Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 71
Tổng truy cập: 1373193
Mạch Nước Sự Sống
Cập nhật : 21-03-2014 |
Mạch Nước Sự SốngCâu chuyện xảy ra tại bờ giếng Giacóp khi Chúa Giêsu gặp người phụ nữ xứ Samaria. Ngài khởi đầu câu chuyện bằng lời xin : “Chị cho tôi một miếng nước uống ! ”
MẠCH NƯỚC SỰ SỐNG Ai trong chúng ta cũng biết: Nước cần thiết cho sự sống và nước là nguồn phát sinh sự sống. Các nhà khoa học đang hy vọng tìm thấy dấu vết của nước trên sao Hỏa, và khi đã tìm ra được nước, thì hy vọng người ta sẽ tìm ra sự sống trên đó. Lịch sử cũng cho thấy các nền văn minh trên thế giới đếu bắt nguồn từ những dòng sông như : Văn minh sông Nil, văn minh Lưỡng Hà, văn minh sông Hằng, ở Việt Nam có nền văn minh sông Hồng, sông Đồng Nai. Gần đây nhiều cuộc tranh chấp giữa các quốc gia cũng có liên quan đến việc tranh chấp nguồn nước như vùng sông Giođan, các nước vùng sông Mêkông. Đối với con người, 90% trong cơ thể là nước, vì thế người ta có thể nhịn ăn nhiều ngày, nhưng không thể nhịn khát lâu ngày được. Thưa quý OBACE, nước quan trọng và cần thiết cho cuộc sống, cho vũ trụ như thế, nên hôm nay Lời Chúa cũng đề cập đến hình ảnh nguồn nước, nhưng không chỉ đơn thuần là nước tự nhiên, mà là nước đem lại sự sống đời đời. Dân Israel đã trải qua kinh nghiệm thế nào là thiếu nước uống, khi họ hành trình trên sa mạc. Cái nắng và gió của sa mạc làm cho cơ thể mất nước mau chóng, nếu không có nước bổ sung kịp thời thì chắc chắn sẽ chết. Thế nhưng vấn đề trong câu chuyện Xuất Hành cho thấy, sở dĩ dân Do Thái muốn nổi loạn là vì họ quá khát, mà không phải chỉ một vài người mà cả một đoàn dân đông đúc cùng với súc vật, vì thế họ như nhìn thấy cái chết chắc chắn trước mắt. Cũng chính vì lý do này mà họ nổi loạn phản đối ông Môsê : Tại sao ông dẫn chúng tôi vào trong sa mạc để chúng tôi chết khát thế này ? Những lời kêu trách như thế thể hiện sự mất kiên nhẫn và thiếu lòng tin ở nơi họ, mặc dù từ khi đưa dân ra khỏi Ai cập, Thiên Chúa đã làm biết bao phép lạ để bảo vệ họ, vậy mà họ vẫn nghi ngờ không tin vào quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa. Một lần nữa để chiều lòng họ, và để cho họ thấy rằng Thiên Chúa luôn hiện diện bên họ, nghe tiếng họ kêu cầu và có thể biến những cái không thể thành có thể, Ngài không làm cho mạch nước phát xuất từ lòng đất, nhưng Ngài lại truyền cho Môsê dùng gậy đập lên tảng đá, và nước từ tảng đá chảy ra cho dân và súc vật uống thỏa thuê. Một tảng đá tưởng như khô cằn, mà lại trở thành mạch nước ! Câu chuyện trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói đến một mạch nước khác, mạch nước này phát xuất từ trong tâm hồn những người tin và đón nhận Ngài. Câu chuyện xảy ra tại bờ giếng Giacóp khi Chúa Giêsu gặp người phụ nữ xứ Samaria. Ngài khởi đầu câu chuyện bằng lời xin : “Chị cho tôi một miếng nước uống ! ” Với sự mở đầu này, Chúa Giêsu đã phá vỡ bức tường nghi kỵ ngăn cách mà người Do Thái đã dựng lên giữa họ và người Samaria, khiến cho người phụ nữ kia không khỏi ngạc nhiên : “Ông là người Do Thái mà lại xin tôi, một phụ nữ Samaria nước uống ? ”. Từ việc là một người xin nước uống, qua câu chuyện, Chúa Giêsu đã chỉ cho chị thấy Ngài là Đấng sẽ ban một thứ nước hằng sống. Tuy nhiên người phụ nữ đã không dễ dàng hiểu được ý nghĩa của lời Chúa Giêsu nói, chị ta vẫn chỉ nghĩ đến dòng nước dưới giếng, và chị tự hào vì cái giếng này đã cung cấp nước cho tổ phụ Giacóp, cho con cháu, súc vật và còn cho đến lúc này. Nhưng Chúa Giêsu đã mạc khải rõ hơn : “Ai uống nước giếng này thì vẫn còn khát, còn ai uống nước tôi cho sẽ không bao giờ còn khát nữa, vì nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên đem lại sự sống đời đời”. Người phụ nữ liền xin : “Xin cho tôi thứ nước ấy để tôi hết khát”. Đến đây, thánh Gioan đã chỉ cho thấy Đức Giêsu, lúc đầu, Ngài là người xin nước uống, và bây giờ thì người phụ nữ lại là người xin nước từ nơi Chúa Giêsu, và Chúa Giêsu lại là người ban nước ấy. Chúa Giêsu đã đưa người phụ nữ Samari đi một bước xa hơn khi Ngài đụng chạm đến cái khát khao từ trong lòng của chị, khi Ngài nói với chị : “Chị đi gọi chồng chị rồi trở lại đây”. Chị ta đã phải thú nhận : “Tôi không có chồng”. Chúa Giêsu chỉ cho chị biết chị đã có năm đời chồng, nhưng vẫn không thỏa mãn, và hiện nay chị đang chung sống với một người đàn ông khác không phải là chồng chị. Cái khát khao tìm kiếm thỏa mãn xác thịt và dục vọng sẽ chẳng bao giờ được lấp đầy, và nó còn phản ánh một lối sống tự do buông thả của con người nơi người phụ nữ này. Nguyên nhân sâu xa của lối sống buông thả này, đó là vì họ không còn đặt Thiên Chúa làm trọng tâm của cuộc đời, và không đón nhận được sức sống mới từ Thiên Chúa. Cái khao khát thèm muốn của người phụ nữ này thể hiện cái khao khát thèm muốn của cả dân tộc Samari khi họ chối từ việc thờ phượng Thiên Chúa để thờ cúng các thần minh của dân ngoại, họ “ngoại tình’ trong đời sống đức tin phá bỏ giao ước với Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã giúp người Samaria này điều chỉnh lại suy nghĩ và cách thức thờ phượng Thiên Chúa sao cho phù hợp ý Chúa khi Ngài nói với chị : “Đã đến giờ các ngươi sẽ thờ phượng Thiên Chúa Cha trên núi này hay tại Giêrusalem… nhưng những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong Thần Khí và Sự thật”. Như thế, Chúa Giêsu muốn hướng con người đến sự thờ phượng đích thực là một sự thờ phượng phát xuất từ một tâm hồn chân thành nhìn nhận Thiên Chúa là Cha, là Chúa của mình, là Đấng quyền năng, và hoàn toàn vâng phục Thiên Chúa, đón nhận Đức Giêsu là Thiên Chúa cứu độ. Khi có Thiên Chúa và Thánh Thần của Ngài trong tâm hồn, khi để cho Thánh Thần hướng dẫn, thì Thánh Thần của Thiên Chúa sẽ làm cho sức sống thần linh của Thiên Chúa tuôn chảy trong tâm hồn và nuôi sống cuộc đời chúng ta. Đó chính là mạch nước mà Chúa Giêsu nói đến hôm nay. Sức sống thần linh của Thiên Chúa sẽ trở thành nguồn mạch sự sống cho những ai để Chúa hiện diện trong tâm hồn mình. Thánh Phaolô đã giải thích điều này trong thư Rôma : “Vì chúng ta tin, nên Đức Giêsu đã mở lối cho chúng ta vào hưởng ân sủng của Thiên Chúa… Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Ngài vào tâm hồn chúng ta nhờ Thánh Thần của Người”. Chính tình yêu này làm phát sinh sự sống mới trong tâm hồn mỗi tín hữu. Thưa quý OBACE, ngày hôm nay người ta cũng cảnh báo nhiều về việc ô nhiễm nguồn nước, thế giới có hàng tỷ người không có nước sạch để uống, mà họ phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm và chứa nhiều chất thải độc hại. Cũng vậy, có thể đời sống của nhiều người, nhiều gia đình, của môi trường xung quanh chúng ta đang bị ô nhiễm trong đời sống thiêng liêng, ô nhiễm tâm hồn. Nhiều cha mẹ đã để cho nhiều nguồn nước độc hại đang chảy vào gia đình mình, đó có thể là phim ảnh, sách báo xấu đang đầu độc và hủy hoại tâm hồn con cái chúng ta, mà cha mẹ là người đã mất kiểm soát. Các máy vi tính, internet được nối kết vào từng phòng của gia đình, mà cha mẹ không biết rằng, hằng ngày, hàng đêm phim ảnh xấu xa đang chảy vào trong từng phòng của gia đình, đang ngấm vào tâm hồn con cái chúng ta. Đáng lẽ, các thành viên trong gia đình phải được uống những dòng nước yêu thương, sự nhân ái hiền hòa từ nơi cha mẹ, thì ngược lại nguồn nước ô nhiễm còn là chính gương xấu nơi cha mẹ và người lớn trong đời sống cũng như trong làm ăn buôn bán, cách cư xử gian ác, thiếu bác ái, sự tranh chấp kèn cựa, sự giận ghét thù oán, nó đang là những chất độc hại từng ngày gây ô nhiễm bầu khí của gia đình và đang ngấm vào con cái chúng ta. Lối sống ích kỷ, hưởng thụ, hẹp hòi nhỏ nhen, lối sống ăn chơi buông thả, đang chứng tỏ rằng giới trẻ ngày nay không khác gì người phụ nữ Samaria ngày xưa, họ đang khát khao tìm kiếm để thỏa mãn bản năng, họ đang uống phải dòng nước độc hại ô nhiễm là lối sống chạy theo vật chất, hưởng thụ, thực dụng, vô cảm từ môi trường xã hội, khiến cho nhiều người trẻ mất đi sức sống trẻ, mất đi ý thức phục vụ và cống hiến, đánh mất phẩm giá của một con người và phẩm giá là một người Công giáo. Với sức riêng của mình, chúng ta không thể ngăn chặn được dòng chảy xấu xa độc hại ấy, nhưng nếu mỗi người biết cùng nhau đồng loạt ý thức và ra tay, chúng ta sẽ làm giảm bớt những chất độc như vừa nêu đang ngấm vào trong từng người từng gia đình. Mỗi người mỗi gia đình hãy sử dụng một hệ thống lọc đặc biệt là Đức Giêsu và Tin Mừng của Ngài, có sức khử trùng cực mạnh để ngăn chặn dòng nước ô nhiễm đang đe dọa các tâm hồn. Hãy đến với Bí tích Giải Tội tham dự Thánh Lễ, rước lễ thường xuyên, đó là hệ thống lưới lọc có khả năng loại trừ các chất độc hại là tội lỗi là thói xấu trong tâm hồn và còn tưới gội tẩy rửa tâm hồn chúng ta bằng nguồn nước sạch là tình yêu thương và sự tha thứ của Chúa. Xin Đức Giêsu ban cho chúng ta nước sự sống của Ngài, để chúng ta không còn khát khao tìm kiếm những điều thấp hèn trong thế giới ngày nay nữa, và xin nguồn nước hằng sống của Đức Giêsu làm phát sinh tình yêu trong tâm hồn mỗi người chúng ta. Amen. Lm.Giuse Đỗ Đức Trí |
Nguồn : gxta |
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam