Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 45
Tổng truy cập: 1374847
MÌNH THÁNH CHÚA KITÔ
Mình Thánh Chúa Kitô
Con người là xác và hồn. Con người gồm có vật chất, tinh thần và những yếu tố thuộc tính linh thiêng. Là con người, chúng ta không thể chỉ sống bằng cơm bánh, chúng ta còn được nuôi dưỡng bằng những của ăn tinh thần như học tập, giải trí, lao động nghệ thuật...Hơn nữa, chúng ta còn phải đón nhận lương thực thiêng liêng nuôi dưỡng đời sống linh hồn của mình nữa. Thấu hiểu điều đó nên Chúa Giêsu đã nói: "Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban tặng là thịt Ta đây để cho thế gian được sống" (Ga 6, 51)...Như thế, chính Mình Máu Chúa Giêsu là lương thực thiết yếu nuôi dưỡng con người chúng ta, để cho chúng ta sống, tồn tại và can đảm tiến bước trên đường lữ thứ về quê hương đích thực. Chính Mình Máu Chúa đang làm thỏa mãn niềm khao khát của tâm hồn của chúng ta.
Bởi vì Thiên Chúa yêu thương con người nên Ngài đã dựng nên con người, dựng con người "theo hình ảnh Ngài, theo hoạ ảnh Ngài" (St 1, 27). Thiên Chúa yêu thương con người nên đã cho Ngôi Con xuống trần gian mạc khải cho con người biết tình thương của Thiên Chúa và Ngài đã chết vì yêu thương nhằm để cứu chuộc con người, Ngài đã mang lại phẩm giá cao sang mà con người đã đánh mất vì nguyên tội bất tuân. Hơn nữa, trước khi đi vào cuộc thương khó và phục sinh, Ngài đã lập bí tích Thánh Thể để lại ân huệ của sự sống cho con người, Ngài muốn cho con người đón nhận ngài bằng việc "ăn uống" chính Thịt Máu của Ngài để được hiệp thông với Ngài, hiệp thông với sự sống vĩnh cửu, để con người còn có thể hiệp thông với nhau nhờ "ăn uống" Mình Máu Ngài. Do đó, Ngài cho con người thông dự vào bản tính thần linh của Thiên Chúa nhờ việc đón lấy Mình Máu Chúa, thông dự trước vinh quang Nước Trời, nếm trước nguồn hạnh phúc vĩnh cửu. Nhờ đón lấy Mình Máu Chúa Kitô, con người được kết hợp mật thiết với Ngài và với nhau làm nên Thân Thể Mầu Nhiệm Chúa Kitô mà Chúa Kitô là Đầu và là Thủ lãnh của một dân tộc mới, dân tộc thánh thiện làm nên dân thánh của Ngài.
Bí tích Thánh Thể là bí tích Tình Yêu, là trung tâm của đời sống yêu thương của con người. Vì yêu thương Chúa Kitô đã có sáng kiến thiết lập bí tích Thánh Thể, Ngài dùng chính Thịt Máu Ngài để nuôi dưỡng loài người chúng ta. Ngày xưa dân Do Thái đi trong sa mạc sống nhờ ăn manna từ trời và uống nước từ tảng đá vọt ra nhưng họ vẫn phải chết. Còn hôm nay, con người sống trong thời đại mới, thời đại giao ước mới của Chúa Kitô, người kitô hữu được nuôi dưỡng bằng chính Thịt Máu Chúa Kitô, Thịt Máu con Vua Trời,...nơi bàn tiệc Thánh Thể. Của ăn Thịt Máu Chúa Kitô sẽ làm cho chúng ta được sự sống đời đời như Chúa giêsu đã nói "Ai ăn Thịt Ta sẽ được sự sống đời đời". Chúng ta sẽ sống chứ không phải chết nhờ ăn uống Thịt Máu Ngài. Chính Chúa Kitô đã xác quyết mạnh mẽ: "Thịt Ta thật là của ăn và Máu Ta thật là của uống" (Ga 6, 55). Ngài đã chấp nhận trở thành của ăn và của uống là những thứ thường tình nhất của đời sống con người để đưa con người vào sự sống đời đời.
Từ việc được kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể sẽ đưa chúng ta đến việc hiệp nhất với tha nhân. Nhờ đón rước bí tích Thánh Thể, chúng ta sẽ có thêm tình yêu và nghị lực để sống tinh thần hiệp thông, chia sẻ với tha nhân. Mình Máu Chúa Kitô giúp chúng ta yêu thương Thiên Chúa nhiều hơn và cũng biết yêu thương tha nhân nhiều hơn. Yêu mến Thiên Chúa giúp chúng ta tránh lỗi phạm đến những giao ước, lề luật và tình yêu mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Yêu thương tha nhân giúp chúng ta dễ gần gũi, dễ thông cảm, dễ sẻ chia và dễ tha thứ cho tha nhân. Khi đó tình yêu của Thiên Chúa nơi Mình Máu Chúa là động lực thúc đẩy chúng ta sống yêu thương một cách trọn vẹn và chân tình, cụ thể và thâm sâu.
Mở rộng tâm hồn đón nhận Mình Máu Chúa, con người sẽ mở rộng trái tim và đôi bàn tay để đón nhận Ngài nơi tha nhân. Chúa Giêsu từ trời xuống thế cũng nhằm mục đích lôi kéo con người trở về với Thiên Chúa Cha. Người Kitô hữu cũng có trách nhiệm lôi kéo anh em mình trở về với Thiên Chúa như vậy. Khi được chia sẻ mình Máu Chúa Kitô, người Kitô hữu cũng đưỡc mời gọi chia sẻ cơm bánh hằng ngày cho tha nhân. Và kỳ diệu thay, chính khi chia sẻ với tha nhân, con người cảm nhận được sự sống và niềm hạnh phúc vĩnh cửu trong tâm hồn ngay trong chính cuộc sống này.
Lạy Chúa Giêsu, cảm tạ Chúa đã ban cho chúng con lương thực trường sinh chính là Mình Máu Thánh Chúa. Xin cho chúng con siêng năng rước Chúa, thường xuyên tâm sự với Chúa bằng việc viếng Thánh Thể. Chúa đã tự hiến vì yêu thương chúng con, xin giúp chúng con cũng biết sống yêu thương tha nhân bằng việc chia sẻ, giúp đỡ, tha thứ và giúp đỡ tha nhân thăng tiến đời sống con người và đạt được hạnh phúc đời đời. Amen.
14. Sự sống đời đời
Anh chị em thân mến.
Trong tác phẩm Anh phải sống của cố tác giả Khái Hưng có viết một câu chuyện cảm động như sau:
Nơi một làng quê, có một gia đình nghèo, chỉ có một khu vườn nhỏ để trồng tỉa, nên hằng ngày nếu có giờ thì hai vợ chồng cùng lên thuyền để vớt những cành củi đang trôi nổi trên dòng sông, mang về bán kiếm thêm chút thu nhập cho gia đình. Một hôm hai người đang vớt củi như bao nhiêu ngày khác, bỗng bầu trời dường như tối lại, gió mạnh thổi đến, cơn mưa đổ xuống. Chiếc xuồng nhỏ không chịu nổi cơn sóng dữ, nó bị nhận chìm, hai người đang cố sức để bơi vào bờ, nhưng người vợ càng ngày càng kiệt sức, chồng mới cố gắng để cho vợ bám vào, vừa bơi vừa la to "cố lên". Trong lúc nguy hiểm như thế, người vợ bỗng nhớ đến đứa con thơ, cô tự nhủ "nếu cả hai cùng chết thì đứa con thơ của mình sẽ ra sao? Như vậy anh phải sống." Thế rồi cô từ từ rời xa chồng và trôi theo dòng nước đang chảy xiếc cách giận dữ. Người chồng không biết lý do gì mà mình dường như nhẹ hẳn lên, anh bơi nhanh vào bờ để thoát hiểm. Anh chỉ còn biết nghỉ ngơi, nhưng bất chợt anh không còn nhìn thấy vợ mình nữa. Nhìn dòng nước đang hung hãn và được tiếp sức bởi những tiếng thét gào của cơn gió mạnh, anh chỉ còn biết ôm đầu than khóc và quay trở về với đứa con thơ của mình. Đứa con được sống và lớn lên nhờ mạng sống của người mẹ, nhờ tình yêu cao cả, dám chết cho người mình yêu thương, nên đứa con đã được sống.
Sau nầy khi người con biết được sự hy sinh cao cả đó, nó sẽ sống như thế nào cho xứng đáng?
"Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì sẽ được sống đời đời".
Chúa Giêsu không chỉ chịu chết cho con người được sống, nhưng Ngài còn nhìn thấy, con người cần được nuôi dưỡng để kéo dài sự sống. Người đã để lại một phương tiện tuyệt vời cho con người được nuôi sống, đó là chính Thịt và Máu của Người. Ngài không để cho con người phải khổ cực đi tìm của ăn nuôi sống, nhưng Ngài ban cho con người thức ăn để con người được sống mà đến với Ngài trong tình yêu thương bao la tuyệt vời.
Nhưng những người đã được cứu sống và được nuôi dưỡng, có nhận ra được tình yêu bao la nầy chăng? Hay họ không hề hay biết gì về sự sống của mình bởi đâu mà có và tại sao mình được sống đến ngày hôm nay?
Mỗi người trong chúng ta để ra một ít phút suy nghĩ về con người và sự sống của chính mình: Biết bao người đã từ giã cõi đời, người ra đi trong hạnh phúc, người ra đi trong bất hạnh, người ra đi trong vui mừng, người ra đi trong ưu phiền sầu lo. Họ ra đi và đi về đâu? Đi đến sự sống hay đi tìm cái chết. Còn chúng ta vẫn còn hiện diện trên trần gian, chúng ta cũng sẽ ra đi như họ. Vậy chúng ta đi tìm sự sống hay đi tìm cái chết? "Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì sẽ sống đời đời và Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại trong ngày sau hết". Lời Chúa Giêsu đã hướng dẫn chúng ta đến con đường sự sống. Biết bao người đã đi trên con đường sự sống vì họ biết dùng của ăn nuôi sống cho mình.
Chúng ta cũng nghe Lời nầy nhiều lần, chúng ta cũng biết đến của ăn nầy rất nhiều vì chúng ta cũng đã ăn rất nhiều, nhưng chúng ta có cảm nhận được sức mạnh từ của ăn mà chúng ta hưởng dùng không? Sức mạnh của Tình Yêu Thương, vì yêu thương mà Thiên Chúa dám chết để cho chúng ta được sống và cũng vì yêu thương mà Ngài đã ban của ăn nuôi sống là Chính Thịt và Máu Mình cho người mình Yêu được sống. Người mẹ đã cho đứa con mạng sống khi bà hy sinh mạng sống của mình, còn người cha thì nuôi dưỡng đứa con. Còn chúng ta, chúng ta được cho mạng sống và được nuôi dưỡng bởi Đấng yêu thương, nhưng chúng ta vẫn không cảm nhhận được để sống cho xứng với tình yêu được sao?
Nếu chúng ta biết yêu thương qua cử chỉ của hành động trong cuộc sống đời thường, nếu tất cả mọi việc làm của chúng ta biết làm vì yêu thương, thì những việc làm của chúng ta đang đưa chúng ta đến con đường sự sống. Nếu chúng ta biết siêng năng đến để ăn của ăn mà Đấng Yêu Thương đã ban thì chúng ta đang sống trong tình yêu, thì chúng ta đang đi trên con đường sự sống. Đó là chúng ta đang đáp lại Tình Yêu.
Xin cho chúng con biết siêng năng đến rước Chúa để chúng con được sống trong tình yêu thương và con đường sự sống.
15. Bí tích Thánh Thể
(Suy niệm của Phêrô Trần Đình Phan Tiến)
Sự sống nhân thế hệ tại ăn và uống, uống ăn, ăn uống cứ quẩn quanh và sinh ra rất nhiều phiền toái. Ăn thế nào cho ngon, cho sang, cho bổ, cho khỏe. Đó là công việc của nhân thế, thế nhân thường sử dụng lời nói “làm ăn”. Làm lụng vất vả để có cái ăn, điều ấy thật tốt lành, “cũng như lao động là vinh quang”, dùng sức lao động tạo ra cái ăn là vinh quang.
Từ đầu sáng thế, Thiên Chúa tạo dựng nên con người, chưa cần làm lụng vẫn có cái ăn. Qủa thật là thiên đàng, nhưng rồi vì án phạt con người phải làm lụng vất vả mới có cái ăn, cuối cùng con người phải “chết”. Vì thân xác con người đã mang án phạt, nên con người phải chết, nghĩa là cái ăn của trần thế chỉ mang lại sự sống nơi thế gian, cho dù nhân thế có ăn uống cao lương mỹ vị, sơn hào hải sản quý đến đâu đi nữa, con người cũng không thể duy trì sự sống trên trần gian, như vậy tại sao con người phải chết? rõ ràng là án phạt nguyên tổ. Như vậy nhân thế chờ mong điều gì nơi Đấng Tạo Thành. Há chẳng phải là ơn cứu độ sao? Ơn cứu độ để làm gì? Há chẳng phải là để được sống và sống muôn đời sao?
Sống muôn đời mà phải làm lụng vất vả, tìm kế sinh nhai, lao động là vinh quang vì cái ăn, thì sống đời đời để làm gì? Có khác gì với đời sống thế trần đâu?
Như vậy ăn uống luôn gắn liền với sự sống của con người, ngay cả khi họ chết rồi, họ cũng được thân nhân cúng cơm, cúng nước và cúng giỗ hằng năm. Cái ăn, cái uống không thể tách rời nhân thế khi sống ở thế trần hay khi về âm phủ, chầu âm ty.
Thật đáng thương cho nhân thế, nếu không có lương thực vĩnh cửu, trường tồn, thì họ chỉ biết lấy cái ăn làm chuẩn mực cho cuộc sống trên dương thế cũng như âm phủ. Triết lý sống trần thế chỉ có thế thôi!
Nhưng, “Thiên Chúa đã yêu thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài cho thế gian, để ai TIN vào Con của Ngài thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Như vậy rõ ràng, Thiên Chúa không bỏ mặc thế gian. Thiên Chúa đã ban sự sống từ Thiên Chúa cho thế gian một lần nữa, sau lần sáng thế. Nhưng sự sống nơi Thiên Chúa được trao ban qua Con MỘT của Ngài là Đức Kitô Giêsu. Chỉ có đấng từ trời mới ban cho Lương thực bởi trời, tức là Thần Lương, Thần Lương tức không còn là lương thực tự nhiên như cơm bánh, nước và rượu nữa, vì những thứ đó tự bản chất không phải là Thần Lương. Thần lương tức lương thực siêu nhiên, chỉ ăn một lần mà sống mãi, đó là Niềm TIN. Thật vậy, khi nhân thế chỉ TIN vào Đấng cứu thế Giêsu một lần là đủ cho họ, nhưng niềm tin cũng cần nuôi dưỡng để nó lớn lên và trưởng thành, như vậy, chúng ta cần kết hiệp với Đấng Cứu thế thường xuyên, liên tiếp khi nào có thể, để Thần lương huyền nhiệm vì tình yêu sẽ nâng đỡ chúng ta trong mọi nơi, mọi lúc, cho đến khi chúng ta được Chiêm ngưỡng vinh quang của Thiên Chúa.
Bài Tin Mừng hôm nay, được Đấng Giêsu Kitô quả quyết cách xác thực chính Thần Lương từ trời là “THỊT và MÁU” của Người, nghĩa là phần nhân tính hữu hình của Đấng thiên sai không phải là sự hư nát, tiêu hao như phần nhân tính của phàm nhân. Bởi vì, Người là Thiên Chúa, ăn THỊT và uống MÁU Chúa Giêsu là Tin tuyệt đối vào mầu nhiệm nhập thể của Con Thiên Chúa làm Người, ở giữa nhân loại. Sự sống Người mang đến cho nhân loại là mầu nhiệm nhập thể và làm Người cùng với phần Thiên tính là Thiên Chúa của Người. Bí tích Thánh Thể không thể hiểu theo nghĩa hẹp, khi Chúa Giêsu còn ở trần gian, mà là khi Người đã hoàn tất mầu nhiệm cứu độ. Mầu nhiệm cứu độ bao gồm sự nhập thể – nhập thế làm Người, tử nạn và phục sinh. Bánh và rượu thánh không mang lại sự cứu độ vì nó không phải là Thần Lương, nó không cho sự sống trường sinh, ví nó là phương tiện hữu hình của trần gian. Không có giá trị nào thay thế THỊT và MÁU Chúa Giêsu được. Vì chính Thân Thể hữu hình “ấy” được treo lên, thì THỊT và MÁU “ấy” sẽ trở nên Thần Lương CHO NHỮNG AI TIN VÀO NGƯỜI LÀ THIÊN CHÚA.
“Vì thịt Tôi thật là của ăn, và máu Tôi thật là của uống” (c 55), chứ không phải bánh và rượu là của ăn và của uống nữa. Thịt và Máu của Chúa Giêsu chính là lương thực đích thực nuôi sống nhân thế đời đời và những ai đón nhận thì không hề đói khát, vì Thần lương vĩnh hằng chính là Thiên Chúa duy nhất. Đến đây, xin nhớ đến linh hồn thân phụ tôi, người mà luôn thì thầm bên tai tôi, mỗi khi tham dự Thánh lễ Misa, khi tôi còn thơ ấu.
Khi linh mục đọc lời truyền phép và dâng bánh lễ lên: Thầy cả làm gì khi dâng bánh? Thầy cả lấy dĩa thánh có bánh lễ dâng lên, bánh ấy trở nên Mình Thánh Đức Chúa Giêsu. Thầy cả làm gì khi dâng rượu? thầy cả rót rượu nho vào chén Thánh, rượu nho trở nên Máu Thánh Đức Chúa Giêsu và một chút nước lã,hai chất ấy chỉ Máu và Nước bởi cạnh nương long Chúa đã chảy ra khi Người chịu treo trên cây Thánh Giá. Thầy cả rửa tay thì kẻ giúp làm gì? Kẻ giúp đổ nước trên ngón tay thầy cả để chỉ lòng ăn năn sám hối, ta cũng phải rửa linh hồn ta cho sạch và ăn năn thảm thiết về tiền khiên ta đã phạm, để xứng đáng dâng thánh lễ cực trọng nầy.
Như vậy, bánh và rượu là hình thức tượng trưng cho THỊT và MÁU Chúa Giêsu Kitô, Đấng từ trời mà đến, đem lại sự sống vĩnh cửu cho những ai tin và đón nhận và làm no thỏa mọi khao khát của nhân loại.
Lạy Chúa Giêsu, con tin vào Chúa, xin Chúa trợ giúp lòng tin yếu kém của con. Amen.
16. Hồng ân Thánh Thể – Lm. Ignatiô Trần Ngà
Khi thông ban Sự Sống của chính mình cho nhân loại, Thiên Chúa ban cho họ một hồng ân cao quý hơn hết mọi hồng ân, một quà tặng tuyệt vời trên tất cả mọi món quà
Không gì trên đời quý bằng sự sống. Dù có bị thiên tai mất hết ruộng vườn, tài sản, nhà cửa, tiền bạc, nhưng chưa phải chết thì vẫn còn may.
Được sống là một hồng phúc lớn nhất, là một ân huệ vượt trên hết mọi ân huệ. Theo nhà văn Jack London thì "thà làm một con chó sống còn hơn làm một con sư tử chết". Làm một con chuột sống còn hơn một con voi chết! Thế nên người ta thường nói: "Mạng sống quý hơn đống vàng".
Vì yêu thương con người trên hết mọi sự, nên Thiên Chúa muốn dành cho họ quà tặng cao quý hơn tất cả mọi quà tặng, đó là sự sống; nhưng Thiên Chúa không chỉ ban sự sống sinh vật mà còn thông ban cả Sự Sống của chính Thiên Chúa cho con người nữa.
Thông ban sự sống thần linh
Thiên Chúa Cha là Cội Nguồn của Sự Sống. Sự Sống bắt nguồn từ Chúa Cha. Người thông ban Sự Sống của Người cho Chúa Con (Chúa Cha nhiệm sinh Chúa Con). Chúa Giêsu xác nhận sự sống của Người từ Chúa Cha mà đến: “Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha” (Ga 6, 57)
Một khi nhận được sự sống từ Chúa Cha, Chúa Giêsu không giữ lại cho riêng mình, nhưng tìm cách thông truyền Sự Sống cao quý ấy cho nhân loại.
Bằng cách nào?
Muốn cho cành nho rừng tiếp nhận được sự sống của cây nho vườn, thì nó phải được tháp nối để nên một với cây nho vườn.
Muốn cho một bàn tay bị cắt lìa thân được tiếp nhận sự sống từ thân thể thì bàn tay đó phải được ghép nối vào thân thể, trở nên một với thân thể.
Vậy muốn cho loài người tiếp nhận được Sự Sống của Chúa Giêsu thì phải làm cho họ nên một với Chúa Giêsu.
Thế nên, Chúa Giêsu lập nên bí tích Thánh Thể, hiến ban Thịt và Máu Người, dưới hình bánh rượu, làm của ăn cho nhân loại, để cho những ai lãnh nhận Mình Máu thánh Người thì được nên một với Người, được ở lại trong Người: “Ai ăn thịt và uống máu Tôi, thì ở lại trong Tôi, và Tôi ở lại trong người ấy.”
Những ai “ở lại trong Chúa Giêsu và có Chúa Giêsu ở lại trong người ấy”, thì tất nhiên Sự Sống của Chúa Giêsu sẽ được thông ban cho người ấy.
Điều tuyệt vời là Sự Sống mà Chúa Giêsu thông ban, qua việc tiếp nhận Mình Máu Người, không phải là sự sống sinh vật có thể bị lụi tàn theo năm tháng mà là Sự Sống vĩnh cửu không bao giờ tàn phai.
“Đức Giêsu nói với người Do-thái rằng: "Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời.” (Ga 6, 51)
“Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết.” (Ga 6, 54)
Thế là thông qua việc ăn Mình và Máu Chúa Giêsu, con người được nên “cùng một thân mình, cùng một dòng máu” với Chúa Giêsu và do đó, Sự Sống thần linh của Chúa Giêsu sẽ được thông ban cho họ.
Khi thông ban Sự Sống của chính mình cho nhân loại, Thiên Chúa ban cho họ một hồng ân cao quý hơn hết mọi hồng ân, một quà tặng tuyệt vời trên tất cả mọi món quà.
Biến đổi con người thành Chúa Giêsu
Ngoài ra, khi tiếp nhận Mình Máu thánh Chúa Giêsu trong Bí Tích thánh thể, chúng ta còn được biến đổi để nên một Giêsu khác. Thánh Giáo hoàng Lê-ô Cả khẳng định:
“Thực thế, chúng ta thông phần Mình và Máu Chúa Kitô là để được biến thành Đấng chúng ta rước lấy” (trích bài giảng của thánh Lê-ô cả giáo hoàng, trong bài đọc kinh sách ngày thứ tư, tuần 2 phục sinh)
Giáo huấn của Hội Thánh còn dạy cho biết nhờ tiếp nhận Mình Máu thánh Chúa Giêsu, chúng ta được thông phần bản tính Thiên Chúa:
“Khi bạn ăn uống Mình và Máu Đức Kitô, bạn nên một với Người, cùng một thân mình, cùng một dòng máu. Như thế, chúng ta trở thành những người mang Đức Kitô, có Mình Máu Người thấm nhập khắp toàn thân. Nhờ vậy, theo lời thánh Phê-rô, chúng ta được thông phần bản tính Thiên Chúa.” (trích bài giáo huấn cho các tân tòng tại Giê-ru-sa-lem trong bài đọc kinh sách ngày thứ bảy, tuần bát nhật phục sinh)
Lạy Chúa Giêsu,
Hồng ân Chúa ban thật vô cùng lớn lao và quý báu nhưng tiếc thay, nhiều người không nhận biết nên tỏ ra hững hờ.
Xin cho tâm hồn chúng con tràn đầy hoan lạc trước hồng phúc vô giá và khao khát tiếp nhận hồng ân nầy với hết lòng cảm tạ tri ân.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam