Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 51
Tổng truy cập: 1374938
NHỮNG NGƯỜI KHÁCH LẠ
Những người khách lạ – Lm Nguyễn Khoa Toàn
“Trên đường Emmau, hai người lữ khách bước đi bên nhau. Mộng vàng tan mây, nhọc nhằn lê gót chân buồn đuờng dài.” Giả sử như bạn là một trong hai môn đệ đang trên đường đến Emmau, bạn đã nghĩ gì? Chắc chắn bạn đã phải suy nghĩ những gì họ đã miên man suy nghĩ…
Tâm hồn họ cơ hồ như nát tan thành trăm ngàn mãnh nhỏ. Mới hôm qua đây, họ đã chôn chặt niềm tin vào Thầy Giêsu. Và đã hy vọng rằng chẳng những Thầy sẽ giải phóng họ khỏi xích xiềng tôi lỗi mà còn uơm cho họ một tương lai thoát ách gông cùm của đế quốc La Mã. Giờ Thầy đã chết. Chết thật nhục nhã, tức tưởi! Chết quá đau thương! Thôi hết rồi! Hết thật rồi! Chẳng còn gì nữa để ước mơ. Chẳng còn Thầy cạnh bên để xây mộng lớn…Và đang khi lòng trí rối bời, một người khách lạ nhập cuộc đồng hành- một cuộc đồng hành đã xoáy đổi họ tận gốc rể cuộc đời. Rồi cả ba cùng nhau bàn bạc xoay quanh đề tài thời sự hàng đầu: cái chết của Giêsu. Rồi lân la, họ trò chuyện trao đổi về Môisen, đến các tiên tri và cả đến …Giêsu.
Vừa đến đầu làng, người khách lạ “giả vờ” muốn đi xa hơn nữa nhưng hai môn đệ cố “nài ép” ông trọ qua đêm. Và “mắt họ sáng ra và nhận ra Người” khi “Người cầm bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho hai ông”. Bữa ăn vội vã xế chiều gợi lại buổi Tiệc Ly chỉ mấy hôm trước đó. Họ đã không thể nhận ra Nguời khi cùng trò chuyện bàn bạc Thánh Kinh, nhưng phải chờ đến khi Người “cầm bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra”, họ mới có thể nhận ra người khách lạ kia là chính Thầy mình.
Đường Emmau hai môn đệ đã bước cũng chính là đường Emmau chúng ta đang bước. Như họ đã chẳng có thể nhận ra chính Thầy họ khi bàn bạc trao đổi về Thánh Kinh, chúng ta cũng không thể nào nhận ra Người khi xem nhẹ hoăc thậm chí coi thường phần Phụng Vụ Lời Chúa. Có thể nào nhận ra đuợc Chúa Phục Sinh khi chúng ta đi dâng lễ trễ? Hoặc khi các bài đọc và Phúc Am không đuợc truyền đạt cung kính, nghiêm trang và rõ ràng từng chữ từng câu?
Và chỉ mãi đến khi “bẻ bánh”, hai môn đệ mới có thể nhận ra Người. Họ nhận ra Nguời vì họ liên tưởng đến Buổi Tiệc Ly. Cử chỉ tượng hình kia là một nhắc nhở kín đáo nhưng rất hùng hồn là Lời Chúa chỉ có thể được thấm nhập sâu thẳm hơn khi liên kết với đời sống hằng ngày. Càng hoa sáo bao nhiêu, càng xa rời thực tế bấy nhiêu! Chúa đã dùng dụ ngôn để cải hoán tâm hồn nhân loại: khi Lời Chúa không thể diễn đạt đuợc một cách rõ ràng bình dị, thì thật không dễ dàng hình dung đuợc khuôn mặt Chúa trong những tâm hồn thơ ngây chất phác đang ngày đêm ngóng trông Tin Mừng Cứu Rỗi.
Một chi tiết khác không thể đọc vội và thoáng qua. Khi vừa đến đầu làng, người khách lạ “giả vờ” tiếp tục cuộc hành trình nhưng hai môn đệ cố “nài ép” tạm trú qua đêm. Hai cụm chữ “giả vờ” và “nài ép” biểu hiện thật cụ thể hồng ân của Thiên Chúa tác động trong thế giới và trong mỗi từng nguời chúng ta. Hồng ân: món quà cao qúy vô giá mà Thiên Chúa rộng rãi trao ban nhưng chúng ta phải truớc tiên “nài ép” vì Người sẽ “giả vờ”. Và vì thế, mỗi một Chúa Nhật, hoặc mỗi một ngày, hoặc nếu có thể, mỗi một phút giây, hãy nài ép Chúa ngụ trọ trong tâm hồn mình.
“Chúa ở lai thôi! Chúa con ơi! Bóng chiều đã tắt, đêm xuống rồi! Hai môn đệ đã cố nài ép và Người đã nhận lời. Manna đã không tự nhiên rơi xuống nếu Môisen và đoàn dân Do Thái lưu vong không qùy gối xuống và giang tay khấn xin. Cũng thế, sau khi chia sẻ Lời Chúa, hãy xin nán lại chia sẻ Máu Thịt Con Nguời. Và chính trong khi ăn cùng mâm và uống cùng chén này, chúng ta mới có thể nhận ra khuôn mặt Chúa Kitô ẩn hiện trong những nguời hàng xóm láng giềng chung quanh. Trong những kẻ khốn cùng: “họ không trông ra, nguời lữ khách đó chính là Ngài!”.
Và sau khi bẻ bánh, Người liền biến mất. Nhưng Nguời chẳng thực sự biến mất mà hiện hữu - thực sự hiện hữu hơn qua Máu Thịt Người. Vấn đề là chúng ta phải luôn luôn nhạy bén nhận thức đuợc sự hiện hữu đó: “Có những lúc chúng ta đi trong cuộc sống mọi ngày, đã găp Người, nhưng chẳng biết Người!”
Nhưng ngay sau khi Người biến mất, thái độ của hai môn đệ kia thay đổi một cách đến lạ kỳ. Chỉ truớc đó ít lâu, mộng họ đã tan và cuộc đời gần như đã vô phuơng mất huớng. Và mệt mõi lê từng bước chân, họ thất thểu bước trên chặng đuờng dài. Giờ họ “chỗi dậy” háo hức hân hoan tung tăng chân sáo quay về lại Giêrusalem báo tin Chúa Phục Sinh cho những môn đệ còn lại.
Sáng sớm nay, họ ngỡ đã muôn đời vĩnh biệt thành Thánh nơi họ cùng Thầy Giêsu chôn nhiều dấu ấn buồn vui kỷ niệm. Nhưng chỉ khi mặt trời vừa xế bóng, họ đã quyết định quay về.
Quay về: cuộc sống thuờng thực sự bắt đầu từ những buớc ngoặt lịch sử quay về. Họ quay về như nguời con hoang đàng đã quay về. Và dệt mộng tương lai, họ thầm tự trách lòng đã không thể nhận biết Người sớm hơn khi Người đang truyền rao Lời Chúa.
Nhưng thà muộn còn hơn không. Đoạn đuờng từ Emmau về lại Giêrusalem đã không còn dài nữa vì mắt họ đã sáng, lòng họ đã kiên, miệng họ đã vui cười.
Đây chính là dấu hiệu cuộc đời họ đã thay đổi đến tận cùng gốc rể. Và chúng ta cũng phải gắng tìm dấu hiệu này trong chính cuộc sống mình. Đã có những lúc thuyền đời chúng ta đã trôi vô phương hướng, sống cạnh đáy bờ tuyệt vọng. Và đã có những lúc chúng ta không thể nhìn khuôn mặt Chúa với chính những người thân đang sống chung quanh.Nhưng Chúa vẫn ở cùng đấy. Vẫn sống cạnh bên. Vẫn hiện hữu như muôn đời vẫn hằng hiện hữu. Vấn đề là chúng ta dám xin Người nán lại. Và dám quay bước chân về.
Con đuờng Emmau có thể chỉ là con đuờng từ ngôi nhà chúng ta đến nhà thờ mỗi Chúa Nhật đầu tuần. Hãy chuẩn bị từ sớm. Và trên đường, hãy đừng ngại sẻ chia những thao thức dằn vặt, những ưu tư đau đớn cho nhau.Và rồi hãy tập chú lắng nghe Lời Chúa. Và hãy gắng truyền dạy Lời Chúa trao ban. Rồi hãy cùng nhau bẻ bánh. Và khi nhận lời chúc ra về bình an chúc tụng Chúa, hãy quay về -mạnh dạn quay về trở thành khí cụ bình an để muôn đời chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa.
Sẽ có nhiều nguời khách lạ muốn cùng chúng ta sánh buớc trên con đuờng dương thế, hãy đừng ngại ngùng để họ nhập cuộc hành trình. Vì có thể những người khách lạ kia sẽ thay đổi chúng ta, như người khách lạ Giêsu đã đổi thay hai môn đệ nhiều ngàn năm trước.
26. Đừng tiếc nuối – Lm Giuse Tạ Duy Tuyền
Có những lúc trong cuộc đời trước những bất hạnh, rủi ro hay lầm lỡ, chúng ta thường thốt lên một lời thật xót xa: "giá mà!". Giá mà tôi đừng như vậy thì đời tôi đâu đến nông nỗi này! Giá mà tôi không đầu tư vào việc đó thì tôi đâu thất bại ê chề như thế này! Giá mà tôi chịu nghe lời cha mẹ, giá mà tôi đừng gặp người đó, đừng bằng lòng lấy người ấy thì đời tôi đâu khổ sầu như ngày hôm nay! Giá mà tôi đừng trèo cao danh vọng hay "vung tay quá trán" thì đời tôi đâu khốn khó như ngày hôm nay!
Có lẽ, vẫn còn nhiều câu nói xót xa tương tự như thế trong cuộc đời chúng ta. Nhất là trong những quyết định sai lầm để rồi "sẩy một ly đi một dặm", đã khiến cuộc đời mình trở nên khánh tận tột cùng. Lúc đó hai tiếng "giá mà" lại càng đau đớn xót xa hơn!
Ngược với sự xót xa tiếc nuối, người ta có thể đặt bản lề cho vận mạng mới của mình bằng hai tiếng "tuy nhiên". Tuy nhiên tôi có thể làm lại từ đầu. Tôi có thể đứng lên từ trong biến cố đau thương này. Trong hoạ vẫn có phúc. Trong đau khổ vẫn có mầm hy vọng. Trong thất bại vẫn có con đường để tiến lên, miễn là biết kiên nhẫn và chờ đợi sẽ có ngày gặt hái thành công.
Hai môn đệ đi làng Emmau hôm nay lòng cũng tơi bời, nát tan trong tuyệt vọng và tiếc nuối. Giá mà ngày nào họ đừng gặp Thầy Giêsu, đừng đi theo Người, đừng lặn lội sương gió phò tá Người thì hôm nay đâu phải trắng tay và trốn chạy như thế này! Giá mà Đức Giêsu, người từng làm cho sóng gió biển cả phải im lặng, cho ma quỷ phải khiếp sợ, đừng chấp nhận một định mệnh quá cay nghiệt là cái chết ô nhục trên thập giá, thì mộng ước bấy lâu nay của họ đã thành hiện thực. Tuy nhiên, giữa lúc họ đang đặt ra biết bao giả thuyết đầy nuối tiếc, bi quan, tưởng chừng như cuộc đời họ đã chấm dứt như "dã tràng xe cát biển đông", Chúa đã đến với họ như một người khách lạ cùng nhịp bước với họ, nhưng lại nhìn những biến cố đang diễn ra khác họ. Người khách lạ đã giúp các ông nhìn biến cố này từ Thánh Kinh. Gợi lại cho các ông những dòng Kinh Thánh từ thời Abraham, Mô-sê và các tiên tri để các ông hiểu được con đường của Thầy Chí Thánh Giêsu: là Đức Giêsu phải đi qua đau khổ mới tới vinh quang. Đức Ky-tô là Đấng Messia. Ngài phải thực hiện toàn bộ các lời kinh thánh đã nói về Ngài.
Nghe người khách lạ nói, lòng trí các ông bừng sáng một niềm tin lạ thường. Niềm tin giúp các ông chấp nhận sự thật trong an bình, trong thánh ý của Thiên Chúa. Lòng họ tràn ngập niềm hân hoan. Họ muốn mời người khác lạ ở lại với họ. Họ muốn tri ân. Họ muốn bầy tỏ lòng biết ơn đối với người khách lạ. Vì nhờ người khách lạ giải thích Kinh Thánh mà họ hiểu được ý nghĩa của biến cố đang xảy ra. Bao lâu nay họ học Kinh Thánh, bao lâu nay họ nghe giảng Kinh Thánh nhưng họ lại không biết nhìn sự kiện dưới cái nhìn của Kinh Thánh. Họ muốn Thiên Chúa hành xử theo ý mình. Họ muốn Đức Giêsu đáp lại nguyện vọng của họ mà họ đâu biết rằng Người đến trần gian là để thực thi ý Chúa Cha. Họ thất vọng vì những điều xảy ra không theo ý họ. Chúa đã chết thay vì làm vua. Cái chết của Chúa đã làm tan biến mọi mơ ước trong lòng họ. Tuy nhiên, hôm nay họ đã hiểu, dù có muộn màng nhưng mặc cho trời còn tối. Bóng tối của trời đất chẳng là gì với ánh sáng của tâm hồn. Tâm hồn họ bừng sáng lên niềm hy vọng. Tâm hồn họ tràn ngập ánh sáng hân hoan. Họ đứng dạy trở về Giêrusalem, trở về với các tông đồ trong sự hiệp thông với Chúa và với nhau.
Câu chuyện hai môn đệ đi làng Emmau, thánh sử Luca chỉ giới thiệu cho chúng ta một nhân vật có là Lê-o-pha, và một người khuyết danh. Người khuyết danh đó phải chăng là mỗi tín hữu chúng ta? Có thể là chính chúng ta cũng có lúc đang đi trên đường Emmau. Đoạn đường có quá nhiều chán chường. Đoạn đường dài đầy bất trắc dồn dập xảy đến trong cuộc đời. Ốm đau, bệnh tật, làm ăn thua lỗ luôn làm chúng ta chưa hết cái lo này đến cái lo khác. Khiến chúng ta thất vọng. Muốn buông xuôi. Mặc cho dòng đời đưa đẩy. Thánh Luca muốn ghi lại biến cố này để mời gọi những ai sầu khổ tư bề hãy biết nhìn biến cố trong đời bằng ánh sáng tin mừng. "Sau đêm dài là ánh bình minh". "Sau cơn mưa trời lại sáng". Hãy tin tưởng vào Chúa. Thiên Chúa luôn làm những điều tốt đẹp nhất cho cuộc đời chúng ta. Vì Chúa là người Cha hiền sẽ không bao giờ bỏ rơi con cái của mình.
Ước gì trong thánh lễ hôm nay, chúng ta được nghe Lời Chúa, được hiểu Lời Chúa, được hiệp thông với Chúa và với nhau qua bàn tiệc Thánh Thể, chúng ta cũng được sự bình an và niềm vui có Chúa ở cùng như hai môn đệ đi làng Emmau năm xưa. Amen.
27. Trên đường Emmau – R. Veritas.
(Trích trong ‘Sống Tin Mừng’)
Qua các báo chí, đài truyền thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông khác, có lẽ ngày nào chúng ta cũng thấy tận mắt hình ảnh vô cùng thảm thương của những người tị nạn Kosovo, đã có trên nữa triệu người gốc Albani bị bắt buộc phải rời bỏ quê hương mang theo không biết bao nhiêu câu chuyện, hay những hành động ngược đãi, hãm hiếp, tàn sát dã man mà Tổng thống Nam Tư đã trút xuống trên họ. Những hành động tội ác xuất phát từ chủ trương thanh lọc chủng tộc này không thể không gợi lại cho chúng ta các trại tập trung, những lò hơi ngạt mà Hitler đã từng dựng nên để sát tế trên sáu triệu người Do thái. Chúng ta cũng không thể quên được các quần đảo Gu-lắc của Stalin tại Liên Xô, những nhà tù của Mao Trạch Đông tại Trung Quốc, những cánh đồng giết người của Pôn-Pốt tại Campuchia. Dĩ nhiên, làm sao chúng ta không liên tưởng đến không biết bao nhiêu người vì chủng tộc, vì niềm tin tôn giáo, vì lương tâm, vì quan điểm chính trị mà đã phải bị kỳ thị, bị ngược đãi, bị bách hại trong các chế độ độc tài xây dựng trên các ý thức hệ độc đoán.
Ở vào thời điểm của xu thế toàn cầu hóa ngày càng mở rộng để tạo ra về các giao lưu kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, tôn giáo thì chủ trương loại trừ, bách hại và tiêu diệt người khác chỉ vì chủng tộc, chỉ vì niềm tin tôn giáo, vì quan điểm chính trị, quả là một hành động lạc hậu dã man. Thế giới đã nhìn về tội ác của Hitler, Stalin, Mao Trạch Đông, Pôn-Pốt như những cơn ác mộng nhất của lịch sử nhân loại và sẽ mãi mãi lên án bất cứ chủ nghĩa nào tước đi quyền cơ bản của con người. Giờ đây nhân loại càng ý thức rằng, gặp gỡ, chia sẻ, tôn trọng những khác biệt mà điều kiện tối cần cho sự sống còn là nền hoà bình đích thực của thế giới.
Riêng các tín hữu Kitô chúng ta, ánh sáng đức tin soi dẫn chúng ta biết rằng, nền tảng những sự tôn trọng, những khác biêt nơi người khác là phẩm giá con người. Chúng ta tin rằng, một con người sinh ra trên cõi đời này đều mang lấy hình ảnh Thiên Chúa. Trong ánh sáng của việc cử hành mầu nhiệm Phục Sinh, các tín hữu Kitô chúng ta còn biết rằng, con người có một phẩm giá cao trọng là bởi vì chính Chúa Kitô Phục Sinh đã tự đồng hóa với mọi người, nhất là với những người nghèo hèn nhất trong xã hội. Từ nay trong ánh sáng Phục Sinh, chúng ta biết rằng, con người là con đường gặp gỡ ưu việt với Chúa Kitô Phục Sinh. Đây là chân lý Giáo Hội muốn nhắc nhở với chúng ta trong Tin Mừng chúng ta lắng nghe trong Chúa Nhật hôm nay.
Chúa Giêsu đã đến với hai môn đệ đi về làng Emmau như người khách đồng hành, đồng hành nhưng xa lạ, đây chính là cách thể hiện diện của Chúa Kitô Phục Sinh trong cuộc sống của chúng ta, Ngài đến với chúng ta như một người đồng hành, Ngài luôn đi bên cạnh chúng ta, thế nhưng người đi bên cạnh ấy lại là một người xa lạ, rõ ràng là Chúa Giêsu muốn mời gọi chúng ta nhận diện Ngài trong tất cả mọi người và từng người chúng ta gặp gỡ mỗi ngày. Có biết bao nhiêu người sống bên cạnh chúng ta mà vẫn là người xa lạ hay vô danh, có biết bao nhiêu người đồng hành với chúng ta mà vẫn như vô hình vì sự dửng dưng của chúng ta, nhất là biết bao nhiêu người đau khổ bên cạnh chúng ta mà trái tim của chúng ta vẫn khô cứng chai lì.
Hai người môn đệ không nhận ra Chúa Kitô Phục Sinh khi Ngài đồng hành với họ và chuyện vãn với họ, thế nhưng khi Chúa Giêsu ngồi vào bàn ăn, lấy bánh bẻ ra trao cho hai ông thì mắt của hai ông bỗng mở ra để nhận biết Ngài. Bẻ bánh trao ban vốn là cử chỉ đặc thù và cá biêt trong dung mạo của Chúa Giêsu, cử chỉ ấy thể hiện nhân cách và sứ mệnh của Ngài, Ngài chính là tấm bánh được bẻ ra để chia sẻ cho mọi người. Hai người môn đệ đã nhận ra Chúa Giêsu và tâm hồn của họ tràn ngập niềm vui.
Khi thông hiệp vào sự trao ban ấy của Chúa Giêsu, cử chỉ bẻ bánh trao ban của Chúa Giêsu đã trở thành trọng tâm của đời sống Giáo Hội. Giáo Hội được qui tụ để không ngừng lập lại cử chỉ ấy của Chúa Giêsu, đồng thời cũng được mời gọi để trở thành tấm bánh được bẻ ra trao ban cho tất cả mọi người. Thế nhưng cử chỉ ấy của Chúa Giêsu chỉ có ý nghĩa và trở thành hiện thực qua chính sự bẻ bánh và trao ban của các tín hữu Kitô chúng ta mà thôi. Sự bẻ bánh hay Thánh Lễ mà Giáo Hội cử hành mỗi ngày sẽ trống rỗng và vô nghĩa nếu không được thực hiện bằng cuộc sống bẻ ra và trao ban của chính các tín hữu Kitô chúng ta.
Có được bẻ ra, có được vỡ ra, chúng ta mới có thể ra khỏi vỏ ốc ích kỷ, hận thù, dửng dưng của chúng ta. Có được bẻ ra mới mở ra để nhận diện được ngày đang đến trong mỗi một người anh chị em chúng ta.
Cũng chính lúc đó cùng với cử chỉ trao ban ấy, sự hiện diện của Đấng Phục Sinh mà chúng ta nhận ra nơi tha nhân để mang lại cho chúng ta niềm vui đích thực.
Nguyện cho niềm vui đích thực của trao ban ấy làm tràn ngập tâm hồn chúng ta. Amen.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam