Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 48
Tổng truy cập: 1374373
NHÀ CHA THẦY
Nhà Cha Thầy - ViKiNi
(Trích trong ‘Xây Nhà Trên Đá’ của Lm. Giuse Vũ Khắc Nghiêm)
Trong những ngày lễ lớn, người ta thấy từng đoàn người lũ lượt kéo nhau đến nhà thờ. Họ thuộc mọi thành phần: già trẻ lớn bé, không phân biệt giai cấp, chủng tộc. Họ đến nhà thờ từ muôn nẻo đường: từ xa lộ tối tân trong những nơi phồn hoa đô thị, đến những con đường mòn sỏi đá, gập ghềnh, quanh co, chạy qua những thung lũng, núi đồi hay trên những lối đi thôn dã lầy lội trơn trượt. Dù đi trên những con đường khác nhau cũng đều dẫn tới con đường duy nhất là con đường Giêsu, để về nhà Chúa Cha.
“Nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở”, nhà Cha Thầy rộng lớn không biên giới, được xây trên đá tảng kiên cố, bền vững là chính Đức Giêsu Kitô Phục sinh (1Pr. 2, 4). Nhà Cha Thầy không phải là nhà Davit, không ai được chiếm hữu cho một dòng họ sang trọng nào, cho một dân riêng nào. Nhà Cha Thầy rộng mở cho mọi tầng lớp nhân dân, cho mọi dân tộc, không phân biệt giầu nghèo, sang hèn, nô lệ hay tự do, khỏe mạnh hay tàng tật. Nhà Cha Thầy không thu hẹp vào phần đất nào, ranh giới nào, dù Samari hay Giuđa, Do thái hay Hy lạp. Nhà Cha Thầy rộng dài, cao sâu, lan tràn mọi lãnh thổ, thấm tận vào lòng mọi dân tộc.
Xưa Giêrôbôam và Rôbôam đã chia rẽ nhau thống trị nhà Israel và Giuđa, chúng đã lợi dụng Thiên Chúa để củng cố ngai vàng của mình, Thiên Chúa đã phán với Giêrôbôam: “Này tế đàn của ngươi sẽ vỡ tan tành, tàn tro tế lễ của ngươi sẽ đổ xuống (1V. 13, 3). Phần nhà Giuđa, sau này Đức Giêsu cũng phải khóc thương Giêrusalem vì “đã biến nhà Cha Thầy thành chợ búa, hang trộm cướp để trục lợi” (Ga. 2, 16 ; Lc. 19, 39-46 và 21, 5).
Con người lúc nào cũng mang đầy tham vọng, lợi dụng nhà Cha Thầy để mưu cầu danh vọng cá nhân, dòng họ, xứ sở, địa phương mình. Vì thế “những kiến trúc vĩ đại hào nhoáng của loài người sẽ bị thay thế” (Mc. 13, 1-4). Đức Giêsu sẽ xây lại một Đền thờ mới cho Cha Người, đó là chính thân thể Người từ cõi chết sống lại (Ga. 2, 19-22). Từ Đền thờ mới này Êgiêkiel đã được thị kiến: “Tôi đã thấy nước từ bên phải Đền thờ chảy ra, và nước ấy chảy đến những ai thì tất cả đều được sạch và được sống” (Êz. 47, 8-9). Đó chính là “trời mới, đất mới, Giêrusalem mới, là nhà Thiên Chúa ở với dân Người, Người là Thiên Chúa ở cùng họ. Người sẽ lau sạch nước mắt chúng sinh. Chết sẽ không còn nữa, phiền muộn, kêu gào, khổ nhọc sẽ không có nữa, vì điều cũ đã qua rồi (Kh. 21, 3-4).
Nhà Cha Thầy cũng là đền thờ Chúa Thánh Thần dược xây bằng những viên đá sống động do chính Thiên Chúa tuyển chọn, là những người tin Đức Kitô. Người làm cho họ thành một dân thánh, dân tư tế dâng lên những lễ vật đẹp lòng Cha và đi loan truyền công trình vĩ đại của Cha Thầy (Bài đọc II).
Vậy nhà Cha Thầy vừa là Đền thờ sống động của Thánh Thần vừa là Thân thể Phục sinh vinh quang của Thầy có những chi thể được gắn bó, được sống lại với Thầy, vừa là trời mới đất mới của Cha Thầy ngự trị. Cho nên con đường về nhà Cha Thầy cũng chính là Thầy: “Thầy là Đường”, đường dẫn về nhà Cha Thầy, vì “Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy”.
Lạy Cha, Cha đã thương yêu chúng con quá bội, đã cho Con Cha là đường dẫn tới Cha, đã cử Con Cha là kiến trúc sư xây dựng nhà Cha cho chúng con, đã trao mọi quyền năng cho Con Cha, để Người dọn chỗ cho chúng con, để Người đem chúng con về với Cha hằng sống, trong tình thương yêu chúng con muôn đời.
2. Xao xuyến
Lòng các con đừng xao xuyến.
Mặc dù Chúa Giêsu đã khuyên chúng ta như thế, nhưng nhìn vào đời sống chúng ta cảm thấy có rất nhiều băn khoăn lo lắng. Trước hết chúng ta băn khoăn lo lắng về tiền bạc. Phải lo cho mình, cho gia đình mình có đủ những phương tiện sinh sống, phải tiết kiệm phòng khi nghèo túng, tai ương bệnh hoạn. Đó là sự khôn ngoan của người biết lo xa. Tuy nhiên không nên lo lắng thái quá, vì trời sinh voi sinh cỏ. Chim trời không gieo không gặt mà chẳng con nào bị chết đói, hoa cỏ đồng nội không dệt không may, mà áo cẩm bào của Salomon vẫn chẳng thế nào sánh nổi. Hơn nữa, lời Chúa còn đem lại cho chúng ta niềm an ủi và khích lệ: Hãy tìm kiếm Nước Trời trước đã còn mọi sự khác Chúa sẽ ban cho sau.
Tiếp đến chúng ta băn khoăn lo lắng về địa vị và danh vọng. Khi chưa có địa vị, chúng ta bon chen tìm đủ mọi cách để tìm kiếm cho mình chỗ đứng ngoài xã hội. Khi đã có rồi, chúng ta lo gây phe cánh, để duy trì chức vị đó. Nhưng chúng ta nên nhớ danh vọng chính là của đồng lần thiên hạ tiêu chung, nay thuộc về ta và mai thuộc về người. Hơn nữa, như lời Chúa đã phán: Ai đong đấu nào thì sẽ được đong lại bằng đấu ấy. Gieo gió thì gặt bão. Một khi đã có những hành vi tội ác, thì lương tâm sẽ bị cắn rứt, và công lý sẽ lên án phạt.
Nhưng có lẽ cái làm cho chúng ta băn khoăn lo lắng nhất chính là sự chết. Thực vậy, đã là người thì ai cũng phải chết. Cái chết ở trước mặt người già và ở sau lưng người trẻ. Nếu như thế thì băn khoăn lo lắng mà làm chi. Thực sự, chúng ta không lo mình sẽ phải chết, nhưng lo về những điều xảy ra sau khi chết, chẳng hạn như sợ bị Chúa phán xét, sợ hậu quả không hay do đời sống tội lỗi và bê bối. Đây mới là nỗi băn khoăn và lo lắng chính đáng. Tuy nhiên, để khỏi băn khoăn lo lắng thì ngay từ giờ, chúng ta hãy sống đạo đức và thánh thiện, bác ái và yêu thương.
Szécheny người Hung Gia Lợi và là một nhân vật nổi danh. Ngày kia ông đang tắm trên bờ biển thì thình lình bị sóng cuốn đi. Ông ra sức bơi, hai tay chống cự nhưng sóng gió cứ đẩy ông vào chỗ nước xoáy. Trong lúc thất vọng và tưởng rằng mình sẽ bị cuốn trôi, ông nghĩ rằng mình mới xưng tội và rước lễ, và ông cảm thấy an tâm ra sức chống đỡ và sau cùng đã thoát nạn.
Trái lại biết bao người tội lỗi, không giục lòng ăn năn, đã thực sự hoảng sợ khi tử thần đến gõ và đã chết một cách bàng hoàng kinh hãi. Hãy tin tưởng vào Chúa bằng cách khử trừ tội lỗi, thực hiện bác ái yêu thương, nhờ đó mà cuộc đời chúng ta sẽ không còn băn khoăn lo lắng.
3. Con Đường Giêsu
Đầu tháng hai năm 1990, báo chí đã làm cho nổi tiếng một con đường ở ngoại ô thành phố Saigon. Con đường ấy, một đầu là biểu ngữ giăng ngang khai trương phòng vật lý trị liệu, một kiểu mãi dâm trá hình. Còn đầu kia là sừng sững một khách sạn mini sang trọng, làm nhà riêng của ông giám đốc Xacogiva, người đã từng biển thủ công quỹ. Con đường ấy chợt nổi tiếng vì những vụ tai tiếng.
Thế nhưng, đã 20 thế kỷ trôi qua, trong Giáo Hội chúng ta biết có một con đường luôn nổi tiếng. Con đường ấy mở ra bằng một tình thương và kết thúc bằng một hạnh phúc. Con đường ấy trải dài bằng tin yêu để vươn lên tới sự sống bất diệt. Con đường ấy thắp sáng niềm hy vọng và dẫn tới quê hương Nước Trời. Con đường dẫn tới vĩnh cửu. Đó là con đường mang tên Giêsu.
Thực vậy, qua đoạn Tin Mừng sáng hôm nay, Ngài đã trả lời cho Tôma: Thầy là đường là sự thật và là sự sống. Qua đó, chúng ta thấy: chỉ có một con đường duy nhất được mở ra cho ơn cứu độ. Và con đường ấy chính là Ngài.
Trước hết, Ngài là đường chân lý, một chân lý sống động, làm tiêu chuẩn hướng dẫn cho mọi cuộc đời. Đường chân lý ấy, không phải là một mớ những tín điều, những sự phải tin, nhưng là toàn thể cuộc sống của Ngài, từ tư tưởng cho đến lời nói và việc làm. Tất cả đều hướng tới chân trời cứu độ. Nhưng không phải ai cũng nhận ra con đường này, bởi vì trong phiên toà xet xử, Philatô cũng đã hỏi: Sự thật là gì? và Chúa Giêsu đã không trả lời bởi vì sự thật chính là Ngài đang đứng đó.
Tiếp đến, Ngài là đường sự sống bởi vì Ngài là nguồn phát sinh mọi sự sống tự nhiên cũng như siêu nhiên. Sự sống phần xác trong công trình tạo dựng, cũng như sự sống phần hồn trong công trình cứu chuộc. Ngài đã chết để mọi người được sống và Ngài đã sống lại để mãi mãi mở ra một con đường dẫn vào cõi sống vĩnh cửu. Sự sống vật chất một ngày nào đó sẽ tan biến, nhưng sự sống mà Ngài trao ban sẽ là một sự sống trường tồn bất diệt. Chính vì thế mà chúng ta thường kết thúc lời cầu nguyện bằng câu: Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa Cha, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.
Sau cùng, Ngài là con đường dẫn tới nhà Cha, dẫn tới quê hương Nước Trời, bởi vì Chúa Cha và Ngài không thể tách lìa nhau. Chúa Cha ẩn mình trong Chúa Con và Chúa Con ẩn mình trong Chúa Cha. Vẫn là một tự ngàn xưa và mãi mãi là một đến muôn thuở muôn đời. Vì thế con đường mang tên Giêsu, tất nhiên sẽ dẫn tới địa chỉ Nhà Cha và ngược lại, muốn đến nhà Cha thì phải đi trên con đường Giêsu. Có nghĩa là muốn được bước vào quê hương Nước Trời, chúng ta phải thực thi những điều Đức Kitô truyền dạy.
4. Dọn chỗ cho anh em - Huệ Minh
Nhiều lần nhiều lúc không muốn nói ra hay ngại nói nhưng con người cảm thấy bơ vơ giữa ngã ba không biết phải đi về đâu.
Thầy đi đâu? Đằng sau câu hỏi này là tâm trạng hoang mang bất ổn trước một dĩ vãng vừa mới khép lại mà tương lai thì chưa kịp mở ra. Tương lai ấy hoàn toàn đổi mới hay chỉ là một dĩ vãng được lặp lai nơi chính bản thân mình. Đã một lần vỡ mộng, các ông băn khoăn là chuyện thường tình. Giống như đứa trẻ lỡ một lần bị phỏng, hễ thấy lửa, là tự nhiên rụt tay lại. Vì thế trong câu hỏi: Thầy đi đâu? Cũng nói lên nỗi âu lo rằng mình sẽ đi đâu? Thất vọng về dĩ vãng. Hoang mang trước tương lai đó là con đường các tông đồ đã nếm trải.
“Thầy đi đâu?” Ẩn sâu dưới câu hỏi ấy là một tâm trạng hoang mang trước một quá khứ vứa mới khép lại mà tương lai chưa kịp mở ra. Tương lai ấy mới mẻ hay chỉ là quá khứ đươc lặp lại ở thì sẽ đến? Đã một lần vỡ mộng, các Tông đồ băn khoăn là chuyện thường tình. Giống như đứa trẻ lỡ một lần phải bỏng, hễ thấy lửa là tự nhiên rụt tay lại. Vì thế, nghe trong câu hỏi “Thầy đi đâu?” có âm hưởng lo âu tự hỏi “mình đi đâu?”.
Khi xuống trần, Chúa Giêsu đã cho ta biết nguồn cội của Người là Đức Chúa Cha, ý nghĩa đời Người là thi hành thánh ý Chúa Cha, và cùng đích đời Người là trở về với Chúa Cha. Muốn về với Đức Chúa Cha, ta phải theo một con đường. Đường ấy có tên là Giêsu. Đường này chắc chắn an toàn đi đến nơi về đến chốn vì Chúa Giêsu là người mở đường. Người chính là con đường và Người là tâm điểm của đích tới của cuộc đời người Kitô hữu, cuộc đời của những ai tin vào Ngài.
Hình ảnh ‘con đường’ rất gần gũi, vì đó là thực tế cuộc sống mà hằng ngày mọi người đều cảm nhận sự cần thiết không thể thiếu của nó (con đường).
Để có thể đi đến nơi này nơi kia, thực hiện việc này việc nọ, mọi người đều phải đi trên ‘đường’; nếu không có đường đi, con người không thể đến được nơi mình muốn đến và càng không thể thực hiện được ước muốn mà mình muốn. Từ ‘con đường’ của trần thế mà mọi người đi trên đó để đạt được mục đích của mình, đến được nơi mình muốn đến; chúng ta suy nghĩ ‘con đường về trời’ (con đường thiêng liêng); và một khi hiểu được ý nghĩa và sự cần thiết ‘phải có con đường’, chúng ta mới nhận ra và hiểu lời mà Chúa Giêsu nói hôm nay: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy”.
Thầy là đường là sự thật và là sự sống: Chúa Kitô là đường, là con đường dẫn đưa nhân loại tới với Thiên Chúa. Chúa Kitô cũng là sự thật, vì Chúa Kitô không hề dối gạt ai; và vì Ngài là sự thật, nên Ngài cũng chính là con đường thật, sẽ đưa ta tới đích, chính là Thiên Chúa. Chúa Kitô là sự sống, vì Chúa Kitô là con đường và là sự thật, nên Ngài chính là Người đem lại sự sống thật cho chúng ta... Nói một cách vắn tắt, Chúa Kitô là Thiên Chúa Ngôi Hai; mà Thiên Chúa là Đấng Toàn Mỹ, nơi Thiên Chúa không hề có hình bóng của sự xấu, sự ác; chính vì thế, khi Chúa Kitô tự xưng mình là đường, là sự thật, và là sự sống... Điều đó có nghĩa Chúa Kitô chỉ nói lên sự thật, không hề thêm bớt, và cũng từ đó có ý nghĩa, chỉ một mình Thiên Chúa mới là đường là sự thật và là sự sống mà thôi...
Người là Đường Sự Thật bởi Người là Chân Lý, một chân lý sống động khả tín làm nền tảng và hướng đi cho mọi cuộc đời, một thực tại năng động đầy Thần Khí làm sức mạnh giải thoát cho mọi kẻ tin. Đường Sự Thật không phải là một hệ thống tín điều do Chúa Giêsu thiết định, nhưng là toàn thể cuộc sống lời nói việc làm của Người trong ý nghĩa cứu độ
“Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy”, để làm gì? để đừng xao xuyến!
Lời mời gọi cho chúng ta thấy Chúa Giêsu thấu hiểu nỗi lòng của các ông, thấu hiểu những lo toan … có cả nỗi sợ hãi của cuộc sống hiện tại và tương lai mà các ông đang và sẽ trải qua. Cuộc đời con người là như thế, được dệt nên bởi những niềm vui – nỗi buồn, bởi những thành công – thất bại, bởi những hy vọng – lo lắng…, xem ra dễ dàng dẫn họ tới thất vọng, chán nản, xao xuyến và buông xuôi tất cả. Thế nhưng cuộc đời người tông đồ của Đức Giêsu thì lại không như vậy; dẫu biết rằng họ vẫn sống, vẫn trải qua những vui – buồn của kiếp người như bao người khác, nhưng tinh thần thì lại khác hẳn, vì sao? Vì họ có Chúa Giêsu đồng hành và nâng đỡ nên họ không còn xao xuyến và sợ hãi nữa, mà ngược lại họ sống đầy hy vọng bởi đã thiết lập với Thiên Chúa qua Chúa Giêsu mối tương giao được đặt trên nền tảng Đức Tin.
Chúa Giê-su đã hứa rằng: “Thầy đi trước để dọn chỗ cho các con, để Thầy ở đâu các con cũng ở đó với Thầy”. Đây là một lời hứa thật đẹp. Đẹp vì nó mở ra cho chúng ta một khung trời hy vọng vì ngày mai tốt đẹp hơn. Đẹp vì cuộc sống của chúng ta không đi vào ngõ cụt. Cuộc sống của chúng ta từ nay đã có một lối đi về. Cuộc sống của chúng ta không dừng lại ở cái chết là hết một kiếp người. Cuộc sống vẫn tiếp diễn. Cuộc sống được nối dài vĩnh viễn trong sự hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa là Cha, là cội nguồn sự sống.
Vận mệnh tương lai đã mở ra. Không còn xa xôi tít tắp, nhưng đã châm rễ từ cuộc đời này. Sống hôm nay là chuẩn bị sống ngày mai, và ngày mai tại Nhà Cha đã được định hình ngay từ bây giờ trong bước đường lữ thứ của Hội Thánh ở giữa lòng đời. Đi trong hy vọng là nhận ra rằng con người được tạo dựng để hướng về một cứu cánh, được tái sinh trong giới hạn nhưng không ngừng hướng về vô hạn. Thiết tưởng lời kinh của Thánh Auguatinô có thể là tóm kết của bước đi hy vọng đã biến thành khát vọng: “ Lạy Chúa, Chúa dựng nên con để cho Chúa, nên con mãi khắc khoải cho tới khi được nghỉ ngơi trong Ngài”.
Chúa Giêsu trong tư cách là một con người. Ngài đã luôn tìm kiếm ý Cha trên trời để thực thi. Cuộc sống của Ngài luôn mang hai chiều kích: hướng về Thiên Chúa và hướng về tha nhân. Ngài phục vụ tha nhân để tôn vinh Thiên Chúa. Ngài phụng sự Thiên Chúa qua việc phục vụ nhân loại theo thánh ý Chúa Cha. Có thể nói, Ngài đã sống cả cuộc đời vì yêu thương nhân loại và tôn vinh Chúa Cha. Vì Chúa Cha mà Ngài đã nhập thể làm người. Vì Chúa Cha mà Ngài đã hy sinh chịu chết cho con người được sống và sống dồi dào.
Hôm nay, Chúa Giêsu vẫn đang kêu gọi mọi người hãy đi vào con đường của Ngài để tìm được sự thật và sự sống. Chúng ta đừng chạy theo thế gian vì nó sẽ hư đi với những đam mê của nó, nhưng hãy cố gắng đi vào con đường hẹp của Chúa. Chúng ta hãy mở Thánh Kinh ra, chúng ta sẽ tìm thấy Chúa và tìm ra con đường mình phải đi.
5. Xao xuyến
Con tàu ra khơi thì gặp phải giông bão. Gió to và sóng lớn. Mọi hành khách đều hốt hoảng. Chỉ một mình em nhỏ vẫn bình tĩnh ngồi chơi nơi xó góc. Người ta hỏi em tại sao thì em trả lời: Làm sao tôi có thể sợ hãi đang khi ba tôi là người điều khiển con tàu. Cũng thế trong một cuộc động đất, người ta thấy một bà già hăng say giúp đỡ các nạn nhân, mặc dù nhà cửa của bà cũng đã bị sụp đổ. Người ta hỏi bà tại sao lại không lo lắng sợ hãi, thì bà trả lời: Thiên Chúa quyền năng. Người làm được mọi sự và Ngài luôn lo liệu cho tôi những sự tốt đẹp nhất.
Từ hai mẩu chuyện trên, chúng ta đi vào đoạn Tin Mừng hôm nay với lời khuyên nhủ của Chúa: Các con đừng xao xuyến. Băn khoăn xao xuyến là một cái gì đụng đến trái tim, là phần sâu thẳm nhất của con người. Có ai trong chúng ta đã không từng bị băn khoăn, xao xuyến và lo lắng?
Các môn đệ đã xao xuyến khi các ông được nghe biết về sự phản bội của Giuđa, về sự chối bỏ của Phêrô, về cái chết gần kề của Chúa Giêsu. Những biến cố kinh hoàng này đã ảnh hưởng đến đời sống các ông, phá vỡ những gì các ông đã xây dựng, đã vun trồng. Phải xa cách Thầy, phải đương đầu với một thế gian thù nghịch, tất cả những điều ấy đã làm cho các ông lo lắng và xao xuyến.
Không phải chỉ các môn đệ mới lo lắng và xao xuyến, mà chính Chúa Giêsu cũng đã nhiều lần lâm vào một hoàn cảnh như thế. Ngài đã xao xuyến khi thấy Maria và những người Do Thái khóc nức nở bên nấm mồ Lagiarô. Ngài đã xao xuyến khi thấy giờ Ngài được tôn vinh qua đau khổ và cái chết đã đến: Giờ đây, tâm hồn Thầy xao xuyến, Thầy biết nói gì. Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đã đến. Ngài đã xao xuyến khi loan báo về việc phản bội của một người môn đệ.
Như thế, Chúa Giêsu không phải là một con người sắt đá, hay đã tôi luyện cho mình một thái độ vô cảm trước những nỗi đau của bản thân và của người khác. Trái lại, Ngài cũng có một trái tim như chúng ta. Và trái tim ấy cũng đã thổn thức và xót thương, cũng đã lo lắng và xao xuyến. Vì thế, Ngài rất hiểu và cảm thông với chúng ta.
Xao xuyến và băn khoăn là một tâm trạng bình thường, đó không phải là một tội, nếu nó không đưa chúng ta đến chỗ sợ hãi mà bỏ cuộc, không chu toàn thánh ý Chúa. Trong vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu cũng đã băn khoăn lo lắng, nhưng Ngài đã vượt thắng những băn khoăn lo lắng ấy, Ngài đã can đảm chấp nhận thập giá, không lùi bước trước khổ đau và hiểm nguy.
Chúng ta không xin cho mình tránh khỏi mọi xao xuyến nhưng dạy chúng ta vượt qua những xao xuyến ấy bằng niềm tin: Lòng các con đừng xao xuyến, hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Chính niềm tin sẽ đem lại cho chúng ta sự bình an. Thực vậy, hiểm nguy vẫn còn đó, khổ đau vẫn còn đó, nhưng chúng ta luôn an tâm vì biết rằng quyền năng và tình thương của Chúa còn lớn hơn mọi sóng gió như muốn nhận chìm con người và cuộc đời chúng ta.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam