Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 53
Tổng truy cập: 1372928
LỜI NGỎ TÌNH YÊU
Suy niệm của Lm. Anthony Trung Thành
LỜI NGỎ TÌNH YÊU
Thánh Augustinô đã khẳng định: Thiên Chúa dựng nên chúng ta, Ngài không cần hỏi ý kiến chúng ta, nhưng để cứu chuộc chúng ta, Ngài cần sự cộng tác của chúng ta”.
Thật vậy, để thực hiện chương trình cứu độ, suốt dọc theo chiều dài lịch sử cứu độ, Thiên Chúa luôn luôn mời gọi sự cộng tác của con người: Ngài mời gọi sự cộng tác của các tổ phụ; Ngài mời gọi sự cộng tác của các thủ lĩnh; Ngài mời gọi sự cộng tác của các ngôn sứ…Ngài mời gọi sự cộng tác chung của cả dân tộc Do Thái; Ngài mời gọi sự cộng tác riêng của từng người…Đặc biệt, để thực hiện lời hứa ban Đấng Cứu Thế cho nhân loại, Ngài đã sai sứ thần đến để mời gọi sự cộng tác của một Trinh nữ tại làng quê Nazarét. Trinh Nữ ấy tên là Maria. Cuộc đối thoại giữa Sứ thần và Trinh nữ được Thánh Luca tường thuật lại trong đoạn Tin mừng hôm nay (x. Lc 1, 26-38).
Cuộc đối thoại bắt đầu bằng lời chào của sứ thần Gabriel: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.”(Lc 1, 28). Đây là một lời chào đặc biệt, bởi vì sứ thần đã không chào bằng tên thật của Maria, nhưng bằng một tên mới đó là tên: “Đấng đầy ân sủng”. Sứ thần còn thêm rằng:“Đức Chúa ở cùng bà”. Chính vì lời chào đặc biệt nầy mà Trinh Nữ cảm thấy “bối rối”. Hiểu được sự bối rối của Trinh nữ, sứ thần giải thích rằng: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.” (Lc 1,30-33). Trinh nữ hiểu rõ lời giải thích của sứ thần, nhưng vì Trinh nữ đã khấn giữ mình đồng trinh, Ngài quý trọng đức Đồng trinh hơn chức vụ làm Mẹ Thiên Chúa. Vì thế, Trinh nữ mới hỏi sứ thần rằng: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!” (Lc 1,34). Thắc mắc của Trinh nữ cũng là thắc mắc của nhiều người qua mọi thời đại. Nhưng thắc mắc đó đã được Sứ thần giải thích một cách rõ ràng rằng: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Êlisabét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.” (Lc 1,35-37). Như vậy, việc Đức Mẹ thụ thai và sinh con là việc của Chúa Thánh Thần chứ không phải việc của con người. Đối với Thiên Chúa, không có gì là không làm được. Cho nên, Đức Mẹ sinh con mà vẫn đồng trinh. Khi hiểu được lời giải thích của sứ thần, Đức Maria đã sẵn sàng thưa xin vâng: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” (Lc 1,38).
Cuộc đối thoại giữa Sứ thần và Trinh nữ chấp dứt. Sứ thần đã làm tròn sứ mạng Truyền Tin của mình. Khi thưa “xin vâng”, Đức Maria đã chấp nhận cộng tác với Thiên Chúa trong chương trình cứu độ nhân loại. Biến cố này hết sức quan trọng vì làm thay đổi cuộc đời của Đức Maria và làm cho lịch sử cứu độ bước sang một trang sử mới. Đối với Đức Maria, từ một thiếu nữ bình thường đã trở thành Mẹ Đấng Cứu Thế. Đi liền với thiên chức làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Thiên Chúa còn ban cho Mẹ ơn Vô Nhiễm thai, ơn đồng trinh trọn đời và được đưa lên trời cả hồn lẫn xác. Đối với lịch sử cứu độ: tiếng thưa “Xin vâng” của Đức Maria làm cho lời hứa của Thiên Chúa ngày xưa được ứng nghiệm, Đấng Cứu Thế đã thực sự xuống thế làm người.
Nhưng tiếng “xin vâng” của Đức Maria không chỉ thể hiện qua lời nói trong chốc lát mà phải “trả giá” cả cuộc đời của Mẹ. Thật vậy, từ khi thưa tiếng “Xin vâng”, Đức Maria bắt đầu bước vào hành trình hy sinh đau khổ: mang thai, bị Giuse hiểu nhầm, sinh con trong hang đá nghèo hèn, đưa con trốn sang Aicập, lạc mất con trong đền thánh, thấy con vác thập giá, chứng kiến con bị đóng đinh, chết trên thập giá và bị người ta tháo đinh để táng trong hang đá…Những đau khổ đó là những lời thưa xin vâng của Mẹ trong cuộc sống. Những đau khổ đó cũng là sự cộng tác của Mẹ với Chúa Giêsu trong việc cứu độ nhân loại. Cho nên, Đức Maria còn được gọi là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc.
Để nuôi dưỡng Đức Giêsu và bảo vệ Đức Maria, Thiên Chúa còn mời gọi sự cộng tác của Thánh Giuse. Cho nên, Thánh Giuse trở thành bạn thanh sạch của Đức Maria và Cha nuôi của Đức Giêsu. Khi Đức Giêsu bắt đầu hoạt động công khai, Ngài mời gọi sự cộng tác với Ngài bằng việc tuyển chọn và huấn luyện một số người mà chúng ta gọi là Tông đồ. Ngoài các tông đồ còn có các môn đệ và một số phụ nữ khác…Trước khi về trời, Ngài đã thiết lập Giáo hội để Giáo hội tiếp tục thi hành sứ vụ Cứu thế của Ngài. Trong Giáo hội có đầy đủ mọi thành phần: Giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân. Tất cả được mời gọi cộng tác với nhau và cộng tác vơi Chúa để cứu độ thế giới mãi cho đến tận thế.
Với chúng ta ngày hôm nay thì sao? Tùy vào khả năng và địa vị, Thiên Chúa vẫn tiếp tục mời gọi chúng ta cộng tác với Ngài.
Thứ nhất, là người kitô hữu, mỗi người chúng ta hãy cộng tác với Thiên Chúa trong việc chu toàn bổn phận khi lãnh nhận bí tích Rửa tội là “từ bỏ ma quỷ và tuyên xưng đức tin”. Từ bỏ ma quỷ là từ bỏ cuộc sống trái với luật Chúa và luật Hội thánh. Tuyên xưng đức tin không chỉ trên môi miệng mà cần phải thể hiện bằng chính cuộc sống của mình. Thánh Giacôbê nói: “Đức tin không có hành động là đức tin chết” (Gcb 2,17).
Thứ hai, là thành viên của gia đình, chúng ta cộng tác với Thiên Chúa bằng cách chu toàn bổn phận làm chồng làm vợ, làm cha làm mẹ và làm con cái. Tất cả các thành viên trong gia đình đều được mời gọi nên thánh. Người làm chồng, làm cha có thể noi gương Thánh Giuse. Người làm vợ, làm mẹ có thể noi gương Đức Maria. Người làm con có thể noi gương Đức Giêsu. Nhìn vào lịch sử Giáo hội còn biết bao gia đình đáng cho chúng ta noi gương và học tập. Chúng ta có thể noi gương đời sống thánh thiện của gia đình ông Louis Martin và bà Zélie Guérin, thân mẫu của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Hai ông bà có chín người con. Bốn người chết trong thời thơ ấu, trong khi năm cô con gái còn lại lần lượt vào Dòng Kín và Dòng Thăm Viếng. Cả Louis và Zélie được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI phong chân phước ngày 19 tháng 10 năm 2008, và được Đức Thánh Cha Phanxicô phong hiển thánh vào ngày 18 tháng 10 năm 2015.
Thứ ba, là người con của giáo xứ, mỗi người chúng ta được mời gọi dùng khả năng của mình để xây dựng, bảo vệ và phát triển giáo xứ: Có những người được mời gọi làm thành viên của Hội đồng Mục vụ Giáo xứ; có những người được mời gọi làm thành viên của các ban đoàn; có những người được mời gọi làm thành viên trong các Hội đoàn hay một tổ chức khác; cũng có những người chỉ làm một giáo dân bình thường nhưng luôn hoàn thành các nhiệm vụ được giao…Tùy khả năng và hoàn cảnh, tất cả được mời gọi để xây dựng, bảo vệ và phát triển giáo xứ.
Ngoài ra, nếu những ai giữ những chức vụ khác trong đạo ngoài đời đều được mời gọi cộng tác với nhau và cộng tác với ơn Chúa để chu toàn nhiệm vụ của mình để làm sáng danh Chúa. Khi chúng ta thực hiện tốt bổn phận người kitô hữu và bổn phận của đấng bậc mình là chúng ta đang cộng tác với Chúa để cứu độ chúng ta và cứu độ thế giới.
Lạy Chúa, nhờ tiếng xin vâng của Mẹ, nhân loại được đón nhận Đấng Cứu Thế. Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ, xin cho mọi người chúng con luôn biết thưa xin vâng trong cuộc sống đức tin để Chúa cũng đến với chúng con và qua chúng con Chúa đến với mọi người. Amen.
3. Xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng
(Suy niệm của Lm. Joshepus Quang Nguyễn)
Trong bài hát “Xin Vâng”, Linh mục nhạc sĩ Mi Trầm viết rằng: “Mẹ ơi! Ðời con dõi bước theo Mẹ, lòng con quyết noi gương Mẹ, xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng. Mẹ ơi! Ðường đi trăm ngàn nguy khó, hiểm nguy dâng tràn đây đó. Xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng. Xin vâng. Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng. Hôm qua hôm nay và ngày mai. Xin vâng, Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng. Hôm nay tương lai và suốt đời”. Tại sao phải chúng ta phải xin Mẹ dạy cho mình hai tiếng xin vâng? Chúng ta cũng thường thưa xin vâng hằng ngày đối với cha, mẹ, thầy cô, với Linh mục và với Chúa với Đức Mẹ mà. Thế thì lời thưa xin vâng của Đức Mẹ thưa với Chúa hôm nay có khác với lời thưa xin vâng của chúng ta không, khác nhau chỗ nào?
Nếu hôm nay Chúa hiện ra và bảo mỗi người trong quí ông bà anh chị em đây rằng: “Này con, con làm kỹ sư nhé!”. Anh chị em liền thưa: “Xin vâng”. Và “Này con, con hãy làm linh mục!” Anh em liền thưa: “Xin vâng.” Rồi, “Này con, con làm bà Soeur nhé!”, Chị em không một chút do dự thưa: “Xin vâng”. Rồi, Chúa cũng bảo: “Này con, con hãy đi đến vùng đang có bệnh dịch hay có chiến tranh xảy ra để chữa trị bao vết thương cho Ta!” Anh chị em do dự trả lời: “Từ từ để con coi nghĩ lại đã!”. Như vậy, rõ ràng hai tiếng “xin vâng” ấy là vâng có điều kiện và nhất là có lợi thuộc về tôi nhiều hơn. Hai tiếng “xin vâng” của Mẹ hôm nay thì khác. Qua hai tiếng ấy, Mẹ đặt mối quan hệ của mình và Thiên Chúa trong mối quan hệ thấp cao: Mẹ chỉ là nữ tỳ, còn Thiên Chúa là Đấng Tối Cao. Vì vậy, Mẹ xin vâng không điều kiện, không mặc cả, không tìm tư lợi cho mình. Cho nên, Mẹ sẵn sàng trao toàn thân để Chúa có thể làm bất cứ điều gì nếu Chúa muốn dù có đau thương Mẹ vẫn một lòng trung tín với Chúa.
Lời thưa của Đức Mẹ: “Này tôi là tôi tá Chúa, tôi xin vâng như lời sứ thần truyền”. Một lời xin vâng quyết liệt, đã xoay chuyển toàn bộ cuộc đời của Mẹ. Chỉ ít lâu sau lời xin vâng này, Mẹ đã gặp không ít khó khăn và đau khổ. Trước hết là trước thái độ nghi ngờ của thánh Giuse khi thấy Mẹ mang thai. Rồi trong lúc bụng mang dạ chửa, Đức Mẹ cùng với Thánh Giuse lặn lội gieo neo đi xuống Bêlem để đăng ký hộ khẩu và rồi sinh con trong cảnh nghèo túng của máng cỏ đêm đông. Rồi, Mẹ phải lặn lội đem con trốn sang Ai-cập. Và rồi Mẹ theo Chúa trên đường lên núi Sọ. Mẹ đã chứng kiến cảnh tượng quân lính đóng đanh Chúa, nhìn Con yêu chết đau đớn. Mẹ đã đứng vững và trầm lặng dưới chân cậy thập giá để chứng tỏ rằng Mẹ luôn kết hiệp và chia sẻ với Chúa trong đau khổ. Và như vậy Mẹ đã đi cho tới tận cùng lời xin vâng của mình. Từng giây từng phút và trong từng biến cố suốt cả cuộc đời, Mẹ không ngừng xin vâng trước ý định muôn thuở của Thiên Chúa và thực hiện một cách trọn vẹn ý định thánh thiện ấy ngang qua thập giá. Mẹ luôn kết hiệp với Chúa và chia sẻ những khổ đau Chúa phải chịu bằng lời xin vâng, dù gặp phải những hoàn cảnh đen tối và đau đớn nhất. Như vậy, lời thưa xin vâng của Mẹ đồng thời cũng là hành động dâng hiến, phó thác, tin tưởng và trung tín với Chúa, cho Chúa, vì Chúa và tha nhân không một tính toán, không một vụ lợi và không một lời oán trách khi gặp khó khăn, đau khổ hay thử thách. Cho nên, Thánh Nữ Têrêsa Calcutta nói: “Nếu có gì thuộc về tôi, tôi sẽ có toàn quyền sử dụng nhưng tôi thuộc về Chúa, nên Ngài có thể làm bất cứ điều gì Ngài muốn”.
Lời “xin vâng” của Mẹ Maria vẫn được lặp lại trong đời sống Kitô hữu mỗi ngày. “Xin vâng” với ý thức là hiến toàn thân cho Chúa qua việc sám hối ăn năn tội và sống Lời Chúa, đồng thời hiệp thông với Ngài mọi biến cố trong cuộc sống ngang qua thập giá của Chúa Kitô. Vậy chúng ta học gương Mẹ, thưa xin vâng với Chúa qua việc sám hối, hy sinh hãm mình và làm việc lành phúc đức trong Mùa Vọng này để được Chúa Giêsu giáng sinh nơi cung lòng chúng ta.
Vì vậy, hôm nay Mẹ dạy ta hai tiếng xin vâng cũng là dạy hãy can đảm thi hành lời mời gọi của Tin Mừng đó là: “xin vâng” thực thi ý Chúa khi gia đình hạnh thịnh vượng cũng như lúc gian nan khi ốm đau cũng như lúc mạnh khoẻ để cùng với Chúa ta xây dựng gia đình bình an hạnh phúc và tiếp tục công trình cứu độ của Thiên Chúa. Đặc biệt trong năm đời sống gia đình, nhất là các gia đình trẻ, anh chị em hãy thưa “xin vâng” trước những đòi hỏi của cuộc sống gia đình: hy sinh, tha thứ, từ bỏ những tính hư tật xấu để giữ tâm hồn trong sạch và sống công chính nhằm xây dựng một gia đình hạnh phúc vững bền, hoà thuận và yêu thương nhau như gia đình Đức Mẹ. Là tu sĩ, giáo sĩ hãy thưa “xin vâng” với Chúa trước những bổn phận và trách nhiệm phải cúi xuống để rửa chân cho chị anh em qua việc yêu thương chăm sóc những người tội lỗi, nghèo khổ, bệnh nhân hay người khuyết tật. Cho nên, trong Tông thư gửi tất cả Các người Tận hiến nhân dịp Năm Đời sống thánh hiến, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng: “Tôi yêu cầu tất cả mọi thành phần của Giáo hội: ra khỏi chính mình và đi về những vùng ngoại ô của cuộc đời. Cả một nhân loại đang chờ đợi: những người đã mất hết hy vọng, những gia đình đang gặp khó khăn, những trẻ thơ bị bỏ rơi, các bạn trẻ gặp ngõ cụt trước tương lai, những người già lão bệnh tật bị loại trừ, những người giàu của cải nhưng trống rỗng trong lòng, những người đang tìm ý nghĩa cuộc đời, khao khát đời tâm linh... Anh chị em đừng khép lại trong chính mình, đừng để mình bị ngột ngạt với những chuyện lẩm cẩn trong nhà, đừng bị giam hãm trong những vấn đề nội bộ. Những vấn đề này sẽ được giải quyết nếu anh chị em đi ra ngoài để giúp những người khác giải quyết những vấn đề của họ và loan báo Tin mừng. Anh chị em sẽ tìm thấy sự sống khi trao ban sự sống, tìm thấy hy vọng khi trao ban hy vọng, tìm thấy tình thương bằng cách yêu thương” (phần II, số 4).
Lạy Mẹ Maria! Xin Mẹ giúp chúng con luôn biết noi gương bắt chước Mẹ nói lời “xin vâng” trong suốt cuộc lữ hành trần thế này. Xin Mẹ cho con biết mở lòng và cộng tác với Ơn Chúa để hoàn thành sứ mạng mà Chúa đã giao phó cho mỗi người chúng con. Amen.
4. Dọn tâm hồn
Bài đọc thứ nhất trích sách tiên tri Samuel và bài Tin Mừng trích Phúc âm theo thánh Luca cho chúng ta hai hình ảnh về việc chuẩn bị một nơi cho Chúa ngự trị.
Hình ảnh thứ nhất, đó là hình ảnh vua Đavít. Thực vậy, sau những cuộc chinh chiến đầy vất vả, hòa bình đã trở lại. Nhà cửa được xây dựng bằng các thứ gỗ quí, ông mới nghĩ đến việc xây dựng một đền thờ để Hòm Giao Ước. Thế nhưng, Chúa đã phán cùng ông: Ngươi mà tính xây nhà cho Ta ở sao? Ngươi đi đâu, Ta cũng đã luôn ở với Ngươi.
Hình ảnh thứ hai, đó là hình ảnh Đức Trinh Nữ Maria. Thực vậy, Đức Trinh Nữ Maria chỉ là một thiếu nữ nghèo hèn, không vàng không bạc để có thể xây dựng một đền thờ nguy nga cho Thiên Chúa, nên chỉ biết dọn lòng mình cho tốt lành trước mặt Thiên Chúa, vậy mà Thiên Chúa đã chọn Mẹ để xuống thế làm người. Chính Chúa ở trong cung lòng Mẹ, nên Mẹ đi đâu, thì cũng đem đến sự tốt lành và mừng vui tới đó.
Từ những sự việc kể trên, chúng ta nhận ra rằng: Chưa hẳn Chúa đã cần đến những đến những đền thờ, những thánh đường nguy nga tráng lệ cho bằng một cõi lòng đầy yêu thương chân thành. Do đó, để được gắn bó mật thiết với Chúa, không gì hay cho bằng chúng ta hãy dọn lòng chúng ta, mời Chúa ngự trị và chiếm lĩnh toàn bộ con người chúng ta, lúc đó chúng ta không phải chỉ kết hiệp với Chúa ở trong nhà thờ, mà ngay cả trong đời sống thường ngày, chúng ta vẫn có Chúa đi theo, để rồi chúng ta có thể nói lên như thánh Phaolô: Tôi sông, nhưng không còn là tôi sống, mà là chính Đức Kitô sống trong tôi. Và lúc đó, chúng ta sẽ trở nên mọi sự cho mọi người.
Tuy nhiên trong thực tế, chúng ta thường rất trang nghiêm sốt sắng ở trong nhà thờ, nhưng một khi đã ra về và cửa nhà thờ đóng lại, chúng ta bước xuống cuộc đời và để Chúa lại trong nhà tạm. Có những trường hợp vừa ra khỏi thánh đường, chúng ta đã vội vã cư xử thù hận với nhau, còn thua cả những anh em lương dân.
Nếu chúng thục sự có Chúa ở trong tâm hồn, thì cuộc đời chúng ta sẽ an vui, hạnh phúc và bản thân chúng ta mới dễ cư xử chân thành và yêu thương đối với hết mọi người.
5. Khiêm nhường
Người đời thường nói: Một người làm quan cả họ được nhờ. Nếu như chúng ta có một người anh, một người chị hay một người chú làm lớn, hẳn các em sẽ lấy làm hãnh diện lắm lắm. Còn nếu như bản thân chúng ta, một mai khôn lớn và bước xuống cuộc đời, chúng ta gặt hái được những thành quả tốt đẹp, thì người vui mừng nhất, theo tôi nghĩ, đó chính là người mẹ của chúng ta. Bởi vì người mẹ đã tốn biết bao nhiêu công sức để nuôi dưỡng và giáo dục chúng ta. Cũng chính người mẹ thường mơ ước cho chúng ta một tương lai huy hoàng nhất.
Trong trường hợp của Mẹ Maria thì khác. Với lời xác quyết của sứ thần Gabriel: Này bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai và đặt tên là Giêsu, Người sẽ nên cao trọng và thiên hạ sẽ gọi Người là Con Đấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Đavít tổ tiên Người. Người sẽ cai trị nhà Giacob đến muôn đời. Hẳn Mẹ cũng đã biết rằng người con mình sinh ra là ai? Là Đấng Cứu Thế, là Con Thiên Chúa. Mẹ không bao giờ vênh vang tự đắc về tước vị của mình, trái lại Mẹ luôn khiêm tốn nhận ra rằng: Mình chỉ là một dụng cụ trong lòng bàn tay của Thiên Chúa, vì thế Mẹ đã thưa lên cùng sứ thần Gabriel: Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời sứ thần Gabriel truyền.
Chính thái độ khiêm nhường của Mẹ đã làm cho Chúa được hài lòng và Ngài đã cắt đặt Mẹ lên một tước vị cao trọng, tước vị làm Mẹ Thiên Chúa, bởi vì Ngài hạ bệ những kẻ quyền thế và nâng cao những người phận nhỏ.
Lịch sử đã để lại cho chúng ta nhiều mẫu gương đáng suy nghĩ về vấn đề này. Một Lucifer kiêu ngạo, không muốn phục tùng Thiên Chúa, nên đã bị kết án hoả ngục đời đời. Một Adong Eva cũng chỉ vì kiêu căng, muốn trở nên bằng Thiên Chúa, nên đã bị kết án đau khổ và chết chóc.
Trong khi đó những người khiêm nhường luôn luôn được Chúa yêu thương và chúc phúc. Chẳng hạn Đavit, một cậu bé chăn chiên, đã được Chúa nâng đỡ phù trì, đánh thắng Goliah. Và khi Đavit khiêm nhường thú nhận tội lỗi của mình, thì đã được Chúa tha thứ, để rồi Đấng Cứu Thế sẽ xuất thân từ dòng dõi Đavit. Và Mẹ Maria ngày hôm nay là một mẫu gương đáng cho chúng ta suy nghĩ. Đang khi Mẹ hạ mình xuống làm người tôi tớ, thì Thiên Chúa đã nâng Mẹ lên làm Mẹ của Đấng Cứu Thế như lời Ngài đã phán: Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống thì sẽ được nâng lên.
Cũng như Ngài đã truyền dạy chúng ta: Các con hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường để nhờ đó chúng ta trở nên giống Chúa Giêsu, một hài nhi nhỏ bé và yết ớt nơi máng cỏ Bêlem.
6. Đức Trinh Nữ Maria
Nhân vật cuối cùng mà phụng vụ muốn trình bày với chúng ta trong mùa vọng đó là Đức Trinh Nữ Maria.
Thực vậy, điểm nổi bật của Mẹ Maria không phải là việc Mẹ được lôi kéo vào những sự kiện lạ lùng, nhưng chính là thái độ của Mẹ trước công trình cứu độ của Thiên Chúa đang diễn ra một cách khác thường. Không giống với một Giacaria ngờ vực, Mẹ Maria đã trả lời: Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời sứ thần truyền. Một lời xin vâng có tính cách phó thác, dấn thân vào một công trình đầy những điều mới lạ, vượt trên mọi dự đoán. Một lời xin vâng đầy tin tưởng bởi vì Mẹ Maria đã đón nhận Con Thiên Chúa làm người trong lòng tin trước khi đón nhận Ngài nơi thân xác của mình.
Sau này khi người ta báo cho Chúa Giêsu biết có mẹ Ngài đang chờ Ngài ở ngoài, thì Ngài đã khẳng định: Những người nghe và thực hiện lời Ngài chính là mẹ và anh em của Ngài. Không phải Chúa Giêsu muốn phủ nhận địa vị người mẹ của Đức Maria mà trái lại, Ngài muốn khẳng định rằng Đức Maria đã là một người mẹ trọn vẹn của Ngài. Mối quan hệ giữa Đức Mẹ và Ngài không chỉ là quan hệ máu mủ ruột thịt mà còn là quan hệ tinh thần.
Với chúng ta cũng thế. Dọn đường Chúa, tiếp đón Chúa có nghĩa là lắng nghe và thực hiện lời của Chúa. Đó là con đường chắc chắn nhất để đi vào mối quan hệ mật thiết với Ngài. Lời của Ngài thực sự đã đưa chúng ta đi vào một con đường mới, một cuộc sống mới. Lời của Ngài đã lôi kéo chúng ta ra khỏi đền thờ, ra khỏi thành thánh để đến với những con người đang phải vật lộn giữa cuộc sống. Lời của Ngài dẫn chúng ta đến với những người nghèo khổ lao động, nhưng kẻ đau ốm, bệnh tật. Không phải chỉ để nói lên sự an ủi mà còn là để đem lại cơm áo và sự chạy chữa. Việc tiếp nhận Chúa không phải chỉ diễn ra trong mùa vọng và mùa giáng sinh, mà còn phải diễn ra trong toàn bộ cuộc sống chúng ta. Và như thế, chuẩn bị tiếp đón Chúa chính là học hỏi lời Chúa và thực thi lời Ngài trong cuộc sống của chúng ta vậy.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam