Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 27
Tổng truy cập: 1373704
Người Quản Gia Trung Tín
Cập nhật : 05-08-2016 |
NGƯỜI QUẢN GIA TRUNG TÍN (CN XIX/TN-C)
Khi xử những vụ án giết người, tòa án thường phân ra 2 loại tội phạm: Tội “ngộ sát” (vô tình làm chết người, không có chủ ý giết người); Tội “cố sát” (cố ý giết người). Chắc chắn tội “cố sát” phải nặng hơn “ngộ sát” nhiều. Ngoài tội giết người, ở các tội danh khác mà có tính xúc phạm đến tha nhân, cũng cần cân nhắc, phân xử theo 2 dạng: cố ý hay vô tình. Điều này đã được chính Đức Giê-su Ki-tô dạy trong bài Tin Mừng hôm nay (CN XIX/TN-C – Lc 12, 32-48): "Đầy tớ nào đã biết ý chủ mà không chuẩn bị sẵn sàng, hoặc không làm theo ý chủ, thì sẽ bị đòn nhiều. Còn kẻ không biết ý chủ mà làm những chuyện đáng phạt, thì sẽ bị đòn ít. Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn." Không biết ý chủ tất nhiên không thể làm theo ý chủ, nhưng có thể vô tình làm những việc đi ngược lại với ý chủ (“những chuyện đáng phạt” – ibid) mà không tự biết. Tuy nhiên, không thiếu những trường hợp biết rõ ý chủ mà vẫn không làm theo ý chủ, thậm chí lại còn làm bộ giả ngộ, giả đò như không biết gì, để che giấu ý đồ đen tối. Ấy mới là chuyện đáng nói. Phần lớn những trường hợp giả đò không biết ý chủ đều nằm trong khung của cải. Luôn miệng lặp đi lặp lại lời nhắc nhở “của cải chỉ là phù vân”, nhưng khốn nỗi trong lòng vẫn không tin, bởi những của cải ấy sờ sờ trước mắt, có thể cầm nắm, tích trữ được, trong khi những của cải Nước Trời thì lại không nhìn thấy và đòi hỏi phải có một đức tin vững vàng mới có thể chiếm hữu được (“Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy.” – Dt 11, 1). Hoá cho nên nếu có nghe lời chủ thì cũng chỉ nghe bằng thứ “tai lành tai điếc” hoặc nghe bằng tai nọ rồi để nó chạy qua tai kia mà bay mất hút. Cũng chính vì thế mà anh chàng phú hộ muốn theo Chúa, muốn tìm của cải Nước Trời, nhưng khi nghe Người bảo về bán hết của cải trần thế chia cho người nghèo, thì lập tức ỉu xìu như bánh tráng gặp mưa, bỏ đi một nước (Lc 18, 18-23). Biết rõ tâm địa con người luôn luôn tiềm ẩn cái kho tài sản mình tạo dựng được, coi như một kho báu và lòng luôn hướng về đó để mong xây những kho lẫm kiên cố mà tàng trữ. Vì thế, nên Đức Giê-su mới dạy: "Hãy bán tài sản của mình đi mà bố thí. Hãy sắm lấy những túi tiền không hề cũ rách, một kho tàng không thể hao hụt ở trên trời, nơi kẻ trộm không bén mảng, mối mọt không đục phá. Vì kho tàng của anh em ở đâu, thì lòng anh em ở đó." (Lc 12, 33-34). Khi cái kho lẫm tài sản trần thế đã bán đi hết thì lòng dạ con người mới thật sự không còn vương vấn tới nó nữa; mà tất cả tâm trí sẽ tập trung hướng về cái kho báu vô tận mình đang đầu tư là cuộc sống vĩnh cửu mai sau. Và chỉ có như thế, chỉ có đặt hết lòng dạ vào kho báu ấy, thì mới đem hết tâm lực ra mà chiếm hữu cho kỳ được. Thật vô cùng chí lý khi Đức Ki-tô kết luận: “Vì kho tàng của anh em ở đâu, thì lòng anh em ở đó”! Các tổ phụ đã ý thức được kho tàng không bao giờ hư nát ấy tất nhiên không phải là những thứ đang trông thấy nhãn tiền, những thứ “sớm nở tối tàn” (phù dung), những thứ sống nhờ, sống gửi (phù sinh, phù thế), kể cả cuộc sống cũng chỉ là “bức tranh vân cẩu”, tất cả chỉ là phù vân. Nói khác hơn, các tổ phụ đã hiểu được cuộc sống trần gian dù có vàng bạc châu báu đầy kho thì cũng chỉ là tạm bợ “sống gửi thác về” (“Vua Ngô ba mươi sáu cái tàn vàng, Chết xuống âm phủ cũng chẳng mang được gì” – ca dao VN). Vì thế, các ngài đã tự coi mình là lữ khách, là ngoại kiều nơi trần thế, để luôn ở trong tư thế tỉnh thức và sẵn sàng hướng về, tiến về quê hương đích thực (“Tất cả các ngài đã chết, lúc vẫn còn tin như vậy, mặc dù chưa được hưởng các điều Thiên Chúa hứa; nhưng từ xa các ngài đã thấy và đón chào các điều ấy, cùng xưng mình là ngoại kiều, là lữ khách trên mặt đất. Những người nói như vậy cho thấy là họ đang đi tìm một quê hương. Và nếu quả thật họ còn nhớ tới quê hương mình đã bỏ ra đi, thì họ vẫn có cơ hội trở về. Nhưng thực ra các ngài mong ước một quê hương tốt đẹp hơn, đó là quê hương trên trời” – Dt 11, 13-16). Tóm lại, biết được ý chủ thì phải làm theo ý chủ, mà ý chủ ở đây là muốn các đầy tớ đều sẽ trở nên những quản gia trung tín và khôn ngoan, biết quản lý gia tài, biết sử dụng tiền của, ý thức sâu sắc sự “cho đi tức là nhận về” (“Ai muốn trao ra tình yêu thì cũng muốn được nhận lại tình yêu như một quà tặng.” – Tđ Thiên Chúa là Tình Yêu “Deus Caritas Est”, số 7). Quản gia trung tín và khôn ngoan là biết luôn tỉnh thức, không phải vì sợ chủ về kiểm tra hạch tội, mà là sẵn sàng thực hành những lời chủ dặn, chủ muốn, để đến khi chủ bất ngờ trở về, thì không những không bị trách phạt, mà còn được “chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn, và đến bên từng người mà phục vụ” (Lc 12, 38). Chủ ở đây phải chăng chính là vị Chủ Trời Đất, Chủ Vũ Trụ (Thiên Chúa)? Như vậy, sẵn sàng làm theo ý chủ thì phải như ông A-ben, ông Kha-nốc, ông Nô-ê đã làm đẹp lòng Thiên Chúa, biết dâng lên Thiên Chúa những hy lễ cao qúy; đặc biệt nhất là tổ phụ Áp-ra-ham đã dám hiến tế chính con một của mình là I-xa-ác (Dt 11, 3-17). Vâng, chính vì “Nhờ đức tin, ông Áp-ra-ham đã vâng nghe tiếng Chúa gọi mà ra đi đến một nơi ông sẽ được lãnh nhận làm gia nghiệp, và ông đã ra đi mà không biết mình đi đâu. Nhờ đức tin, ông đã tới cư ngụ tại Đất Hứa như tại một nơi đất khách, ông sống trong lều cũng như ông I-xa-ác và ông Gia-cóp là những người đồng thừa kế cũng một lời hứa, vì ông trông đợi một thành có nền móng do chính Thiên Chúa vẽ mẫu và xây dựng… Nhờ đức tin, khi bị thử thách, ông Áp-ra-ham đã hiến tế I-xa-ác; dù đã nhận được lời hứa, ông vẫn hiến tế người con một. Về người con này, Thiên Chúa đã phán bảo: Chính do I-xa-ác mà sẽ có một dòng dõi mang tên ngươi.” (Bài đọc 2 – Dt 11, 8-19). Tóm lại, đừng giả điếc giả câm, giả đò, giả ngộ nữa, mà hãy tỉnh thức và sẵn sàng. Tỉnh thức không phải là thụ động ngồi đó khoanh tay chờ chủ về, mà là phải sẵn sàng tích cực làm việc. Thắt lưng vào, thắp đèn lên để làm việc, để phục vụ không bao giờ ngưng. Chính ông Chủ Trời Đất sẽ thắt lưng, đưa đầy tớ vào bàn ăn và đến bên phục vụ từng người. Cũng chính Ông Chủ ấy đã từng quỳ xuống rửa chân cho đầy tớ, đã từng phục vụ và hiến dâng mạng sống mình làm giá chuộc muôn người. Thế thì tại sao đầy tớ lại không vâng nghe Lời Chủ mà hiến tế chính bản thân mình trong mọi công việc để phục vụ anh em, phục vụ mọi người? Hỏi tức là trả lời vậy. Để đươc thực sự trở nên người quản gia trung tín, người Ki-tô hữu hãy học theo gương sáng của các tổ phụ, đặc biệt là tổ phụ Ap-ra-ham. Ước được như vậy. Amen.
JM. Lam Thy ĐVD. |
Nguồn : gxta |
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam