Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Thống kê truy cập
Đang online: 46
Tổng truy cập: 1375489
SỐNG CÓ Ý NGHĨA
SỐNG CÓ Ý NGHĨA
Vậy, thế nào là sống có ý nghĩa? Chúa Giêsu dạy chúng ta: đó là biết cho đi và biết sống vì người khác.
Mặc dù có nhiều quan niệm và cách sống khác nhau, tất cả mọi người đều mong ước một cuộc sống có ý nghĩa. Quả vậy, chúng ta sống trên đời có một lần, nên phải sống sao cho cuộc sống tốt đẹp, đem lại hạnh phúc cho bản thân và để lại cho hậu thế một tấm gương soi. Những vấp ngã và thất bại trên đường đời, là những bài học đắt giá, phải giúp chúng ta gượng dậy, đứng lên và tiếp bước trong đời. Lời Chúa hôm nay đưa ra những hướng dẫn giúp chúng ta sống có ý nghĩa.
Có người đặt lý tưởng cuộc sống ở sự sung túc vật chất. Tuy vậy, khi họ đạt được những điều họ mong muốn như nhà cửa, tiện nghi sang trọng, họ vẫn chưa thấy toại nguyện và muốn có thêm nữa. Cốt lõi của cuộc sống không hệ tại ở sự dư dả vật chất.
Có người đặt lý tưởng cuộc sống ở sự thành đạt. Khi đã có nhiều chức tước bổng lộc, người ấy lại không bằng lòng, lại muốn leo cao hơn trong bậc thang xã hội, rồi đấu đá loại trừ nhau một cách tàn ác. Bổng lộc danh vọng không nhất thiết đem cho con người niềm vui.
Có người đặt lý tưởng cuộc đời ở những hoạt động sôi nổi. Họ đi nam về bắc, trong nước cũng như ngoài nước, suốt ngày hoạt động bận rộn, không còn thời gian để hồi tâm. Một lúc nào đó, họ giật mình và thấy bản thân không khác gì một chiếc máy hiện đại, nhưng vô hồn. Một cuộc sống thuần túy chỉ gồm những hoạt động sôi nổi bề ngoài có nguy cơ làm chúng ta đánh mất chính mình.
Vậy, thế nào là sống có ý nghĩa? Chúa Giêsu dạy chúng ta: đó là biết cho đi và biết sống vì người khác. Sự hy sinh hiến mình vì tha nhân được Đức Giêsu gọi là hành trình vác thập giá. Bởi lẽ, Chúa Giêsu đã vác thập giá và đã chịu chết trên cây thập giá vì yêu thương và vì hạnh phúc của nhân loại. Ngày hôm nay, người tín hữu được mời gọi tiếp bước Chúa Giêsu, vác thập giá đời mình theo Chúa.
Như vậy, điều quan trọng của cuộc sống là xây dựng mối tương quan với Chúa và với anh chị em. Đối với những người đặt lý tưởng cuộc sống ở vật chất, bổng lộc, và hoạt động vừa nêu trên đây, họ quên lãng những người xung quanh. Trong khi nai lưng tìm kiếm những giá trị vật chất, họ quên kết nối tình nghĩa vợ chồng, con cái, bạn bè đồng nghiệp và huynh đệ gia đình. Và như thế, một khi đạt được những tiêu chí vật chất mà họ tìm kiếm thì họ lại mất tất cả. Đời sống của họ trở nên trống rỗng và vô nghĩa.
Việc theo Chúa đòi phải hy sinh đến mức "từ bỏ", hoặc "ghét" cha mẹ là người đã sinh ra mình. Những lời này có vẻ thiếu nhân bản và khó chấp nhận. Tuy vậy, nếu chúng ta suy tư trong toàn bộ giáo huấn của Chúa, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn ý nghĩa thông điệp mà Chúa muốn nhắn gửi chúng ta. Bởi lẽ, theo Chúa Giêsu phải dẫn tới những hành động cụ thể qua những nghĩa cử bác ái dành cho tha nhân. Vậy, trong số những tha nhân này, có cả cha mẹ, anh chị em, họ hàng, và những người đồng loại. Nói cách khác, những môn đệ của Chúa Giêsu, nếu có "từ bỏ" cha mẹ và anh chị em, thì để yêu mến họ một cách thức khác, với trái tim luôn rộng mở chân thành, như trái tim của Chúa và với tâm tình của Ngài.
Sự giúp đỡ người khác, dù đơn giản như một bát nước lã, cũng đáng được Chúa ghi nhận và thưởng công. Điều này nhắc lại bài Tin Mừng Chúa nhật trước (Chúa nhật 12 TN): hai con chim sẻ chẳng đáng giá là bao mà Chúa còn quan tâm biết đến; sợi tóc trên đầu chẳng ai để ý mà Chúa còn đếm tường tận từng sợi.
Sự hy sinh để theo Chúa và giúp đỡ tha nhân không rơi vào quên lãng, trái lại được Chúa thưởng gấp bội. Chúa Giêsu đã diễn tả rõ ràng: ai đón tiếp Chúa, là đón tiếp Chúa Cha; ai đón tiếp người khác thì chính mình sẽ được đón tiếp; ai giúp đỡ tha nhân thì chính mình cũng sẽ được người khác giúp đỡ. Người đời thường nói "có vay có trả" hoặc "gieo nhân gặt quả". Chúa khẳng định với chúng ta, không phải đợi đến đời sau, nhưng những việc tốt lành chúng ta thực hiện sẽ làm cho cuộc sống hôm nay thêm phong phú ý nghĩa. Đó cũng là những phần thưởng mà chúng ta sẽ được lãnh nhận cho cuộc sống đời đời. Nhờ lời cầu nguyện của Ngôn sứ Elisê, Chúa đã ban cho chủ nhà, là một cặp vợ chồng đã cao niên được sinh con. Đó chính là phần thưởng Chúa ban cho một người mở rộng cửa nhà mình để quảng đại đón tiếp người của Thiên Chúa (Bài đọc I).
“Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng đáng với Thầy”. “Vác thập giá”, đó chính là con đường chúng ta đang đi. Đó chính là những biến cố đang xảy đến trong cuộc sống hằng ngày. Đó cũng là niềm vui nỗi buồn hòa quyện trong cuộc sống để làm nên những lời tôn vinh Thiên Chúa, khi chúng ta đón nhận những biến cố ấy với tâm tình của Đức Giêsu, cũng như Đức Giêsu đã cùng thập giá để tôn vinh Chúa Cha. Thánh Phaolô đã gọi những hy sinh của người tín hữu là « chết đi cùng với Đức Kitô » (Bài đọc II). Đây là cốt lõi Đức tin của người Công giáo: những ai cùng chết với Chúa Kitô sẽ được sống lại với Người. Mỗi ngày, chúng ta được mời gọi sống ơn gọi của Bí tích Thanh Tẩy, tức là chấp nhận để cho những nết xấu chết dần trong ta và để ơn sủng của Chúa lớn mãi trong tâm hồn.
+Gm Giuse Vũ Văn Thiên
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
Nối kết
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam