Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Thống kê truy cập
Đang online: 43
Tổng truy cập: 1373307
Người Môn Đệ
Cập nhật : 24-06-2016 |
NGƯỜI MÔN ĐỆ Lm. Phêrô Trần Thanh Sơn *** Trong suốt 2 tuần lễ vừa qua, chắc nhiều người trong chúng ta mất ngủ. Chúng ta mất ngủ bởi không thể bỏ qua các trận cầu đầy sôi động và cũng thật nhiều kịch tính của giải EURO 2016 được tổ chức tại Pháp. Nhìn vào thành phần các đội tuyển, tôi thấy thật đa dạng và phong phú. Theo số liệu của báo chí thì “với tuổi đời trung bình dưới 26, ĐT Anh của huấn luyện viên (HLV) Roy Hodgson là đội tuyển trẻ nhất tại EURO 2016 … Cầu thủ Marcus Rashford - hiện đang khoác áo câu lạc bộ (CLB) Manchester United - là 1 trong 7 cầu thủ dưới 23 tuổi của ĐT Anh được góp mặt tại EURO 2016, đồng thời là người ít tuổi nhất trong tổng số 552 cầu thủ có mặt tại Pháp mùa Hè này”. (x. Thanh Phương/TTXVN, Những điều thú vị về EURO 2016, có thể bạn chưa biết, bnews.vn). Và chắc chắn trong các quốc gia tham dự vòng chung kết lần này vẫn còn rất nhiều cầu thủ rất muốn có mặt trong đội tuyển, nhưng không phải tất cả đều được gọi vào đội tuyển quốc gia. Mặt khác, khi theo dõi các trận đấu, chúng ta còn thấy, các trận đấu, không chỉ là cuộc so tài của các cầu thủ trực tiếp trên sân cỏ, nhưng còn là cuộc đấu trí giữa các huấn luyện viên. Do đó, các cầu thủ trên sân luôn phải tuân theo đấu pháp của các huấn luyện viên đã đề ra. Tất cả những điều đó làm tôi liên tưởng đến hình ảnh của người môn đệ của Chúa Giêsu mà Lời Chúa hôm nay đề cập đến. Cũng như các tuyển thủ quốc gia, người môn đệ trước hết, phải là người được Thiên Chúa gọi, và khi đã trở thành môn đệ và muốn đạt đến đích cuối cùng, người đó còn cần phải tuân theo mọi hướng dẫn của người Thầy. 1. Người được Thiên Chúa gọi: Tương tự như các cầu thủ muốn có mặt trong đội tuyển, cần phải được huấn luyện viên gọi vào, thì trong đời sống thiêng liêng của chúng ta cũng thế, để trở thành môn đệ của Chúa Giêsu, trước hết, chúng ta phải được chính Ngài kêu gọi. Đây là một tiếng gọi hoàn toàn do tình yêu Thiên Chúa, chứ không phải do chúng ta muốn. Tin mừng Luca ghi lại: “Đang khi đi đường có kẻ thưa Người rằng: “Dù Thầy đi đâu tôi cũng sẽ theo Thầy"”. Trước mắt, chúng ta thấy những người này rất thiện chí. Họ tự nguyện đến xin làm môn 51 đệ của Chúa Giêsu, nhưng nguyên việc này chưa đủ, để trở thành người môn đệ còn phải tuỳ thuộc vào ý muốn của người Thầy. Thật vậy, chỉ nguyên một ước muốn của chúng ta cũng chưa đủ để trở thành người môn đệ. Để thực sự trở thành người môn đệ, chúng ta cần được chính Thiên Chúa gọi. Đây không phải là một tiếng gọi chung chung, nhưng là tiếng gọi đích danh được gởi riêng cho từng người. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua trình thuật về ơn gọi của ngôn sứ Êlisê trong sách Các Vua. Lúc ấy, Êlisê đang cày ruộng, nghĩa là ông đang làm việc bình thường như bao người khác. Ông không nghĩ đến chuyện đi làm ngôn sứ, nhưng qua ngôn sứ Êlia, Thiên Chúa đã chọn và gọi đích danh ông. Sách Các Vua thuật lại: “Trong những ngày ấy, Chúa phán cùng Êlia rằng: “Êlisê, con ông Saphát, người ở Abel-Mêhula, ngươi hãy xức dầu phong y làm tiên tri thế ngươi”. Như thế, ơn gọi trước hết và trên hết là do Thánh Ý của Thiên Chúa. Ngài chọn và gọi ai Ngài muốn. Nhưng cho dù Thiên Chúa đã chọn và gọi, Ngài vẫn không ép buộc ai làm môn đệ của Ngài. Thiên Chúa luôn tôn trọng tự do của người được gọi. Ngài tôn trọng tự do của chúng ta. Ngài chờ đợi nơi từng người chúng ta một lời đáp trả trong tự do. Chính vì thế, khi Êlisê xin ngôn sứ Êlia cho phép ông về từ giã cha mẹ mình, ngôn sứ Êlia đã trả lời ông: “Ngươi đi đi, rồi trở lại, ta có làm gì ngươi đâu?”. Vâng, mặc dù đã gọi Êlisê đi làm ngôn sứ theo lệnh của Thiên Chúa, nhưng ngôn sứ Êlia vẫn hoàn toàn tôn trọng sự đáp trả trong tự do của Êlisê. Chính sự đáp trả trong tự do như thế, sẽ làm cho lời đáp trả có một giá trị cao cả. 2. Sống theo Thần Khí: Từ khi lãnh nhận phép Rửa, mỗi người chúng ta đã được gọi để trở thành môn đệ của Đức Giêsu Kitô. Chúng ta đã được Ngài gọi đích danh và sai đi làm chứng cho Ngài giữa lòng thế giới. Cũng như các tuyển thủ, một khi đã được gọi vào đội tuyển, họ không còn được phép đá bóng theo ý riêng, nhưng cần tuân theo đấu pháp của huấn luyện viên. Và cho dù mỗi cầu thủ vẫn tự do, nhưng không phải họ muốn đá ở vị trí nào cũng được. Nếu muốn dành được chiến thắng cho cả đội, mỗi người phải luôn giữ vững vị trí mà huấn luyện viên đã giao phó cho họ. Tương tự như thế, một khi đã được giải thoát khỏi tội để gia nhập vào đội tuyển của Chúa Giêsu, chúng ta cũng cần tuân theo sự hướng dẫn của Ngài. Chúng ta cần có một tinh thần khiêm tốn và vâng phục để có thể thưa với Chúa lời xin vâng như ngôn sứ Samuel và thánh Phêrô khi xưa: “Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe; Chúa có lời ban sự sống đời đời”. Chúng ta cần để tâm lắng nghe và sống theo ánh sáng của Lời Chúa, chứ không theo ý riêng của chúng ta. Chúng ta không được phép 52 “chạy” lộn xộn trên sân cỏ của đời sống nữa, nhưng phải tuân theo “chiến thuật của huấn luyện viên Giêsu”. Mặt khác, trở thành môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta thực sự trở nên những con người tự do như lời thánh Phaolô trong thư gởi tín hữu Galata: “Chính để chúng ta được tự do mà Đức Kitô đã giải thoát chúng ta. Anh em hãy đứng vững, đừng để bị đặt dưới ách nô lệ một lần nữa”. Tự do mà Chúa Giêsu đem lại cho chúng ta là tự do để sống theo Thần Khí, chứ không phải tự do sống theo các đam mê và ý riêng của mình. Do đó, thánh Phaolô nhắc bảo chúng ta: “Hỡi anh em, anh em đã được tự do, nhưng đừng lấy nê tự do mà sống theo xác thịt, trái lại, anh em hãy lấy bác ái của Thánh Thần mà phục vụ lẫn nhau”. Kế đó, Chúa Giêsu còn đòi hỏi những ai muốn theo làm môn đệ của Ngài một thái độ thật dứt khoát. Ngài không chấp nhận thái độ “bắt cá hai tay”. Chúa Giêsu tuyên bố: “Ai đã tra tay vào cày mà còn ngó lại sau lưng thì không xứng đáng với Nước Thiên Chúa”. “Còn ngó lại sau lưng”, nghĩa là nếu chúng ta còn luyến tiếc với lối sống cũ, còn chiều theo những đam mê, dục vọng và ý riêng của mình, thì rõ ràng, chúng ta không xứng đáng làm môn đệ của Chúa Giêsu. Chúng ta có thể nhận thấy mẫu gương này nơi ngôn sứ Êlisê. Được gọi đi làm ngôn sứ của Thiên Chúa, ông đã có một thái độ thật dứt khoát khi bắt bò làm thịt, lấy cày làm củi đốt quay thịt cho dân ăn. Với hành động dứt khoát này, Êlisê cho thấy rõ quyết tâm của ông, đó là trung thành với sứ vụ ngôn sứ mà ông đã lãnh nhận. Tóm lại, Lời Chúa hôm nay, một lần nữa, nhắc bảo chúng ta về tư cách của người môn đệ. Chúng ta đã được Chúa Giêsu chọn và gọi đích danh từng người một, để trở thành môn đệ của Ngài. Chớ gì từng người chúng ta biết nhận ra ân huệ cao cả này, để rồi chúng ta luôn biết mở rộng tâm hồn, lắng nghe lời dạy của Chúa Giêsu trong Thánh Kinh và Huấn quyền của Giáo Hội. Và không chỉ là lắng nghe, nhưng với sự trợ lực của Thầy Giêsu, chớ gì chúng ta can đảm thực hành lời Chúa dạy ngay trong đời sống mỗi ngày, bằng cách “lấy bác ái của Thánh Thần mà phục vụ lẫn nhau”. Nhờ đó, mọi người sẽ nhận biết chúng ta đích thực là môn đệ của Thầy Giêsu. Amen. |
Nguồn : gxta |
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
Nối kết
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam