Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 22
Tổng truy cập: 1374422
LINH MỤC LÀ NGƯỜI CHĂN CHIÊN THẾ NÀO
LINH MỤC LÀ NGƯỜI CHĂN CHIÊN THẾ NÀO
Chúa Nhật IV Mùa Phục Sinh là Chúa Nhật Chúa Chiên Lanh, Chúa Nhật đặc biệt cầu nguyện cho ơn Thiên triệu. Phụng vụ lời Chúa hôm nay trả lời cho các tín hữu biết thế nào là Mục tử thật và ai là Mục tử thật của đoàn chiên nhân loại. Từ những gợi ý ấy, Giáo hội mời gọi các linh mục, những mục tử của Chúa được trao trách nhiệm chăm sóc các đoàn chiên hãy trở thành những mục tử đích thật cho đoàn chiên.
Người chăn chiên thật là người đi qua cửa mà vào chuồng chiên. Người này còn được gọi là mục tử đúng nghĩa. Người mục tử được người giữ cửa mở cho vào và chiên nghe tiếng của người này. Người mục tử thật hiểu đặc điểm của mỗi con chiên, cất tiếng gọi tên từng con ra khỏi chuồng và dẫn cả đàn đến nơi có đồng cỏ xanh tươi và suối nước mát trong lành. Người mục tử không sợ vất vả hiểm nguy, không ngại hy sinh và bằng mọi cách cố gắng bảo vệ chiên an toàn trước sói dữ và kẻ trộm. Ông còn nỗ lực tìm kiếm nơi có đồng cỏ xanh tươi và suối mát trong lành để chiên được ăn uống và nghỉ ngơi thỏa thuê.
Người mục tử đúng bản chất ấy chính là Đức Giêsu đối với đoàn chiên của Thiên Chúa gồm toàn thể nhân loại. Đức Giêsu đến làm mục tử để cho chiên được sống và sống dồi dào. Ngài thực hiện vai trò mục tử bằng cách sống giữa đoàn chiên nhân loại, chia sẻ mọi âu lo khốn khó của họ, cảm thông nâng đỡ và giúp con người vượt qua mọi hiểm nguy. Để đoàn chiên nhân loại được sống và sống dồi dào, Đức Giêsu đã rao giảng Tin Mừng, đã chữa lành bệnh tật, mở mắt cho người mù, mở tai cho kẻ điếc, làm cho kẻ chết sống lại, hiến dâng mạng sống trên thập giá, trao ban thịt máu trong bí tích Thánh Thể làm của ăn thiêng liêng nuôi dưỡng linh hồn mỗi người.
Thánh Phêrô trong thư thứ nhất đã nói về hình ảnh mục tử Giêsu như sau: Đức Giêsu đã chịu đau khổ vì anh em, để làm gương mẫu cho anh em. Ngài không phạm tội, không bao giờ mở miệng nói một lời gian dối, bị nguyền rủa mà không nguyền rủa lại, chịu đau khổ mà không ngăm đe. Ngài hoàn toàn phó thác cho Chúa Cha là Đấng xét xử công bình. Ngài mang lấy tội lỗi của chúng ta và đưa lên cây thập giá, để đoàn chiên nhân loại được sống một đời sống công chính thánh thiện. Ngài đã qui tụ mọi người về một đàn chiên duy nhất, cả những người trước đây đã đi lạc, để chỉ có một mục tử và một đàn chiên đích thực được hưởng sự chăm sóc chu đáo nhất trong ân sủng của Thiên Chúa.
Không những là mục tử, Đức Giêsu còn là cửa chuồng chiên. Ngài đã khẳng định điều này với người Do Thái “Thật tôi bảo các ông: tôi là cửa cho chiên ra vào.” Tại các làng mạc và thị trấn của Người Do Thái, có những đàn chiên cộng đồng. Tất cả các đàn chiên đó đều được nhốt chung khi chúng trở về buổi tối. Các đàn chiên ấy được bảo vệ bằng một khung cửa thật chắc chắn mà chỉ có người canh cửa mới được giữ chìa khóa. Đến mùa nắng ấm, chiên được thả trên núi, đêm đến không lùa về làng, thì chúng được bảo vệ trong các ràn ngoài sườn đồi. Các ràn chiên trên sườn núi chỉ là một khoảng đất trống có rào chung quanh, có một chỗ trống cho chiên ra vào và không có cửa. Đêm đến, người chăn chiên nằm ngay tại khoảng trống làm chỗ ra vào, không có chiên nào ra vào được nếu không bước qua người chăn.
Cửa chuồng chiên có công dụng là bảo đảm cho chiên được an toàn trước mọi nguy hiểm có thể xảy ra do sói dữ hay kẻ trộm chiên. Đức Giêsu là cửa chuồng chiên theo nghĩa Ngài là người bảo vệ đoàn chiên nhân loại được an toàn trước mọi ảnh hưởng xấu của thế gian. Ngài thực hiện vai trò bảo vệ bằng cách chỉ cho nhận loại thấy Thiên Chúa, thấy con đường đúng phải đi, con đường sai trái phải tránh và đâu là con đường gần nhất để đến với Thiên Chúa. Để ngăn cho nhân loại khỏi bị thống trị bởi tội lỗi và sự chết, Đức Giêsu đã chấp nhận chết để hủy diệt sự chết của nhân loại, sống lại để trao ban sự sống mới cho con người. Chính nhờ sự chết và phục sinh của Ngài mà tất cả nhân loại được bảo vệ trước tội lỗi và sự chết.
Cửa chuồng chiên còn đóng vai trò mở ra để chiên đến với vùng tự do, đến với đồng cỏ xanh tươi và nguồn suối mát. Đức Giêsu là cửa mở ra cho nhân loại đi vào cõi sống và đi vào biển cả ân sủng bao la. Qua Ngài, nhân loại có thể đến được với Thiên Chúa “Nhờ Ngài mà chúng ta đến gần với Thiên Chúa” (Ep 2,18). Ngài là đường, là sự thật và là sự sống cho tất cả chúng ta “Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”. Thật vậy, trước khi Đức Giêsu đến, nhân loại nghĩ về Thiên Chúa như một vị thần xa lạ, uy quyền và thậm chí còn đáng sợ, nhưng Ngài đến đã mở ra cho nhân loại một con đường đến với Thiên Chúa vì Ngài chính là Thiên Chúa. Cuộc đời của Ngài luôn mạc khải và phản chiếu Thiên Chúa, một Thiên Chúa gần gũi và đầy yêu thương. Khi chịu chết trên thập giá, trái tim của Ngài đã chấp nhận bị đâm thâu để máu và nước chảy ra khơi nguồn các bí tích trao ban mọi ân sủng của Thiên Chúa
Đức Giêsu là mục tử nhân lành, mục tử làm tất cả và hy sinh tất cả để đoàn chiên được sống và sống dồi dào. Ngài cũng là cửa chuồng chiên để bảo đảm an toàn cho đoàn chiên nhân loại trước hiểm nguy của thế gian, của satan và xác thịt bằng cách hy sinh mạng sống để chuộc lại sự sống cho đoàn chiên. Ngài bảo vệ đoàn chiên bằng vũ khí thiêng liêng tuyệt vời là lời Ngài, các bí tích, đặc biệt là bí tích Hoà giải và bí tích Thánh Thể. Nguyện xin Chúa cho đoàn chiên nhân loại biết đặt niềm tin vào Đức Giêsu để được nuôi dưỡng hầu được sống dồi dào. Xin cho các mục tử của Chúa biết noi gương Đức Giêsu mà hết lòng phục vụ đoàn chiên bằng tình thương mến chân thành để đoàn chiên được nuôi dưỡng và cũng được sống dồi dào như Chúa mong đợi. Amen!
Tác giả bài viết: Lm. Giuse Nguyễn Văn Toanh
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam