Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Thống kê truy cập
Đang online: 30
Tổng truy cập: 1374067
NẾU ÔNG LÀ CON THIÊN CHÚA
“Nếu ông là Con Thiên Chúa”
-----------------------------
Bài Tin Mừng hôm nay đề cập đến các cơn cám dỗ. Cám dỗ thời xưa đã nhiều và cám dỗ thời nay lại càng nhiều hơn! Vì khi người ta tưởng rằng không còn cám dỗ nữa, thì chính là lúc ngưòi ta đã sa chước cám dỗ rồi. Mỗi trang giấy, mỗi chương trình quảng cáo trên truyền hình hoặc nơi các thương hiệu đều là một cám dỗ. Ngày nay người ta còn sản xuất một loại nước hoa cám dỗ. Cám dỗ luôn luôn có tính thời sự và rất tinh vi! Bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe đọc, đề cập đến 3 cơn cám dỗ đối với Chúa Giêsu:
1- Cám dỗ về sự thoải mái dễ dàng: Sau 40 ngày chay tịnh, Chúa Giêsu cảm thấy đói. Chúa Giêsu không phải là một thiên thần, nhưng là một con người. Ngài nhận thấy những ảo tưởng đây đó: Ngài nghĩ rằng Ngài có khả năng hoá bánh ra nhiều mà không phải vất vả gì!
Cám dỗ để thoải mái dễ dàng cũng là cơn cám dỗ đối với mỗi người chúng ta. Khi dân Dothái phải sống trong sa mạc để chuẩn bị về Đất hứa, họ đói và họ cũng bị cám dỗ nhớ lại thịt và hành ở bên Ai-cập khi còn làm nô lệ ở đó.
Trong một xã hội dư thừa vật chất hôm nay, chúng ta cũng bị cám dỗ về những của ăn vật chất. Chúng ta thường gặp phải cơn cám dỗ để được thoải mái, sung sướng và nổi danh. Thoải mái không phải là một điều xấu, nhưng nó rất dễ trở nên mục đích của con người. Cũng như tiền bạc và của cải không phải là xấu, nhưng rất dễ làm chúng ta sống chỉ vì tiền bạc. Chúa Giêsu đã khẳng định điều này với quỷ cám dỗ: “Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng còn bởi lời do miệng Thiên Chúa phán ra”.
2- Cám dỗ về đức tin dễ dãi. Phải chăng thế giới hôm nay cũng thích và chờ đợi một Thiên Chúa làm nhiều phép lạ? Đúng thế! Người ta thường hay tò mò và háo hức đi xem phép la… giống như dân Do thái xưa kia đòi hỏi Môisê phải làm dấu lạ. Người ta không trông chờ Đấng Me-si-a khiêm nhường, Đấng Me-si-a trên thập giá. Người ta thường bị cám dỗ để Thiên Chúa hiện ra và làm phép lạ để mọi người trông thấy!
3- Cám dỗ thứ ba là về quyền lực. Quỉ đưa ra một cơn cám dỗ khá thô thiển đối với Đấng thực sự là Vua vũ trụ: “Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó và tất cả vương quốc trần gian với chỉ một điều là Ngài sấp mình thờ lạy tôi. Ngài thấy đó, điều này không quá đắt đâu”.
Tất cả những phương tiện như của cải, tiền bạc và quyền lực đều được Thiên Chúa cho phép nhân loại thừa hưởng. Nhưng đừng bao giờ biến chúng thành thần tượng! Người ta quên rằng chỉ một mình Thiên Chúa mới là Đấng chúng ta suy tôn mà thôi.
Ước muốn quyền lực đôi khi cũng tích cực vì nó là động cơ để chúng ta hoạt động. Ai không ước muốn là người huỷ hoại mình. Các vị thánh đều là người có ước muốn, và có thể là những ước muốn điên rồ, nhưng các ngài đã biết điều chỉnh. Tuy nhiên ước muốn bá quyền nếu không biết điều chỉnh, sẽ trở thành chuyên chế độc tài, bạo chúa của mọi thời đại. Nhiều nước trên thế giới đang là nạn nhân của những nhà độc tài.
Đối với giới trẻ càng cần phải điều chỉnh ước muốn.
Các bạn trẻ chuẩn bị bước vào đời, vào cuộc sống hôn nhân gia đình, hoặc đi tu dâng hiến mình cho Thiên Chúa hay là bước vào một nghề nghiệp gì đó cũng như muốn vào đại học, các bạn cần phải điều chỉnh ước muốn của mình. Muốn mà không nỗ lực, thì cũng chỉ là trông cậy quá lẽ, là thử thách Thiên Chúa. Ngược lại, nếu quá miệt mài để cốt sao đạt được ý nguyện đó mà không cần đến Thiên Chúa, thì cũng chỉ là trống rỗng. Một ngày nào đó sẽ thất bại cay đắng…!
Chúa Giêsu qua bài Tin Mừng hôm nay đã cho chúng ta kinh nghiệm điều chỉnh ước muốn của mình. Mỗi một lần đối đáp với ma quỷ, Chúa đều dùng lời Kinh Thánh, trong đó có nêu ra một luật hoặc một lệnh cấm: “Đã có lời chép: người ta sống không nguyên bởi bánh… Ngươi đừng thử thách Chúa, là Thiên Chúa ngươi. Ngươi phải thờ lạy Chúa là Thiên Chúa ngươi và chỉ phụng sự một mình Ngài”.
- Mùa chay là dịp tốt để chúng ta tỉa cành những ước muốn của mình. Thiên Chúa không muốn chúng ta hy sinh chỉ vì hy sinh, nhưng để sống tốt hơn!
- Mùa chay không phải là từ chối ước muốn theo kiểu diệt dục của Phật Giáo hay là để đau khổ, nhưng là mùa tỉa cành. Tỉa cành những ước muốn khô cằn và sâu bọ để có những bông hoa đẹp hoặc qủa tốt cho mùa xuân.
- Mùa chay bắt đầu từ Thứ Tư Lễ Tro nhắc nhớ chúng ta chỉ là tro bụi, và nhận biết mình không phải là Thiên Chúa.
- Mùa chay là mùa của sự trở về và kết thúc vào tuần lễ Vượt Qua, nhắc nhớ cái chết và sự Phục sinh của Chúa. Ngay từ lúc chịu phép Rửa Tội, chúng ta đã phải sống mầu nhiệm này. Mầu nhiệm vượt qua phải chăng không là căn bản của đời sống kitô đó sao?
Cụ thể trong mùa chay này chúng ta phải sống thế nào? Trước hết hãy khiêm nhường nhận biết mình chỉ là thụ tạo, mà đã là thụ tạo thì phải có giới hạn. Chấp nhận mình giới hạn để sống đơn sơ khiêm nhường. Chấp nhận mình ốm đau bệnh tật già nua và phải chết. Chấp nhận mình bất toàn và tội lỗi. Chúng ta không thể trở nên thánh thiện được nếu không biết khiêm nhường.. Paul Roland nói: “Người vĩ đại là người nhận biết giới hạn của mình”. Khi hiện ra với Thánh nữ Catharina Siena, Chúa Giêsu nói: “Con là người không là và Ta là Đấng là. Nếu con giữ được chân lý này trong tâm hồn con. Ma quỉ sẽ không thể tấn công con được”.
Hãy tìm điều mà mỗi người chúng ta phải chết đi trong Mùa Chay này. Điều mà chúng ta cần phải từ chối: ham mê tiền bạc, quyền bính, không dám tuyên xưng mình là kitô hữu, và lười biếng đời sống tâm linh…
Chúng ta, những người kitô hữu, hãy là người cần phải thắp sáng lên mỗi ngày lòng nhiệt thành trong Thiên Chúa Tình Yêu! Amen.
1- Cám dỗ về sự thoải mái dễ dàng: Sau 40 ngày chay tịnh, Chúa Giêsu cảm thấy đói. Chúa Giêsu không phải là một thiên thần, nhưng là một con người. Ngài nhận thấy những ảo tưởng đây đó: Ngài nghĩ rằng Ngài có khả năng hoá bánh ra nhiều mà không phải vất vả gì!
Cám dỗ để thoải mái dễ dàng cũng là cơn cám dỗ đối với mỗi người chúng ta. Khi dân Dothái phải sống trong sa mạc để chuẩn bị về Đất hứa, họ đói và họ cũng bị cám dỗ nhớ lại thịt và hành ở bên Ai-cập khi còn làm nô lệ ở đó.
Trong một xã hội dư thừa vật chất hôm nay, chúng ta cũng bị cám dỗ về những của ăn vật chất. Chúng ta thường gặp phải cơn cám dỗ để được thoải mái, sung sướng và nổi danh. Thoải mái không phải là một điều xấu, nhưng nó rất dễ trở nên mục đích của con người. Cũng như tiền bạc và của cải không phải là xấu, nhưng rất dễ làm chúng ta sống chỉ vì tiền bạc. Chúa Giêsu đã khẳng định điều này với quỷ cám dỗ: “Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng còn bởi lời do miệng Thiên Chúa phán ra”.
2- Cám dỗ về đức tin dễ dãi. Phải chăng thế giới hôm nay cũng thích và chờ đợi một Thiên Chúa làm nhiều phép lạ? Đúng thế! Người ta thường hay tò mò và háo hức đi xem phép la… giống như dân Do thái xưa kia đòi hỏi Môisê phải làm dấu lạ. Người ta không trông chờ Đấng Me-si-a khiêm nhường, Đấng Me-si-a trên thập giá. Người ta thường bị cám dỗ để Thiên Chúa hiện ra và làm phép lạ để mọi người trông thấy!
3- Cám dỗ thứ ba là về quyền lực. Quỉ đưa ra một cơn cám dỗ khá thô thiển đối với Đấng thực sự là Vua vũ trụ: “Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó và tất cả vương quốc trần gian với chỉ một điều là Ngài sấp mình thờ lạy tôi. Ngài thấy đó, điều này không quá đắt đâu”.
Tất cả những phương tiện như của cải, tiền bạc và quyền lực đều được Thiên Chúa cho phép nhân loại thừa hưởng. Nhưng đừng bao giờ biến chúng thành thần tượng! Người ta quên rằng chỉ một mình Thiên Chúa mới là Đấng chúng ta suy tôn mà thôi.
Ước muốn quyền lực đôi khi cũng tích cực vì nó là động cơ để chúng ta hoạt động. Ai không ước muốn là người huỷ hoại mình. Các vị thánh đều là người có ước muốn, và có thể là những ước muốn điên rồ, nhưng các ngài đã biết điều chỉnh. Tuy nhiên ước muốn bá quyền nếu không biết điều chỉnh, sẽ trở thành chuyên chế độc tài, bạo chúa của mọi thời đại. Nhiều nước trên thế giới đang là nạn nhân của những nhà độc tài.
Đối với giới trẻ càng cần phải điều chỉnh ước muốn.
Các bạn trẻ chuẩn bị bước vào đời, vào cuộc sống hôn nhân gia đình, hoặc đi tu dâng hiến mình cho Thiên Chúa hay là bước vào một nghề nghiệp gì đó cũng như muốn vào đại học, các bạn cần phải điều chỉnh ước muốn của mình. Muốn mà không nỗ lực, thì cũng chỉ là trông cậy quá lẽ, là thử thách Thiên Chúa. Ngược lại, nếu quá miệt mài để cốt sao đạt được ý nguyện đó mà không cần đến Thiên Chúa, thì cũng chỉ là trống rỗng. Một ngày nào đó sẽ thất bại cay đắng…!
Chúa Giêsu qua bài Tin Mừng hôm nay đã cho chúng ta kinh nghiệm điều chỉnh ước muốn của mình. Mỗi một lần đối đáp với ma quỷ, Chúa đều dùng lời Kinh Thánh, trong đó có nêu ra một luật hoặc một lệnh cấm: “Đã có lời chép: người ta sống không nguyên bởi bánh… Ngươi đừng thử thách Chúa, là Thiên Chúa ngươi. Ngươi phải thờ lạy Chúa là Thiên Chúa ngươi và chỉ phụng sự một mình Ngài”.
- Mùa chay là dịp tốt để chúng ta tỉa cành những ước muốn của mình. Thiên Chúa không muốn chúng ta hy sinh chỉ vì hy sinh, nhưng để sống tốt hơn!
- Mùa chay không phải là từ chối ước muốn theo kiểu diệt dục của Phật Giáo hay là để đau khổ, nhưng là mùa tỉa cành. Tỉa cành những ước muốn khô cằn và sâu bọ để có những bông hoa đẹp hoặc qủa tốt cho mùa xuân.
- Mùa chay bắt đầu từ Thứ Tư Lễ Tro nhắc nhớ chúng ta chỉ là tro bụi, và nhận biết mình không phải là Thiên Chúa.
- Mùa chay là mùa của sự trở về và kết thúc vào tuần lễ Vượt Qua, nhắc nhớ cái chết và sự Phục sinh của Chúa. Ngay từ lúc chịu phép Rửa Tội, chúng ta đã phải sống mầu nhiệm này. Mầu nhiệm vượt qua phải chăng không là căn bản của đời sống kitô đó sao?
Cụ thể trong mùa chay này chúng ta phải sống thế nào? Trước hết hãy khiêm nhường nhận biết mình chỉ là thụ tạo, mà đã là thụ tạo thì phải có giới hạn. Chấp nhận mình giới hạn để sống đơn sơ khiêm nhường. Chấp nhận mình ốm đau bệnh tật già nua và phải chết. Chấp nhận mình bất toàn và tội lỗi. Chúng ta không thể trở nên thánh thiện được nếu không biết khiêm nhường.. Paul Roland nói: “Người vĩ đại là người nhận biết giới hạn của mình”. Khi hiện ra với Thánh nữ Catharina Siena, Chúa Giêsu nói: “Con là người không là và Ta là Đấng là. Nếu con giữ được chân lý này trong tâm hồn con. Ma quỉ sẽ không thể tấn công con được”.
Hãy tìm điều mà mỗi người chúng ta phải chết đi trong Mùa Chay này. Điều mà chúng ta cần phải từ chối: ham mê tiền bạc, quyền bính, không dám tuyên xưng mình là kitô hữu, và lười biếng đời sống tâm linh…
Chúng ta, những người kitô hữu, hãy là người cần phải thắp sáng lên mỗi ngày lòng nhiệt thành trong Thiên Chúa Tình Yêu! Amen.
Lm. Gioan Đặng Văn Nghĩa
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
Nối kết
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam