Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 14
Tổng truy cập: 1376009
SỬA LỖI CHO NHAU
Sữa lỗi cho nhau – Lm Giuse Tạ Duy Tuyền
Thời đại hôm nay là thời đại kinh tế thị trường. Mọi quan hệ giữa người với người đều dựa trên lợi nhuận kinh tế. Tôi quan hệ với anh tôi có lợi điều gì? Tôi làm việc này tôi có hưởng được lợi lộc gì? Tôi đầu tư công sức vào việc này, tôi sẽ được lời lãi bao nhiêu? Thế nên, những việc không có lợi, người ta thường tìm cách tránh né. Người ta thường suy xét thiệt hơn. Không ai dại gì gánh nợ cho người khác. Không ai dại gì can thiệp vào chuyện của người khác. Con người hôm nay là vậy, nhưng bác ái kytô giáo không cho phép chúng ta dửng dưng với đồng loại. Một tình yêu đích thực không thể làm ngơ trước nguy hiểm của người mình yêu. Đức ái đòi hỏi phải dấn thân và làm cho người anh em của mình được sống và sống ngập tràn hạnh phúc.
Một cuộc sống hạnh phúc đích thực không hệ tại ở tiền bạc, danh vọng, lạc thú mà quan yếu ở tâm hồn bình an. Bình an ở tại lòng người. Lòng người không chạy theo điều gian dối. Không chạy theo thói xa hoa trụy lạc. Không làm điều bất chính hay vương vấn lỗi lầm mới có bình an tâm hồn.
Như vậy đứng trước những hành vi xấu xa tội lỗi của anh em, tôi nên làm ngơ hay nói sự thật. Tôi nên giúp họ nhận ra điều sai lỗi hay tôi theo chủ nghĩa "mackeno". Tôi có bổn phận giúp người anh em tìm lại bình an tâm hồn khi sống theo đạo lý làm người, và làm con Chúa hay tôi để họ mãi sa lầy trong vũng bùn tội lỗi và bóng đêm của gian tà.
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta phải can đảm và kiên nhẫn sửa lỗi cho nhau. Sửa lỗi cho nhau là hành vi bác ái, là giúp anh em mình sống đúng phẩm giá làm người, là nỗ lực đưa anh em mình trở về nẻo chính đường ngay. Sửa lỗi cho nhau không chỉ là điều cần thiết mà còn là bổn phận của các bậc làm cha mẹ, anh chị, hay của những người có nghĩa vụ giáo dục và hướng dẫn người khác. Vì "nuôi con chẳng dạy chẳng răn - Thà rằng nuôi lợn lấy lòng mà ăn".
Nhưng sửa lỗi khác với trừng phạt. Sửa lỗi cần kín đáo, tế nhị, còn trừng phạt thường mạt sát, hạ bệ và công khai. Người được sửa lỗi là người được yêu thương. Người bị trừng phạt là người bị loại ra khỏi xã hội và cộng đồng nhân loại.
Thế nên, sửa lỗi anh em trong đức ái không có nghĩa là dò xét, vạch lá tìm sâu, bé xé ra to, ít xít ra nhiều. Càng không được kể lỗi lầm của anh em ra bất cứ ai, mà cần ý thức rằng "nhân vô thập toàn", là người ai cũng có lầm lỗi, là người ai cũng có khiếm khuyết, nên cần cảm thông hơn là kết án, nên giúp họ làm lại cuộc đời hơn là tẩy chay.
Bài phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu đưa ra những bước sửa lỗi anh em.
- Bước thứ nhất là đối thoại. Đối thoại là giúp họ nhận ra việc họ làm, lời họ nói là sai. Đối thoại để họ nhận ra lầm lỗi, để họ ý thức được việc họ làm, lời họ nói là xấu, là sai với đạo lý làm người.
- Bước thứ hai cần thêm người khác tác động. Có thể là bạn bè thân hữu của người phạm lỗi, hay có thể là người có uy tín trong cộng đoàn. Người khác tác động là người có liên quan đến người phạm lỗi chứ không phải bạ ai cũng nói, gặp ai cũng chia sẻ, làm như thế người có lỗi chỉ thêm mặc cảm vì lỗi của mình, và oán ghét chúng ta hơn là biết ơn chúng ta.
- Bước thứ ba là đưa ra cộng đồng. Người ta vẫn thường nói "xã có phép tắc của xã. Làng có khuôn phép của làng". Mỗi một đơn vị đều có những lề thói giúp nhau sống kỷ cương và đảm bảo an ninh xã hội. Thế nên, cộng đồng sẽ giúp cho con người sống tốt hơn và cho môi trường sống được lành mạnh và an bình hơn
- Bước thứ tư: hãy cùng nhau hợp lời cầu nguyện cho họ. Trên hết mọi sự là hãy cầu nguyện cho người anh em chúng ta. Lời cầu nguyện của chúng ta vì nhu cầu cộng đoàn và cho cộng đoàn sẽ được Chúa chấp nhận.
Như vậy, bác ái kytô giáo không cho phép chúng ta dửng dưng hay làm ngơ trước lầm lỗi của tha nhân, nhất là những lầm lỗi có thể gây ảnh hưởng xấu trong cộng đoàn, hay mất an ninh cho xã hội. Dửng dưng hay làm ngơ là chúng ta thiếu tình yêu liên đới với tha nhân và thiếu trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ sự trong sạch cũng như sự lành mạnh cho cộng đoàn.
Bác ái kytô giáo đòi hỏi chúng ta cảm thông với yếu đuối của tha nhân, nhưng không dung dưỡng sự xấu trong cộng đoàn. Chúng ta không được thanh trừng hay tẩy chay anh em nhưng phải thanh tẩy môi trường chúng ta đang sống khỏi những thói hư tật xấu, những tệ nạn gây ảnh hưởng xấu đến đời sống chung của cộng đoàn.
Xin Chúa ban cho chúng ta một tấm lòng khiêm tốn để nhận ra sự yếu đuối tội lỗi của mình mà sẵn lòng đón nhận lời góp ý, sửa lỗi của anh em. Vì "kẻ dám chê ta mới thật là thầy và là bạn ta, còn kẻ nịnh hót, tâng bốc ta chỉ làm hại cuộc đời ta".
Xin Chúa soi lòng mở trí để chúng ta luôn dám nói sự thật với anh em, cho dẫu sự thật mất lòng nhưng là cách tốt nhất để kiện toàn anh em nên trọn hảo hơn. Amen.
6. Sửa lỗi cho nhau
(Suy niệm của Lm Giuse Tạ Duy Tuyền)
Con người luôn có lầm lỗi. Ai nên khôn mà không dại một lần. Và chắc chắn là không chỉ một lần mà rất nhiều lần trong cuộc đời. Phạm lỗi cũng không dừng lại ở lứa tuổi nào mà ở bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể phạm lỗi. Có điều là chẳng mấy ai trong chúng ta dám nhận mình có lỗi. Chẳng mấy ai dám thú nhận về những lầm lỗi của bản thân.
Đó là điều mà chúng ta cần phải được người khác sửa lỗi. Nếu không được người khác sửa sai thì mình sẽ không bao giờ đứng lên làm lại cuộc đời. Một đứa bé để có thể nói đúng, nói không sai chính tả cần được cha mẹ sửa giọng nhiều lần mới có thể nói không bị ngọng. Về nhân bản con người cũng phải được người khác dạy bảo, sửa lỗi thì mới hoàn thiện chính mình.
Như vậy, sửa lỗi là bổn phận của cha mẹ, của thầy cô, của bạn bè và nhận được sự chỉ dạy là của từng người chúng ta. Nếu chúng ta không sửa lỗi cho anh em là chúng ta đang có lỗi với chính mình vì chúng ta chưa sống tròn bổn phận của mình với tha nhân. Đôi khi còn bị người mà mình đã không dậy dỗ oán trách lại chúng ta.
Có một đứa trẻ từ nhỏ đã thích ăn trộm. Một hôm, nó đi học về, trong cặp có thêm một chiếc bảng học sinh. Mẹ nó hỏi:
- Sao con lại có tới hai chiếc bảng?
Đứa con đáp:
- Một cái là của bạn cùng lớp với con. Con đã lén lấy cho vào cặp đấy.
Bà mẹ vui mừng nói:
- Con của mẹ thật thông minh. Hai cái bảng chắc chắn là tốt hơn một cái rồi.
Ít lâu sau, đứa con lại mang về một cái áo da, trị giá 50 quan tiền. Đứa con đưa chiếc áo da cho mẹ, mẹ nó khen:
- Con trai của mẹ thật là giỏi, biết hiếu thảo với mẹ. Ra mẹ thơm một cái nào.
Đứa con trai ngày một lớn lên, càng ngày càng lấy trộm những thứ có giá trị hơn. Hôm nay ăn trộm bò, ngày mai ăn trộm ngựa, ngày hôm sau trộm vàng bạc châu báu. Bà mẹ luôn luôn khen ngợi con, trong nhà thiếu thứ gì, liền bảo với con trai để nó đi trộm về.
Có một lần, đứa con ăn trộm đồ bị người ta bắt quả tang, giải lên quan phủ. Vì hắn trộm quá nhiều thứ nên bị phạt tội chết. Tên trộm bị trói hai tay ra sau lưng, giải ra pháp trường. Mẹ hắn đi theo sau, khóc lóc thảm thiết. Tại pháp trường, tên trộm xin quan cho hắn được nói với mẹ vài lời. Khi bà mẹ bước tới gần, hắn liền cắn mạnh vào tai mẹ. Mẹ hắn đau quá kêu toáng lên, lớn tiếng mắng con:
- Mày thật là đồ bất hiếu, tự mình phạm tội chết còn chưa đủ hay sao mà còn muốn làm mẹ thành tật à?
Đứa con giận dữ nói với mẹ hắn:
- Lần đầu tiên tôi ăn trộm cái bảng về, nếu bà đánh tôi một trận và dạy bảo tôi thì tôi không đến nỗi như ngày hôm nay và đã không bị xử tội chết.
Hóa ra không dạy dỗ người khác có khi dẫn đến “gậy ông đập lưng ông”. Dạy người khác sửa sai là giúp mình được sống bình an hạnh phúc. Không dạy người khác sửa sai là mình đang “nuôi ong trong tay áo”, hậu quả sẽ là mình bị ong chích đầu tiên. Thế nên, khi làm điều sai trái, dù là cái sai rất nhỏ, thì cũng phải kịp thời sửa chữa. Nếu không, cứ để nó lớn dần lên thành cái sai nghiêm trọng thì có thể khiến mình phải hối hận cả đời.
Hôm nay Chúa nhắc chúng ta phải sửa lỗi cho nhau. Sửa lỗi không phải chỉ trích. Chỉ trích là công kích nhau, là rêu rao lỗi lầm của nhau. Chỉ trích thường thiếu bác ái, thiếu tinh thần xây dựng cho nhau. Sửa lỗi đòi tế nhị, kín đáo, thông cảm với yếu đuối lỗi lầm của nhau. Sửa lỗi là một bổn phận, là bác ái mà chúng ta phải thực thi cho tha nhân. Sửa lỗi trái ngược với bỏ mặc, và thiếu trách nhiệm với tha nhân. Trong tinh thần bác ái và yêu thương chúng ta phải có bổn phận sửa lỗi cho nhau. Cha mẹ sửa lỗi cho con cái. Vợ chồng sửa lỗi cho nhau. Thầy cô sửa lỗi cho học trò. Bạn bè sửa lỗi cho nhau. Tất cả phải có bổn phận giúp nhau thăng tiến. Không bỏ mặc nhau nhưng luôn dìu nhau tiến bước.
Sửa lỗi cho nhau không chỉ với tội lớn mà ngay cả tội nhỏ cũng cần được nhắc nhở, được giúp cải thiện. Bởi vì “nhỏ ăn trộm dây cột bò, lớn sẽ ăn trộm cả con bò”. Vì phạm tội sẽ thành thói quen. Phạm tội một lần thì sợ hãi, nhưng nhiều lần thì lương tâm đã chai lì, đánh mất sự sợ hãi lo âu.
Chúa Giê-su dạy ta cách sửa lỗi tiệm tiến với tình yêu thật tế nhị. Sửa lỗi cách kín đáo bằng lời chân tình góp ý thẳng ngay với nhau. Nếu thất bại cần thêm lời của nhân chứng để người được sửa lỗi càng nhận biết lỗi lầm của mình hơn. Nếu vẫn thất bại thì cần đến cộng đoàn để nhờ sức mạnh của cộng đoàn giúp kẻ có lỗi ăn năn sửa đổi.
Xin Chúa giúp chúng ta biết can đảm sửa lại những lỗi lầm. Biết bỏ đi tính tự ái, cố chấp để lắng nghe lời góp ý chân thành của tha nhân. Xin đừng vì cố chấp mà trở thành kẻ ngang bướng làm hại đến cộng đoàn. Amen.
7. Hào quang của tha thứ – Thiên Phúc
Theo ABC News, ông Yigal Cohen, một người Itraen bị đau tim nặng vừa nhận được trái tim của một người Palestin trong cuộc phẫu thuật ngày 5-6-2000, Gia đình ông Mazen Joulani, người hiến tặng tim, cho biết ông vừa bi lnhững người Do Thái bắn hãi tại một tiệm cà phê ngoài trời.
Gia đình này quyết định hiến tim của Joulani vào thứ sáu tuần qua, ngay trong ngày mà cuộc nổ bom ở Tel Aviv làm thiệt mạng 21 người. Những phần nội tạng khác của Joulani cũng sẽ được ghép cho một số người Itraen khác.
Bác sĩ Lavie, người thực hiện ca mổ, nói khi ông cầm hai trái tim trong tay, ông nhận ra rằng tất cả những mâu thuẫn sắc tộc là hoàn toàn vô nghĩa.
***
Nếu chúng ta biết rõ mối thù truyền kiếp giữa người Itraen và người Palestin, nếu chúng ta nhìn thấy những cuộc xung đột đẫm máu thường xuyên xảy ra giữa hai dân tộc này trên truyền hình, báo chí, chúng ta mới thấy nghĩa cử hiến tặng trái tim để cứu sống kẻ thù, mới thật là nghĩa cả vô cùng cao đẹp. Không những anh chỉ tha thứ cho kẻ thù đã bắn chết mình, mà còn trao ban luôn trái tim và các phần nội tạng khác để cứu sống những kẻ đã sát hại dân tộc mình. Đối với những người không có tấm long khoan dung tha thứ thì đây là hành động điên rồ, thậm chí còn là việc ngu xuẩn. Nhưng với những người có niềm tin thì đó lại là bằng chứng hùng hồn của người môn đệ Đức Kitô: “Anh em phải thương yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ oán ghét anh em” (Lc 6,27).
Tin mừng hôm nay thuật lại:
“Bấy giờ, ông Phêrô đến gần Đức Giêsu mà hỏi rằng: “Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần” Có phải bảy lần không? “Đức Giêsu đáp: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bẩy” (Mt 18,21-22).
Điều đó có nghĩa là phải tha thứ hoài, tha thứ mãi tha thứ đến vô cùng. Đó là nét mới trong dung mạo của Đức Giêsu. Mọi quốc gia, đảng phải, phong trào đều chống lại điều xấu, đề phòng kẻ gian ác, tiêu diệt kẻ thù, duy chỉ mình Đức Giêsu dạy: “Hãy yêu thương kẻ thù”. Người đã chiếu tỏa nét cao quý ấy ngay trên thập giá, khi các kẻ thù hành hạ, chế nhạo, và đóng đinh Người: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34).
8. Hoà giải
Yêu thương là ước mong và làm điều tốt cho người mình yêu. Một trong những điều tốt mà chúng ta nên làm và phải làm là giúp nhau nên trọn lành, nên tốt hơn trong từng ngày sống của chúng ta. Đã mang thân phận của con người thì không ai là không có những lần lỗi phạm. Chúng ta cần hình nhận sự thật đó để can đảm giúp người khác sửa sai và giúp chúng ta khiêm tốn đón nhận những góp ý và sửa lỗi của người khác dành cho mình. Chúng ta phải khiêm tốn nhìn nhận rằng: nếu mình còn có người giúp sửa sai và chỉ ra lỗi phạm của mình thì hãy lấy đó làm niềm vui vì biết rằng mình còn được người khác yêu thương.
Nhưng chúng ta phải nhớ rằng: sửa lỗi người khác và giúp người khác nhận ra lỗi lầm của mình không phải là chuyện dễ. Nó là một nghệ thuật. Nếu không khéo trong việc này, chúng ta sẽ mất cả chì lẫn chài. Bởi thế, Chúa Giêsu mới dạy chúng ta một phương thế để giúp những người sai lỗi mà chúng ta nên áp dụng cách triệt để trong sự khéo léo và khôn ngoan của ta.. vì giúp nhau nên lành thánh trở nên bổn phận bó buộc đối vớI người Kitô hữu chúng ta.
1. Mạnh dạn góp ý cho người sai lỗi:
Bản chất của Hội thánh là thánh thiện, nhưng Hội thánh đang cưu mang những con người chưa thánh và tội lỗi trong đó với ước mong giúp họ nên thánh và được hưởng nhờ ơn cứu độ của Chúa. Chúng ta không thể lạnh lùng khi thấy anh em mình sa ngã, bởi lẽ, tất cả chúng ta làm nên một thân thể và thông hiệp với nhau, mang những vết thương của nhau.
Chỉ ai yêu thương thật sự mới góp ý chân thật và thẳng thắn. Nhiều lúc, chúng ta chỉ dám nói sau lưng và nói quá nhiều những lỗi lầm của người khác. Hành động như thế, không lợi gì cho anh em của ta mà cũng chẳng lợi gì cho ta vì ta mang tội nói xấu anh em mình. Chúng ta không dám góp ý thẳng với anh em mình có thể vì chúng ta sợ: người khác giận mình, sợ người khác không đón nhận, sợ mất quyền lợi của mình...góp ý xây dựng là một dấu chỉ của yêu thương, chứ không phải là vạch lá tìm sâu. Nếu không phải vì đức yêu thương, ta tránh sửa lỗI người khác mà ta không có nhiệm vụ.
2. Tế nhị và tôn trọng kẻ sai lỗi:
Góp ý và sửa lỗi cho người khác là một nghệ thuật. Chúa Giêsu đã chỉ cho chúng ta những bước tiến hành để sửa lỗi cho người anh em của mình. Trước hết là sự gặp gỡ của ta với đương sự một cách âm thầm và kín đáo trên nguyên tắc là tôn trọng nhau. Nếu người sai lỗi cứ bướng bỉnh, cố chấp thì ta nên đem theo vài người nữa. Làm thế không phải là gây áp lực nhưng để vấn đề được sáng tỏ thêm và khách quan hơn. Nếu đương sự vẫn không nghe thì phảI đưa họ đến với cộng đoàn để cộng đoàn sửa sai họ. Nếu họ vẫn không chịu đón nhận thì có nghĩa là tự họ đã cô lập họ, tự họ tạo ra bóng đêm cho mình.
Như thế, việc góp ý nên tiến hành qua nhiều giai đọan. Thái độ và tâm tình cần có của người sửa lỗi là tế nhị, tôn trọng, yêu thương, kiên nhẫn với kẻ sai lỗi. Chúng ta cần có trái tim yêu thương của Chúa để luôn thao thức và quyết tâm đưa những kẻ lầm đường lạc lối về với Chúa: " Ta không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được sống."
Hội thánh là một gia đình yêu thương và là nơi hàn gắn những bất hoà chia rẽ. Vì thế, mọi người phải có trách nhiệm liên đới với nhau để tạo sự hiệp thông liên lỉ trong Giáo hội Chúa. Mỗi người chúng ta cần trở thành sợi dây liên kết tình anh em trong cộng đoàn nơi mình sống. Một cộng đoàn trưởng thành là một cộng đoàn có khả năng ngồi lại với nhau để góp ý và giúp nhau sửa lỗi. Chúng ta cần yêu thương để dám góp ý và cần khiêm tốn để được góp ý.
Ngày nay, khi đi trên đường ở nước Thụy sĩ, người ta nhìn thấy một tấm biển lớn, trên đó có trình bày hai chiếc xe hơi: một chiếc màu đỏ, một chiếc màu xanh. Cả hai xe đi cùng chiều với nhau, những người ngồi trong hai chiếc xe ấy đang chào nhau và tươi cười với nhau. Người lái xe xanh đang ra dấu cám ơn lại bằng cách giở mũ chào.
Ở phần dưới tấm biển có ghi một hàng chữ: "Hợp tác là an toàn". Điều này muốn nói lên rằng: giúp đỡ lẫn nhau, đối xử tốt với nhau như người cộng sự bằng tình bằng hữu là một bảo đảm cho một cuộc hành trình không nguy hiểm.
Không ai là một hòn đảo. Cuộc sống của con người chỉ thực sự lớn lên và triển nở khi sống với người khác và sống cho người khác. Xin Chúa ban cho chúng ta biết nhìn ra sự thật nơi mình để luôn biết sống nương tựa nhau và giúp nhau nên hoàn thiện theo ý Cha trên trời là Đấng hoàn thiện.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam