Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 82
Tổng truy cập: 1364623
NƯỚC TRỜI CHO ANH EM
NƯỚC TRỜI CHO ANH EM- Lm. Giuse Vũ Khắc Nghiêm
Từ năm 1945 cho đến nay, cứ vào ngày 06 tháng 08, hàng trăm ngàn người đã đến tượng đài Hòa Bình ở Nagazaki đứng chờ đúng 11 giờ 30 từng hồi chuông đổ ngân vang trên khắp nước Nhật, nhắc nhở thế giới mặc niệm hơn 147.000 người của hai thành phố Nagazaki và Hiroshima đã bị thiêu hủy dưới sức tàn phá của hai trái bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới. Suốt 45 năm thế giới luôn luôn nơm nớp lo sợ trong chiến tranh lạnh dưới sức đe dọa khủng khiếp của hàng triệu triệu tấn bom nguyên tử trong kho vũ khí các cường quốc có thể phát nổ bất cứ lúc nào. Mãi cho tới năm 1990, thế giới mới có tin mừng; chiến tranh lạnh chấm dứt, vũ khí hạch nhân đang bị loại bỏ.
Các môn đệ đang đi theo Đức Giêsu trong cuộc hành trình tiến về Giêrusalem để tưởng niệm lễ Vượt qua của dân tộc thoát ách nô lệ Ai Cập. Nhưng nghe Thầy tiên báo Thầy phải vượt qua một khổ nạn sắp tới, các ông linh cảm thấy một sức mạnh ghê gớm đe dọa làm các ông lo sợ. Thực vậy, các ông chỉ là đoàn chiên bé nhỏ có mười hai người quê mùa, kém cỏi, đi theo một mục tử hiền hòa, nhân hậu, làm sao đương đầu được với một lực lượng đầy quyền thế hùng hậu của thủ đô và một đoàn quân dũng mãnh của đế quốc Rôma. Trước những lo ngại ấy, Đức Giêsu đã trấn an các ông: “Hỡi đoàn chiên bé nhỏ, anh em đừng sợ, vì Cha của anh em đã vui lòng ban nước trời cho anh em”.
Nước Trời mới thực là Tin Mừng muôn thuở. Đời sống anh em được Cha trên trời bảo đảm vững chắc, không một sức mạnh thế gian nào dám xâm phạm tới, không quân dữ nào dám nhào tới, anh em không còn sợ bị chết nữa, không còn sợ bất cứ chiến tranh, bom đạn nào nữa. Không còn sợ đau khổ, hận thù, cực hình nào nữa. Không còn sợ bất kỳ đói khát, bệnh tật, bất công, bất nhân nào nữa. Vì thế ngay đầu đoạn Tin Mừng này, Đức Giêsu đã nói với các ông:
“Thầy nói cho anh em là bạn hữu của Thầy được biết: anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác, mà sau đó không làm gì hơn được nữa. Thầy sẽ chỉ cho anh em biết phải sợ ai: hãy sợ Đấng đã giết rồi, lại có quyền ném vào hỏa ngục. Thật vậy, Thầy nói cho anh em biết: anh em hãy sợ Đấng ấy” (Lc. 12, 4-5).
Đấng ấy là Cha trên trời đã ban cho anh em nước trời rồi, anh em đâu còn sợ chi nữa! Nước trời là hạnh phúc vô biên cho anh em rồi. Nước trời là Tin Mừng mang lại cho anh em cuộc sống vinh quang, toàn thiện, toàn mỹ trong tình thương bao la của Thiên Chúa rồi. Không còn đâu vui mừng hạnh phúc cho anh em hơn nước trời nữa.
Vậy để được hưởng nước trời, Đức Giêsu đã khuyên các môn đệ và chúng ta phải cố gắng thực hiện những điều sau đây:
Thứ nhất: phải quyết tâm đạt được nước trời với bất cứ giá nào, dù phải bán hết của cải đem đi bố thí, cũng sẵn sàng vui lòng, vì nước trời là “túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, là kho tàng vô giá chẳng bao giờ thiếu hụt, là kho tàng trên trời, nơi không có trộm cướp bén mảng, không có mối mọt đục phá”.
Thứ hai: Phải thắt lưng làm việc như tôi tớ, như bồi bàn, như Thầy đã thắt lưng rửa chân cho các môn đệ, đã dọn tiệc bằng Thịt Máu Thầy cho các môn đệ ăn. Đến lượt các ông cũng làm như Thầy, dù có phải thắp đèn thức khuya suốt đêm chờ chủ về, suốt đời chờ Chúa đến, chúng ta vẫn phải trung thành chu toàn mọi việc của Chúa trao phó. Nếu sơ sót, lơ là, chểnh mảng, biếng nhác, bất cứ lúc nào, chủ về, Chúa đến, thì khốn cho đầy tớ đó. Thật phúc cho đầy tớ đang tỉnh thức lúc chủ về, lúc Chúa đến!
Thứ ba: Phải luôn luôn là những người quản gia, quản lý trung tín và khôn ngoan như Abraham mau mắn vâng nghe lời Chúa dậy, sẵn sàng từ bỏ quê hương, từ bỏ mọi sự, đi theo con đường Chúa chỉ, không phải tìm trú ẩn an toàn ở dưới đất, mà tìm quê hương trên trời. Phải luôn luôn tin tưởng hoàn toàn vào Thiên Chúa như Abraham dầu phải vác con lên núi, sát tế, ông sẵn sàng hy sinh mạng sống con mình và cả mạng sống mình để thực thi ý Chúa (Bài đọc II)
Sau nữa: Phải trông cậy kiên trì vào lời Thầy: “Cha của anh em đã vui lòng ban nước trời cho anh em” như dân Chúa xưa “các ngài đã kiên trì trông đợi đêm vượt qua …, để các Ngài được phấn khởi hân hoan, vì biết chắc về những lời thề hứa của Chúa mà các ngài đã tin tưởng” (Bài I)
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết kiên trì tin tưởng và trông đợi lời hứa không bao giờ lay chuyển của Chúa, để luôn luôn tỉnh thức chu toàn mọi công việc Chúa trao như một tôi tớ trung tín và khôn ngoan, cho tới khi Chúa đến gõ cửa, chúng con được vui mừng ra đón rước Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.
CHÚA NHẬT XIX THƯỜNG NIÊN- C
ĐÈN SÁNG TRONG TAY- Lm. Giuse Nguyễn Cao Luật
Thiên Chúa và người ăn trộm
Thời đại ngày nay đang sống trong nỗi ám ảnh về những tên ăn trộm. Sự bất an làm gia tăng nỗi sợ hãi. Lúc nào người ta cũng phải đề phòng, phải cảnh giác trước những bất ngờ có thể xảy đến, những bất ngờ gây ra những mất mát, những thiệt hại. Báo chí vẫn nhan nhản những tin như thế. Đề phòng rất cẩn thận, mà vẫn có những bất ngờ. Chỉ sơ hở một chút, đã phải gánh lấy những hậu quả đau lòng.
Vậy mà Đức Giêsu tự đồng hoá với tên trộm. Người muốn lấy của chúng ta cái gì? hay Người muốn bắt chộp lấy chúng ta?
Có thể nói, Chúa của chúng ta cũng giống như người ăn trộm. Chúng ta không thể đóng khung Đức Ki-tô trong một hình ảnh nhất định với đầy đủ tiện nghi. Đức Ki-tô không phải là người mà chúng ta có thể nhận ra ngay tức khắc, không chút lầm lẫn. Người không đến trên chiếc xe lộng lẫy với trống kèn thổi vang. Người là ông chủ của vương quốc đã trao phó của cải cho các đầy tớ, nhưng cũng là ông chủ yêu mến những ai trông đợi Người; Người đến không phải để được phục vụ, nhưng để hiến mình, để phục vụ và làm cho người khác được vui mừng.
Chúa của ánh sáng không chỉ là Đấng chiếu soi, Đấng rạng ngời vào buổi sáng Phục Sinh, Người cũng là Chúa của những cuộc gặp gỡ âm thầm, những bước đi êm dịu, bất ngờ, những cuộc trượt dài trong đêm tối đầy nghi ngờ và sợ hãi. Người không phải là vị Thiên Chúa muốn áp đặt, nhưng là Đấng đến gõ cửa căn nhà ít chờ đợi, vào lúc bất ngờ nhất.
Tỉnh thức suốt cả đời
Trước một vị Thiên Chúa như thế, trước những điều không ngờ, người ta sẽ làm gì? Đức Giêsu nhắn nhủ là phải tỉnh thức, phải sẵn sàng. Nhưng tỉnh thức theo tinh thần của bài Tin Mừng là gì? Chắc chắn không phải là “không được ngủ”. Vẫn có những đêm không ngủ, nhưng là để làm một điều gì khác, có thể là để vui chơi, có thể là làm việc… Những đêm đó đâu phải là tỉnh thức. Điều Chúa muốn nói chính là một thái độ, một tình trạng tỉnh thức, nghĩa là luôn biết cảnh giác trước mọi biến chuyển, biết nhận ra các dấu chỉ, và nhất là, biết đọc, biết lý giải ý nghĩa, thông điệp do các dấu chỉ ấy đem lại.
Trong xã hội, người ta hơn nhau ở chỗ có nhiều kinh nghiệm trường đời. Một nhà kinh doanh biết phải ứng phó ra sao trước một tình thế có lợi hay bất lợi cho công cuộc làm ăn. Một nhà chính trị cũng cần quyết định sao cho phù hợp với các chuyển biến của thế giới. Tỉnh táo, sáng suốt, chuẩn xác, nhẫn nại, đó là bí quyết thành công; ngược lại, là những hậu quả thê thảm, thân bại danh liệt.
Còn hơn cả người làm kinh tế, làm chính trị. Ki-tô hữu có trách nhiệm đối với sự sống còn, với hạnh phúc mai sau của mình. Giá trị đó không gì sánh được hay thay thế được. Bởi vậy họ phải luôn cảnh giác, tỉnh thức.
Trước hết, họ phải tỉnh thức để nhận ra sự hiện diện đầy sinh động của Thiên Chúa giữa lòng cuộc sống. Người Ki-tô hữu tỉnh thức không phải chỉ để đợi chờ Thiên Chúa vào giây phút cuối cùng của cuộc đời, nhưng là nhận ra Người vẫn đang đến, vẫn hoạt động, vẫn cứu độ trong từng giây phút, từng biến cố. Người Ki-tô hữu tỉnh thức là người đọc được ý nghĩa của biến cố, của sự việc; họ coi đó là những dấu chỉ về sự hiện diện sâu xa của Thiên Chúa; họ coi đó là bề mặt của một bề sâu rất dầy, rất thâm trầm, và họ hiểu được chiều sâu ấy (ít ra là một phần nào). Như thế, trước mắt người Ki-tô hữu, bất cứ điều gì cũng cho thấy những ý nghĩa lớn lao, những chiều kích sâu xa, bởi vì họ nhìn những điều đó bằng con mắt đức tin, bằng ánh mắt đợi chờ, bằng tấm lòng sẵn sàng.
Đàng khác, người Ki-tô hữu tỉnh thức để khỏi tìm cách an phận thủ thường trong cuộc đời này, trong những cảnh giàu sang, thừa mứa vật chất, bởi vì khi tìm những thứ đó, họ đã vô tình đặt lòng mình trên một thứ nền tảng không vững chắc. Những thứ ấy chỉ là cát bụi, sẽ bị trôi giạt khi có mưa giông, nước lũ. Phải cảnh giác để không dễ dàng bị mê hoặc, bị ru ngủ vì những hứa hẹn của các giá trị phàm tục; sức mạnh của khoa học kỹ thuật và ngay cả những thành công, những kết quả trong công tác mục vụ tông đổ. Đó là những cơn cám dỗ khủng khiếp có nguy cơ làm cho con người đặt hết tin tưởng, hy vọng và yêu mến vào đó, thay vì vào một Đấng Cao Cả đã sáng tạo và bảo vệ những thành quả ấy.
Người Ki-tô hữu phải tỉnh thức, không phải chỉ vì mạng sống của mình, nhưng còn vì sự sống của cả nhân loại. Họ phải bén nhạy để phát hiện ra những mưu mô, hầu tránh cho mình và cho xã hội loài người thảm hoạ “thờ bò vàng kiểu mới”. Họ phải nhìn thấy trước và loan báo cho nhân loại những hiểm hoạ đang đe doạ, đang rình rập, và nhất là họ phải bày tỏ cho nhân loại sự có mặt cách vô hình của ông chủ đầy quyền năng và yêu thương. Họ phải dũng cảm nêu gương sáng của người tôi trung, lúc nào cũng tỉnh thức chờ đợi chủ về, để bất cứ giây phút nào, vừa nghe tiếng chủ gọi, họ mau mắn mở rộng cửa đón Người.
Nói cách khác, Ki-tô hữu phải là con chiên có mắt sáng, có tai thính, không vì hám ăn hám sống mà mất cảnh giác với thú dữ, với các hiểm hoạ chung quanh có thể bất ngờ xảy ra, và nhất là không bao giờ rời mắt theo dõi bóng dáng của Mục Tử kính yêu, luôn bước đi trên đường của Người, và không bao giờ làm ngơ trước tiếng Người kêu gọi, để nhanh chân chạy đến với Người, bất chấp mọi thử thách, mọi cản trở.
Tỉnh thức và chờ đợi
Tỉnh thức đi liền với chờ đợi. Ý tưởng chờ đợi gợi lên hình ảnh một người không làm gì cả, hết đứng lại ngồi, đi qua đi lại, mong sao người hẹn mình, hoặc giờ hẹn mau đến. Tâm trạng bổn chổn làm cho người ta không thực hiện được một công việc nào.
Thực ra, trong Ki-tô giáo, chờ đợi không có nghĩa là ngổi yên, là trông mong, nhưng hoàn toàn có ý nghĩa tích cực. Đang khi chờ đợi ông chủ của mình, người Ki-tô hữu vẫn hăng say làm việc, họ “thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn”. Họ làm tất cả những gì có thể làm được để cho cuộc trở về được tốt đẹp, và hơn nữa, còn làm cho ngày ấy mau đến. Chính trong khi làm việc, họ nhận ra những dấu hiệu của ông chủ, họ thấy Người đang trở về. Thiên Chúa không xuất hiện với những con người không biết kiếm tìm, không biết chuẩn bị, bởi vì cuộc xuất hiện của Người không theo cách thế của loài người, và có khi, Người xuất hiện mà người ta không biết, vì thiếu chuẩn bị, thiếu để ý.
Người Ki-tô hữu là tôi tớ: họ không chờ đón Thiên Chúa theo cách thế, theo suy nghĩ của mình, nhưng là theo cách thế của ông chủ, chuẩn bị những gì chủ mong muốn. Điều đó thực là khó khăn với con người, vì họ phải vượt ra khỏi chính mình để đón tiếp Thiên Chúa theo cách thế Người mong muốn. Người ta không thể bắt Thiên Chúa theo những chương trình của mình, nhưng là sẵn sàng để bước đi theo Thiên Chúa, là mở rộng tâm hổn đón luổng gió tình yêu. Đó mới thực là tỉnh thức và chờ đợi.
Tỉnh thức và kho tàng
Theo những dụ ngôn của Tin Mừng, ông chủ ra đi và trao lại cho đầy tớ những nén bạc để sinh lợi. Đến khi chủ trở về, ai sinh lợi thêm sẽ được thưởng, còn người đem cất những nén bạc rổi trao lại y nguyên, sẽ bị phạt. Người tỉnh thức và chờ đợi đúng cách nhất là sử dụng những gì mình đang nắm giữ để sinh lợi nhiều hơn. Đành rằng “kho tàng ở đâu thì lòng ở đấy”, nhưng nếu chỉ ngổi đó mà canh chừng thì nào có ích gì. Kho tàng là kết quả của một thời gian làm việc; có thể là tiền bạc, có thể là kiến thức… Bảo vệ ư? Đóng kín để khỏi mất mát ư? Những điều ấy chẳng giúp ích gì cả. Đó là một kho tàng, một vốn chết vì không được luân chuyển, không nuôi dưỡng sự sống. Phải bỏ nhiều công sức để tạo được một kho tàng, nhưng còn phải bỏ nhiều công sức hơn nữa để làm cho kho tàng ấy được phát triển thêm.
Một khi kho tàng được luân chuyển, nó sẽ làm tăng thêm của cải, cho mình và cho mọi người; nó sẽ tạo nên sự hiệp thông, sẽ lưu truyền sự sống. Hình ảnh dễ thấy nhất là trái tim: Máu được chuyển về tim để rồi lại từ tim đi ra, làm cho cơ thể sống động. Nếu máu chỉ ở tim mà không đi ra, các chi thể không còn hoạt động, con người sẽ chết.
Như thế, khi sự sống được lan truyền, chẳng có gì đáng sợ. Những người nào thực sự hiệp thông và trao đỗi, chẳng những đã tạo cho mình một kho tàng vững chắc, nhưng hơn thế, họ chẳng lo sợ gì khi Chúa đến bất ngờ. Họ sẽ sẵn sàng để Chúa nhập cuộc: Người không đến để tính sổ, nhưng là để chia sẻ với người có tinh thần hiệp thông và phục vụ. Ngược lại, ai không có tinh thần này, thì sự xuất hiện của Chúa rõ ràng là một tai hoạ, một cuộc đánh cắp, một cuộc phá vỡ.
Thiên Chúa đã đến, sẽ đến và đang đến. Đối với người không tỉnh thức, thì sự xuất hiện của Người thật là bất ngờ, và cũng thật đáng sợ. Còn đối với chúng ta, những người “cầm đèn sáng trong tay”, thì sự xuất hiện của Người là một niềm vui mừng lớn lao, vì chúng ta vẫn chờ đợi, và Người chính là kho tàng của chúng ta, chúng ta sẵn sàng đánh đỗi tất cả để có được sự hiện diện của Người.
* * *
Hãy kêu lên Chúa vào ban đêm,
để đến bình minh, Người đánh thức bạn dậy.
hãy kêu lên Thiên Chúa như kẻ đang giao chiến trong đêm tối,
để Đấng-không-bao-giờ-biết-sợ
sẽ đặt tay của Người trên bạn,
xoá tan mọi âu lo.
Như một người điên dại, hãy kêu lên Thiên Chúa,
bởi vì những “điều điên cuồng” của Người,
sẽ đưa tới Khôn Ngoan.
Hãy kêu lên Thiên Chúa, hãy xé toang bộ mặt của bạn,
để sự Trong Sáng Vĩnh Cửu được lộ ra.
Nhưng bạn đừng ngỡ ngàng,
khi giấc ngủ
chỉ đưa bạn đến Sự Thật.
theo F. Cockenpot.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam