Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 45
Tổng truy cập: 1367706
LÚC NÀY VÀ Ở ĐÂY
(Suy niệm của Giuse Nguyễn Văn Hội)
Kính thưa cộng đoàn,
Mỗi lần được tham dự thánh lễ cùng với cộng đoàn, đặc biệt trong những ngày lễ trọng như Giáng Sinh, Phục Sinh, tôi thầm cám ơn Chúa. Cám ơn Chúa vì Người vẫn hằng thúc giục bao tâm hồn đến cùng Người. Có thể nói, tại Việt Nam ta, số người đến với Chúa vẫn luôn đông đảo. Trong khi tại các nước phương tây như Pháp, Canada, những nước được xếp vào hàng cha mẹ hay ông bà của chúng ta vế số tuổi nhận biết đạo thánh Chúa, thì các nhà Dòng cũng như nhà thờ chẳng còn được mấy người lui tới, có chăng một số rất nhỏ các cụ già.
Nhưng tôi cũng phải cám ơn Chúa vì sự lựa chọn của chính ông bà, anh chị em. Vì có ai trong chúng ta khi chọn đến đây đã không phải hy sinh hay từ bỏ điều gì? Chắc hẳn là không. Từ những hy sinh nhỏ bé tưởng như không đáng kể, không là gì như giấc ngủ, xem phim, đi chơi,… đến những hy sinh như công việc, nghề nghiệp, tình cảm. Bởi theo tôi được biết, rất nhiều người đã sẵn sàng chọn công việc tầm thường hơn, lương tháng ít hơn, để có được ngày chủ nhật tương đối rảnh rỗi mà đến vơi Chúa; có nhiều bạn trẻ cũng đã mạnh mẽ dám khước từ lời mời gọi của tình yêu khi người bạn của mình không chấp nhận việc tin nhận Chúa.
Kính thưa cộng đoàn, dường như mỗi người, trên mỗi bước đường đời, đều được đặt trước một sự chọn lựa, một ngã ba đường. Có khi chọn lựa ấy là nhẹ nhàng, đơn giản. Có khi chọn lựa ấy là phức tạp, khó quyết. Có khi chọn lựa ấy đem lại hạnh phúc, nhưng có khi chọn lựa ấy đem lại khốn cùng. Có khi chọn lựa ấy như lẽ đương nhiên của một giai đoạn, nhưng có khi chọn lựa ấy lại nghiêm trọng liên quan đến sinh mệnh của đời người. Người ta phải luôn chọn lựa và đôi khi nếu không chọn lựa và quyết định, người ta chỉ có một con đường chết.
Nói đến đây tôi nhớ câu chuyện trong kho tàng chuyện cười dân gian Việt Nam. Chuyện kể rằng:
Tại một khúc sông nọ, quang cảnh thơ mộng, hai bên bờ sông có hai ngôi chùa, các sư sãi trong chùa có cuộc sống khá sung túc. Cũng tại khúc sông ấy, có một con chó, nó không thuộc chùa bên này cũng chẳng thuộc chùa bên kia. Bởi mỗi khi nghe tiếng chuông nhà cơm bên chùa nào vang lên nó lại bơi sang chùa đó để đánh chén no nê. Rồi đến ngày kia, có lẽ là ngày rằm, người ta trẩy đến chùa rất đông, mang theo đủ thứ lễ cúng. Chó ta bắt đầu chảy nước miếng. Giờ cơm hôm đó như dài hơn. Cuối cùng thì tiêng chuông cũng vang lên. Con chó vội nhảy xuống sông và bơi sang chùa có tiếng chuông. Nhưng khi nó vừa bơi đến giữa sông thì tiếng chuông chùa bên này cũng đã điểm. Con chó phân vân: Thôi ta quay lại, vì có lẽ cơm bên chùa này nhiều món ăn ngon hơn. Và nó quyết định bơi trở lại. Bơi được một đoạn, nó lại tự nhủ: biết đâu chùa bên kia có nhiều món ăn ngon hơn thì sao. Và nó lại quay đầu bơi sang chùa bên kia. Nhưng cũng bơi được một đoạn, nó lại tự hỏi: nếu chùa bên này có nhiều món ăn lạ hơn thì tiếc lắm. Và nó lại bơi trở lại. Cứ thế, con chó bơi trở đi trở lại không biết bao lần, cho đến khi không còn bơi được nữa vì kiệt sức, và nó bị dòng nước cuốn đi.
Hai bài đọc hôm nay đều hướng chúng ta đến hay đúng hơn đặt chúng ta trước một chọn lựa, một quyết định. Trong bài đọc thứ nhất, chúng ta nghe ông Giô-suê nói với toàn dân và ông đưa ra cho họ những chọn lựa: Các ngươi không bằng lòng chọn Gia-vê thì hôm nay cứ chọn lấy ai mà thờ, hoặc là những thần tổ tiên các ngươi đã phụng thờ bên kia sông cả; hoặc là các thần của dân Amori… Phần ta và cả nhà ta, chúng ta sẽ phụng thờ Gia-vê…
Còn trong bài Tin Mừng hôm nay, Ðức Giêsu hỏi nhóm mười hai: Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao? Ông Phê-rô đã nhanh nhẹn đại diện cho cả nhóm thưa: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai, Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời”.
Sự chọn lựa và quyết định luôn là vấn đề hiện tại, lúc này và ở đây. Tuy nhiên, sự chọn lựa lại thường được nương vào quá khứ, lấy sự kiện quá khứ làm nền cho chọn lựa hiện tại. Dân Ít-ra-en xưa, trước câu hỏi của Giô-suê, đã trả lời: Quái gở thay nếu chúng tôi từ bỏ Gia-vê để phụng thờ những thần khác. Và họ đưa ra những lý do: Vì Gia-vê đã đem chúng tôi cùng cha ông lên khỏi đất Ai Cập; Vì Gia-vê đã gìn giữ chúng tôi trên đường đi, vì đã đuổi đằng trước chúng tôi hết mọi dân, vì Người là Thiên Chúa của chúng tôi.
Còn Phê-rô, tại sao ông lại có thể đáp lại Chúa cách tức thời như thế? Như ta đã nghe trong các chúa nhật vừa qua, Phê-rô và các môn đệ đặc biệt là nhóm 12, đã luôn đi sát Chúa, cùng ăn cùng uống với Chúa, đã chứng kiến phép lạ Chúa hoá bánh ra nhiều, Chúa đi trên mặt biển, cùng những lời giảng dạy đầy uy quyền của Chúa. Vậy cứ theo lẽ thường, ông có đủ cơ sở để tiếp tục đi theo Ðức Kitô. Ông đã có một chọn lựa và quyết định dựa vào quá khứ.
Tuy nhiên ta có thể đặt câu hỏi tại sao nhiều môn đệ đã cùng đi với người từ lúc đầu, cũng chứng kiến tất cả những việc Chúa làm mà sao họ lại bỏ Chúa mà đi, sao họ không có cùng chọn lựa như nhóm 12? Một sự thật đau đớn như lời thánh Gio-an ghi lại:Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi với Người.
Tuần trước ta đã nghe người Do Thái tranh luận sôi nổi với nhau “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được”, khi họ nghe Ðức Giêsu nói: Bánh tôi ban tặng chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống. Người Do Thái tranh luận sôi nổi, còn các môn đệ hôm nay có phản ứng liền: Lời này chướng tai quá, ai mà nghe nổi. Quả thật, có lẽ ta cũng phải thừa nhận rằng lời của Ðức Giêsu quá “sống sượng”, quá chướng tai, bởi từ trước đến nay có ai dám nói với môn đệ và người ta rằng: hãy ăn thịt và uống máu tôi để được sống. Tuy rằng trong truyền thuyết hay trong thực tế cũng có những trường hợp lấy thịt hay máu của mình mà cho người thân ăn hay uống, như trong chuyện Thoại Khanh Châu Tuấn: Thoại Khanh vì hiếu thảo với mẹ chồng, nên khi mẹ muốn ăn thịt mà không kiếm đâu ra, nàng đã cắt thịt của mình mà nấu cho mẹ ăn. Hay trường hợp của một người mẹ, tôi không nhớ rõ đã đọc trên số báo nào, khi bị kẹt trong một căn nhà cùng đứa con nhỏ do động đất, sau mấy ngày không còn thức ăn nước uống, đứa bé khóc vì khát, vì đói, người mẹ vì thương con đã lấy mảnh chai cắt tay mình cho con mút, cũng may nhân viên cứu hộ đã tìm thấy kịp thời và cứu sống được cả hai mẹ con.
Nhưng đó là những trường hợp hy hữu. Ðàng này, Ðức Giêsu cứ thẳng thắn nói đi nói lại rằng hãy ăn thịt và uống máu Ngài, Ngài còn như đe doạ rằng nếu không sẽ không có sự sống, trong khi Ngài vẫn sống sờ sờ ra đấy. Những kinh nghiệm quá khứ đã không đủ mạnh, không đủ căn cứ để cho nhiều môn đệ có một sự chọn lựa và quyết định trước một sự thật quá phũ phàng, một sự thật mà các ông không thể chấp nhận được. Nhiều môn đệ đã bỏ đi, chỉ còn lại nhóm 12, và Ðức Giêsu đã buộc các ông phải có một thái độ dứt khoát trong chọn lựa.
Ta hãy trở lại câu hỏi trên kia: tại sao nhiều môn đệ cũng đã từng chứng kiến bao việc Chúa làm mà lại không có cùng quyết định như nhóm 12? Nhóm 12 đã có chọn lựa và quyết định dựa vào những sự kiện đã qua, dựa vào những lời nói và những việc Ðức Giêsu làm. Nhưng ta cũng có thể nói rằng kinh nghiệm của các ông có lẽ không đủ mạnh khiến các ông có một chọn lựa và quyết định dứt khoát như thế, khi vừa nghe những lời sống sượng và chói tai. Ðiều quan trọng hơn và có tính quyết định trong chọn lựa của các ông, đó là việc các ông nhận ra Ðức Giêsu là Ðấng thánh của Thiên Chúa, đó là điều do chính Ðức Giêsu nói ra: Thầy đã bảo anh em, không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho. Như thế việc chọn lựa và quyết định đi theo Ðức Giêsu là một ơn ban nhưng không, một ơn ban không dựa vào hiện tại, quá khứ hay tương lai.
Nhưng phải chăng tất cả các môn đệ không được cùng ban ơn ấy? Nếu có thì nhiều môn đệ đã không bỏ Chúa mà đi! Mỗi người đều được ban ơn ấy, vì chắc chắn Thiên Chúa không thiên vị khi ban ơn có sức cứu độ người ta. Nhưng nhiều môn đệ đã bỏ đi, và ta có thể nói, họ bỏ đi vì họ muốn thế, họ tự quyết như thế. Họ dùng tự do mà quyết định. Chắc chắn Chúa rất đau lòng khi phải chứng kiến bao môn đệ đã từng theo Người bấy lâu nay bỏ Người mà đi. Nhưng Người vẫn tôn trọng quyết định và chọn lựa của họ. Bởi chỉ trong tự do, con người mới có thể đi vào trong mối tương quan tình yêu với Người. Ta không dám lên án hay phán xét những môn đệ bỏ Chúa mà đi, nhưng có lẽ họ đã có một quyết định, một chọn lựa dẫn đến cõi chết.
Mong sao mỗi người chúng ta luôn có được những quyết định sáng suốt trên mỗi bước đường, và trong từng giây phút. Mong sao quyết định đi theo Ðức Kitô sẽ luôn là điểm qui chiếu của mọi quyết định và chọn lựa của ta trong đời sống. Và mong sao khi đứng trước một vấn đề gì, dù vượt quá tầm trí hiểu và có sức lôi cuốn ta bỏ Chúa thì lời thánh Phê-rô hôm nay lại vang lên trong mỗi người chúng ta: “Bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai, Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Amen.
48. Bàn tay Chúa dẫn dắt ta trên mọi nẻo đường
(Suy niệm của GB. Nguyễn Tuấn Dũng, OP)
Hành trình của mỗi con người luôn chất chứa những điều kỳ diệu. Từ khi sinh ra cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay, con người luôn hướng đến điều hạnh phúc. Ngay khi lọt lòng mẹ, em bé đã được yêu thương bồng ẵm, chăm sóc của người mẹ, người cha. Và bé được cưu mang trong vòng tay ấm êm của gia đình. Lớn lên em đến với trường lớp, nơi ấy có thầy cô, bạn bè quan tâm, nâng đỡ. Khi trưởng thành, người thanh niên, thanh nữ ấy hội nhập với xã hội, với con người, với môi trường sống vươn tới những ước mơ của cuộc đời, cho đến lúc trở về với cát bụi.
Nếu chỉ dừng lại cuộc sống ở đời này thì điều đó thật vô nghĩa. Con người cũng như cỏ cây, những loài thảo mộc, những loài động vật vô tri khác… Niềm tin của người Ki-tô hữu trả lời cho thế giới về một niềm hy vọng, đó là niềm tin vào Thiên Chúa yêu thương con người, ban cho con người những hồng ân đặc biệt hơn các loại thụ tạo khác. Và như vậy, người Ki-tô hữu tin tưởng, phó thác cuộc đời trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa. Cả cuộc hành trình nơi dương thế này họ luôn được bàn tay Chúa dẫn dắt, đưa đường.
Tin mừng theo Thánh Gioan chúng ta vừa nghe đưa chúng ta vào câu chuyện giữa Đức Giêsu và các môn đệ. Các môn đệ hãnh diện và an tâm về Thầy của mình. Các ông đã dám bỏ mọi sự để theo Người – Một Con Người không có nơi gối đầu. Các ông đi theo Chúa để lắng nghe, để được cùng sống với Người. Các ông nở mày nở mặt với mọi người khi vị Thầy của mình làm nhiều dấu lạ: chữa lành người bệnh tật, đau yếu, người què đi được, người phong hủi được sạch, người mù được thấy, người chết sống lại… Các môn đệ theo chân Chúa Giêsu cũng với nhiều mục đích, trong đó hẳn là các ông đi theo Chúa để tìm được hạnh phúc, trước hết ở đời này. Chúa Giêsu quả là vui khi có nhiều môn đệ theo Người, chưa kể đến nhóm Mười Hai mà Người đã chọn gọi.
Nhưng không phải lúc nào niềm vui ấy cũng được tràn trề. Các môn đệ theo Chúa không hẳn lúc nào cũng tìm thấy được sự bình an, niềm vui nơi vị Thầy của mình. Bằng chứng rằng khi Đức Giêsu tuyên bố: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời” (Ga 6,54a) đã có nhiều môn đệ không chịu nổi khi nghe những lời nói ấy của Đức Giêsu. Đối với họ, lời nói đó thật chướng tai, không thể tưởng tượng nổi.
Các môn đệ đã cảm thấy bị sốc khi đón nhận một lời giảng dạy thật mới mẻ, vượt ra ngoài những suy nghĩ đơn giản của họ. Họ không thể chấp nhận! Có lẽ mỗi người chúng ta nhiều khi vẫn cảm thấy ngỡ ngàng, chưa thật sự vững tin khi đứng trước Mầu Nhiệm Thánh Thể. Có thể cũng như các môn để xưa kia, chúng ta sẽ rút lui, thiếu niềm tin vào Chúa. Nhiều lúc trên bước đường trần gian, ta cảm thấy lạc lõng, gặp thử thách gian truân ta ngã lòng, không còn theo Chúa nữa. Một cơn bạo bệnh; một tai nạn bất ngờ; Hoặc công ăn việc làm không thuận buồm xuôi gió; Có khi gặp lừa đảo, gian dối nơi thương trường… Lúc ấy, dường như ta chẳng thấy bàn tay Chúa đâu cả. Làm sao để ta luôn có được một niềm tin vững mạnh như Thánh Tông đồ Phê-rô: “Bỏ Thầy chúng con biết đến với ai?”. Rồi mạnh dạn tuyên xưng: Lạy Chúa, chỉ có Chúa mới có những lời ban phúc trường sinh. Xin cho chúng ta biết một lòng khiêm tốn, để đón nhận ân sủng Chúa Cha ban cho hầu có thể đến được với Thầy Giêsu Chí Thánh.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin nhìn đến chúng con là những Ki-tô hữu yếu đuối và hèn kém trong đức tin, chưa vững vàng trong đức cậy, và lửa mến còn leo lét. Xin tuôn đổ muôn ơn thiêng dạt dào, thấm đượm tâm hồn, thể xác chúng con, để chúng con có được sức mạnh đích thực của Chúa, dám thưa rằng: Chỉ có Ngài mới đem lại sự sống đời đời – là gia nghiệp chúng con mãi mãi.
Ước gì nơi Lương thực thần lương Chúa mà chúng con rước lấy mỗi ngày, bổ dưỡng linh hồn chúng con. Để nhờ Thần lương trợ lực giúp chúng con kiên vững trên đường trần dù gặp thử thách, gian truân.
Lạy Chúa, xin dẫn chúng con đi theo Đường Chân lý của Ngài. (Tv 24, 5) Amen.
49. Dứt khoát theo Chúa.
Sau khi rao giảng về Bí tích Thánh Thể, dân chúng và ngay cả một số đông môn đệ đã lấy làm chướng tai gai mắt và khó nghe, nên đã lìa bỏ Chúa. Thấy vậy, Chúa bèn quay về với nhóm Mười Hai. Ngài đòi các ông phải có thái độ và lập trường dứt khoát, Ngài hỏi các ông:
– Còn chúng con, chúng con có muốn bỏ Thầy mà đi hay không?
Và như thế chúng ta đã thấy, Phêrô thay mặt cho tất cả anh em trong nhóm đã thưa lên cùng Chúa:
– Lạy Thầy, bỏ Thầy chúng con biết theo ai, vì chỉ mình Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời.
Hẳn chúng ta còn nhớ, một lần khác, khi thầy trò tới địa hạt xứ Cêsarêa Philipphê, Chúa Giêsu đã hỏi các môn đệ:
– Người ta bảo con người là ai?
Các ông đã lượm lặt dư luận đó đây và thưa lên cùng Chúa:
– Người thì bảo là Êlia, người thì bảo là Giêrêmia, người thì bảo là một tiên tri nào đó và kẻ khác lại nói là Gioan tẩy giả.
Có lẽ lúc bấy giờ, Chúa Giêsu đã nhìn các ông và đặt một câu hỏi nòng cốt, đòi các ông phải bày tỏ lập trường:
– Còn các con, các con bảo Thầy là ai?
Và Phêrô cũng thay mặt cho anh em trong nhóm tuyên xưng đức tin:
– Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống.
Xuyên qua những lời giảng dạy, Chúa Giêsu bao giờ cũng đòi hỏi nơi những người muốn bước theo Ngài một thái độ dứt khoát, một lập trừờng rõ rệt. Ngài bảo:
– Ai yêu thương cha mẹ, vợ con, tiền bạc nhà cửa hơn Ta, thì không xứng đáng làm môn đệ Ta. Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì nếu yêu chủ này thì sẽ ghét chủ kia, cũng vậy không thể làm tôi vừa Thiên Chúa vừa tiền bạc. Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta.
Sở dĩ như vậy là vì tinh thần của Chúa thì trái với tinh thần của thế gian như lửa với nước, như ánh sáng và bóng tối. Theo Chúa là theo trót cả tâm hồn, chứ không thể trung lập, lửng lơ, đi nước đôi và bắt cá hai tay.
Cựu ước có kể lại một mẩu chuyện như sau: Ngày ấy, Giosuê triệu tập tất cả các chi tộc lại ở Sikem và ông nói với họ:
– Hôm nay các ngươi hãy lựa chọn, một là thờ phượng Đức Giavê, hai là thờ phượng các thần của dân ngoại. Riêng phần tôi và gia đình, chúng tôi nhất quyết chỉ thờ phượng một mình Đức Giavê mà thôi.
Bấy giờ dân chúng trả lời rằng:
– Không hề có chuyện chúng tôi lìa bỏ Đức Giavê mà tôn thờ những thần dân ngoại. Đức Giavê là Thiên Chúa của chúng tôi, chính Ngài đã dẫn chúng tôi ra khỏi đất Ai Cập, đã làm những việc kỳ diệu trước mặt chúng tôi và đã gìn giữ chúng tôi suốt những con đường chúng tôi đã đi qua. Chúng tôi chỉ phụng thờ Đức Giavê vì chỉ mình Ngài là Thiên Chúa chúng tôi.
Có lẽ giờ đây Chúa Giêsu cũng nhìn mỗi người chúng ta và muốn chúng ta tỏ bày cái thái độ dứt khoát. Thế nhưng, có lẽ chúng ta đã phải cúi mặt xuống, bởi vì mặc dù mang tiếng là người có đạo, là kẻ đã tin theo Chúa, nhưng cuộc đời chúng ta vẫn còn chồng chất quá nhiều tội lỗi, bản thân chúng ta vẫn thường xuyên nhượng bộ cho những cám dỗ, những khuynh hướng xấu xa. Chúng ta vừa muốn phụng thờ Chúa, vừa muốn phụng thờ ma quỷ. Vừa muốn bước theo Chúa lại vừa muốn phạm tội.
Chúng ta giống như người tân tòng khi được ghìm xuống nước để lãnh nhận Bí tích Rửa tội, thì ông cứ giơ một bàn tay lên cao. Vị linh mục bèn hỏi tại sao, thì ông trả lời:
– Con muốn tin theo Chúa thật đấy, nhưng lại muốn dành bàn tay này cho tội lỗi, để khi bàn tay này ăn trộm ăn cắp, gây gỗ đánh lộn thì nó không thuộc về Chúa.
Hãy có một thái độ và một lập trường dứt khoát. Hãy dâng hiến cho Chúa trọn vẹn cả tâm hồn lẫn thể xác bởi vì nếu chúng ta nói rằng mình yêu mến Chúa, mà còn giữ lại một xó góc con tim cho tội lỗi, dù là một xó góc nhỏ bé nhất, thì đó là một dấu chỉ chắc chắn nhất chứng tỏ chúng ta chưa hề yêu mến Chúa.
50. Thầy mới có lời ban sự sống đời đời
MINH HỌA LỜI CHÚA
1. Tướng Turenne cố chấp
Trong các tướng lãnh phục vụ Vua Louis XIV của Pháp, có tướng Turenne là can đảm nhất và được mọi người trong triều đình kính nể. Tuy nhiên ông theo phái Calvin. Vua và vị giám mục hùng biện là Bossuet đều khuyên bảo, nhưng ông nhất định không hồi tâm hối cải. Ông còn có nhiều thành kiến chống Giáo hội. Đặc biệt ông chống lại việc Chúa Giêsu hiện diện trong bí tích Thánh Thể. Ông cho là không thể tin được, dù ông công nhận niềm tin nầy đẹp và an ủi những người có lòng tin. Ông thường nói:
– Nếu ai làm cho tôi tin vào sự hiện diện gủa Chúa Giêsu trong Thánh thể, thì có phải quỳ xuống đất để tôn thờ, tôi cũng quỳ.
Dầu tướng Turenne cố chấp như thế, Đức Cha Bossuet vẫn kiên trì, khuyên bảo ông về niềm tin này. Với mục đích ấy, hai vị thường gặp nhau trong lâu đài Louvre, nơi triển lãm nghệ thuật. Một trong những lần gặp nhau, một phòng triển lãm bị cháy. Lửa đe dọa tàn phá hết các tác phẩm nghệ thuật. Turenne vội vàng chạy tới điều khiển công việc dập tắt, nhưng mọi cố gắng đều vô ích. Đức Cha thấy sức lửa quá mạnh, và như có sự thúc giục của Chúa, ngài hới hả chạy vào nhà nguyện gần đó, lấy bình thánh đựng Mình Thánh mang đến lâu đài. Ngàu tới ngọn lửa, đọc lời chúc lành. Ngay lập tức, ngọn lửa dịu xuống và rồi tắt hẳn. Xúc động trước phép lạ cả thể, các công nhân chữa lửa đều quỳ xuống hát kinh tạ ơn Chúa. Tướng Turenne cũng quỳ gối thờ lạy Thánh Thể.
Và từ đó đến lúc qua đời, ông vẫn hết lòng tin kính mến yêu Chúa cứu thế hiện diện trong Thánh Thể. (“Những phép lạ Thánh Thể”).
2. Bỏ Thầy, con biết theo ai?
Năm 700, tại tu viện thánh Lougino ở Lanciano nước Ý, có một linh mục tên Basiliô hoài nghi về Chúa Giêsu hiện diện trong hình bánh rượu. Chúa đã lám một phép lạ cả thể còn được lưu niệm cho đến nay.
Vừa khi linh mục ấy truyền phép, bánh đã trở nên thịt và rượu đã trở nên máu. Thịt máu Chúa đó còn được lưu giữ trong hào quang quý giá, gọi là hào quang phép lạ Thánh Thể Lancianô.
Tin mừng hôm nay cho chúng ta thấy một số môn đệ rơi váo cơn khủng hảng đức tin về việc Chúa Giêsu tuyên bố Thịt Máu Người là của ăn của uống ban sự sống muôn đời, các môn đệ đó phản ứng: “Lời nầy chói tai quá, ai mà nghe được … và từ bấy giờ có nhiều môn đệ rút lui, không còn theo Người nữa” (Ga 6:60-66). Họ đã tin Chúa Giêsu và theo Người một thời gian, nhưng họ không thể đi tới cùng!
Dấn than theo Chúa Giêsu là phải chịu thách thức từng ngày. Trở nên tín hửu Kitô không phải được bảo đảm sẽ trung tín đến cùng. Đây là cuộc mạo hiểm: mạo hiểm của tình yêu, mạo hiểm của lòng tin. Đã có những môn đệ không tin được nữa và bỏ đi. Ngay trong nhóm còn ở lại, cũng có kẻ không tin theo được đến cùng.
Tại sao nhóm thứ nhất bỏ đi, còn nhóm thứ hai trung tín đến cùng? Có thể nói: để khỏi bỏ đi, cần phải bỏ mình. Để theo Đức Giêsu, cần phải chú tâm đến Ngài hơn là bận tâm về chính mình. Cần nhìn Ngài hơn là nhìn lại bản thân. Thánh Phêrô đã làm được điều đó khi ông nói “Bỏ thầy, chúng con biết theo ai. Thầy mới có lời ban phúc trường sinh.” Do đó khi đứng trước thử thách là “lời nói chói tai” của Chúa Giêsu, ông vẩn một niềm tin kiên vững, vì ông chỉ chú tâm vào Chúa, “Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa.”
Trái lại, nhóm thứ nhất bỏ cuộc rút lui, vì họ mãi loay hoay bận tâm với những ý nghĩ về mình “Sao ông nầy lại có thể lấy thịt mình cho chúng ta ăn?” Ngày nay vẫn có những Lời Chúa làm chúng ta choáng váng, vẫn có những thử thách làm đức tin chúng ta chao đảo, vẫn có những cơn cám dỗ làm chúng ta có thể bỏ cuộc rút lui. Hãy đưa mắt nhìn vào Chúa. Hãy sác tín vào Ngài như Thánh Phêrô (Trích “Như Thầy đã yêu”).
3. Chỉ chú tâm vào Chúa Giêsu
Một chiếc tàu đánh cá Liên Xô được đưa vào sửa chữa bên cạnh chiếc tàu tuần dương Hoa Kỳ tại bờ biển New England. Một thủy thủ người Nga tên Simas Kudirka lén lút đến tàu Mỹ xin được tỵ nạn chính trị. Các viên chức Mỹ từ chối. Và người thủy thủ nầy đã bị giao lại cho nhà cầm quyền Xô Viết, và bị cầm tù.
Trong lúc bị thử thách như thế, Kudirka buồn sầu tuyệt vọng, không còn muốn sống nữa. Một tù nhân khác thấy anh chán nản quá như thế thì dạy cho anh những vầng thơ của thi sĩ Ruydyard Kipling, để giúp anh lấy lại tinh thần và can đảm đương đầu với thử thách gian lao, cương quyết làm lại cuộc đời. Trong những vần thơ đó có câu, “Nếu nhìn thấy toàn bộ sự nghiệp đời mình tan vỡ, và con vẫn bình tâm tin tưởng xây dựng lại, thì trái đất và mọi sự trên đó sẽ thuộc về con, và con sẽ là con người đích thực.”
Câu chuyện trên cho chúng ta thấy rõ điểm trọng yếu trong Tin mừng hôm nay. Có những lúc cuộc sống chúng ta như bị dồn vào chân tường như các môn đệ Chúa Giêsu. Niềm tin của các ông bị thử thách vì Lời Chúa, “Ai ăn thịt và uống máu Tôi thì được sống muôn đời.” Có số trong các ông cho rằng “lời đó chói tai quá, làm sao nghe được,” và họ đã rút lui, không tin theo Chúa nữa. Nhóm còn lại thắng được thử thách, nên trung thàng tin theo Chúa.
Nhờ đâu mà nhóm nầy đã thắng được thử thách? Câu trả lời do thánh Phêrô nói thay cho cả nhóm, “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai. Thầy mới có những lời ban phúc trường sinh … Chúng con tin và nhận biết chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa.” Những lời Chúa Giêsu nói không làm cho nhóm nầy chao đảo, vì họ tin tưởng Chúa, dán mắt vào Chúa. Còn nhóm kia thì ngược lại, họ chỉ chú tâm vào vấn đề của họ, thắc mắc của họ, “Sao ông nầy lại có thể lấy thịt mình cho chúng ta ăn?” Thế nên đức tin của họ chao đảo và tất nhiên họ bỏ Chúa dễ dàng.
Trong cuộc sống, chắc chắn có những lúc chúng ta bị thách thức như các môn đệ, và chúng ta bị cám dỗ lìa bỏ Chúa, không tin tưởng Chúa. Những lúc đó, chúng ta đừng lầm lạc như số các môn đệ đã mất niềm tin vì chỉ nghĩ về mình, về những vấn đề của mình. Trái lại, chúng ta hãy nhìn Chúa Giêsu, tin tưởng Người, phó thác vào Người, xác nhận lại lòng tin như thánh Phêrô, “Chúng con tin Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Theo “Sunday homilies”).
4. Theo Chúa là sống nhờ Người
Một vị khổ tu sống rất nhiệm nhặt, hằng ngày ông ra sức chiến đấu chống lại tình dục và mọi thói hư tật xấu. Có thể nói suốt đời ông luôn chống trả các chước cám dỗ của ma quỷ xác thịt thế gian là ba kẻ thù của tín hữu Chúa.
Đến tuổi già, ông phải nhắm mắt lìa đời như mọi người. Cái chết của ông khiến mọi người thương tiếc, nhưng cũng an ủi vì tin chắc rằng ông sẽ được Chúa thưởng. Và một đệ tử của ông không chịu nổi sự ra đi của ông nên cũng ngã bệnh và chết theo ông.
Bên kia thế giới, người đệ tử nầy chứng kiến cảnh tượng rất hài lòng. Anh thấy bên cạnh thầy đáng kính có người đàn bà tuyệt vời. Anh tin thầy mình đã được Chúa thưởng xứng đáng, vì những chay tịnh và việc kiên tâm chống lại các chước cám dỗ lúc còn sống. Anh mon men đến gần thầy chúc mừng:
– Thưa Thầy, thật Chúa là Đấng công minh chính trực. Người đã thưởng công Thầy xứng với công lao Thầy đã lập lúc còn sống ở thế gian.
Thế nhưng anh ngạc nhiên thấy thầy không lộ chút vui mừng nào, mà còn buồn bả thốt lên:
– Đây không phải là thiên đàng. Ta chưa được thưởng. Và người đàn bà nầy cũng bị trầm luân như ta.
Câu chuyện trên đây do nhà tu đức học người Ấn độ là cha Anthony de Mello kể. Ý cha muốn nói sự thánh thiện không hệ ở lối sống khắc khổ bề ngoài. Đạo chúng ta cốt yếu là một Con Người. Con Người đó chính là Chúa Giêsu. Đó là sức sống và là sức sống muôn đời cho những ai tin theo Người.
Chính trong Tin mừng hôm nay, Người đã tuyên bố rõ, “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời… Lời Thầy nói với anh em là Thần Khí và sự sống.” Đối lại với việc giữ đạo hình thức của người Do thái nhất là các biệt phái xưa, Chúa Giêsu đã chỉ dạy cách sống đạo đích thực. Sống đạo đích thực không phải chỉ chu toàn lề luật, nhưng cốt yếu là tin theo Chúa Giêsu. Tin theo Chúa trước hết là sống siêu thoát như Người. Tin theo Chúa là sống phó thác như Người, sẵn sàng đón nhận và thực thi ý Chúa Cha trong từng biến cố của cuộc sống, dù phải trăm chiều gian lao thử thách và cả phải chết đi. Tin theo Chúa cũng có nghĩa là sống bằng sức sống của Người ban, qua Lời Người và Thịt Máu Thánh Người. Cần học hỏi thực hiện Lời Người, cần siêng năng dọn mình rước lấy Thánh Thể Người (theo “Truyện vui suy niệm”).
5. Lời Chúa là ngọn đèn soi bước
Khắp nước Phi Luât Tân, đâu đâu bạn cũng thấy những dòng chữ nói về Chúa, đặc biệt những câu trích nguyên văn Lời Chúa trong Tin mừng, nhắc nhở mọi người sống và thực hành Lời Chúa trong đời sống hằng ngày. Có thể nhờ đó mà chín mươi phần trăm người Phi Luật Tân đã tin thờ Chúa. Những Lời Chúa khắp nơi đó khích lệ, động viên, nhắc nhở, cảnh tỉnh mọi người can đảm hướng thiện hành thiện trong mọi hoàn cảnh và từng giây phút trong cuộc sống. Lời Chúa là sức mạnh cải biến con người, phát sinh hiệu quả như ngôn sứ Isaia xác quyết:
“Cũng như mưa với tuyết sa xuống từ trời, không trở về trời nếu chưa thấm xuống đất, chưa làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nẩy lộc, cho kẻ gieo có hạt giống, cho người đói có bánh ăn. Lời Ta cũng thế, một khi phát xuất từ miệng Ta sẽ không trở về với Ta, nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó.”
Khắp nước Phi Luât Tân, đâu đâu bạn cũng thấy những dòng chữ nói về Chúa, đặc biệt những câu trích nguyên văn Lời Chúa trong Tinh mừng, nhắc nhở mọi người sống và thực hành Lời Chúa trong đời sống hằng ngày. Có thể nhờ đó mà chin mươi phần trăm người Phi Luật Tân đã tin thờ Chúa. Những Lời Chúa khắp nơi đó khích lệ, động viên, nhắc nhở, cảnh tỉnh mọi người can đảm hướng thiện hành thiện trong mọi hoàn cảnh và từng giây phút trong cuộc sống. Lời Chúa là sức mạnh cải biến con người, phát sinh hiệu quả như ngôn sứ Isaia xác quyết:
“Cũng như mưa với tuyết sa xuống từ trời, không trở về trời nếu chưa thấm xuống đất, chưa làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nẩy lộc, cho kẻ gieo có hạt giống, cho người đói có bánh ăn. Lời Ta cũng thế, một khi phát xuất từ miệng Ta sẽ không trở về với Ta, nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó.”
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam