Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 58
Tổng truy cập: 1376841
PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU
PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU
(Suy niệm của Lm. Ignatiô Trần Ngà)
Khi sắp từ giã cõi đời, người hấp hối cố tranh thủ chút thời gian vắn vỏi còn lại và tận dụng chút hơi tàn để căn dặn người thân yêu những điều mà họ cho là quan trọng nhất, đồng thời cũng để trối lại những gì được xem là gia bảo.
Tương tự như thế, khi sắp từ giã các môn đệ để chịu khổ nạn và chịu chết, Chúa Giê-su trao cho họ những lời tâm huyết: “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi.” Rồi Chúa Giê-su trối lại cho các môn đệ yêu dấu phần gia bảo quan trọng nhất, đó là Điều Răn mới: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau…”
Tuy nhiên, Chúa Giê-su không muốn các môn đệ yêu thương nhau bằng thứ tình yêu hời hợt bề ngoài, nhưng muốn họ yêu thương nhau thật đậm đà nên Ngài nói thêm: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” Như thế, tình yêu Chúa Giê-su dành cho các môn đệ phải trở thành chuẩn mực cho tình yêu của các môn đệ đối với nhau.
Rồi Đức Giê-su nhấn mạnh: “Người ta sẽ căn cứ vào dấu hiệu nầy để nhận ra anh em là môn đệ của Thầy, là anh em thương mến nhau.”
Như thế, nếu kẻ nào không thương mến tha nhân thực lòng, người đó chưa phải là môn đệ thật của Chúa Giê-su.
Muốn thử vàng, người ta phải dùng đến lửa; muốn biết ai là môn đệ thật của Chúa, người ta phải nại đến tình yêu, đúng như lời Chúa Giê-su dạy: “Người ta cứ dấu nầy mà nhận biết anh em là môn đệ (thật) của Thầy, là anh em yêu thương nhau.” Thế thì, nếu ai đó xưng mình là môn đệ Chúa Giê-su mà không tôn trọng, không yêu thương người khác, thì chắc chắn người đó là môn đệ giả.
Người môn đệ giả
Có người nằm mơ thấy mình phải lìa bỏ đời nầy sang thế giới bên kia. Được biết thánh Phê-rô canh cửa thiên đàng rất nghiêm ngặt, xét hỏi kỹ càng trước khi cho vào, nên anh ta mang theo đầy đủ những giấy tờ cần thiết.
Vừa gặp thánh Phê-rô, anh liền xuất trình đủ thứ giấy tờ để chứng minh mình là người công giáo, từ chứng thư rửa tội, thêm sức cho đến hôn phối… Anh hy vọng với những chứng từ nầy thì thánh Phê-rô sẽ mở cửa thiên đàng cho anh ngay. Nào ngờ, thánh nhân lại lắc đầu từ chối.
Anh ngạc nhiên hỏi: “Ngài còn đòi gì nữa? Con cũng xin thưa là ngày nào con cũng có đọc kinh lần hạt; con không bỏ lễ Chúa nhật bao giờ, không gian tham trộm cắp, không mê muốn vợ chồng người… Bấy nhiêu không đủ để được vào thiên đàng sao?”
Thánh Phê-rô trả lời:
“Thiên đàng chỉ đón nhận những môn đệ thật của Chúa Giê-su. Ai không mang phù hiệu người môn đệ Chúa Giê-su thì không được vào thiên đàng.”
“Phù hiệu nào vậy, thưa Ngài?”
“Thế con không nhớ lời Chúa phán dạy sao: “Người ta căn cứ vào dấu hiệu (phù hiệu) nầy mà nhận biết anh em là môn đệ Thầy, là anh em có lòng thương mến nhau” (Ga 13, 35). Nếu chưa có lòng thương mến nhau thì con chưa phải là người môn đệ thật của Chúa.”
Qua dụ ngôn phán xét cuối cùng, Chúa Giê-su cũng khẳng định điều nầy: Ai có lòng yêu thương giúp đỡ người khác, kẻ ấy mới được đón nhận vào thiên đàng.
Tin mừng Mát-thêu thuật lại lời Chúa phán như sau: “Bấy giờ Đức Vua sẽ phán với những kẻ bên phải rằng: “Nào những kẻ được Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc đã dọn sẵn cho các ngươi từ thuở tạo thiên lập địa” vì các người đã thương mến chăm sóc các anh em bé nhỏ của Ta.
Rồi Chúa quay sang lên án những người bên trái: “Quân bị nguyền rủa kia! Hãy đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó”… vì các ngươi đã không yêu thương chăm sóc các anh em bé mọn của Ta (Mt 25, 34-46).
Lạy Chúa Giêsu,
Xin cho chúng con biết dựa vào Lời Chúa dạy để rà soát lại xem mình đã tôn trọng, yêu thương và phục vụ những anh chị em chung quanh chưa? Nếu chưa thì chúng con vẫn còn là những Ki-tô hữu giả hiệu, chúng con không thuộc vào số những người môn đệ thật của Chúa và trên vương quốc thiên đàng không có chỗ dành cho chúng con.
25. Chúa Nhật 5 Phục Sinh
YÊU THƯƠNG NHAU – KIẾN TẠO THẾ GIỚI MỚI
(Suy niệm của Lm. Giuse Maria Lê Quốc Thăng)
Tin mừng Ga 13: 31-35 Đã đến giờ Người được tôn vinh là giờ mà Người biểu lộ tình yêu Thiên Chúa cho nhân loại, giờ Người bước vào cuộc thương khó, hiến tế chính mình để cứu độ nhân loại.
Trong Diễn từ Tiệc ly Thánh Gioan ghi lại cho chúng ta việc Đức Kitô mạc khải cho các môn đệ biết điều giải thích cho tất cả cuộc sống của Người: Người đến để biểu lộ cho con người tình yêu của Thiên Chúa. Đã đến giờ Người được tôn vinh là giờ mà Người biểu lộ tình yêu Thiên Chúa cho nhân loại, giờ Người bước vào cuộc thương khó, hiến tế chính mình để cứu độ nhân loại. Người đã chết vì yêu thương nhân loại. Người cũng muốn mọi môn đệ cũng phải yêu như người.
- TÌM HIỂU LỜI CHÚA: Ga 13, 31-35
Trong diễn từ biệt ly, vào tối Thứ năm Tuần thánh, Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ cách mạnh mẽ: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy yêu anh em, đó là dấu chỉ để người ta nhận biết ai là môn đệ của Người.
- Sau khi Giuđa rời khỏi phòng ăn có lẽ sau lúc rửa chân và trước khi thiết lập Bí tích Thánh thể, Chúa Giêsu nói bây giờ là lúc Con Người được tôn vinh và Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người. Giờ này là giờ mà Thiên Chúa đã ấn định, giờ mà vì đó Người đến thế gian, không ai có quyền cho xảy ra sớm hơn hay trễ hơn. Đây là giờ Thiên Chúa thực hiện cuộc thương khó của Người để tiêu diệt Satan và sự chết. Đó cũng là vinh quang của Người và là vinh quang của Thiên Chúa.
- Trước khi từ giã các môn đệ, Chúa Giêsu đã cho các ông biết ý định của Người là ban cho các ông một điều răn mới: Hãy yêu nhau như Người đã yêu thương các ông. Tính chất mới mẻ ở đây được thể hiện trong cách thức yêu thương giữa con người với nhau là yêu như Người đã yêu. Lấy tình yêu của Người làm chuẩn mực, làm gương mẫu để thực hiện. Khác với điều răn yêu thương được Thiên Chúa trao ban thời Cựu ước: hãy yêu thương tha nhân như chính mình.
- Sự mới mẻ của điều răn này còn được thể hiện ở chỗ tình yêu chính là dấu chỉ để người khác nhận ra ai là môn đệ của Chúa Giêsu. Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ của thầy là các con yêu thương nhau.
- GỢI Ý SUY NIỆM
- Tình yêu là căn tính Kitô hữu: Được tạo dựng và được cứu độ trong tình yêu của Thiên Chúa, lại được mời gọi sống điều răn yêu thương, cho nên có thể nói được rằng yêu thương là căn tính, là bản chất của Kitô hữu. Điều này đòi buộc mỗi người luôn phải xét mình xem đã sống và thực thi tình yêu như thế nào. Tình yêu của Kitô hữu không hệ tại ở những cảm xúc tự nhiên, nhưng đó là sự tiếp nối tình yêu của Chúa Giêsu Kitô, một tình yêu siêu nhiên vượt trên hẳn những cảm xúc tự nhiên. Tình yêu ấy luôn mang lại một khả năng biết mở rộng con tim và vòng tay để đến với mọi đối tượng ngay cả với kẻ thù của mình. Yêu vì nhận ra hình ảnh của Thiên Chúa nơi chính tha nhân. Yêu vì họ cùng là con cái Chúa như mình, cùng là anh chị em với mình trong gia đình Thiên Chúa. Yêu vì cùng là chi thể của Chúa Giêsu Kitô.
Căn tính tình yêu làm nên nhân cách, làm nên cuộc đời Kitô hữu. Không yêu thương thì không còn là Kitô hữu. Càng biết yêu, dám yêu, yêu không loại trừ là càng trở nên Kitô hữu chính danh.
- Yêu như Chúa Giêsu yêu: Tình yêu của Chúa Giêsu thể hiện rất phong phú vì cả cuộc đời của Người là cả một trời yêu thương: yêu đến độ hy sinh quên mình, chết cho người mình yêu. Một khi đã yêu là yêu đến cùng, yêu vô vị lợi. Tình yêu của Người là tình yêu nảy sinh sự sống và điều thiện hảo cho toàn thể nhân loại. Vì thế, yêu như Người đã yêu thật là khó thực hiện đối với bản tính giới hạn, yếu đuối, mỏng dòn của thân phận con người. Mỗi hoàn cảnh, mỗi môi trường, mỗi con người đều có thể noi gương và sống tình yêu Chúa Giêsu cách khác nhau. Tuy nhiên, chiêm ngưỡng tình yêu của Chúa Giêsu chúng ta dễ dàng nhận ra hai đặc tính của một tình yêu chân thành mà mọi người đều có thể thực hiện được. Đó là, hy sinh cho người mình yêu và gần gũi với người mình yêu. Hy sinh đến độ chết cho người mình yêu. Càng hy sinh càng chứng tỏ tình yêu. Càng hy sinh càng cảm nhận hạnh phúc cho mình và càng mang lại hạnh phúc cho người yêu. Khi yêu nhau người ta luôn muốn gần gũi với nhau, gắn bó với nhau. Sự gần gũi gắn bó mật thiết đi vào tận sâu thẳm lòng người, để rồi luôn nhớ về nhau, luôn quan tâm đến nhau và luôn cầu nguyện cũng như ước mong những điều tốt đẹp cho nhau. Chúa Giêsu vì yêu chúng ta, Người đã đến làm người ở giữa nhân loại. Vì yêu mà Người đã trở nên lương thực để đi vào từng con người, để kết hợp mọi người nên một với Người. Không còn có sự gần gũi nào sâu xa, bền chặt hơn thế nữa. Người yêu và chính mình được trở nên một.
Yêu như Chúa yêu đòi mỗi người chúng ta phải biết hy sinh và sống gần gũi, quan tâm đến những nhu cầu, những hoàn cảnh của những người chung quanh. Ngày nay, tình yêu của chúng ta, những Kitô hữu như thế nào? Có phải chỉ là những cảm xúc tự nhiên?
- Tình yêu là dấu chỉ của niềm tin:
Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn đệ Thầy là anh em yêu thương nhau. Tình yêu thương hiệp nhất mọi người trong Hội thánh là dấu chỉ loan báo Tin mừng hữu hiệu nhất, giá trị nhất. Mọi người cố gắng xây dựng sự yêu thương, hiệp nhất trong Hội thánh qua việc cộng tác vào các công việc của Hội thánh, cụ thể là tích cực tham gia các hội đoàn, các công việc giáo xứ, xây dựng giáo xứ mỗi ngày một hiệp nhất hơn. Chúng ta cố gắng xây dựng gia đình mình thành cộng đoàn yêu thương, hạnh phúc. Yêu hy sinh như Người đã yêu; yêu thủy chung như Người đã thủy chung gắn bó nên một với Giáo hội. Làm sao có thể nói cho người khác biết về Thiên Chúa là tình yêu nếu như lòng chúng ta còn hận thù, đố kỵ và ganh ghét. Làm sao nói cho mọi người biết Chúa Giêsu yêu thương đến độ hy sinh chết để cho nhân loại được sống và sống dồi dào nếu người ta chỉ thấy nơi đời sống Kitô hữu sự ích kỷ, thủ lợi và khép kín.
Một thế giới chiến tranh và hận thù, đầy bạo lực và khủng bố trong đó lòng tham, tính ích kỷ ngự trị, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân, vật chất hẹp hòi đang biến con người trở nên lạnh lùng chai cứng với nhau, thì Kitô hữu phải làm sáng lên mạnh mẽ ngọn lửa mến của Chúa Giêsu Kitô. Đời sống của Kitô hữu phải vang lên niềm tin của mình.
III. LỜI NGUYỆN TÍN HỮU
Mở đầu: Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu đã đến để biểu lộ trọn vẹn tình yêu cứu độ của Người. Tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta cùng dâng lời cầu xin.
- Ngày nay, Chúa Giêsu Kitô vẫn không ngừng trao ban tình yêu của Người cho nhân thế qua chính Giáo hội, Nhiệm thể của Người. Chúng ta cùng cầu nguyện cho Giáo hội luôn trở nên nơi cưu mang, nơi mang lại tình yêu thương, hạnh phúc và sự sống cho những người nghèo khổ, bất hạnh trong thế giới.
- Ngày nay, vì sự thờ ơ, vì lòng tham, vì tính ích kỷ của con người mà biết bao anh chị em đang lâm vào hoàn cảnh bất hạnh, cùng khốn trong đáy vực của xã hội. Chúng ta cùng cầu nguyện cho những anh chị em đau khổ, bất hạnh, nghèo đói tìm được tấm lòng bác ái yêu thương quảng đại của nhiều người chung quanh.
- Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy là các con yêu thương nhau. Chúng ta cùng cầu nguyện cho mọi người trong cộng đoàn chúng ta luôn biết đón nhận tình yêu của Thiên Chúa để biết cảm thông với người nghèo khổ; biết tha thứ dịu dàng với những kẻ nghịch thù; biết quảng đại hy sinh vì anh chị em.
Lời kết: Lạy Thiên Chúa là tình yêu, chúng con cảm tạ Chúa đã yêu thương chúng con vô cùng. Xin ban Thánh Thần tình yêu của Chúa cho chúng con, để chúng con biết đáp trả tình yêu Chúa bằng chính tình yêu của mình dành cho tha nhân. Xin cho chúng con biết yêu mà không hề tính toán; biết cho đi mà không mong báo đền; biết quảng đại thứ tha. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025) .: AI LÀ GƯƠNG MẪU CỦA CHÚNG TA? (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam