Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 76

Tổng truy cập: 1370814

SẮP HÀNG LÃNH BÁNH CỦA CHÚA

Sắp hàng lãnh bánh của Chúa – Gm. Arthur Tone.

 

Trong những cơn khủng hoảng kinh tế của thập niên 1930, hàng triệu người Mỹ thất nghiệp, và hàng triệu người bị đói. Ở một số thành phố, những nhóm tu sĩ tổ chức phát chẩn cho những người bị đói, một trong những nhóm đó là tu viện Thánh Phanxicô ở số 1615 Vine street (Phố Cây Nho) tỉnh Cincinnati, tiểu bang Chio.

Mỗi ngày bánh mì kẹp thịt được phân phát cho hàng trăm người đói, đàn ông, đàn bà đứng xếp hàng đợi đến 5 giờ chiều để được phát bánh. Cả ngày, hai thầy dòng Phanxicô và năm, bảy người giáo dân trợ giúp, làm bánh mì kẹp thịt và gói lại. Nhìn những người sa cơ lỡ thế ấy nhận bữa ăn tạm, tôi thấy: nhiều người nhận gói bánh mỉm cười và cám ơn, có người mắc cở, giật lấy gói bánh rồi lẩn mất, có người mở gói bánh ngay, ăn liền và vội vàng ra đi, có người cầm gói bánh đi vào một ngõ hẻm. Ít, rất ít người mở gói bánh ra, rồi liệng đi tất cả. Một vài người ăn thịt còn bánh liệng đi. Hầu hết ăn trọn một tấm bánh, một vài người ăn thịt còn bánh liệng đi. Hầu hết ăn trọn tấm bánh, một vài người ăn một phần, bỏ đi một phần, có người gói lại và để dành một phần. Nhiều người gọn gàng bỏ giấy gói vào thùng rác. Những người khác thì xả rác bừa bãi trên đường. Thỉnh thoảng một vài người làm dấu thánh giá.

Cách thức những người bất hạnh đến xin ăn, phần nào giống như cách thức những người nghe đón nhận lời Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay: “Tôi là bánh sinh sự sống từ trời đến, ai ăn bánh này sẽ được sống đời đời. Và bánh Tôi sẽ ban là Thịt Tôi vì sự sống của thế gian”.

Trong thời đại Chúa Giêsu và trong thời đại chúng ta có người lẩm bẩm: “Không thể được, ông ấy chẳng có thể lấy thịt mình cho chúng ta ăn, và máu mình cho chúng ta uống”. Họ quên rằng Đức Giêsu là Thiên Chúa. Người khác đón nhận bánh của Người nhưng đức tin yếu ớt. Có người còn nói họ tin nhưng đức tin của họ yếu ớt. Có người nói họ tin nhưng việc làm của họ là từ chối. Họ không đón nhận thường hơn như họ có thể. Bạn có thể tưởng tượng một người đó ở Cincinnati lại lười biếng không đến nhận bánh Sandwich được cho không?

Có người Công giáo rước lễ với lòng biết ơn, có người nghĩ là họ làm ơn cho Đức Kitô, cho vị linh mục.

Một số lãnh nhận được rất ít sự bổ dưỡng thiêng liêng trong việc rước lễ. Vì họ đến bàn thánh thiếu chú ý và chuẩn bị cẩn thận. Cám ơn Chúa. Hầu hết những người Công giáo ý thức rằng của ăn thánh chúng ta đón nhận nơi đây, tại bàn thờ này sẽ giữ gìn chúng ta sống động và lành mạnh thiêng liêng.

Tất cả nhân loại đang đói khát Đức Kitô, có khi họ còn chưa được nghe nói về Người. Nhiều người thực sự đang khao khát Đức Kitô, nhưng họ không biết cái gì, hoặc ai sẽ thỏa mãn cơn đói của họ.

Đức Kitô đã chuẩn bị phát chẩn, phát chẩn Thánh Thể để cho chúng ta, vâng, cho mỗi người chúng ta của ăn là chính Ngài, để thêm sức mạnh và giúp chúng ta sống mãi mãi.

Xin Chúa chúc lành bạn.

 

 

 

 

 

40. Ai được Cha giáo hóa thì đến với Ta.

(Suy niệm của Noel Quesson)

 

Hồng y Niu-mân trước kia theo Anh giáo. Người là một chức sắc cao cấp, được trợ cấp hàng năm một ngân khoản rất lớn. Thế mà sau một thời gian lâu dài suy nghĩ, cuối cùng người đã quyết định xin trở lại Công giáo. Một bạn thân của Niu-mân khuyên:

– Bạn phải suy nghĩ cẩn thận, nếu cải giáo, bạn sẽ mất hết số lương bổng hàng năm.

Niu-mân hiên ngang trả lời:

– Ngân khoản trợ cấp và bổng lộc là gì, so với một lần tôi được rước lễ?

Có được tâm tình đó, hẳn Niu-mân phải được ơn Chúa soi sáng hướng dẫn. Thực vậy, thiếu ơn Chúa, chẳng những người ta không hiểu nổi mầu nhiệm Chúa Giêsu mà còn thấy khó chịu khi nghe Chúa nói. Bởi lẽ chỉ có Thiên Chúa mới hiểu được Thiên Chúa và có khả năng giúp con người hiểu biết Thiên Chúa mà thôi.

Chính Chúa Giêsu đã đem lại cho chúng ta những mạc khải sâu xa nhất về Thiên Chúa mà Cựu Ước chỉ nói tới rất mơ hồ. Chúa Giêsu giáng trần đã đem lại sự sống vĩnh cửu cho nhân loại, nhưng nếu không có Thiên Chúa trực tiếp soi sáng và dạy bảo, làm sao chúng ta hiểu nổi điều đó? Từ ngàn xưa, Thiên Chúa đã dùng các ngôn sứ và các biến cố lịch sử mà chuẩn bị tâm hồn con người đón nhận Chúa. Nhưng người Do Thái không thành tâm thiện chí tiếp thu lời Chúa dạy qua Kinh Thánh, nên khi nghe Chúa Giêsu nói về Người là “Bánh từ trời xuống”, họ liền tức bực nói: “Lẽ nào ông này có thể lấy thịt mình cho chúng ta ăn sao?”.

Những ai là người đã được Thiên Chúa giáo hóa? Đó là những mục tử vùng Bêlem, các đạo sĩ Đông phương, Simêon, Anna, Gioan Tẩy giả… Chúa Giêsu đã xếp những người này vào loại được Thiên Chúa giáo hóa, và cho họ biết Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế từ trời xuống, là Con Thiên Chúa thật. Người là Ngôi Lời, là lương thực nuôi sống linh hồn chúng ta, như cơm bánh nuôi thân xác ta vậy: “Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa nói ra” (Mt 4,4).

Ai đón nhận và thực thi lời Chúa, sẽ được sống vĩnh viễn. Còn ai không đón nhận sẽ chết muôn đời. Tin Mừng trong lễ hôm nay, Chúa nói về Thánh Thể, đồng thời cũng nhấn mạnh về Lời Chúa, cốt cho chúng ta dứt khoát lập trường, đón nhận Chúa hoặc từ chối Chúa, tin hoặc không tin Lời Chúa dạy. Chúa khẳng định Chúa là “Bánh hằng sống” không phải là hình ảnh hay ẩn dụ nhưng là bánh thật cho cuộc sống tâm linh của mọi tín hưũ.

Lạy Chúa, xin cho chúng con yêu mến đón nhận Lời Chúa hằng ngày để được Chúa giáo hóa. Lời Chúa là sự sống tâm hồn chúng con, là ánh sáng dẫn đưa chúng con đến cuộc sống muôn đời.

 

 

 

 

 

41. Chân lý và những hệ lụy

(Suy niệm của Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa)

 

Hằng năm cứ vào những Chúa Nhật cuối tháng 7 và đầu tháng 8, nhiều linh mục thấy oải vì Hội thánh dọn bàn tiệc Lời Chúa cứ xoáy mãi vào đề tài Thánh Thể. Dĩ nhiên, mầu nhiệm Thánh Thể là khôn dò và thật khó tát cạn, nhưng đó là trong đức tin, còn với sự hạn chế của con người thì khi nói mãi một vấn đề hẳn sẽ gây nhàm chán không chỉ cho thính giả mà cho cả người trình bày. Dẫu vậy, dựa trên những bài đọc Lời Chúa của Chúa Nhật XIX TN B, xin cùng xem xét đôi điều về chân lý và những hệ luỵ của nó.

1. Là chân lý thì không thể chấp nhận tình trạng thoả hiệp hay nước đôi: “Phải tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất, ngoài Người ra không được có thần nào khác” (x.Dnl 6,4-7). Đây chính là lệnh truyền của Giavê cho dân được tuyển chọn, một lệnh truyền được lặp đi lặp lại nhiều lần nói lên tầm quan trọng của nó. Vào thời Vua Akhap cai trị đất nước, vua đã cưới nhiều bà vợ ngoại bang và hệ quả là vua quan, dân chúng đã bỏ Giavê để tôn thờ thần Baal, vị thần hoàng hậu Giêgiaben tôn thờ. Ngôn sứ Êlia đã khẳng khái lên án tình trạng này. Và Ngài đã dám thách thức 450 sư sãi Baal làm một cuộc đọ sức trên núi Cácmêlô để xem Giavê hay là Baal, ai là Thiên Chúa thật. Câu chuyện làm thịt bò rồi xin thần cho lửa từ trời xuống thiêu đốt của lễ thì chúng ta ít nhiều đã nghe. Dĩ nhiên Êlia đã thắng, vì chỉ có Giavê là Thiên Chúa thật mới cho lữa từ trời xuống thiêu huỷ lễ vật. Tuy nhiên ở đây chúng ta muốn nhắc với nhau lời cảnh tỉnh của Êlia với dân Chúa xưa khi họ vì theo hoàng hậu nên bỏ Giavê mà tôn thờ thần Baal: “Các ngươi đi hàng hai cho tới bao giờ? Nếu Đức Chúa là Thiên Chúa thì hãy theo Người; còn là Baal thì cứ theo nó!” (1V 18,21). Phải rõ ràng, không được lập lờ kiểu nước đôi khi phải đối diện với chân lý. Dân Do thái thời bấy giờ không bỏ Giavê nhưng lại tôn thờ thần Baal.

Sau khi đã cho dân chúng no nê bánh và cá, Chúa Giêsu cũng đã rõ ràng với đoàn dân theo Ngài: “Các người tìm ta chỉ vì cái bụng của các ngươi. Hãy ra sức làm việc vì của ăn đem lại sự sống đời đời” (Ga 6,27). Để sống thì cần phải có lương thực cơm bánh, nhưng hơn các loài vật, con người không nguyên chỉ sống bằng cơm canh cá thịt. Đây là một chân lý mà lắm khi chúng ta tránh né cách này hay cách khác. Cuộc đời con người không chấm dứt với cái chết thể lý, thế mà lắm khi chúng ta không dám đối diện với sự thật này. Tin thì vẫn cứ tin nhưng ta vẫn cứ hàng hai trong cách sống. Tin Chúa thì vẫn tin, bỏ đạo thì không không dám bỏ nhưng ta lại cứ sống như người không biết Chúa, không tin Chúa. Ta vẫn cứ bon chen cách tinh quái, hơn thua cách xảo quyệt như người đời. Một kiểu đi hàng hai như dân Do Thái thưở nào.

2. Công bố chân lý nhiều khi phải chấp nhận sự lẻ loi: Nói lên sự thật về căn bệnh giả dối trong giáo dục nước nhà ta, nhà giáo Đỗ Việt Khoa đã từng cảm nghiệm sự cô đơn, lẻ loi. Elia mặc dù chiến thắng các sư sãi Baal cách oanh liệt trên núi Cácmêlô thế mà vẫn phải chịu cảnh đơn chiếc một mình. Trước sự truy diệt của hoàng hậu Giêgiaben, Ngài đã phải trốn chạy vào trong hoang địa. Vị ngôn sứ đã như thất vọng và thầm xin: “Lạy Chúa, đủ rồi! Xin cho con chết quách đi, vì con chẳng hơn gì cha ông của con”. Số phận của những người làm chứng cho chân lý rất lắm khi như vô vọng vì thấy công sức của mình thật như muối bỏ biển. Chúng ta đừng quên, nhà giáo Đỗ Việt Khoa khi mạnh dạn nói lên sự thật về chuyện gian dối trong thi cử ở Hà Tây cũng từng có tâm trạng này.

Khi trình bày sự thật về đám dân theo Ngài và về căn tính của chính mình, chắc hẳn Chúa Giêsu đã từng cảm nghiệm sự lẻ loi, cô đơn cách nào đó. Tin Mừng tường thuật khi nghe Chúa Giêsu giới thiệu Ngài chính là bánh ban sự sống, thịt Ngài thật là của ăn, máu Ngài là của uống đem lại sự sống trường sinh thì dân chúng đã bỏ Ngài mà đi, kể cả nhóm môn đệ, chỉ còn lại nhóm Mười Hai. Chúa Giêsu đã hỏi họ: “Còn chúng con, chúng con có bỏ Thầy mà đi không?” Đằng sau câu hỏi nay hẳn nhiên bàng bạc một nổi buồn cô đơn. Ôi, số phận của người rao truyền chân lý! Sợ phải một mình, sợ phải cô đơn, chắc chắn sẽ khó mạnh dạn nói lên sự thật, sẽ khó can đảm làm chứng cho chân lý.

3. Bảo vệ chân lý thì không bao giờ đơn độc, vì chân lý là tuyệt đối nên luôn có người tiếp nối để bảo vệ, để rao truyền: Mây đen không thể che mãi được mặt trời, sự giả dối hay tội lỗi không thể nào phủ lấp được chân lý. Êlia những tưởng mình đơn độc trong cuộc chiến vì chân lý nhưng ông có ngờ đâu, vẫn còn đó 7000 người không hề bái lạy thần Baal. Nỗ lực bảo vệ chân lý của ngài ngôn sứ không hoài công vì sẽ có đó sứ ngôn Êlisêu tiếp bước Ngài, sẽ có đó Giêhu, con của Nimsi thay thế Akhap. Điều này thì Chúa Giêsu biết rõ hơn Êlia. Bánh sự sống, bánh ban sự sống đời đời mà Chúa Giêsu ban tặng sẽ mãi mãi ở với nhân loại qua nhóm Muời Hai và những người kế vị cũng như những người cộng tác. “Các con hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22,19). Chính lời này nhắc nhở chúng ta rằng luôn có đó, luôn còn đó người rao truyền chân lý, ngưòi bảo vệ chân lý, vì chân lý thì bất diệt, chân lý thì không thể bị dập tắt.

Chỉ có chân lý mới giải thoát chúng ta (x.Ga 8,32). Chỉ có chân lý mới dẫn đưa ta đến sự sống đời đời. Cuộc đời con người không chỉ có ở đời này. Giêsu là Chân Lý. Lời Ngài là Chân lý và là sự sống. Thịt Máu Ngài là lương thực trường sinh. Đã tin thì xin đừng có đi nước đôi, xin đừng “bắt cá hai tay”, lập lững, nửa vời. Cũng xin hãy cầu nguyện cho những ai rao truyền chân lý, bảo vệ chân lý được kiên vững trong gian truân, bền chí trong khi gặp thất bại, nhất là nhẫn nại khi thấy mình lẻ loi.

Rao truyền chân lý, bảo vệ chân lý là một bổn phận của Kitô hữu. Thánh tông đồ dân ngoại đã thốt lên: “Vô phúc cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!” (1 Cor 9,16). Trước Thượng Hội Đồng Do Thái năm nào, Phêrô và Gioan đã khẳng khái rằng phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta vì các ngài không thể không nói lên sự thật mắt thấy, tai nghe (x.Cvtđ 4,18-20). Xin đừng viện cớ sự “khôn ngoan” để che giấu lối sống nửa với hay nước đôi.

 

 

 

 

 

42. Nguồn trợ lực đời ta

(Suy niệm của Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa)

 

Một hiện thực của cuộc đời: Không ai được ở mãi trên các tầng mây. Sau phút giây vinh quang, thành công, sốt sắng là một chuỗi ngày vất vả, truân chuyên lẫn nhàm chán của đời thường, và chưa kể đến biết bao trở ngại phải đương đầu và cả những thất bại phải chuốc lấy cách này cách khác. Thời kỳ sốt mến sau ngày chịu chức linh mục, giai đoạn thánh thiện sau ngày tuyên khấn trong Hội dòng, tháng ngày mặn nồng sau lễ hôn ước, khoảng thời gian sau khi nhận một nhiệm sở, một chức vụ… sao mà chẳng thể được lâu. Thế rồi ta phải hạ cánh với các cảnh ngộ cuộc đời dù chẳng mong và thường không như ý.

Cảnh ngộ của Ngôn sứ Êlia qua bài đọc thứ nhất của Chúa Nhật XIX TN B là một minh chứng. Trước mặt vua Akhap, một mình thách đấu với 450 ngôn sứ thần Baal trên núi Carmel, ngài Êlia thật can trường và đáng khâm phục. Êlia đã chiến thắng, khi cầu khẩn Thiên Chúa và được Người nhậm lời cho lửa từ trời xuống thiêu hủy lễ vật. Chỉ có một Thiên Chúa duy nhất chúng ta phải tôn thờ, ngoài Người ra, tất thảy đều là “sản phẩm do tay loài người làm nên”. Êlia hãnh diện về niềm tin của mình. Ngài phấn khởi về chiến công của mình.

Thế nhưng Êlia đã phải lập tức rời bỏ vinh quang của chiến thắng lẫy lừng ấy để chạy trốn khỏi sự truy diệt của hoàng hậu Giêgiaben. Chỉ mỗi một tiểu đồng cùng chung cảnh ngộ với ngài. Nhưng khi vào sa mạc, thì ngôn sứ Êlia chỉ còn một thân một mình. Một mình một thân trong cảnh tình của kẻ chiến bại giữa hoang mạc khô cằn. Êlia buồn bã, thất vọng, Ngài xin Chúa cất mạng sống mình đi: “Lạy Đức Chúa, đủ rồi! bây giờ, xin Chúa lấy mạng sống con đi, vì con chẳng hơn gì cha ông của con.” Thành công thì chốc lát, nhưng khó khăn, cảnh gập ghềnh thì ít thoảng qua. Cuộc đời làm con Chúa, cuộc đời người tông đồ không ít lần rơi vào cảnh “đêm tối của đức tin”. Tha nhân vẫn có đó mà ta như bước đi một mình. Như Êlia, đã đôi lần ta muốn thiếp ngủ đi.

Chúa lại đến đánh thức ta. “Chổi dậy mau, vì đường vẫn còn xa!” (x. 1V 19,7) Thiên Chúa không để một ai chịu thử thách quá sức mình. “Ơn Ta đủ cho con” (x.2 Cor 12,9). Nguồn trợ lực không phải ở dưới trần này mà là từ trên cao. Khi trao cho vị ngôn sứ bánh và nước, sứ thần muốn khẳng định với Êlia và với chúng ta rằng Chúa chính là nguồn sống đích thực đời ta, là năng lực giúp ta tiến bước trên cõi lữ thứ này.

Nguồn sống từ trời cao không còn là thứ bánh vật chất thưở nào cho dân đi trong hoang mạc 40 năm về đất hứa hay cho Êlia đủ sức tiếp bước trong 40 ngày để đến núi Horeb gặp Chúa. Nguồn sống ấy nay đã được tỏ bày cách minh nhiên là chính Đấng từ trời xuống, Giêsu Kitô. “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” (Ga 6,50-51). Chúa Kitô không ngại ngần tỏ bày một sự thật cho dù nó đi ngược với quan niệm thời bấy giờ. Người Do Thái vẫn hằng quan niệm ăn thịt ai, là xem người đó như kẻ thù (x.Tv 27,2; Dcr 11,9), và uống máu là một trọng tội đáng bị tru diệt (x.St 9,4; Lv 3,17; Dnl 12,23). Chắc chắn Chúa Giêsu biết rõ điều này, thế mà Người vẫn minh nhiên công bố thì ta đủ thấy tầm quan trọng của chân lý được tuyên.

Khi tuyên bố mình chính là bánh hằng sống, Chúa Giêsu khẳng định Người chính là nguồn sống của chúng ta. Ai muốn được sống, sống đời đời thì phải đón nhận Người, vì không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Người. (x.Ga 14,6). Người là lẽ sống, là nguồn sống của đời chúng ta. Người là nguồn trợ lực giúp chúng ta vững trước trước gian nan, khốn khó. “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28).

Thực tế đã có đó nhiều người vững vàng trong cảnh lao tù, khốn khó, nhờ sức mạnh của Thánh Thể Chúa. Đã có đó nhiều vị tông đồ lấy lại được sức mạnh mà kiên trì với sứ mệnh nhờ những phút giây hiện diện trước Thánh Thể. Cành nho chỉ có thể sinh trái, đơm hoa nhờ kết liền với thân nho. Không có Người thì chúng ta chẳng thể làm được sự gì tốt đẹp (x. Ga 15,1-8). Kitô hữu chúng ta ít nhiều đều xác tín và cảm nghiệm chân lý này ngay trong cuộc đời của mình.

Sau khi Chúa Kitô truyền hãy cầm lấy bánh mà ăn, hãy cầm lấy chén mà uống, thì Người đã truyền rằng hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy (x. 1Cor 11,23-25). Đón nhận Chúa Kitô là bánh hằng sống, là lương thực trường sinh, là nguồn trợ lực trong những cơn gian nan, khốn khó, cô đơn, thất vọng, để có thể tiếp tục hành trình dương thế, thì chính chúng ta cũng phải trở nên tấm bánh trao ban sự sống, nguồn trợ lực cho tha nhân. Thiết tưởng cũng thật cần thiết kiểm điểm xem sự hiện diện của chúng ta có đem lại sự bình an, sức sống, nguồn trợ lực cho những người mà chúng ta gặp gỡ hay đang chung sống với chúng ta như thế nào?

 

 

 

 

 

43. Sắp hàng lãnh bánh.

 

Trong nạn đói năm Ất Dậu 1945, hằng triệu người miền Bắc lâm vào cảnh túng thiếu, đến nỗi củ chuối trong vườn cũng chẳng còn để mà ăn, khiến cho họ phải bỏ nhà cửa, làng mạc lên đường kiếm chút của ăn nuôi thân.

Tại một số giáo xứ may mắn, không bị nạn đói hoành hành, người ta tổ chức phát chẩn cho những kẻ bị đói. Mỗi ngày nhà chung thổi những nồi cơm lớn, rồi nắm thành những nắm nhỏ, được gọi là nắm cơm chim phân phát cho hằng trăm người đói lả. Đàn ông, đàn bà và trẻ nít đứng xếp hàng để chờ được nhận nắm cơm chim của mình.

Nhìn những kẻ sa cơ nhận phần ăn ít ỏi, chúng ta thấy có người thì cám ơn, có kẻ thì mắc cỡ giật lấy nắm cơm rồi lẩn mất. Có người ăn vội ăn vàng rồi ra đi, có kẻ cầm nắm cơm tới một bụi tre hay một khóm trúc rồi mới ăn. Có người chỉ ăn một nửa, còn một nửa thì gói lại để dành. Có người làm dấu trước khi ăn, nhưng cũng có kẻ không làm vì chắc hẳn họ là người ngoại…

Cách thức những người bất hạnh đến xin ăn phần nào giống như cách thức những người nghe và đón nhận lời Chúa trong đoạn Tin Mừng sáng hôm nay:

– Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này thì sẽ được sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban chính là thịt Ta vì sự sống của thế gian.

Trong thời đại Chúa Giêsu cũng như trong thời đại chúng ta, có người đã lẩm bẩm:

– Không thể được, ông ấy chẳng có thể lấy thịt mình cho chúng ta ăn và máu mình cho chúng ta uống.

Họ quên rằng Đức Kitô là Thiên Chúa.

Có kẻ đón nhận bánh của Ngài, nhưng đức tin thì lại yếu ớt. Có người tuy nói rằng mình tin nhưng rồi việc làm của họ lại là một sự từ chối, cả dăm bảy năm họ không rước Chúa lấy được một lần, dù miệng lưỡi họ vẫn tự hào rằng tôi tin. Liệu chúng ta có thể tưởng tượng, một người đang đói lả mà lại đi từ chối nắm cơm, cho dù chỉ là một nắm cơm nhỏ bé, nắm cơm chim của nhà chung?

Có người đã rước lễ với lòng biết ơn vì tình thương mà Đức Kitô đã dành cho họ. Nhưng cũng có những kẻ chẳng đón nhận được bao nhiêu lợi ích khi họ tiến đến bàn tiệc Thánh Thể bởi vì họ thiếu chuẩn bị, thiếu ý thức, thiếu tình yêu.

Phần lớn nhân loại đang đói khát Đức Kitô, nhưng họ không biết cái gì hoặc ai sẽ làm cho họ thỏa mãn cơn đói khát ấy. Đức Kitô đã chuẩn bị phát chẩn. Đúng thế, phát chẩn chính thịt máu Ngài qua Bí tích Thánh Thể làm của ăn đem lại sức mạnh và sự sống thiêng liêng cho mỗi người chúng ta.

Thế nhưng, chúng ta đã đón nhận của ăn cao cả ấy như thế nào?

 

 

 

 

 

44. Bánh hằng sống.

 

“Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống”. Đó là tư tưởng then chốt của Tin Mừng Chúa nhật hôm nay và cũng là đề tài tranh luận giữa người Do Thái và Chúa Giêsu.

Chúng ta biết, ngoài câu chuyện manna là bánh mà Thiên Chúa đã ban cho dân Do Thái làm lương thực nuôi họ 40 năm trong sa mạc trên đường về Đất Hứa, Kinh Thánh Cựu ước còn kể lại hai phép lạ về bánh: một phép lạ đã xảy ra với ngôn sứ Êlisa trong bài đọc một của ngày Chúa nhật cách đây hai tuần: có người đem đến dâng cho ngôn sứ Êlisa 20 chiếc bánh làm bằng lúa mạch và cốm đầu mùa. Ngôn sứ bảo dọn cho mọi người ăn, và 20 chiếc bánh đã cho 100 người ăn no mà còn dư. Phép lạ thứ hai kể lại trong bài đọc hôm nay: trên đường vào sa mạc tiến đến đỉnh núi Khôrếp để trốn bạo chúa A-cáp và hoàng hậu Dêdaben, ngôn sứ Êlia cảm thấy mệt mỏi, chán chường, thất vọng, chỉ cầu mong được chết đi cho xong, nhưng Thiên Chúa đã sai sứ thần đến ban bánh nướng cho ngôn sứ ăn hai lần, và theo Kinh Thánh, “nhờ sức của lương thực ấy, ông đã đi một hơi 40 đêm ngày tới núi của Thiên Chúa”.

Phép lạ trên đây thường được các giáo phụ coi như hình ảnh bánh hằng sống của Chúa Kitô, là thịt máu Đức Kitô ban để cho mọi người được sống. Đây chính là điều Chúa Giêsu giảng dạy người Do Thái trong bài Tin Mừng và cũng là tư tưởng then chốt của lời Chúa hôm nay: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống”. “Bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống”. Qua những lời này, chúng ta thấy rõ ràng Chúa Giêsu muốn mạc khải về phép Thánh Thể.

Trước hết, chúng ta thấy khi Chúa tuyên bố “Tôi sẽ ban bánh hằng sống” thì người Do Thái lý luận; ông ta không thể làm được điều đó, vì ông ta không thể hơn cha ông tổ tiên họ, các ngài đã ăn manna từ trời mà còn chết hết, thì làm sao bánh mà ông ta ban có thể làm cho họ sống bất diệt được? Lại nữa, ông ta nói xạo, ông ta không thể từ trời mà xuống được, vì họ đều biết nguồn gốc cha mẹ, anh chị em của Ngài, nhất là ông ta không thể lấy thịt mình cho họ ăn được.

Nhưng chúng ta thấy Chúa Giêsu không lùi bước trước những thái độ hoài nghi và những câu lẩm bẩm trách móc ấy. Ngài còn lặp đi lặp lại hai ba lần để khẳng định lời nói của Ngài. Rồi hình như sợ dân chúng chỉ hiểu theo nghĩa bóng, Ngài lại tuyên bố thêm: “Bánh tôi sẽ ban tặng chính là thịt tôi để cho thế gian được sống”. Từ đó trở đi Ngài chỉ dùng hai tiếng “thịt” và “máu” thay thế cho tiếng bánh, mãi đến khi gần kết thúc bài giảng và để cho tiền hậu đồng nhất, Ngài nhắc lại tiếng bánh lần chót: “Đây là bánh từ trời xuống, ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời”. Như vậy, chúng ta thấy rõ ràng qua những lời tuyên bố trên đây, Chúa Giêsu muốn mạc khải về phép Thánh Thể.

Để thấy rõ và dễ nhớ mạc khải của Chúa Giêsu, chúng ta có thể xếp lại thứ tự từng lời mạc khải của Chúa Giêsu: Trước hết, Chúa phán: “Ai tin vào tôi thì có sự sống đời đời”, rồi Chúa phán: “Tôi là bánh ban sự sống”, rồi Chúa phán: “Đây là bánh từ trời xuống, ai ăn bánh này thì khỏi phải chết”, rồi Chúa liên kết hai điều đó: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống, ai ăn bánh này sẽ sống muôn đời”, cuối cùng, Chúa kết luận: “Bánh tôi sẽ ban tặng chính là thịt tôi để nuôi sống thế gian”.

Với một lối diễn tả tư tưởng rõ ràng và khúc chiết như thế, không ai còn có thể hoài nghi hay hiểu sai được nữa. Đối với chúng ta ngày nay thì quá rõ ràng rồi: bánh và rượu trong phép Thánh thể chính là thịt và máu Chúa Kitô. Thực vậy, Mình Máu Chúa Kitô mà chúng ta đón nhận không phải là những kỷ niệm và những biểu hiện đơn giản hay những sự vật không còn sự sống. Trái lại, tất cả còn sống động, còn cuộn chảy, còn cảm giác. Đó là một lương thực còn sức sống, một thứ bánh có sức sống, một loại bánh mang lại sự sống thần linh, hay nói khác đi, đó là bánh bởi trời.

Như vậy, khi rước lễ, Chúa Kitô kết hiệp với tâm hồn chúng ta, đem lại cho chúng ta sức sống, thì đến lượt chúng ta, chúng ta cũng phải tỏ lộ sự kết hiệp đó bằng nếp sống xứng đáng. Người năng rước lễ thiết tưởng phải sống khác hẳn những người khác, miệng này đã nhận của ăn thần linh sao lại còn ham hố tìm kiếm của ăn khoái khẩu vô độ thế gian? Lưỡi kia là nơi thân xác một Thiên Chúa nằm nghỉ liệu còn dám nói những lời chua cay, độc dữ gây bất hòa, chia rẽ, ghen ghét và thù oán không? Hơn nữa, các ấn tượng, các tâm tình có được khi tiếp xúc với Chúa Kitô phải dần dần ghi trong ánh mắt, nụ cười, trong điệu bộ đi đứng, để rồi có thể nói được rằng tất cả thái độ của con người đó như phảng phất bóng dáng thần linh, hoặc ít ra thì cũng không bao giờ tỏ ra điều gì là tầm thường, hẹp hòi, ích kỷ, lạnh nhạt… Sống ngược lại là làm buồn lòng Chúa Kitô vô cùng.

Lạy Chúa Giêsu, đã có biết bao trường hợp thân xác Chúa không được tôn thờ xứng đáng, bởi vì có nhiều người rước Chúa với tâm hồn đầy tội nhẹ đáng kể mà họ không muốn sửa chữa; nhiều người khác đón Chúa vào lòng với thái độ hờ hững, máy móc, không chút chú tâm và cung kính. Nhưng Chúa vẫn không muốn ai nói rằng những tâm hồn như thế thì không xứng đáng, trái lại, Chúa muốn họ cứ đón nhận Chúa, vì như thế họ mới có được sức sống. Lạy Chúa, đó là thái độ, cách sống và hành động của chúng con, xin Chúa tha thứ và chúng con hứa sẽ cố gắng xứng đáng hơn, xin Chúa giúp chúng con.

 

 

 

 

 

45. Bánh trường sinh.

 

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói: “Chẳng ai đến với Ta được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai Ta, không lôi kéo người ấy, và hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ”. Chúng ta đến được với Chúa Giêsu là nhờ được Thiên Chúa dạy bảo. Vì thế, chúng ta hãy ca tụng và cảm tạ Cha trên trời đã cho chúng ta được vào trong số những người được tuyển chọn. Chúng ta đừng để cho bất cứ điều gì lôi kéo chúng ta ra khỏi Chúa Giêsu. Ngược lại, chúng ta hãy nỗ lực để càng ngày càng sống gần gũi mật thiết với Chúa hơn. Sống như vậy là cách chúng ta biểu lộ lòng biết ơn đối với Chúa, trái với người Do Thái càm ràm và phản đối Chúa.

Chúa Giêsu dần dần biểu lộ rõ ràng bản thân của Người. Lúc đầu, Người nói: “Ta là bánh từ trời xuống”. Kế tiếp, Người nói thêm: “Ta là bánh hằng sống”. Rồi Người kết luận: “Bánh Ta sẽ ban tặng, chính là thịt Ta đây”. Tiến trình tiệm tiến, và người nghe được dẫn dắt để nhận ra bánh và thân thể của Đức Giêsu là một. Chúa Giêsu chính là bánh của chúng ta.

Chúa còn nói: “Ai tin thì được sự sống đời đời”. Tin cái gì? Tin Chúa Giêsu là bánh hằng sống. Ngày nay, nhiều Kitô hữu từ chối không chấp nhận Chúa Giêsu ban chính Người cho chúng ta qua hình bánh trong Bí tích Thánh Thể. Nhiều người vẫn nói bánh chỉ là biểu tượng của thân xác Chúa Giêsu, chứ không thật sự là thịt của Chúa. Bản văn của Tin Mừng không nói gì đến biểu tượng. Chúa Giêsu nói rõ ràng: “Bánh Ta sẽ ban tặng, chính là Thịt Ta đây”. Nếu ai không tin vào lời này của Chúa Giêsu thì sẽ không có sự sống đời đời.

Hơn thế nữa, Chúa còn nói: “Ai ăn bánh này thì sẽ sống muôn đời” và “Ta sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết”, “Đây là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết”. Những câu này cho thấy, Bí tích Thánh Thể là bảo đảm cho chúng ta được phục sinh và được sự sống đời đời. Vì thế, để được sự sống đời đời Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta hai điều là tin Người là bánh hằng sống và ăn bánh này, tức là ăn thịt của Người.

Bánh này có khác gì với manna? Quả thực, manna là bánh từ trời xuống. Nhưng dân Israel ăn manna và vẫn phải chết. Còn ai ăn bánh hằng sống là thịt của Chúa Giêsu thì sẽ được sự sống đời đời.

Những suy tư trên đây về bản văn Tin Mừng giúp chúng ta hiểu được điều mà Giáo hội Công giáo giảng dạy về Bí tích Thánh Thể không phải là phát minh của các nhà thần học, nhưng là những lời được chép trong Kinh Thánh.

Lạy Chúa Giêsu, con tin Chúa ban cho con chính Chúa qua Bí tích Thánh Thể. Xin Chúa giúp con rước Chúa cách xứng đáng để con có được sự sống đời đời.

 

 

 

 

 

46. Bánh Hằng Sống

(Suy niệm của Lm. Giacôbê Phạm Văn Phượng, OP)

 

“Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống”. Đó là tư tưởng then chốt của Tin Mừng Chúa nhật hôm nay và cũng là đề tài tranh luận giữa người Do Thái và Chúa Giêsu.

Chúng ta biết, ngoài câu chuyện man-na là bánh mà Thiên Chúa đã ban cho dân Do Thái làm lương thực nuôi họ 40 năm trong sa mạc trên đường về Đất Hứa, Kinh Thánh Cựu Ước còn kể lại hai phép lạ về bánh: một phép lạ đã xảy ra với ngôn sứ Ê-li-sa trong bài đọc một của ngày Chúa nhật cách đây hai tuần: có người đem đến dâng cho ngôn sứ Ê-li-sa 20 chiếc bánh làm bằng lúa mạch và cốm đầu mùa. Ngôn sứ bảo dọn cho mọi người ăn, và 20 chiếc bánh đã cho 100 người ăn no mà còn dư. Phép lạ thứ hai kể lại trong bài đọc một hôm nay: trên đường vào sa mạc tiến đến đỉnh núi Khô-rếp để trốn bạo chúa A-cáp và hoàng hậu Dê-da-ben, ngôn sứ Ê-li-a cảm thấy mệt mỏi, chán chường, thất vọng, chỉ cầu mong được chết đi cho xong, nhưng Thiên Chúa đã sai sứ thần đến ban bánh nướng cho ngôn sứ ăn hai lần, và theo Kinh Thánh, “nhờ sức của lương thực ấy, ông đã đi một hơi 40 đêm ngày tới núi của Thiên Chúa”.

Phép lạ trên đây thường được các giáo phụ coi như hình ảnh bánh hằng sống của Chúa Ki-tô, là thịt máu Đức Ki-tô ban để cho mọi người được sống. Đây chính là điều Chúa Giêsu giảng dạy người Do Thái trong bài Tin Mừng và cũng là tư tưởng then chốt của lời Chúa hôm nay: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống”, “Bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống”. Qua những lời này, chúng ta thấy rõ ràng Chúa Giêsu muốn mạc khải về phép Thánh Thể.

Trước hết, chúng ta thấy khi Chúa tuyên bố “Tôi sẽ ban bánh hằng sống” thì người Do Thái lý luận: ông ta không thể làm được điều đó, vì ông ta không thể hơn cha ông tổ tiên họ, các ngài đã ăn man-na từ trời mà còn chết hết, thì làm sao bánh mà ông ta ban có thể làm cho họ sống bất diệt được? Lại nữa, ông ta nói xạo, ông ta không thể từ trời mà xuống được, vì họ đều biết nguồn gốc cha mẹ, anh chị em của Ngài, nhất là ông ta không thể lấy thịt mình cho họ ăn được.

Nhưng chúng ta thấy Chúa Giêsu không lùi bước trước những thái độ hoài nghi và những câu lẩm bẩm trách móc ấy, Ngài còn lặp đi lặp lại hai ba lần để khẳng định lời nói của Ngài. Rồi hình như sợ dân chúng chỉ hiểu theo nghĩa bóng, Ngài lại tuyên bố thêm: “Bánh tôi sẽ ban tặng chính là thịt tôi để cho thế gian được sống”. Từ đó trở đi Ngài chỉ dùng hai tiếng “thịt” và “máu” thay thế cho tiếng bánh, mãi đến khi gần kết thúc bài giảng và để cho tiền hậu đồng nhất, Ngài nhắc lại tiếng bánh lần chót: “Đây là bánh từ trời xuống, ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời”. Như vậy, chúng ta thấy rõ ràng qua những lời tuyên bố trên đây, Chúa Giêsu muốn mạc khải về phép Thánh Thể.

Để thấy rõ và dễ nhớ mạc khải của Chúa Giêsu, chúng ta có thể xếp lại thứ tự từng lời mạc khải của Chúa: Trước hết, Chúa phán: “Ai tin vào tôi thì có sự sống đời đời”, rồi Chúa phán: “Tôi là bánh ban sự sống”, rồi Chúa phán: “Đây là bánh từ trời xuống, ai ăn bánh này thì khỏi phải chết”, rồi Chúa liên kết hai điều đó: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống, ai ăn bánh này sẽ sống muôn đời”, cuối cùng, Chúa kết luận: “Bánh tôi sẽ ban tặng chính là thịt tôi để nuôi sống thế gian”.

Với một lối diễn tả tư tưởng rõ ràng và khúc chiết như thế, không ai còn có thể hoài nghi hay hiểu sai được nữa. Đối với chúng ta ngày nay thì quá rõ ràng rồi: bánh và rượu trong phép Thánh Thể chính là thịt và máu Chúa Ki-tô. Thực vậy, Mình Máu Chúa Ki-tô mà chúng ta đón nhận không phải là những kỷ niệm và những biểu hiện đơn giản hay những sự vật không còn sự sống, trái lại, tất cả còn sống động, còn cuộn chảy, còn cảm giác. Đó là một lương thực còn sức sống, một thứ bánh có sức sống, một loại bánh mang lại sự sống thần linh, hay nói khác đi, đó là bánh bởi trời.

Như vậy, khi rước lễ, Chúa Ki-tô kết hiệp với tâm hồn chúng ta, đem lại cho chúng ta sức sống, thì đến lượt chúng ta, chúng ta cũng phải tỏ lộ sự kết hiệp đó bằng nếp sống xứng đáng. Người năng rước lễ thiết tưởng phải sống khác hẳn những người khác, miệng này đã nhận của ăn thần linh sao lại còn ham hố tìm kiếm của ăn khoái khẩu vô độ thế gian? Lưỡi kia là nơi thân xác một Thiên Chúa nằm nghỉ liệu còn dám nói những lời chua cay, độc dữ gây bất hòa, chia rẽ, ghen ghét và thù oán không? Hơn nữa, các ấn tượng, các tâm tình có được khi tiếp xúc với Chúa Ki-tô phải dần dần ghi trong ánh mắt, nụ cười, trong điệu bộ đi đứng, để rồi có thể nói được rằng tất cả thái độ của con người đó như phảng phất bóng dáng thần linh, hoặc ít ra thì cũng không bao giờ tỏ ra điều gì là tầm thường, hẹp hòi, ích kỷ, lạnh nhạt… Sống ngược lại là làm buồn lòng Chúa Ki-tô vô cùng.

Lạy Chúa Giêsu, đã có biết bao trường hợp thân xác Chúa không được tôn thờ xứng đáng, bởi vì có nhiều người rước Chúa với tâm hồn đầy tội nhẹ đáng kể mà họ không muốn sửa chữa; nhiều người khác đón Chúa vào lòng với thái độ hờ hững, máy móc, không chút chú tâm và cung kính. Nhưng Chúa vẫn không muốn ai nói rằng những tâm hồn như thế thì không xứng đáng, trái lại, Chúa muốn họ cứ đón nhận Chúa, vì như thế họ mới có được sức sống. Lạy Chúa, đó là thái độ, cách sống và hành động của chúng con, xin Chúa tha thứ và chúng con hứa sẽ cố gắng xứng đáng hơn, xin Chúa giúp chúng con.

 

 

home Mục lục Lưu trữ