thắng cho dân tộc của mình. Vì thế, nhiều người Do thái đã không chịu nổi ý tưởng về Đấng Mê-si-a chịu khổ hình thập giá một cách nhục nhã đến như vậy. Vì thế, thánh nhân bị họ bách hại ở An-ti-ô-khi-a, ở Thê-xa-lô-ni-ca và ở những nơi khác.
*2.Thập giá đối với người Hy-lạp:
Người Hy-lạp tìm kiếm sự khôn ngoan thì hình ảnh một con người bị đóng trên thập giá chẳng khôn ngoan một chút nào. Thánh nhân đã chạm trán với họ ở A-thê-na; ngài đã ra sức thuyết phục họ, nhưng vô ích. Họ chờ đợi một hệ thống triết lý cao vời trong khi thánh Phao-lô lại rao giảng “Một Con Người”. Đoạn trích thư nầy tự nó cho thấy rằng việc rao giảng thập giá khó mà tránh khỏi sự thất bại. Đối với người Hy-lạp, phẩm tính đầu tiên của thần linh chính là vẻ đẹp; ấy vậy, Đấng chịu đóng đinh không ra hình tượng người không tương xứng với hình ảnh của vị thần linh.
*3.Rao giảng một Đức Ki tô chịu đóng đinh:
Nhưng thập giá không là một bài thuyết giáo, cũng không là một sự chứng minh mà là một sự kiện, một sự kiện khác thường, ở nơi sự kiện đó ẩn dấu sự khôn ngoan khôn dò của Thiên Chúa, hoàn toàn khác với những viễn cảnh của con người.
Một trong những bài học vĩ đại của bức thư nầy đó là “rao giảng mầu nhiệm đau khổ như yếu tố cốt yếu của Tin Mừng”. Một cách khái quát, thần học của thánh Phao-lô không tách Tử Nạn ra khỏi Phục Sinh. Ở đây là một trường hợp ngoại lệ, thánh nhân có chủ ý chỉ giương cao “hình ảnh Đức Ki tô bị đóng đinh” đối diện với sự tự mãn của con người.
TIN MỪNG (Ga 2: 13-25)
Đoạn Tin Mừng hôm nay được trích từ Tin Mừng Gioan. Hoạt cảnh thật khác thường: cơn phẩn nộ của Đức Giê-su: “Ngài bèn lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ, còn tiền của những người đổi bạc, Ngài đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ”. Đối với những kẻ bán bồ câu – của lễ của những người nghèo – Ngài không mở tung các lồng chim của họ, nhưng cho họ một lời giải thích: “Đừng biến nhà Cha tôi thành nơi chợ búa”. Vì thế, phải chăng Đức Giê-su đến để chấn chỉnh tôn giáo Ít-ra-en và thanh tẩy Đền Thờ mà chẳng bao lâu sau bị phá hủy? Không phải như thế, trái lại, Ngài loan báo rằng một thời đại mới đang khởi sự. Cách hành xử của Ngài cốt yếu mang tính ngôn sứ.
Để hiểu trọn vẹn ý nghĩa của hoạt cảnh quá đặc biệt nầy, phải định vị nó trước hết vào trong khung cảnh bên ngoài; đoạn vào trong khung cảnh tôn giáo: lễ Vượt Qua; và sau cùng, vào trong văn mạch của Tin Mừng thứ tư.
*1.Khung cảnh bên ngoài:
Đền Thờ Giê-ru-sa-lem được xây dựng trên một tiền sảnh bát ngát có những hàng hiên bao quanh. Khi băng qua hàng hiên, người ta ở trên tiền đình được gọi “Tiền Đình dân ngoại”, được gọi như thế vì lương dân nào muốn cầu nguyện với Thiên Chúa của dân Do thái đều được phép đi vào ở đây. Tiếp đó, là nơi thánh, chỉ dành riêng cho người Do thái, được phân chia thành nhiều khu vực khác nhau: khu vực nữ giới, khu vực nam giới, và sau cùng sân của các tư tế.
Chính ở nơi Tiền Đình dân ngoại nầy mà những kẻ buôn bán súc vật được dùng làm hy lễ. Công việc buôn bán của họ rất thịnh đạt. Có nhiều lý do để nghĩ rằng các chức sắc tư tế đã kiếm nhiều lợi nhuận từ những thương vụ này.
Những người đổi bạc cũng ở nơi Tiền Đình nầy. Việc đổi bạc từ hiện kim sang “tiền đền thánh” là một nhu cầu cần thiết cho khách hành hương, vì người Do thái không được nộp thuế cho Đền Thờ bằng những đồng tiền “ô uế” được đúc hình của hoàng đế Rô-ma hay của vị thần linh ngoại giáo.
*2.Khung cảnh lễ Vượt Qua:
Thánh ký nói với chúng ta: “Gần đến lễ Vượt Qua của người Do thái”. Qua kiểu nói: “lễ Vượt Qua của người Do thái”, thánh ký hàm ý với độc giả rằng vào thời tác giả và từ nhiều năm rồi có một lễ Vượt Qua khác: “lễ Vượt Qua của người Ki-tô hữu”.
Niên biểu lễ Vượt Qua của người Do thái này được chính bản văn cung cấp: “Đền Thờ nầy phải mất bốn mươi sáu năm mới xây xong”. Đền Thờ được vua Hê-rô-đê Cả khởi công tái thiết vào năm 19 trước Công Nguyên, vì thế, đây là lễ Vượt Qua vào năm 28 sau Công Nguyên.
Khung cảnh lễ Vượt Qua nầy đem lại ý nghĩa sâu xa cho hoạt cảnh. Đức Giê-su đuổi những người buôn bán ra khỏi Đền Thờ, vì đây là nơi dành riêng để cầu nguyện. Nhưng Ngài cũng còn xua đuổi những súc vật dành riêng cho các hy lễ, vì chính Ngài sẽ là “con chiên sát tế”, con chiên Vượt Qua đích thật, hy lễ có giá trị duy nhất từ nay sẽ thay thế tất cả hy lễ vô giá trị khác (chúng ta quen lối đọc đa nghĩa nầy của Tin Mừng Gioan). Thư gởi tín hữu Do thái cho chúng ta một bài suy niệm sâu xa về ý nghĩa này: “Khi vào trần gian, Đức Ki-tô đã nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến lễ, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xóa tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con” (Dt 10: 5-6).
Đức Giê-su xua đuổi những người đổi bạc vì công việc làm ăn của họ bất lương không xứng hợp với khung cảnh thánh thiêng, nhưng cũng vì những tiền dâng cúng chẳng bao lâu nữa không còn lý do tồn tại nữa: sẽ không còn Đền Thờ, không còn tư tế…
Sau cùng, Đức Giê-su thanh tẩy Tiền Đình dân ngoại vì dân ngoại có quyền đòi hỏi phải tôn trọng những lời cầu nguyện của họ. Quả thật, sẽ đến một ngày không xa lắm, dân ngoại sẽ không còn phải bị loại ra ngoài, chính họ cũng sẽ là một phần không thể thiếu Dân Mới của Ngài và sẽ được mời gọi dự phần vào ơn cứu độ như dân Ít-ra-en.
*3.Văn mạch của Tin Mừng Gioan:
Tin Mừng Gioan đặt sự kiện Đức Giê-su lên Giê-ru-sa-lem dự lễ Vượt Qua vào lúc bắt đầu sứ vụ của Ngài, sau tiệc cưới Ca-na và sau vài ngày lưu lại ở Ca-phác-na-um. Ba Tin Mừng nhất lãm tường thuật việc Đức Giê-su lên Giê-ru-sa-lem vào lúc Ngài sắp bước vào tuần Tử Nạn và xem biến cố nầy như đổ thêm dầu vào lửa khiến cho giáo quyền Do thái công phẩn đến cực độ. Đây là một trong những lý do họ ra lệnh truy nả Đức Giê-su.
Tin Mừng Gioan có một quan điểm thần học khác với các Tin Mừng nhất lãm. Thánh Gioan muốn dẫn chúng ta tiến bước vào trong mầu nhiệm của Đấng Mê-si-a (“Đức Ki-tô”). Đức Giê-su đã được Gioan Tẩy Giả giới thiệu là Đấng Mê-si-a. Ở Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su hành xử với tư cách “Con Thiên Chúa”. Ngài cho mọi người tiên cảm những mối liên hệ rất đặc biệt của Ngài với Thiên Chúa, Cha Ngài, qua việc Ngài ra tay hành động để buộc người ta phải tôn kính nơi thánh thiêng, nơi Thiên Chúa ngự giữa dân Ngài: “Đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán”.
Ở tiệc cưới Ca-na, Đức Giê-su đã ban “rượu mới”, báo trước rượu sẽ trở thành máu Ngài (Ga 19: 31-37). Ở Giê-ru-sa-lem, Ngài loan báo “đền thờ mới” đền thờ này sẽ là Thân Thể Ngài. Như vậy, Ngài ám chỉ đến cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Ngài: “Các ông cứ phá hủy đền thánh nầy đi, nội ba ngày tôi sẽ xây dựng lại” (2: 19). Điều mà thánh Gioan muốn chúng ta lưu ý ở đây chính là khi nói đến Đền Thờ Giê-ru-sa-lem, tác giả dùng từ “Iros” có nghĩa “không gian thánh” (2: 14, 15) nhưng khi nói về đền thờ sẽ là thân thể của Ngài, Đức Giê-su sử dụng từ “Naos” là nơi cực thánh của Đền Thờ. Khi nói về thân thể của Ngài bị giết chết nhưng sống lại, Đức Giê-su không dùng động từ “oikodomein” (“xây dựng”), nhưng “egeirein” (“chỗi dậy”), động từ được các bản văn Tân Ước sử dụng để nói về cuộc Phục Sinh của Đức Giê-su. Vì thế, tác giả giải thích: “Nhưng Đền Thờ Đức Giê-su muốn nói ở đây là chính thân thể Người. Vậy khi Người từ cõi chết chỗi dậy, các môn đệ nhớ lại Người đã nói điều đó, họ tin vào Kinh Thánh và lời Đức Giê-su đã nói”.
Mặt khác, toàn bộ Tin Mừng Gioan được trình bày như một phiên tòa ở đó những người xét xử Đức Giê-su mà thánh Gioan gọi là “người Do thái” với nét nghĩa tiêu cực (chủ yếu là các chức sắc tư tế và các kinh sư). Hoạt cảnh Đức Giê-su đuổi những người buôn bán ra khỏi Đền Thờ cấu thành điểm nhấn của phiên tòa nầy. Ai đọc hoạt cảnh này chắc chắn nghĩ đến lời công bố của các ngôn sứ: “Việc Thanh tẩy Đền Thờ sẽ đánh dấu việc khai mạc thời đại Mê-si-a”.
Cuối cùng, thánh Gioan ghi nhận rằng có nhiều người đến với Ngài và tin vào Ngài vì họ đã chứng kiến các dấu lạ Ngài làm, nhưng Ngài không tin họ vì Ngài “biết có gì trong lòng con người”. Như vậy, Đức Giê-su tiên cảm họ sẽ quay lưng lại với Ngài trong tương lai.
Như vậy, trong Tin Mừng Gioan, hoạt cảnh nầy có giá trị mặc khải: bày tỏ con người Đức Giê-su với tư cách Con Thiên Chúa và loan báo những đảo lộn mà Ngài sẽ thực hiện cũng như sự vô tri mà Ngài sẽ là đối tượng. Khung cảnh của lễ Vượt Qua sắp đến phóng chiếu trên những dữ kiện nầy một sự soi sáng mang tính ngôn sứ.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam