Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 51
Tổng truy cập: 1371335
SỰ YẾU ĐUỐI CỦA CON NGƯỜI
(Viết theo Flor Mc Carthy)
Người ta quan niệm rằng: Người hùng là người cứng rắn không bao giờ tỏ ra sự yếu đuối của mình, hay tỏ ra bất lực, nghi ngờ về một vấn đề quan trọng. Họ luôn tự tin trong mọi công việc cũng như tỏ ra không bao giờ sợ hãy. Vì họ quan niệm rằng: anh hùng thì phải mạnh mẽ trong mọi hoàn cảnh và dũng cảm, không hề nao núng. Nhưng thật ra anh hùng không phải như thế.
Chuyện kể rằng Martin Luther King là một nhà lãnh đạo trong cuộc nội chiến Mỹ. Vì chính nghĩa nên ông ta đã gặp nhiều khó khăn, đến nỗi nhiều lần ông lưỡng lự và không còn tự tin để quyết định. Vì ông ta biết rằng, nếu ông tiếp tục tranh đấu có thể ông ta sẽ bị tù tội, lăng nhục và có thể đe doạ đến tính mạng. Đúng như ông dự đoán, người ta đã ám sát ông.
Trong suốt thời gian tranh đấu. Nhiều lúc, ông cảm thấy xuống tinh thần tinh thần và chán nãn vì nhà thì bị ném bom, gia đình phải ly tan. Bản thân ông hoàn toàn sụp đổ. Ông chán nãn và lòng tự trọng bị tổn thương. Trong tình trạng kiệt sức và thất vọng, ông ta đã quỳ gối trước mặt Chúa và cầu nguyện: “Lạy Chúa, con đang tranh đấu cho những gì con tin là đúng. Nhưng giờ đây con cảm thấy sợ. Mọi người nhìn con với tư cách như là một nhà lãnh đạo. Nếu con hiện diện trước mặt họ với một tâm thế yếu đuối và sợ hãi thì họ sẽ loại trừ con. Nhưng giờ đây con đã kiệt sức. Con không thể bước thêm được nữa và không thể đối mặt với bất cứ điều gì. Ông ta nói rằng: “Giây phút lắng động mà ông đã trãi qua trước mặt Chúa đã khiến ông nói lên nnhững lời mà ông chưa bao giờ nói được.”. Nhờ đó mà ông đứng vững và tiếp tục chiến đấu.
Martin Luter King, quả thật không kém một anh hùng. Vì ông ta đã tỏ ra mình không phải được dựng nên bằng đá. Anh hùng, người mà không bao giờ tỏ ra mình yếu đuối và nao núng thì không đáng tin.Và họ cũng không dáng kể ta chiêm ngưỡng, và nhận như một tấm gương để sống. Vì chúng ta không nhận ra sự thật về con người họ mà ta bắt chước. Trái lại, khi chúng ta gặp một người nào mà họ luôn lo lắng trước những định mệnh, và nhận ra nơi họ sự sợ hãi, chúng ta cảm thấy những người như vậy là đáng tin hơn. Các vị thánh cũng như các vị anh hùng tử đạo, họ chưa bao giờ cảm thấy mình có khả năng như vậy. Chúng ta yêu mến và thích nhìn ngắm những con người đằng sau sự anh hùng của họ.
Chính Chúa Giêsu đã không đi đến cái chết với sự tự tin và hoàn toàn quả quyết. Có những lúc tinh thần của Người xuống đến tột đĩnh như trong vườn Giêtsêmani khi linh hồn của người chìm sâu vào những nỗi khắc khoải khiến Ngài phải thốt lên: “Linh hồn Thầy xao xuyến”. Thánh Gioan đã không tường thuật sự đau đớn của Chúa Giêsu trong vườn Giếtsêmani trong Tin Mừng của Ngài. Nhưng chúng ta bắt gặp một âm thanh vang dội trong Tin mừng ngày hôm nay khi Chúa Giêsu nói: “Linh hồn Thầy xao xuyến.”
Đây quả thật là một sự an ủi và khích lệ chúng ta. Vì nó cho thấy Đức Giêsu cũng là một con người thật nên Ngài cũng có những lúc yếu đuối và sợ hãi như chúng ta. những nỗi sợ hãi ập đến làm cho Ngài vô cùng buồn bả đến nỗi mồ hôi đã đỗ ra như những giọt máu. Ngài không nhìn cuộc thương khó và cái chết với một con tim gỗ đá. Vì Ngài cũng khiếp sợ. Nhưng bởi sức mạnh nào đã làm cho Ngài phải đương đầu, chấp nhận và chiến thắng nó. Phải chăng Ngài đã nhận sức mạnh từ những phút giây cầu nguyện và từ Thiên Chúa? Người ta quan niệm: “Can đảm là sợ hãi được nói lên trong khi cầu nguyện.”
Chúng ta không phải là người nếu chúng ta không cảm thấy sợ khi bị đe doạ trước những gì nguy hiểm. Can đảm không phải là không bao giờ cảm thấy sợ hãi. Nhưng chính khi cảm thấy sợ hãi nhưng tiếp tục vượt qua mới là can đãm thật. “Một người không biết sợ thì không phải là anh hùng, nhưng anh hùng là người biết vượt qua nỗi sợ”. (Solzhenitsyn)
Sự đau đớn của Chúa Giêsu trong vườn cây dầu đã cho chúng ta một lời an ủi và một niềm hy vọng trong khi chúng ta đương đầu với những khó khăn. Chúng ta không cần phải giả vờ là chúng ta được dựng nên bằng đá. Chúng ta cũng không cần phải dấu những yếu đuối và sợ hãi của mình. Như Chúa Giêsu, chúng ta hãy hướng về Thiên Chúa bằng những lời cầu nguyện chân thành. Và phải nhìn nhận rằng: chúng ta cũng cần có người để an ủi. Như Chúa Giêsu đã choọn Phêrô, Giacôbê và Gioan để họ cùng đi cầu nguyện với Người.
60. Suy niệm của Lm Nguyễn Minh Hùng.
HẠT LÚA MÌ GIEO XUỐNG ĐẤT
“Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, nó chỉ trơ trọi một mình, nhưng nếu nó thối đi, nó sinh nhiều bông hạt”. Lời Chúa nói hôm nay làm ta nhớ tới các thánh Tử đạo đã hy sinh mạng sống để hạt giống đức tin sinh nhiều hoa trái. Giáo Hội Việt Nam, chỉ là một Giáo Hội còn non trẻ, đã hiến dâng bao nhiêu người con suốt ba thế kỷ bắt đạo, cho đến nay, con số ấy vẫn không ai biết chính xác. Bất cứ ở đâu trên mảnh đất châu Á này, nếu Đức tin được rao giảng, thì ở đó lại thấm đẫm dòng máu các anh hùng Tử đạo. Con số các thánh Tử đạo càng tăng lên theo cấp số nhân nếu ta quay nhìn cả Giáo Hội hoàng vũ qua mấy ngàn năm nay. Hình như không có thời buổi nào, không có thế kỷ nào, không có Giáo Hội địa phương nào mà không bắt đầu được sinh ra từ máu Tử đạo. Những năm gần đây, Đức Thánh Cha đã phong khá nhiều vị thánh, hầu hết các vị thánh ấy là các thánh Tử đạo của thời đại mới. Máu các thánh Tử đạo cứ tiếp tục đổ xuống, càng đổ bao nhiêu, đức tin càng lớn, sức sống của Giáo Hội Chúa Kitô càng căng tràn và mạnh mẽ bấy nhiêu. Chúa Kitô, Hạt Lúa Mì Anh Trưởng đã rơi xuống đất, làm nảy sinh vô vàng hạt lúa, và những hạt lúa từ thời đại này sang thời đại khác cứ tiếp tục trổ sinh bông hạt. Bởi thế có một nguyên tắc rất kỳ diệu, rất nhiệm mầu, nhưng đã trở nên rất bình thường: Giáo Hội càng bị bắt bớ khốc liệt, người Công Giáo càng bị giết hại đẫm máu, thì Giáo Hội càng sống mãnh liệt và mau chóng lan rộng, đức tin của người Công Giáo càng được tôi luyện và trưởng thành bấy nhiêu.
Trong xã hội cũng có bao nhiêu vị anh hùng hiến dâng mạng sống vì công lý, vì hòa bình. Năm 1968, cả thế giới chấn động khi nghe tin Mục sư Martin Luther Kinh, người đã đấu tranh không mệt mỏi cho quyền bình đẳng của người da đen bị sát hại. Năm 1995, cả thế giới sững sờ thương tiếc thủ tướng Israel, ông Y Rabin, bị người Dothái quá khích giết. Họ không chấp nhận đường lối ôn hòa của ông đối với người Palestin.
Cho đến hôm nay, chúng ta vẫn còn xúc động nhớ lại cái chết của ông Mahatma Gandhi, vị cha già của dân tộc An, đã từng bị một thanh niên An giáo quá khích sát hại. Anh ta không chấp nhận việc ngài đã tha thứ và dạy hãy tha thứ cho người Hồi giáo. Và còn biết bao nhiêu người vì tình yêu con người, tình yêu đồng loại đã hiến dâng mạng sống như thế. Họ đã chết nhưng tên tuổi, sự nghiệp của họ vẫn sống muôn đời.
Các thánh tử đạo và những tâm hồn xây dựng hòa bình ấy chính là hình ảnh của hạt lúa mì được gieo trong lòng thế giới. Hoa quả của đức tin, hoa quả của hòa bình đang tươi nỡ khắp nơi trong Giáo Hội và trên thế giới.
Ngày nay có biết bao anh chị em nhìn vào tấm gương của các ngài mà dấn thân xây dựng, gìn giữ, bảo vệ đức tin và kiến tạo hòa bình, làm nảy sinh tình yêu khắp nơi, quên cả sức lực, quên cả bản thân để danh Chúa rạng ngờ, Nước Chúa trị đến, cuộc sống bình an, thịnh vượng hơn. Những năm gần đây, đa số những vị được phong thánh là các vị tử đạo của thời đại mới. Hóa ra, những hạt lúc mì cứ rơi xuống, rồi lại sinh hoa kết quả, hết lớp này đến lớp khác. Ngày nào đức tin còn bị bắt bớ, thế giới vẫn tồn tại bất công, sự sống bị chà đạp, ngày ấy vẫn còn những hạt lúa mì rơi xuống và vô vàn bông lúa mì trỗ sinh.
Chúa Kitô, Đấng đã sống cho tình yêu, chết cho tình yêu, và sống lại vì tình yêu, luôn là mãnh lực cuốn hút muôn người hiến dâng mạng sống, và lưu danh ngàn đời. Chúa Kitô, hạt Lúa Mì cao cả làm trổ sinh vô vàn bông hạt tươi tốt…
61. Sự sống – Lm. Thu Băng, CRM
Lời Tin Mừng hôm này Chúa Giêsu nói đến Mầm sống lúa mới chỉ được trổ sinh khi hạt húa thực sự bị hủy đi, khiến tôi nhớ đến một tư tưởng chi phối khá mạnh nơi con người ngày nay là sự sống của các thai nhi mà Công đồng Vaticanô II đã phải dùng một Thông Điệp để nói về sự sống. Vậy sự sống là gì?
Romain Rolland viết: “Sự sống là cái mà không thể dùng trí khôn và con mắt mà nhận thức hay diễn tả. Sự sống là cái làm cho thụ tạo trở nên sống động”. Nhìn một ngọn cây rung động, ta thấy nó chứa một sức sống mơn mởn vươn lên. Nhìn con vật đùa dỡn trước sân cỏ, ta thấy có một sức đánh động nó ngó ngoáy, ve vẩy. Nhìn con người ta lại thấy nó có một sức linh hoạt hơn nữa, khác với loài cây cỏ, khác với loài động vật hay xác chết.
Các nhà bác học chỉ có thể giải thích được sự cấu tạo của vật thể, chỉ có thể biết con người gồm có tim, óc, phèo, phổi… Nhưng đến sự sống thì con người bất khả thuyết minh.
Trong một cuộc triển lãn nghệ thuật, điêu khắc gia Michel Angelos đã mất ngủ để suy nghĩ về câu nói của một nhà phê bình trứ danh, khi ông ngắm nhìn pho tượng đá Môsê: “Pho tượng tuyệt tác, linh động, sắc sảo như người, nhưng thiếu một điều…”. Ba đêm trời suy nghĩ không ra, Michel Angelos xin đến gặp nhà phê bình để hỏi cho ra lẽ. Nhà phê bình cười rồi bảo: “Bức tượng đá đẹp, nhưng tiếc một điều là nếu nó có thêm chút sự sống nữa thì toàn vẹn”. Angelos nghe xong lời ấy có vẻ bất mãn, liền nói lên cách tự nhiên: “Sự sống ai mà tạo nên được”.
Ngày nay trong các phòng triển lãm đặc biệt tại Kansas City, tôi đi tham quan, đến một gian hàng người ta chơi cái trò suy đoán “Thực hư”: Trong gian phòng người ta trình bày 4 người đang ngồi đọc báo và mời các khách tham quan nhận ra trong 4 người áy ai là thật ai lả giả. Nhiều người đoán cô gái tóc đen là người thật, lại hóa ra cô là người giả. Nhiều người đoán cậu thanh niên có đôi mắt xanh, tay có từng cái lông tơ là người giả, lại hóa ra chàng trai thật 100%. Nhờ kỹ thuật vượt mức, người ta đã làm nên những vật không khác gì vật thật, nhiều cái còn đẹp và tinh vi hơn cả vật thật nữa. Tôi trồng một vườn hoa vào cuối mùa đông, có cắm xen lẫn một số bông hoa giả, nhiều người đã khen tôi mát tay, khéo trồng hoa, đến mùa Đông rồi mà hoa còn nở tươi thật là tươi. Có người phải rờ tay vào xem mới biết là hoa giả.
Sự sống thật là quí hóa, không ai tạo được, ngoại trừ Thiên Chúa. Bác Sĩ, Lương Y không dám rút ngắn cơn hấp hối của bệnh nhân. Hình phạt lớn nhất của tội nhân là tình phạt “tử hình”, cắt đứt sự sống của tội nhân. Liều thuốc trường sinh vốn là liều thuốc tiên, là ước mơ của nhân loại. Vị Hoàng Đế khét tiếng của Trung Quốc dạo chơi trên bờ Vạn Lý Trường Thành cùng bày mỹ nữ và các quân thần, để ngắm nhìn công trình vĩ đại mình thực hiện, nhìn ngắm sự hưng thịnh của đất nước được mình bảo vệ. Bỗng chốc ông òa lên khóc nức nở. Các quan vấn an và hỏi căn do tại sao Hoàng Đế nhỏ châu lệ? Hoàng đế trả lời: “Đất nước ta hưng thịnh, trù phú thế này, quê hương ta đẹp đẽ biết bao! và dân ta hiền hòa thanh lịch… Thế mà tuổi ta đã về chiều. Tiếc rằng ta không còn sống được bao lâu để cai dân trị nước”. Một vì Đại Thần đứng phía sau cười nắc nẻ, khiến vua bực tức hạch tội: “Tại sao ngươi cười ta?” Vị Đại Thần tâu: “Nếu các vị Tiên Đế trước cứ sống lâu trên ngai, thì bây giờ đã đến phiên bệ hạ trị nước chưa?”.
Được ngồi trên ngai mà ham ước sống đã đành, mà cả những người nghèo khổ đói rách cũng ham sống nữa. Một trong những chuyện hay của Lã Phụng Tiên có kể: Ngày đó một gã tiều phu già luống tuổi, đang ngồi nghỉ mệt bên lề đường. Ông than cho kiếp con người ông bạc phước, đày đọa kiếp thân tàn, làm ăn cực nhọc cả đời. Ông muốn chết cho xong kiếp sống lầm than. Bỗng thần chết xuất hiện giúp ông thực hiện ý muốn. Vừa trông thấy thần chết cầm hái từ thần, ông nhanh trí đánh trống lảng: “Xin nhờ Thần đưa giúp tôi bó củi lên vai, nghỉ lâu quá rồi”. Bước đi mau chân ông lão không dám ngoái cổ lại nhìn sự thật đàng sau.
Sự sống ai cũng nhận thức là quí, nhưng không hiểu được.
Sự sống không thuộc về trần gian, người trần gian không ai có thể làm nên được. Cũng không ai phát sinh từ cục đá mà ra, nhưng từ ý muốn của Đấng tạo thành. Chúa nặn con người từ bùn đất, rồi Ngài thổi sinh khí vào, bỗng nó trở nên sống động. Thân xác Lazarô chết 4 ngày đã lên mùi hôi thối, nhưng với quyền năng của Chúa, Ngài đã cho nó trở lại trạng thái bình thường và cho sống lại. Vật sống chính là sinh khí của Thiên Chúa, phát sinh từ Thiên Chúa. Ta nghe tiếng “Chết” đầu tiên khi Chúa phán cùng Adam, Evà: “Khi nào các ngươi ăn trái Ta cấm, các ngươi sẽ chết”, thế nhưng Adam, Evà ăn vô thể xác vẫn sống. Ông bà Tổ Tông không chết theo cách ta hiểu là hết thở. Ông bà vẫn sống, vẫn hoạt động, nhưng cái chết Chúa tuyên án đây là: Mất sự tương giao với Thiên Chúa, là bẻ gẫy, là cách xa Thiên Chúa. Con người phạm tội đã chết trong một hình thức sống.
Tai điếc là tai chết, mặc dù tai vẫn còn, âm thanh vẫn còn, nhưng không còn tác dụng với tai nữa, không còn liên lạc giữa tai và âm thanh nữa. Tai điếc là tai đã chết. Người mù cặp mắt vẫn còn, màu sắc, ánh sáng vẫn có, nhưng ánh sáng và màu sắc không còn tác dụng với mắt. Mắt đã chết. Cũng thế, con người là loài sinh linh hiện hữu, con người vẫn sống đầy mặt đất, Thiên Chúa vẫn là Thiên Chúa hằng hữu, Ngài vẫn hiện hữu trên chúng ta, nhưng con người và Thiên Chúa không còn liên lạc, không còn tác dụng với nhau nữa, vì sự tội đã phá vỡ sự tương quan đó. Con người chết. Nhưng lòng thương Chúa không bỏ con người, Ngài ban Con Một Ngài xuống trần làm nhịp cầu nối lại tình liên đới cha con. Đó là ý nghĩa đích thực khi Ngài phán: “Ta là sự sống”. Do đó kẻ tin và đón nhận thì dù có chết cũng được sống. Mỗi khi chúng ta phạm tội, là chúng ta đã chết trong cái xác sinh động còn sống thôi. Cái chết theo chúng ta hiểu là một sự thay đổi hình thức. Chết là cánh cửa đóng lại với bên này và mở ra cho đời sau. Chết là con đò chở người từ bến đời này qua bến đời sau. Nếu ta phạm tội đời này thì con đò cũng chở chúng ta về bến xa Chúa là địa ngục. Nếu chúng ta được ân nghĩa với Chúa ở đời này, thì cửa mở ra cho đời sau là cửa ân nghĩa thiên đàng.
Con người vốn thiết tha với cõi đời này là vì nó thực tế, nó hiển nhiên. Con người sợ đời sau vì nó mập mờ, không biết đến bến nào. Nhưng nếu ta chỉ sống có cái xác trên trần gian thôi, thì chưa phải là sống thực. Vậy phải ráng có sự sống thực, có Chúa Kitô là sự sống, có lề luật là thành lũy tránh sự dữ, có yêu thương nhau làm bảo đảm sự sống ở đời này và bảo đảm sự sống vui của đời sau. Ước gì chúng ta luôn sống trong thể xác linh động này, sống trong bình an của tâm hồn, sống trong ân phúc liên đới mật thiết với Chúa, để khi dù thân xác ta chết, ta vẫn được sống đời đời. (Jn. 12:20-33) 3-2003
62. Giá trị của đau khổ – Lm. Minh Vận, CRM
Vào một đêm giông bão, gió thổi mịt mù, mưa rơi như trút, một ông già với bà vợ chạy vào văn phòng của một khách sạn nhỏ ở Philadelphia. Ông già tỏ dấu khiêm tốn nhã nhặn hỏi viên thư ký: “Anh có thể cho chúng tôi một phòng nhỏ không? Vì tất cả các khách sạn lớn đều đã chật rồi”. Viên thư ký trả lời: “Thưa ông, tất cả các phòng đều đã có người mướn, nhưng tôi không thể để cho những người dễ thương và đáng kính như ông bà phải ra đi trong mưa gió vào lúc một giờ sáng như thế này được. Ông bà có thể ngủ trong phòng của tôi”. Ông khách vội hỏi lại: “Thế thì cậu ngủ ở đâu?” Viên thư ký đáp: “Thưa, ông đừng lo, tôi sẽ tự liệu mà”. Vừa nói, viên thư ký trẻ vừa dẫn hai ông bà khách lên phòng của mình. Sáng hôm sau, khi xuống trả tiền phòng, ông khách nói với viên thư ký đã nhường phòng cho mình: “Cậu là viên thư ký quảng đại, đáng làm quản lý một khách sạn lớn nhất của Hoa Kỳ. Có lẽ mai ngày, tôi sẽ xây khách sạn đó cho cậu”.
Hai năm sau, viên thư ký trẻ này nhận được một bức thư, kèm theo một vé máy bay khứ hồi đi New York, với lời ghi chú của ông khách trong một đêm mưa gió nọ tại Philadelphia, muốn gặp chàng tại New York. Khi chàng tới gặp ông khách cũ, ông dẫn chàng tới một góc đại lộ số 5 đường 34, chỉ vào ngôi khách sạn mới xây nguy nga đồ sộ và nói với chàng: “Đây là ngôi khách sạn tôi đã xây cho cậu làm quản lý”. Nghẹn ngào vì cảm động, chàng thư ký trẻ tuổi tên là George C. Boldt đó, chỉ biết lắp bắp lời: “Xin hết lòng cảm ơn ông”. Ông khách già chủ ngôi khách sạn đó là William Walford Astoria. Và ngôi khách sạn sang nhất trong thời bấy giờ là Walford Astoria.
1. NGƯỜI CÓ CÔNG MỚI ĐÁNG THƯỞNG
Một sinh viên đại học, muốn vượt qua được các kỳ thi tuyển, muốn đoạt được mảnh bằng bác sĩ, kỹ sư, luật sư, muốn được thành công trong bất cứ nghề nghiệp nào, một chức vụ nào trong xã hội, đều cần phải chuyên chăm học hành, phải chịu khó, hy sinh, vất vả, phải thức khuya dậy sớm.
Một quân nhân, muốn được trọng thưởng, cần phải tham dự các cuộc chiến thắng vẻ vang nơi các trận địa, và khải hoàn trở về với danh nghĩa một vị anh hùng dân tộc, được dân chúng ca ngợi. Một sĩ quan quân đội, muốn chiếm được những tấm huy chương vàng bắc đẩu bội tinh, với tấm bằng tưởng thưởng; hoặc muốn được thăng quan tiến chức, cũng cần phải lập được nhiều thành tích vẻ vang, nhiều chiến công oanh liệt.
Không khi nào người ta lại trọng thưởng cho những kẻ lười biếng, những kẻ ăn không ngồi rồi, những kẻ chơi bời lêu lổng. Trái lại, những ai càng biết chịu khó, vất vả, hy sinh, chịu tủi nhục, càng lập được nhiều thành tích, càng đáng được trọng thưởng, được tôn trọng, được tán dương. Vì công trạng bao giờ cũng tương xứng với huân nghiệp đã lập.
2. ĐỂ ĐƯỢC PHỤC SINH VINH QUANG
Chúa Kitô, trong bài Tin Mừng hôm nay đã quả quyết: “Quả thật, quả thật, Ta nói với các con: Nếu hạt lúa mì gieo xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình, nhưng nếu nó thối đi, thì nó sẽ sinh nhiều bông hạt”. Cũng chỉ vì muốn cho chúng ta được sự sống đời đời, mà Chúa đã phải quả quyết với chúng ta rằng: “Ai yêu sự sống mình sẽ mất, còn ai ghét sự sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời”.
Đây là một bài học rất thực tế, một hình ảnh rất cụ thể ngay trong thiên nhiên: Nhà nông gieo hạt giống xuống đất, sau ít lâu thấy làn vỏ mục thối, một mầm sống trồi lên, và với ngày tháng trôi qua, mần sống đã vươn lên thành cây, phát sinh bông hạt nặng trĩu và một cánh đồng lúa chín vàng, ngào ngạt hương thơm, đem lại cho nhà nông một mùa gặt phong nhiêu và một niềm vui dào dạt. Trái lại, nếu hạt giống gieo xuống đất mà cứ trơ trơ, không đời nào có thể phát sinh bông hạt, khiến cho nhà nông phải thất vọng.
Chính Chúa Kitô, “Khi còn sống ở trần gian này, Người cũng đã phải lớn tiếng và rơi lệ dâng lời cầu xin khẩn nguyện lên Đấng có thể cứu Người khỏi chết” và “Dầu là Con Thiên Chúa, Người cũng đã phải chịu muôn vàn thống khổ, phải chịu chết tất tưởi để khi hoàn tất, Người đã trở nên căn nguyên Ơn Cứu Độ đời đời cho tất cả chúng ta” (xem Heb 5:7-9). Như thế, Người đã phải chịu chết, Người mới đem lại cho chúng ta sự sống, sự sống siêu nhiên, sự sống vĩnh cửu của Người.
Để được phục sinh vinh hiển, Chúa Kitô đã phải trải qua sự chết. Nếu chúng ta muốn được phục sinh vinh hiển với Chúa, được Chúa cho tham dự sự sống thật của Người. Để được đồng hưởng hạnh phúc đời đời với Chúa, chúng ta cũng cần phải chết với Chúa, đồng chung đau khổ, hy sinh, tủi nhục với Người. Không có hy sinh đau khổ thập giá, không thể có danh dự vinh quang được. Vì: “Per Crucem ad Lucem”-“Từ Thập Giá tới Nguồn Sáng”.
3. ĐỂ ĐAU KHỔ CÓ GIÁ TRỊ CỨU RỖI
Với cái nhìn có vẻ bi quan, người ta gọi trần gian là nơi khổ ải, là thung lũng nước mắt; nhưng với cái nhìn lạc quan phấn khởi thì, trần gian lại là nơi lập công, là trường tập đức. Theo Thánh Phaolô thì thời gian sống trên trần gian, còn được mệnh danh là: “Thời cơ thuận tiện, là ngày cứu độ”. Nhưng dù theo quan niệm nào đi nữa, thì chắc chắn: Trần gian chưa phải là nơi an hưởng hạnh phúc, cũng chưa phải là nhà vĩnh cửu; mà mới chỉ là nơi tạm trú, là đàng dẫn tới quê hương chân thật và vĩnh cửu là Thiên Quốc. Chúng ta sống trên trần gian chỉ là những lữ khách đang trên đường tiến về quê hương bất diệt, là nơi chúng ta sẽ được đồng hưởng hạnh phúc vĩnh cửu, sung mãn tràn đầy với Chúa là Cha đầy yêu đương của chúng ta.
Dù muốn hay không thì khi còn sống trên trần gian, chúng ta còn gặp muôn vàn điều trái ý, khó khăn, nghịch cảnh; nhưng nếu chúng ta biết vui lòng lãnh nhận, vui tươi chịu đựng vì lòng yêu mến Chúa, hợp với Giá Máu Cứu Chuộc của Chúa Kitô, thì những đau khổ đó sẽ giúp chúng ta đạt được Ơn Cứu Độ, có giá trị đền tội và lập công, thánh hóa mình và thánh hóa tha nhân. Trái lại, nếu miễn cưỡng, cực chẳng đã phải chịu, thì đau khổ sẽ chẳng đem lại ích gì cho chúng ta, lại còn làm cho chúng ta phải ngã quỵ.
Kết Luận
Tấm lòng hào hiệp và quảng đại hy sinh của một viên thư ký, trong một khách sạn nhỏ dành cho ông bà khách, giữa đêm khuya bão tố trong câu truyện chúng ta vừa nghe, đã khiến ông bà khách cảm phục và đã ban cho cậu một phần thưởng trọng hậu đến thế; thì những hy sinh đau khổ chúng ta vui lòng lãnh nhận vì lòng kính mến Chúa, còn đáng được Chúa trọng thưởng chúng ta gấp trăm ngàn lần hơn nữa. Vả nữa, phần thưởng đời này chỉ có cùng có hạn, nhưng phần thưởng Chúa ban cho chúng ta đời sau sẽ vô cùng vô tận.
Lạy Mẹ, Mẹ đã can đảm và quảng đại lãnh nhận mọi đau thương thống khổ của sứ mạng Đồng Công để hiệp thông với Chúa Cứu Thế Con Mẹ, lập nên Giá Cứu Độ cho chúng con; xin Mẹ cho chúng con cũng được can đảm theo gương Mẹ, chấp nhận tất cả mọi nỗi gian truân Chúa gởi đến, để chúng con cũng được thông phần với Chúa và Mẹ, hầu cứu độ tha nhân như sứ mạng Chúa đã ủy thác cho chúng con.
63. Suy niệm của Lm. Nguyễn Hữu An.
GIỚI THIỆU CHÚA
Trên các chương trình tivi đều có mục quảng cáo. Người ta giới thiệu sản phẩm, cái gì cũng nhất, cái gì cũng đẹp cũng bền. Thông tin quảng cáo đã tác động mỗi ngày nhiều lần vào người xem tạo nên một ấn tượng mạnh. Từ đó trong tiềm thức, khách hàng sẽ tìm mua sản phẩm ấy. Quảng cáo là giới thiệu những gì là độc đáo nhất. Mục đích của giới thiệu là để biết nhau. Muốn giơí thiệu một người thì phải biết về người đó, tuỳ theo mối liên hệ giữa hai người mà mức độ biết nhau nhiều hay ít. Nếu không biết rõ về một người thì có thể giới thiệu sai về người ấy.
Trong Phúc Âm có đề cập đến việc giới thiệu. Có ba lời giới thiệu tiêu biểu:
– Chúa Cha giới thiệu Chúa Kitô: “Đây là con Ta yêu dấu, làm đẹp Ta mọi đàng”. (Mt 4,17).
– Chúa Kitô giới thiệu Chúa Cha: ”Ai thấy Thầy là thấy Cha”. (Ga 14,9)
– Gioan Tẩy Giả giới thiệu Chúa Kitô: “Đây là Chiên Thiên Chúa. Đây Đấng xoá tội trần gian… Người đến sau tôi nhưng quyền thế hơn tôi vì có trươc tôi… Ngài làm phép rửa trong Thánh Thần”. (x. Ga 1,29-34).
Trong khi toàn miền Giêrusalem và Giuđê đang coi Gioan như thần tượng, thì chỉ vì để giới thiệu Chúa Kitô, Gioan đã từ giã sự nổi danh của mình lặng lẽ rút lui. Chúa Kitô giới thiệu Chúa Cha bằng cách nói cho người nghe hãy nhìn vào chính Ngài. Gioan Tẩy Giả đã giới thiệu Chúa Kitô bằng cách nói cho người nghe đừng nhìn vào mình, nhưng nhìn thẳng vào Chúa. Đây là cách giới thiệu chính xác nhất khi một người muốn giới thiệu cho người khác về Thiên Chúa.
Trong ba câu đầu của Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay (Ga 12,20-33), Thánh Gioan Tông Đồ đã kể lại lời giới thiệu về Chúa Giêsu. Khi Người long trọng tiến vào Giêrusalem để mừng Lễ Vượt Qua lần cuối cùng và cũng là chuyến từ giã thế gian để về cùng Cha, có những người Hy Lạp khi được nghe giới thiệu, họ đã muốn tìm gặp Người. Họ là dân ngoại có cảm tình với Do Thái Giáo “Họ lên Giêrusalem thờ phượng Thiên Chúa dịp Lễ Vượt Qua”. Việc họ tìm đến với Chúa Giêsu mang tính biểu tượng: dấu chỉ báo trước sự lên đường đến với Đức Kitô của muôn dân; dấu chỉ loan báo giờ Ơn Cứu Độ đã đến.
Những người dân ngoại này tìm gặp Chúa Giêsu không phải chỉ để trông thấy mà thôi, nhưng họ muốn gặp để chuyện trò với Người, đàm đạo với Người. Họ đang bước tới trên con đường Đức Tin.
Họ đến gần Philípphê và xin ông giới thiệu để gặp Chúa Giêsu. Philípphê đi nói với Anrê. Cả hai ông đến thưa với Chúa. Ở đây ta thấy tầm quan trọng của vai trò trung gian, của người giới thiệu, đến với Chúa cần có người giới thiệu, người dẫn đường.
Hôm nay, trong Giáo Xứ chúng ta có nghi thức tiếp nhận các anh chị em Dự Tòng vào Giáo Hội. Đây là nhừng người lương dân thiện chí muốn trở nên người Kitô hữu. Họ khao khát chân lý. Họ mong muốn tìm gặp Chúa Kitô và đón nhận tình yêu của Người. Sau sáu tháng học tập về Giáo Lý, họ được tiếp nhận vào cộng đoàn và chuẩn bị lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy trong Đêm Vọng Phục Sinh để trở thành con cái Chúa.
Kính thưa anh chị em
Dự Tòng, trở thành một Kitô hữu không chỉ là gia nhập một cộng đoàn Giáo Xứ, chấp nhận Giáo Lý của Chúa và Giáo Hội mà còn quan trọng hơn là gặp gỡ Thiên Chúa và khám phá ra tình yêu vô tận của Người trong chính cuộc đời mỗi người.
Thật ra, mỗi người Dự Tòng đã được Thiên Chúa yêu thương. Người hiện diện trong cuộc đời mỗi người từ lầu rồi, mặc dù anh chị em chưa bao giờ nghĩ tới để nhận ra Người. Anh chị em tìm kiếm Thiên Chúa, nhưng thực ra Thiên Chúa tìm kiếm anh chị em trước. Nhờ Người mà cuộc tìm kiếm của anh chị em thành tựu và hôm nay chúng ta đang đối diện với Người, gặp gỡ Người.
Một cuộc gặp gỡ, một tình yêu có thể làm đảo lộn cả một cuộc đời. Khám phá ra tình yêu Thiên Chúa trong đời mình quả là một biến cố vô cùng quan trọng. Trong ánh sáng tình yêu của Thiên Chúa, kể từ nay cuộc đời anh chị em sẽ thay đổi dần. Thiên Chúa luôn hiện diện trong cuộc đời anh chị em. Hãy đón nhận Người với lòng tri ân cảm tạ. Cùng với Người anh chị em hãy bắt đầu một cuộc sống mới. Đó là cách tốt nhất để đáp lại tình yêu của Thiên Chúa dành cho anh chị em.
Kính thưa cộng đoàn, hôm nay Giáo Xứ chúng ta tiếp nhận các anh chị em Dự Tòng. Hạt giống Đức Tin đã ươm mầm và mọc lên. Biết bao công sức, bao nỗ lực của các Hội Đoàn, bao người đã dày công chăm sóc cho những hạt giống Đức Tin ấy để hôm nay Thiên Chúa cho mọc lên.
Những Dự Tòng đây đến với Chúa, tin vào Người là nhờ lời giới thiệu và gương sống chứng tá của tất cả chúng ta. Có biết bao người trở lại vì trước đây đã có những kỷ niệm đẹp về Đạo của Chúa. Có những người theo Đạo vì trước kia đã học trường Đạo. Có người khác theo Đạo vì đã có một ân nhân là người Công giáo. Cũng có những người cảm phục một tấm gương chứng tá của Phúc Âm. Có người lại nhận thấy đời sống người Kitô hữu trong gia đình, làng xóm tràn đầy tình bác ái.
Hôm nay Giáo Xứ chúng ta hân hoan thu hoạch một mùa lúa do công lao của biết bao người. Tạ Ơn Chúa và tri ân những người truyền giáo âm thầm cho Giáo Hội. Bổn phận giới thiệu Chúa cho người khác là một ân sủng Chúa ban. Khi giới thiệu Chúa cũng chính là lúc chúng ta thánh hoá bản thân mình.
Thiên Chúa là tình yêu. Vậy lời giới thiệu trung thực nhất phải là lời ca ngợi về một Thiên Chúa tình thương. Để nói về tình thương, chúng ta phải có kinh nghiệm về tình thương. Cách chuyển thông chính xác nhất tình thương của Thiên Chúa là bản thân mỗi người yêu tha nhân với tấm lòng chân thành của mình.
Lời giới thiệu của Gioan Tẩy Giả về Chúa Kitô rất ngắn. Điều đó nhắn nhủ rằng: Để giới thiệu về Chúa chưa chắc đã cần nói nhiều. Vì nói nhiều chưa chắc đã là nói hay. Nói hay mà không đúng thì chỉ làm người nghe lạc lối. Để giới thiệu về Chúa cần nói đúng và sống điều mình rao giảng. Khuôn mặt đúng nhất của Chúa là tình yêu thương “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nổi ban Con Một của Ngài” (Ga 3,16) và tình yêu thương ấy là: “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình thương của người hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13).
Chúng ta hãy là hạt lúa, đến mảnh đất nào thì gieo mầm xanh tình thương để mảnh đất ấy bừng lên sự sống xanh tươi, hứa hẹn một mùa gặt tốt đẹp.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam