Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 78
Tổng truy cập: 1365481
NGƯỜI MÙ, CON MẮT
NGƯỜI MÙ, CON MẮT (*)- Chú giải của Noel Quession
Trong bản văn Lc 6, 34-49, ta thấy một chuỗi những phán quyết của Đức Giêsu hơi bất thường, được nối kết giữa những phán quyết này với những phán quyết kia nhờ những từ mốc nối (“mức độ”, “mắt”, “cây”, “miệng”, “nhà”). Sự lặp đi lặp lại những từ thường được gọi là “tiếng này gợi lại tiếng kia”, là một cách thức được sử dụng trong các nền văn minh truyền khẩu, không có chữ viết, để ghi nhớ một số lời nói nào đó. Nhờ đó, ta mới có một bằng chứng tốt về sự nắm giữ Lời Chúa Giêsu mà các thế hệ đầu tiên của Kitô giáo đã bảo trì, không phải ở trong “sách vở”, nhưng ở trong “ký ức và trong lòng họ”.
Còn tôi, tại sao tôi không biết học thuộc lòng một số câu nào của Chúa Giêsu?
Mù mà lại dắt mù được sao? Lẽ nào cả hai lại không sa xuống hố?
Qua hình ảnh cụ thể này, Đức Giêsu muốn cảnh giác: hãy có thái độ sáng suốt. Anh em đừng để người ta lôi cuốn mà không kiểm chứng mình đang đi đâu, đang theo ai? Có những người hướng dẫn giả, những ngôn sứ giả, làm dân chúng lầm lạc … Anh em hãy mở to mắt mà nhìn.
Sao ngươi thấy cái rác trong con mắt của anh em, mà cái xà trong con mắt của mình lại không thấy?
(Từ móc nối: người mù, con mắt).
Qua hình ảnh cụ thể khác, Đức Giêsu dạy: anh em hãy tỏ ra sáng suốt đối với chính mình. Anh em biết phòng ngừa biết bao người hướng dẫn giả, các ngôn sứ giả … Anh em thường phẩm bình những vị có trách nhiệm hay các người anh em khác dễ dàng … Vậy anh em hãy nhìn kỹ vào đời sống riêng tư của mình cách sâu xa hơn … Hãy mở to mắt trên chính mình! Hãy tự phê bình mình trước đi.
Anh em rất dễ nhìn thấy khiếm khuyết của Giáo Hội, của các linh mục, các Kitô hữu, thường không đồng lập trường với anh em về một số điểm nào đó … Thế thì, thỉnh thoảng anh em hãy để ý nhìn ra những khiếm khuyết riêng của mình xem sao.
Sao ngươi lại dám nói với người anh em: “Này anh, hãy để tôi lấy cái rác trong con mắt anh ra”… Đồ giả hình! Lấy cái xà ra khỏi mắt ngươi trước đã …
Chúng ta không thường làm giảm nhẹ sắc thái của Tin Mừng sao! Ta không ưa những lời nói thẳng nhặt! Nhất là chúng lại nhắm thẳng vào ta. Đức Giêsu có thể đang nói với tôi, tôi thật là giả hình khi mở miệng phẩm bình kẻ khác.
Cuộc sống chung quanh chúng ta sẽ vui thú hơn biết bao, nếu ta đối xử nghiêm chỉnh với mình hơn với người khác, nếu chính ta biết áp dụng cho mình những lời khuyên tốt mà ta thường nhiều lần nhắc nhở kẻ khác, nếu ta cùng mau mắn cải thiện mình, đồng nhịp với việc cải thiện tha nhân.
Ta không luôn đổ thừa rằng, chính vì lỗi lầm của “kẻ khác” mà mọi sự trở nên xấu hơn sao! Chẳng hạn như: Vì chính quyền làm điều này … Các nghiệp đoàn đã không thực hiện việc kia … Giá kể các chủ nhân tăng cường hơn ở lãnh vực này … Giá kể các thợ thuyền tích cực hơn ở vấn đề đó … Nếu các Cha sở đã làm việc tốt hơn … Nếu chồng tôi khá hơn ở điểm này … Nếu những người lối xóm của tôi …
Lấy cái xà ra khỏi mắt ngươi trước đã, rồi ngươi sẽ thấy rõ, để lấy cái rác trong con mắt anh em.
“Nhìn lại đời sống” là một tập luyện thiêng liêng phản ánh tinh thần Tin Mừng rất cao: đó là đặt lại vấn đề về chính mình, là ngắm lại, nhìn lại đời sống cá nhân và những dấn thân riêng tư của mình. Nhưng thay vì duyệt xét lại đời sống của mình, ta lại chỉ nhắm đến việc phẩm bình kẻ khác; thì đó là một bức hí họa đáng ghét!
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết sáng suốt, biết nhìn rõ, nhờ đó chúng con có thể giúp đỡ anh em chúng con nhìn rõ hơn.
(*)Tựa đề do BTT.GPBR đặt
CHÚA NHẬT VIII THƯỜNG NIÊN- C
NHÌN VÀ HÀNH ĐỘNG NHƯ MÔN ĐỆ ĐÍCH THỰC CỦA CHÚA GIÊSU – Chú giải của Fiches Dominicales
I/. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:
1/. Một cái nhìn sáng suốt và ân cần,
Hai tuần trước, với “các mối phúc” “những lời than” ta khai mào điện từ trong bình nguyên. Chúa nhật tuần rồi, ta tiếp tục với giáo huấn về tình yêu không giới hạn, tình yêu, như Chúa Cha giàu lòng thương xót, đến độ yêu thương cả kẻ thù Hôm nay, ta sẽ đọc đoạn kết gồm 4 câu riêng rẽ của Đức Giêsu mà Luca tập hợp lại do liên ý, rồi xếp chúng vào mục “các dụ ngôn”.
Ba câu đầu nói về cái nhìn. Cái nhìn phải sáng suốt và trước tiên phải nhìn vào chính mình. Với tha nhân, cái nhìn phải ân cần.
Đó là những lời “chỉ nam” cho đời sống cộng đoàn. Vì đôi khi cộng đoàn trở nên mù quáng, lôi kéo những người khác sa ngã theo. Những lời đó cũng có thể nói cho các môn đệ, lúc nào cũng vội vàng xét đoán và chỉ trích người khác hơn là sửa đổi chính mình. Sẽ sai lầm nếu muốn trở nên nhân chứng của lòng xót thương mà lại có trái tim và ánh mắt không thương xót.
Hugues Cousin viết: “Sống đức tin là một cuộc chuẩn bị lâu dài để nên hoàn thiện” (“được đào tạo chu đáo “) theo câu ai cũng có thể hoán cải, thay đổi lối sống. Ước gì mọi người đều được đào tạo trong trường học Đức Giêsu để lòng thương cảm đối với người tội lỗi sẽ khiến họ có khả năng hướng dẫn người khác: Thật là giả hình đóng kín, khi ca tụng một con đường (chính trực mà bản thân không theo. Chỉ có sự hoán cải không ngừng nghỉ mới đưa tới nếp sống chân thực, giúp thoát khỏi cảnh mù tối và cho phép ta sửa lỗi người khác” (L’Evangile de Luc”, Ccntunon, trg 98).
2/. Một hành động thấm đẫm Tin Mừng:
Câu cuối cùng đề cập đến hành động của Kitô hữu: như ta biết “cây” nhờ “quả”, cũng thế hành vị và lời nói bộc lộ cho thấy trái tim người Kitô hữu có thực sự thấm nhuần Tin Mừng không. Louis Monloubou bình luận rất xác đáng rằng: “Vì con người hành động theo bản chất của mình; dù giả dối, hành vi và lời nói cũng phản chiếu chính xác những gì sâu xa trong đáy lòng anh ta. Ai không có tinh thần Tin Mừng không thể nói ra những lời lẽ mang âm hưởng Tin Mừng”. (“L’Evangile de Luc”, Salvator, tr. 149).
II/. BÀI ĐỌC THÊM:
1/. Ánh mắt Đức Giêsu. (Mgr. L. Daloz, trong “Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người”, DDB, trg 50-51)
Anh mắt Đức Giêsu nhìn khác ta và Người mong ánh mắt ta cũng được đổi mới: sao cho ánh mắt ấy không phải là ánh mắt đui mù dẫn người khác sa vào hố sâu. Sao cho ánh mắt ta không bị cây xà che kín nhưng được sáng tỏ. Anh mắt Đức Giêsu, ánh mắt Thiên Chúa nhìn vào thực tế hiện hữu của ta, vào sự thực của nếp sống ta, là một ánh mắt khích lệ, khơi gợi, hoạt động. Lời lẽ mà ánh mắt ấy phiên dịch không chỉ là những chỉ dẫn cho trí khôn, nhưng đã trở nên lời lẽ động viên. Lời ấy dẫn đến hành động và xây dựng một đời sống mới trên nền đá vừng chắc. Khi nhìn ai, Người thấy trong đó hình ảnh Thiên Chúa, Cha của Người, Người thấy những đứa con. Người tỏ cho họ biết họ là ai và phải sống như thế nào để trở nên những người con đích thực của Cha”.
2/. Những người thực sự kiến tạo một thế giới mới. (“Sách lễ các Chúa nhật Emmaus”, trg l012).
Ai chẳng mong muốn kiến tạo một thế giới mới chan hòa mình yêu và bình an?
Nhưng rất nhiều khi, hành động vì thế giới của ta bắt đầu bằng phê phán kẻ khác.
Thế là ta đã tự động chiếm chỗ của Thiên Chúa phán xử. Làm thế, ta chỉ chà đạp những người chung quanh và loại mình ra ngoài cuộc chơi mà thôi. Cứ nghĩ mình ngay tình, cứ tưởng mình hành động cho việc thiện ích, ta tiếp tục gây chia rẽ.
Khi tố cáo giới chức quyền Do Thái, những kẻ thực sự phản chứng do thái độ của họ, Đức Giêsu kết án xu hướng bản năng của mọi người. Chúng ta ai mà chẳng kết án tha nhân, khi cứ tự coi chân lý của riêng mình như là Chân Lý viết hoa. Như thế ta chỉ là những tiên tri giả, phá huỷ thế giới mới mà ta tự hào là góp tay kiến tạo.
3/. “Lời lẽ và con tim”. (Mgr. L. Daloz, trong “Nước Trời đã đến gần” DDB. 1994, trg 182- 183).
“Điều nói ngoài miệng, tràn ra từ tâm hồn…”
Nhiều lần, Đức Giêsu đã phải lên tiếng về tầm quan trọng của lời nói.
Đức Giêsu mời ta khám phá lại nguồn cội của lời nói. Thật hữu ích khi nghe Người, nhất là trong thời buổi mà người ta dễ dãi cho rằng lời nói bay đi. Tìm lại tính chất nghiêm trọng của lời nói, nội dung và hệ quả của nó, là góp phần vào việc sám hối của Kitô hữu. Ngày nay lời nói thường hối hết mau qua. Đức Giêsu tái lập trách nhiệm của con người với lời nói. Người truy nguyên lời nói từ trái tim. Lời nói mang dấu ấn của người nói. Lời nói chứa chất những ý hướng và tình cảm của người nói, ngay cả khi lời nói trung dung hoặc diễn tả dưới hình thức thật khách quan: luật Rôma, luật Napôlêon đều mang dấu ấn tinh thần của thời đại họ sống và quan niệm của những nhà làm luật!… Tin Mừng soi sáng mọi hoàn cảnh, kể cả những hoàn cảnh hiện thực nhất. Lối so sánh mà Đức Giêsu sử dụng thật mạnh mẽ: so sánh cây và quả. So sánh mạnh mẽ và rất ý nghĩa, vì quả lớn lên nhờ nhựa cây nên quả chứa đựng nhiều phẩm chất cũng như những khiếm khuyết của cây…
Cũng vậy, lời lẽ không chỉ bên ngoài con người. Lời nói chính là sự bộc bạch của tâm hồn: “Và lòng có đầy miệng mới thốt ra”. Lời nói cho biết con người, và những gì họ chất chứa trong lòng. Lời nói chứa đầy những tư tưởng, tình cảm, đam mê của người nói. Như thường lệ, Đức Giêsu kéo ta chú ý đến nội tâm con người. Người đi đến tận thâm tâm con người. Chẳng có luật lệ bên ngoài để xét xử lời nói. Chính lời nói biểu lộ phẩm chất, con người của họ. “Người tốt rút ra từ kho tàng tốt lành của mình những điều tối dẹp. Người xấu, rút ra từ kho tàng xấu xa của mình những điều xấu xa”. Lời nói bộc bạch loại kho tàng mà người nói cất giấu trong mình.
- Những điều kiện của lòng nhiệt thành
Bố cục: Có thể chia đoạn này thành 5 phần:
– cc 39-40: thí dụ về người hướng đạo mù.
– cc 41-42: thí dụ về cái xà và cọng rác.
– cc 43-44: thí dụ về cây và trái.
– câu 45: thí dụ về “kho tàng” trong lòng.
– câu 46-49: phải thi hành những lời dạy trên
Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu từng phần theo bố cục này.
DẪN NHẬP
Đoạn này là một phần của “Bài giảng trên cánh đồng” (6,17-49).
Bài này giảng cho ai? Cho các môn đệ (c.20 “Đức Giêsu ngước mắt nhìn các môn đệ và nói…”).
Nội dung chính: Đức Giêsu dạy cách sống của người môn đệ.
Trong “Bài giảng trên núi” do Mt ghi lại, cách sống của người môn đệ chủ yếu là phải gương mẫu. (như muối ướp trần gian, như đèn tỏa sáng trước mặt mọi người, Mt 5,13-16). Còn trong “Bài giảng trên cánh đồng” do Luca ghi lại. Luca kể ra những điều kiện cần có để có thể là một môn đệ gương mẫu.
I/ – NGƯỜI HƯỚNG ĐẠO MÙ: 39-40
1). Phần này gồm hai câu nói của Đức Giêsu: c.39 “làm sao kẻ mù dắt được kẻ mù…” và c.40 “môn đệ không hơn Thầy được…”.
Hai câu này được Mt ghi lại ở hai nơi khác nhau (Mt 15,14 và Mt 10,24) vậy có lẽ đây là hai logia, nghĩa là hai câu nói rời mà Đức Giêsu đã nói vào hai lúc khác nhau, nhưng ở đây chúng được Luca tập họp chung lại. Vì thế mà ta thấy sự liên hệ giữa chúng không được chặt chẽ, đưa đến một logic cũng lỏng lẻo.
2). Muốn cho có logic, có lẽ ta phải đảo ngược lại như sau:
– Trên nguyên tắc, môn đệ dốt hơn thầy.
– Do đó, nếu thầy mà mù quáng để dạy những điều sai lầm, thì môn đệ còn bị sai lầm hơn nữa.
– Người môn đệ của Đức Giêsu có trách nhiệm hướng dẫn kẻ khác (họ trở nên “thầy” của kẻ khác). Trước khi làm việc hướng dẫn này, họ phải cẩn thận đừng để mình bị sai lầm.
Muốn thế, một mặt họ phải cố gắng rập khuôn theo Đức Giêsu – Tôn sư của họ. Và mặt khác phải tự phê tự sửa trước khi phê bình và sửa chữa người khác.
3) Tóm lại: điều kiện thứ nhất của người môn đệ gương mẫu là phải sáng suốt bằng cách rập khuôn theo Tôn sư Giêsu và tự phê tự sửa.
– CÁI XÀ VÀ CỌNG RÁC: 41-42
– Ngoài trách nhiệm hướng dẫn người khác theo đúng giáo huấn của Tôn sư Giêsu, người môn đệ đôi khi cũng phải sửa lỗi người khác (“lấy cái rác trong con mắt anh em ra”). Những câu trong phần này không cấm đoán việc sửa lỗi, trái lại chúng nói về việc sửa lỗi ấy.
– Nhiều khi việc sửa lỗi không được công bằng vì lý do thành kiến, tự ái, hồ đồ vv… khiến ta xem một lỗi nhỏ của người khác thành lỗi nặng. Ngược lại xem một lỗi nặng của bản thân như lỗi nhỏ. Cho nên để việc sửa lỗi được công bằng và hữu ích thì trước tiên không được sửa lỗi người khác do động cơ tự ái, thành kiến hoặc chỉ để chứng tỏ uy quyền.
– Nguy hiểm thứ hai phải đề phòng khi sửa lỗi người khác, đó là giả hình (“Thấy cái rác trong con mắt anh em mà không thấy cái xá trong con mắt mình” ; “Hỡi kẻ giả hình”). Nghĩa là bên trong và bên ngoài của ta không hợp nhau: trong lòng mình xấu thế mà mình tỏ ra tốt và muốn sửa cái xấu nơi người khác. Vậy trước khi sửa người thì phải sửa chính mình (“Lấy cái xà ra khỏi mắt ngươi trước đã, rồi sẽ thấy rõ để lấy cái rác trong con mắt người anh em”)
III/ – CÂY VÀ TRÁI: 43-44
1). Chỉ có thể tránh nguy hiểm giả hình nếu như hành động bề ngoài của ta hợp với bên trong của ta. Đối với biệt phái và luật sĩ, một hành động được coi là tốt khi nó phù hợp với Luật. Đức Giêsu sâu sắc hơn: một hành động là tốt, khi nó hợp với một tâm hồn tốt, một tâm hồn tốt sẽ sinh ra những hành động tốt.
2). Trên thực tế, lòng người không phải tuyệt đối hoặc tốt hoặc xấu, không ai hoàn toàn tốt mà cũng không ai hoàn toàn xấu. Thí dụ về cây và trái ở phần này xem ra không thực tế vì nó giả thuyết lòng người đơn thuần là tốt hẳn hoặc xấu hẳn.
Đây là kiểu nói đơn giản và cường điệu của Đức Giêsu để làm nổi bật bài học của Ngài và cũng dễ hiểu cho độc giả bình dân vốn không quen những phân biệt tế nhị của người trí thức.
IV/ – KHO TÀNG TRONG LÒNG: 45
1). Trong phần này, Đức Giêsu so sánh cõi lòng con người như một kho tàng. Nó là nơi xuất phát những lời nói và việc làm hoặc tốt hoặc xấu. Từ kho tàng tốt thì sẽ phát ra những lời nói việc làm tốt. Bởi thế người môn đệ phải liệu làm sao cho kho tàng lòng mình chứa đầy những điều tốt.
2) Những điều tốt phải chứa trong kho tàng lòng mình là gì? Đó là những giáo huấn của Đức Giêsu.
V/. PHẢI THI HÀNH: 46-49
Tất cả những lời dạy trên đều rất hay. Nhưng nếu chỉ có nghe suông thôi thì chẳng ích lợi gì, và người như thế cũng chẳng đáng là môn đệ Đức Giêsu. Họ chỉ như một cái nhà được xây trên cát mà thôi. Còn những ai chẳng những nghe mà còn thi hành thì mới xứng đáng là môn đệ Ngài, họ như cái nhà được xây trên đá vững chắc.
KẾT LUẬN
Người môn đệ của Đức Giêsu không phải chỉ là người chấp nhận thương yêu kẻ thù (đoạn trước: cc 27-36), mà còn phải là người nhiệt thành muốn cho người khác tiến bộ trên con đường tốt. Cho nên người môn đệ lo hướng dẫn người khác, đôi khi nếu cần thì sửa lỗi người khác. Nhưng trước khi hướng dẫn người ta thì mình phải sáng suốt theo sự hướng dẫn của Đức Giêsu. Trước khi sửa lỗi người khác thì mình phải tự sửa mình cho đúng với giáo huấn của Đức Giêsu.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam