Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 49
Tổng truy cập: 1366513
NGƯƠI PHẢI YÊU MẾN ĐỨC CHÚA, THIÊN CHÚA CỦA NGƯƠI
"NGƯƠI PHẢI YÊU MẾN ĐỨC CHÚA, THIÊN CHÚA CỦA NGƯƠI"
ROME - Cha Capuchin Raniero Cantalamessa, giảng Phủ Giáo Hoàng, giải thích về các bài đọc từ phụng vụ ngày Chúa Nhật 31 thường niên B như sau:
Một ngày kia có một người trong các kinh sự đến hỏi Chúa Giêsu trong mọi điều răn điều nào đứng đầu và Chúa Giêsu trả lới, trưng những lời trong luật: "Nghe đây hỡi Israel, Đức Chúa Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi." Nhưng Chúa Giêsu liền nói thêm có điều răn thứ hai giống như điều răn đó, là phải "yêu người thân cận như chính mình."
Nếu chúng ta muốn hiểu ý nghĩa câu hỏi của vị kinh sư và câu trả lời của Chúa Giêsu, chúng ta cần ghi nhớ điều sau đây. Trong Do Thái giáo thời Chúa Giêsu có hai khuynh hướng đối nghịch.
Một đàng có một khuynh hướng nhân số mãi những điều răn và những lời giáo huấn của luật, tạo ra những qui tắc và những bắt buộc cho mọi chi tiết nhó nhất của sự sống. Đàng khác có sự ước muốn tím gặp dưới đống lộn xộn ngạt thở những qui tắc, những điều thật sự có giá trị cho Thiên Chúa, tinh thần của tất cả các điều răn.
Câu hỏi của kinh sự và câu trả lời của Chúa Giêsu được đặt gần những điều thiết yếu của luật, trong sư ước muốn không để mất trong hàng ngàn những giáo huấn tùy thuộc khác. Chính bài học này về phương pháp mà hơn hết chúng ta phải học từ bài tin mừng này. Có những sự trong đời sống là quan trọng nhưng không khẩn cấp (có nghĩa là không gì sẽ xảy ra nếu chúng ta để chúng qua một bên); và ngược lại, có những sự khẩn cấp mà không quan trọng. Nguy hiểm là chúng ta muốn hy sinh cách có hệ thống những điều quan trọng để theo đuổi những điều khẩn cấp nhưng thường là thứ yếu.
Làm sao chúng ta tránh được nguy hiểm này? Một câu truyện sẽ giúp chúng ta hiểu cách nào. Một ngày kia người ta xin một giáo sư già nói chuyện như một nhà chuyên môn với một số hiệp hội lớn Bắc Mỹ về sự quản lý thời giờ cá nhân.
Ong quyết định thử một thí nghiệm. Đứng trước một nhóm sẵn sàng ghi chú, ông kéo ra từ dưới bàn một bình thủy tinh to lớn, trống trơn. Ông bỏ một tá viên đá cỡ banh tennis trong bình đó cho đến khi đầy. Khi ông không còn khả năng thêm những viên đá nữa, ông hỏi những kẻ hiện diện:" cái bình xem ra đầy đối với các anh phải không?" và họ trả lời "Phải!" Ong chờ một lúc và sau đó hỏi: "Các anh chắc không?"
Ong lại khum mình xuống và kéo một bình đầy sạn từ dưới bàn và cẩn thận trút những viên sạn vào trong bình, lắc cái bình một chút cho những viên sỏi có thể chạm những viên đá ở dưới đáy. Ông hỏi: " Lần này cái bình có đầy không?"
Thính giả của ông, trở nên khôn hơn, bắt đầu hiểu và nói: "Có lẽ chưa." Rất tốt!" vị giáo sư già phúc đáp. Ông lại khum mình xuống và lần này rút ra một bao cát và đổ vào trong bình cẩn thận. Càt nhét đầy những không gian giữa những viên đá và những viên sạn.
Rồi ông hỏi lại: "Bây giờ cái bình đầy không?" Và tất cả mọi người trả lời không do dự: "Không!" "Chắc chắn là thế," vị giáo sư già nói và, như họ trông đợi, lấy bình nước từ trên bàn và đổ nước vào trong bình cho tới miệng.
Lúc này ông nhìn thính giả của mình và hỏi: " "Thí nghiệm này dạy chúng ta chân lý lớn nào?" Người gan dạ nhất của nhóm, suy nghĩ về chủ đề đường lối hành động--sự quản lý thời gian-- trả lời: " Điều này chứng tỏ cho chúng ta rằng cả khi chương trình làm việc đã đầy, với một chút cố gắng chúng ta luôn có thể thêm một công việc khác, một sự gì khác để làm."
"Không," giáo sư trả lời, "Không phải vậy. Thí nghiệm chỉ cho chúng ta một cái gì khác. Nếu các anh không để những viên đá lớn trong bình trước hết, thì các anh không bao giờ có thể để chúng vào sau."
Có một lúc yên lặng và mọi người hiểu rõ sự khẳng định này.
Giáo sự nói tiếp: "Cái gì là những viên đá lớn, những ưu tiên, trong đới sống các anh? Sức khoẻ? Gia đình? Bạn hữu? Bảo vệ một vấn đề? Hoàn thành điều gì gần tâm hồn các anh?
"Điều quan trọng là để những viên đá lớn này trong chương trình nghị sự các anh trước hết. Nếu các anh dành ưu tiên cho hàng ngàn việc nhỏ khác-những viên sạn, cát-đời sống các anh sẽ tràn đầy sự vô nghĩa và các anh sẽ không bao giờ có giờ hiến mình cho những việc thực sự quan trọng hơn.
"Như vậy, đừng bao giờ quên đặt câu hỏi này cho chính các anh: 'Những điều quan trọng trong đời sống của tôi là gì?' hãy đặt những sự này trên đầu chương trình nghị sự của các anh."
Lúc đó, với một cử chỉ thân hữu giáo sư già chào tạm biệt thính giả của mình và rời phòng.
Với 'những viên đá lớn" do giáo sư nhắc tới-sức khoẻ, gia đình, các bạn hữu-chúng ta cần thêm hai cái khác, to nhất trong tất cả, hai điều răn lớn nhất: hãy yêu mến Thiên Chúa và người thân cận.
Thật vậy, yêu mến Thiên Chúa, còn hơn một giới răn, là một ưu tiên, một sự nhượng bộ. Nếu một ngày chúng ta gặp Người, chúng ta sẽ không thôi tạ ơn Chúa đã truyền chúng ta phải yêu mến Người và chúng ta sẽ không muốn làm gì khác hơn là bối đấp tình yêu này.
27. Sống như con người.
Hãy yêu thương nhau.
Có một ngôi làng kỳ lạ, trông từ xa thì quả là trật tự và đẹp đẽ. Chín mươi chín ngôi nhà trong làng đều được thiết kế giống nhau: một thửa vườn xanh um được một tường bức kiên cố bao bọc.
Nhưng điều đáng nói hơn cả là ở trước cổng, nhà nào cũng có một cái chuồng chó. Chín mươi chín con chó có nhiệm vụ bảo vệ nhà cửa và dân làng. Một bóng người thoáng qua trước cửa cũng đủ làm cho con chó sủa vang. Có khi cả chín mươi chín con cùng sủa một lúc.
Vì sống quá cách biệt, dân làng cũng chẳng có gì để nói với nhau. Âm thanh duy nhất mà họ được nghe suốt ngày là tiếng chó sủa. Dần dần âm thanh ấy trở thành quen thuộc đến nỗi người dân trong làng tưởng rằng đó chính là ngôn ngữ của họ. Mở miệng ra để nói với nhau thì ai cũng gào, cũng sủa.
Tình cờ có một người khách đi qua. Tếng chó sủa hàng loạt làm cho anh ta muốn tìm hiểu về ngôi làng. Anh ta đến gần một người đàn bà để hỏi chuyện, thế nhưng anh ta vô cùng ngạc nhiên bởi vì chính người đàn bà đã nói với anh ta bằng cách sủa.
Anh ta lại tiếp tục điều tra và càng ngạc nhiên hơn nữa, khi thấy tiếng nói của bất kỳ ai trong làng cũng chỉ là tiếng sủa mà thôi. Và rồi anh ta đã kết luận:
- Chắc hẳn đây là một thứ bệnh dịch cần phải báo cho hội đồng làng để tìm cách chữa trị.
Gặp ông chủ tịch, anh đã đề nghị trước hết phải phá đổ những bức tường và cổng nhà. Tiếp đến là đưa chó vào rừng để săn bắn nhờ đó chúng sẽ trở nên hiền hòa hơn. Và sau cùng, tổ chức một ngày đại hội để mọi người làm quen với nhau và tập nói lại ngôn ngữ của loài người.
Vừa nghe xong, ông chủ tịch cũng chỉ thốt lên những tiếng gâu gâu như tiếng chó sủa. Anh ta buồn bã bỏ làng ra đi. Sau lưng còn vang vọng những tiếng sủa không phải của chín mươi chín con chó, mà còn có sự phụ họa của cả dân làng.
Trong cuộc sống chúng ta thấy quyền tư hữu là điều căn bản, nó gắn liền với sự sinh tồn. Xây một ngôi nhà, dựng một bức tường là để thể hiện quyền lợi ấy. Ai cũng muốn của cải của mình được an toàn.
Thế nhưng, sự phòng vệ nào cũng có thể đưa tới cực đoan. Thay vì phòng vệ để sống thì người ta chỉ còn sống để mà phòng vệ. Thay vì sống với người khác, thì họ chỉ sống để chống lại người khác. Cuộc đời dần dần mất đi ý nghĩa của nó, người ta không còn sống như con người mà chỉ còn sống với nhau như những con vật, đúng như một câu danh ngôn đã diễn tả:
- Người với người là chó sói của nhau.
Sống như con người hay sống như con vật đó là một thách thức ngàn đời của nhân loại. Muốn sống như con vật chúng ta chỉ cần trang bị cho mình ngôn ngữ và nanh vuốt dễ gầm gừ và cắn xé lẫn nhau. Còn nếu muốn sống như con người, chúng ta cần phải đánh đổ mọi bức tường ngăn cách, cần phải bẻ gẫy mọi nanh vuốt và nói với nhau bằng ngôn ngữ của tình yêu, của cảm thông, của tha thứ… Có nghĩa là chúng ta cần phải thực thi lời Chúa truyền dạy:
- Hãy yêu thương anh em như chính bản thân mình.
28. Mến Chúa yêu người.
Đạo của Chúa là đạo tình yêu, vì chính Ngài là tình yêu. Ngài muốn cho tất cả và mời gọi tất cả nhân loại vào sống trong tình yêu với Ngài. Ngài đã làm tất cả cho dù phải hy sinh con yêu dấu của Ngài để tỏ lòng yêu thương chúng ta. Ngài chỉ muốn có một điều là chúng ta kính mến Ngài và bắt chước Ngài yêu thương anh em.
Mến Chúa và yêu người tuy không đồng hạng nhưng phải đồng hành với nhau một cách khắng khít. Nói mến Chúa mà không yêu người hay yêu người mà không mến Chúa đều là những kiểu nói không thực. Hai điều răn này “giống nhau” ở tầm quan trọng chứ không phải ở bản chất và đối tượng. Không thể đồng hóa mến Chúa và yêu anh em là một. Nhưng cũng không thể mến Chúa mà lại ghét anh em hay ngược lại. Chính ra phải nói rằng: nếu tôi mến Chúa thì nhất thiết tôi phải yêu anh em, nếu không tình yêu của tôi đối với Chúa đáng ngờ lắm. Mọi tình yêu phải phát xuất từ Chúa. Chúa Giêsu không làm hại luật, nhưng chỉ làm sáng tỏ luật yêu thương được chứa đựng trong các sách lề luật và các ngôn sứ. Chúng ta có một tấm gương tuyệt hảo về lòng mến Chúa yêu người, đó là cái chết thập giá của Đức Kitô. Ngài chết vì mến Chúa Cha và yêu thương chúng ta.
Kính nhớ Chúa Giêsu chịu chết và sống lại trong hiến tế Thánh Thể chính là kính nhớ đến tình yêu của Ngài và qua đó nhớ đến tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta. Do đó, cử hành Thánh Thể chính là cử hành tạ ơn: tạ ơn Đức Kitô và nhờ Ngài tạ ơn Chúa Cha. Nhìn ngắm Đức Kitô và nhất là được hiệp thông với Ngài, chúng ta xin được thêm mến Cha trên trời và yêu thương tha nhân như Ngài đã làm gương cho chúng ta.
Như vậy, lời Chúa hôm nay nhắc nhở chúng ta hãy nhìn vào Chúa Giêsu, hãy sống như Chúa Giêsu: mến Cha trọn vẹn và yêu nhau tròn đầy. Chắc có người muốn hỏi: làm sao có thể yêu thương một người làm thiệt hại đến của cải của mình, xúc phạm đến danh dự của mình? Lời Chúa không cho phép chúng ta thắc mắc như thế. Không được phân biệt đối tượng yêu thương. Thiên Chúa mời gọi chúng ta sống yêu mến một cách trọn vẹn. Với người tốt, tình yêu được diễn tả như những người cùng ở trong nhà Cha, sống trong tình yêu của Thiên Chúa Cha. Với người xấu, tình yêu được diễn tả qua việc giúp người ấy trở về nhà Cha. Như thế, cho dù người khác có bất cứ thái độ nào, người Kitô hữu chúng ta không có chọn lựa nào khác hơn là yêu mến. Vấn đề là ở chỗ diễn tả tình yêu ấy ra ngoài bằng thái độ nào cho xứng hợp. Đây phải là ưu tư hàng đầu của người Kitô hữu khi phải đụng chạm với thực tế cuộc sống.
Có nhiều người tưởng rằng yêu mến Thiên Chúa dễ hơn yêu thương anh em. Bởi vì theo họ, anh em là những con người đầy giới hạn, đầy khuyết điểm, trờ trờ trước mắt, nên dễ làm chúng ta khó chịu. Còn Thiên Chúa là Đấng hoàn toàn tốt lành, chẳng có gì là không đáng yêu. Thiên Chúa ở xa nên không đụng chạm, còn anh em ở gần thì đụng chạm hoài. Thiên Chúa dễ để cho mình “hối lộ”, cứ dâng lễ, cầu kinh rồi Ngài xí xóa mọi chuyện.
Cũng không phải yêu anh em dễ hơn yêu Chúa, nhưng yêu thương anh em là việc cụ thể nhất mà Thiên Chúa chờ đợi ở nơi chúng ta. Yêu mến Thiên Chúa là tuân giữ lời Ngài. Không yêu thương anh em là không giữ lời Thiên Chúa, tức là không yêu mến Thiên Chúa. Rút cục thì hai điều khó như nhau, vì không thể thiếu một trong hai, không thể tách rời để chỉ giữ một trong hai.
Cái hợp lý theo suy luận của loài người là: Ngài yêu tôi thì tôi phải yêu Ngài. Nhưng Thiên Chúa đâu cần ai yêu Ngài. Muốn trả ơn Ngài thì tôi phải yêu anh em. Đó là cái hợp lý đối với Thiên Chúa. Thiên Chúa không đến chinh phục tôi cho Ngài, nhưng chinh phục tôi cho anh em tôi. Ngài yêu thương tôi là để mời tôi nhập vào tình yêu của Ngài: cùng với Ngài yêu anh em mình: “Nếu Thiên Chúa yêu thương chúng ta như thế, thì đến lượt chúng ta, chúng ta cũng phải yêu thương nhau”.
Tóm lại, đừng nhân danh Thiên Chúa để hủy diệt con người, cũng đừng nhân danh con người để hủy diệt Thiên Chúa. Tình yêu đối với Thiên Chúa không tiêu diệt tình yêu đối với con người, nhưng làm cho tình yêu nơi mỗi người phát triển tới mức cao nhất, trọn hảo nhất. Tình yêu ấy được diễn tả trong mỗi thánh lễ khi lãnh nhận lời Chúa, Mình Thánh Chúa và khi trao ban bình an cho nhau. Xin cho mỗi thánh lễ chúng ta dâng, không kết thúc tại nhà thờ nhưng kéo dài trong cuộc sống. Tình yêu Chúa được nung đốt ở nhà thờ phải được tỏa lan đến từng gia đình, từng cá nhân tin vào Ngài.
29. Thưa Thầy đâu là giới răn trọng nhất?
(Suy niệm của Lm Việt Toàn)
Vào thời Chúa Giêsu, các Luật sĩ Do Thái truyền dạy không phải chỉ giữ 10 giới răn mà là 613 khoản luật. Trong số này có 365 luật truyền, luật tích cực, tương ứng với số ngày trong năm, và 248 luật cấm, luật tiêu cực, tương ứng với con số bộ phận trong cơ thể theo suy luận của người Do Thái. Đối với các luật sĩ thời Chúa Giêsu thì giới răn nào cũng quan trọng, bỏ 1 điều là bỏ cả lề luật.Thế nhưng trong thực tế,chẳng người Do Thái nào có thể giữ được tất cả 614 khoản luật. Vậy, làm sao có thể trở nên trọn lành? Người ta đã phải tìm xem khoản luật nào quan trọng hơn để cố gắng tuân giữ triệt để, còn khoản luật nào kém quan trọng thì giữ được chừng nào hay chừng ấy.
Tin Mừng hôm nay Thánh sử Marcô ghi nhận lại cho chúng ta một sự việc trớ trêu. Một luật sĩ, giới người này thường tự hào về sự hiểu biết về luật, và có quyền giải thích luật lại đi hỏi Chúa Giêsu mà đối với người Do Thái không thuộc nhóm luật sĩ. Vì thế câu hỏi: "thưa thầy đâu là giới răn trọng nhất " của luật sĩ này mang tính tra vấn xem Chúa Giêsu theo phe nhóm nào hơn là tìm kiếm chân lý.Phần Chúa Giêsu, bất chấp ý đồ của người hỏi, Ngài hướng mọi người nghe lời Ngài đến một điểm then chốt của lề luật, là Thánh ý Thiên Chúa:"Mến Chúa trên hết mọi sự và yêu người như chính mình" và Chúa Giêsu nhấn mạnh thêm:"không có giới răn nào lớn hơn các giới răn ấy".
Xét một cách tổng quát, câu hỏi của luật sĩ trong Tin Mừng hôm nay cũng là câu hỏi quen thuộc của rất nhiều người vụ hình thức và ưa số lượng.
Đối với những việc phải làm, những điều phải tuân giữ, họ thường xét xem có quan trọng hay không. Nếu không quan trọng thì không làm, không giữ, hay chỉ làm và tuân giữ khi nào thuận tiện. Những công việc mà họ biết là quan trọng, thì họ còn cẩn thận xem xét tuân giữ và làm bao nhiêu là đủ, bỏ qua bao nhiêu lần thì không mắc tội trọng. Cách sống đạo như thế có khác gì luật sĩ và biệt phái thời Chúa Giêsu. Biết bao nhiêu người đi dự lễ Chúa nhật thản nhiên đến nhà thờ sau bài đáp ca hay vội vã ra về khi cộng đoàn còn đang rước lễ vì lý luận rằng: chưa mất một phần quan trọng của Thánh lễ.
Đối với những điều luật cấm cũng vậy. Cố gắng lắm họ mới không phạm đến những điều họ biết là tội trọng. Còn nếu biết là chỉ mắc tội nhẹ thì họ yên trí. Chỉ nguyên đặt vấn đề:" làm việc này, việc kia có tội hay không " đã là một bất xứng đối với một Kitô hữu chân chính rồi.
Thưa anh chị em, Lời Chúa dạy chúng ta sống mến Chúa yêu người và mọi người chúng ta đều thuộc lòng giới răn đó. Nhưng trong chúng ta vẫn có những người sống đạo như biệt phái và luật sĩ thời Chúa Giêsu. Lý do là vì họ thiếu tình yêu, hay đúng hơn họ chỉ yêu mình chứ không yêu Chúa và yêu thương người khác.
Vì không yêu Chúa nên người ta chỉ thi hành những điều Chúa dạy một cách miễn cưỡng, tắc trách, qua lần chiếu lệ.
Vì không yêu mến Chúa nên người ta không sợ làm phiền lòng Chúa trong những điều ít quan trọng. Có tránh phạm tội trọng chẳng phải là để kính sợ Chúa mà là vì sợ chết sa hoả ngục.
Vì lòng không yêu người cho nên trong cuộc sống không cần tôn trọng quyền lợi, danh dự, phẩm giá của bất cứ ai. Điều ngăn cản để người ta không xúc phạm đến anh em, không sa phạm vào tội ác, cũng chỉ là vì sợ phải sa hoả ngục. Còn nếu không tin có hoả ngục, thì dầu còn tin vào Thiên Chúa, người ta vẫn dám phạm đủ mọi loại tội trái nghịch với đức bác ái và yêu thương.Đó là một hậu qủa của một lòng đạo thiếu trái tim, thiếu tình yêu, không muốn tuân giữ giới răn mến Chúa và yêu người.
Tóm lại: chỉ trong Thiên Chúa, mỗi chúng ta mới có thể yêu thương đến vô cùng. Chỉ trong Thiên Chúa, mỗi chúng ta mới cảm nhận phẩm giá đích thực của một người, dù đó là một thai nhi, một phạm nhân hay một người mất trí. Tình yêu thực sự đối với Thiên Chúa sẽ đưa mỗi chúng ta về với anh em. Tình yêu anh em đòi mỗi chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa để múc lấy nơi Ngài sức mạnh hầu tiếp tục yêu tha nhân trong Chúa và yêu Chúa nơi tha nhân.
30. Hai giới răn.
Một trong các công việc thiêng liêng nhất mà một người Hồi giáo có thể làm là thực hiện việc đi đến Méc-ca, nơi sinh của Môhamét. Đó là một trong năm điều căn bản nhất của đạo Hồi.
Ngày xưa có ông vua mèo thực hiện một cuộc hành hương đến Méc-ca. Khi ông vua mèo trở về, ông vua chuột thấy mình có bổn phận phải đến chúc mừng vua mèo. Nhưng khi những con chuột khác nghe được điều ấy, chúng lo sợ cho sự an toàn của nhà vua. “Mèo là kẻ thù của chúng ta, nhà vua không thể tin hắn được”. Chúng nói.
“Ồ, giờ đây ông ấy đã đi hành hương Méc-ca, ta hy vọng nhìn thấy một sự thay đổi lớn lao nơi ông ta. Ta nghe nói ông ta đã cầu nguyện năm lần mỗi ngày”, vua chuột đáp lại.
Thế là vua chuột ra đi. Khi đến vương quốc của mèo, vua chuột nhìn thấy đối thủ của mình từ xa và những gì vua chuột nhìn thấy thật ấn tượng. Vẫn còn mặc bộ y phục hành hương, vua mèo đang đắm chìm trong kinh nguyện. Tuy nhiên khi vua chuột vừa mới đến gần hơn, vua mèo đã nhảy đến để vồ chụp con mồi. May mắn là vua chuột đã nhanh chân trốn thoát xuống một cái lỗ. Sau đó nó gặp lại những con chuột khác.
“Nhà vua du hành thế nào”? Đám bề tôi chuột nóng lòng hỏi. “Có thật là kể từ lúc ông ta đi hành hương Méc-ca về, ông ta là một con mèo đã thay đổi?”
“Tôi e rằng anh em đã nói đúng”, vua chuột đáp. “Mặc dầu hắn cầu nguyện như một người đi hành hương, hắn vẫn cứ vồ chúng ta như bất cứ con mèo nào”.
Tách rời hai giới răn cao trọng thì dễ dàng biết bao và nghĩ rằng chúng ta có thể yêu mến Thiên Chúa mà không yêu thương người lân cận.
Hai giới răn ấy có quan hệ qua lại với nhau một cách thiết yếu. Lòng yêu thương chân thành người lân cận trào ra từ lòng yêu mến Thiên Chúa; mặt khác, không thể có lòng yêu mến Thiên Chúa chân thành nếu lòng yêu mến này không được thể hiện bằng lòng yêu thương người lân cận. Điều này còn tốt hơn việc dâng của tế lễ. Người ta dễ dàng lấy nghi thức thế chỗ cho tình yêu thương. Và rồi người ta đi đến một thứ tôn giáo không có tình yêu thương.
Tội lớn nhất của chúng ta không phải là chúng ta không yêu thương người lân cận mà là chúng ta không thèm biết đến họ. Như thế, làm sao có thể là người lân cận của họ theo ý nghĩa của Tin Mừng? Điều tệ nhất là sự lãnh đạm, thờ ơ.
Kinh Thánh nói chúng ta phải yêu thương người lân cận và cũng phải yêu cả kẻ thù của mình. Theo G.K. Chesterton, lý do của điều này có lẽ là một cách tổng quát, họ cùng là một dân tộc. Và có một lý do nhân bản của điều đó. Chúng ta nghĩ về một người xa lạ trên con đường thẳng: thế thì chúng ta nghĩ về người ấy như một con người. Nhưng chúng ta không nghĩ về người ấy giống như người lân cận ở kế bên nhà chúng ta. Người ấy không là một con người mà chỉ là một môi trường: một tiếng chó sủa, hoặc tiếng mũi khoan hay tiếng dương cầm.
Nhiều người gặp các vấn đề khó khăn do một người đặc biệt gây ra. Người này có thể là một người láng giềng hoặc là một thành viên trong gia đình. Chúng ta có thể làm gì? Chúng ta nên tránh hành động kiểu ăn miếng trả miếng. Làm như thế chỉ làm cho tình tình xấu thêm. Chúng ta phải cố gắng duy trì sự liên lạc với người ấy, dù rằng chỉ là vấn đề nói một tiếng chào buổi sáng hoặc buổi tối. Và rồi chúng ta phải cầu nguyện cho người ấy. Nếu chúng ta có thể cầu nguyện cho một người một cách chân thành thì điều này giữ cho tâm hồn chúng ta khỏi chất chứa những điều đắng cay và thù hận.
Nơi nào không có yêu thương, chúng ta hãy gieo trồng yêu thương và sẽ gặt được yêu thương.
Nơi nào không có yêu thương, chúng ta hãy đem đến yêu thương và sẽ tìm thấy yêu thương.
Tôi tìm Thiên Chúa và đã không thấy Người.
Tôi tìm linh hồn tôi và nó tránh né tôi.
Tôi tìm người lân cận và đã tìm thấy cả ba.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam