Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 25
Tổng truy cập: 1373938
SUY NIỆM CỦA ĐỨC CHA PHAOLÔ HOAN
Suy niệm của ĐGM. Phaolô Nguyễn Thanh Hoan
Nghe qua bài Tin mừng này với những từ ngữ Chúa dùng như: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được”, hoặc “Anh em đừng lo lắng lấy gì mà ăn… lấy gì mà mặc”, có lẽ chúng ta những doanh nhân đang theo đuổi mục đích làm ra của cải, cảm thấy lúng túng. Tin mừng muốn nói gì đây. Vì thế ta phải tìm hiểu cẩn thận để hiểu Lời Chúa hôm nay thực sự là một Tin mừng, là sự bằng an cho cuộc sống.
Trước hết bài Tin mừng này có liên quan đến bài diễn từ đầu tiên của Chúa Giêsu, cũng gọi là bài giảng về hiến chương nước Thiên Chúa, cho thấy đâu là hạnh phúc thật cho nhân loại, hay còn gọi là tám mối phúc thật với ba nội dung chính:
- Thiên Chúa Toàn Năng, đầy tình yêu thương nhân loại, chính Ngài là hạnh phúc thật của chúng ta, ngoài Người ra con người không tìm đâu được hạnh phúc, cho nên phải đặt hết tin tưởng, gắn bó yêu mến Ngài trên hết mọi sự.
- Hai là con người là anh em với nhau, vì cùng mang dấu ấn Thiên Chúa nới mình. Cần theo đuổi cuộc sống đầy tình người, sống tinh thần hòa bình, khoan dung tha thứ, chân thành trong sáng và đặc biệt phải biết thương yêu những người yếu kém trông cộng đoàn.
- Ba là trước mọi gian nan thử thách, kể cả sự bắt bớ ngược đãi vì Tin mừng, hãy coi đây là cơ hội để làm chứng lòng trung tín và hy vọng nơi Thiên Chúa của mình.
Sau bài diễn từ quan trọng đó thì Chúa đem ra nhiều trường hợp cụ thể để thực hành cho đạt tới Hạnh phúc thật đó. Và coi chừng những trở ngại có thể làm ta sai lạc mục tiêu hạnh phúc thật. Một trong các trở ngại đó là vấn đề của cải, của cải có thể trở thành tà thần đầy nguy hiểm.
Trước vấn đề của cải, Chúa cẩn thận dạy các tông đồ: “Người ta không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi của cải được” hoặc “anh em đừng lo lắng lấy gì mà ăn…lấy gì mà mặc” thế là gì? Nhu cầu sự sống như cơm áo, phương tiện giao dịch của thời văn minh như tiền bạc, trương mục ngân hàng ta phải lo cho có để dùng mới được. Thực ra ở đây Chúa không kết án tiền bạc mà Chúa đề cập đến cách làm ra và sử dụng tiền bạc. Chúa nói “đừng lo lắng”, không có nghĩa là đề cao những người biếng nhác, những người vô trách nhiệm, siêng ăn nhác làm, không quan tâm đến gia đình con cái. Chúa cũng không phê phán những người lập ra những kế hoạch, lên chương trình trong công việc làm ăn. Kinh tế thị trường kinh tế tự do, không biết lo là thất bại. “Đừng lo lắng” ý Chúa muốn nói, phải kết hợp sao cho hài hòa giữa công việc làm ăn, với niềm tin vào Thiên Chúa Tình yêu, Ngài đang tham dự vào đời sống chúng ta. Trong đời sống đó có phần cố gắng của chúng ta, mà có cả quyền năng yêu thương của Thiên Chúa. Cái thất bại của con người tại vườn địa đàng là họ đã bỏ Thiên Chúa tin vào satan và kế hoạch riêng tư đầy kiêu căng của mình.
Sự tham dự của Thiên Chúa vào đời ta là kế hoạch kỳ diệu ta không tưởng tượng được. Tại tiệc cưới Cana, trông khi người ta cần mười lít rượu là cùng, nhờ lời Đức mẹ, Chúa tham dự giải quyết cuộc khủng hoảng với 600 lít rượu tặng đôi tân hôn. Tại bãi biển hoang vu, các tông đồ chỉ kiếm được năm chiếc bánh và mấy con cá, Chúa biến thành cả núi cá và bánh cho 4.000 người ăn no mà còn dư. Cho nên trong việc làm ăn, hãy biết trông cậy vào Chúa để Ngài yêu thương giúp đỡ. Bông hoa sớm nở chiều tàn, hay con chim bé nhỏ Chúa còn thương phương chi con người là con của Chúa.
Khi nói người ta không thể làm tôi hai chủ: vừa Thiên Chúa vừa tiền bạc. Ý Chúa muốn giải thoát, muốn tránh cho ta thói tham lam, lấy thế lực vạn năng mạnh mẽ của tiền của để bảo đảm tương lai, người ta coi tiền tài như thần thánh và tìm kiếm bằng bất cứ giá nào. Người ta quên thời gian hiện tại và hạt giống của tương lai, chỉ đi tìm của cải mà đánh mất tương lai đời đời thì đó là người ngu dại. Để làm sáng tỏ vấn đề Chúa lấy chuyện người phú hộ làm thí dụ, ông làm kinh tế giỏi, ông lập kế hoạch lớn, làm nhiều kho lẫm, và cho thế là an toàn, thủ hưởng lâu dài suốt đời. Nhưng Chúa bảo hắn: “Đồ ngu, nội đêm nay người ta cất linh hồn ngươi về thì những của cải đó ngươi để cho ai?”
Nhớ lại câu chuyện ông Giakêu, suốt một quá khứ dài ông mãi mê tìm tiền của, làm giàu bất chính. Vậy mà hạnh phúc chưa thấy vì lòng vẫn còn đói tiền của, trong khi những tiếng phê phán chê bai chỉ làm cho ông chán ngấy cuộc đời. Vậy mà sau một đêm, Lời Chúa soi sáng cho ông thấy rõ chân lý giá trị của hiện tại, ông đã có một quyết định thật lớn lao: “Ông sẵn sàng lấy một nữa gia tài cho người nghèo, đền lại gấp bốn sự thiệt hại ông đã gây ra cho kẻ khác.”, lúc đó Chúa nói ngay với ông: “Hôm nay ơn cứu độ đến với nhà này” (Lc19,9). Hai tiếng “hôm nay” ở đây rất quan trọng vì nó cho ta thấy Chúa hiện diện ngay lúc chúng ta làm việc bác ái để ghi công đời đời cho chúng ta. Cuộc sống này là thời kỳ gieo tỉa, mùa gặt sẽ đến mai sau. Nhưng kết quả việc bác ái là của cải cho đi đã trở thành hồng phúc vinh quang Chúa cất sẵn trên trời cho chúng ta.
Dụ ngôn Cuộc phán xét chung cho chúng ta thấy rõ điều đó. Ở đây không thấy nói đến đạo nào, chức vị nào mà chỉ nói đến Tình Yêu. Lúc đó Chúa cho người ta thấy việc bác ái thực hành là tiêu chuẩn duy nhất làm cho chúng ta được thưởng công đời đời, vì mỗi lần giúp đỡ người nghèo là giúp cho chính Chúa. Chúa nói với họ: “Nào những kẻ Cha ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng vương quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ tạo Thiên lập địa.Vì xưa Ta đói các ngươi cho ăn; Ta khát các ngươi cho uống; Ta là khách lạ các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù các ngươi đã hỏi han”. Người ta sẽ ngạc nhiên hỏi Chúa: Có bao giờ chúng con thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống đâu? Chúa đáp: “Ta bảo thật các ngươi: Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của ta là các ngươi đã làm cho chính ta vậy”. Đó là những người được tuyển chọn. Còn những người bị loại, bị xua đuổi vào lửa đời đời dành cho ác quỉ, thì lý do cũng là không biết thương những người đói khát, bơ vơ…v.v. Anh em thấy rõ Thiên đàng chúng ta ở đâu? Đó chính là “Tình Yêu”, là trân trọng và yêu thương con người vì có Chúa ở nơi họ. Như vậy các việc lành khác thì sao? Có cần không? Tất cả đều hướng về Tình yêu là điều răn trọng nhất.
Nói tóm lại, hiện tại ta hướng về Tình yêu thì Thiên Chúa Tình yêu sẽ đón nhận ta. Ta chỉ biết hướng về mình để dùng của cải phục vụ cho mình và gia đình thì chúng ta mất sự sống đời đời. Chúng ta chọn đường nào? Bài Tin mừng kết luận: “Trước hết anh em hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người…”. Nước Thiên Chúa là Tình Yêu. Sự công chính của Ngài cũng là Tình Yêu, vì Ngài là Tình Yêu.
Cách đây không lâu, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong thông điệp Tình Yêu và chân lý, Ngài đã khẳng định rằng: “Mọi sự bắt nguồn từ Tình Yêu, mọi sự được định hướng trong Tình Yêu và mọi sự sẽ kết thúc trong Tình Yêu”.
Người doanh nhân có công làm cho tiền của luân chuyển để cho dân giàu nước mạnh thật là quý trông thời kỳ kinh tế thị trường này. Nhưng khi thành công ta phải biết chia sẻ cho người nghèo thì mới đúng nghĩa doanh nhân công giáo. Vì chỉ chờ cho đến lúc giàu có nhiều của mới chia sẻ thì đã bỏ mất cái ngày Hôm Nay. Chúa còn nói thêm: “Anh em đừng lo lắng về ngày mai, ngày mai có cái khổ của ngày mai.
11. Trung tín – Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Chúa nhật 8 QN.A (Is 49, 14-15; 1Cor 4, 1-5; Mt 6, 24-34)! Tiên tri Isaia đã dùng hình ảnh liên hệ mẹ con nối liền ruột thịt để diễn tả một tình yêu gắn bó khó rời. Đúng thế, chẳng người mẹ nào có thể quên con mình đã cưu mang và sanh nở. Vì con cái chính là thịt máu của mẹ. Mỗi người đều khởi đầu sự sống trong cung lòng mẹ. Dạ nào cũng êm ấm, bảo đảm và an toàn. Cung lòng mẹ là cái nôi cho con bước vào đời. Thiên Chúa đã an bài để thai nhi được phát triển một cách nhiệm mầu trong cung lòng mẹ. Sau khi thụ thai, người mẹ lãnh nhận một món qùa vô giá là sự sống của một người con. Mẹ cứ việc sinh hoạt bình thường, đi lại, làm lụng, ăn uống, ngủ nghỉ, giải trí và dưỡng thai. Biết có thai nhi trong cung lòng, mẹ cảm nhận mọi biến chuyển của thân xác nhưng không nhìn biết sự phát triển của con. Mỗi ngày sự sống trong con phát triển để thay đổi hình hài và mỗi giây phút con đều nhận hởi thở và của nuôi dưỡng qua thân xác mẹ.!Mẹ con gắn liền sự sống bên nhau. Khi con còn ở trong lòng mẹ, mẹ con cùng chia sẻ sự sống. Nhưng mỗi thụ tạo dù bé nhỏ đều có một kết cấu hình thành riêng biệt. Với tình mẫu tử, các người mẹ đều yêu thương con cái mình. Qua sự quan phòng, Thiên Chúa còn yêu thương mỗi loài thụ tạo hơn nữa. Tiên tri Isaia diễn tả tình yêu: Nào người mẹ có thể quên con mình mà không thương xót chính đứa con mình đã cưu mang ư? Cho dù người mẹ có quên, nhưng Ta sẽ không quên ngươi đâu (Is 49, 15). Thực tế cuộc sống, chúng ta biết không thiếu những trường hợp cha mẹ ruồng bỏ con, hủy diệt mạng sống non nớt của con và từ chối đón nhận con. Chúng ta không xét đoán những bà mẹ đáng thương này. Mỗi bà mẹ bỏ con đều có những uẩn khúc và lý do riêng. Chúng ta được biết mỗi ngày có biết bao nhiêu bào thai bị phá, trẻ sơ sinh bỏ rơi cho chết và trẻ em bị bán đi làm nô lệ tình dục và lao động. Cha mẹ thương con, nhưng nhiều khi cha mẹ rơi vào những trạng huống thật khó khăn. Tuy nhiên không có lý do nào chính đáng để bào chữa cho việc chối bỏ, quên lãng hay hủy diệt con cái mình. Chỉ vì nhiều cha mẹ đã chọn sai ông chủ! Thánh Matthêô đã vạch rõ con đường theo Chúa: Không ai có thể làm tô hai chủ: Vì hoặc nó sẽ ghét người này và yêu mến người kia, hoặc nó chuộng chủ này và khinh chủ nọ. Các con không thể làm tôi Thiên Chúa và tiền của được (Mt 6, 24). Có nhiều cha mẹ đã phá thai bỏ con. Họ coi con cái như của nợ và như gánh nặng cuộc đời. Có rất nhiều trường hợp và lý do đưa đến sự từ bỏ con cái, khi còn là thai nhi. Các trường hợp có thể: Khi cha mẹ tuổi đời còn qúa trẻ, chưa hoàn tất việc học hành, lỡ lầm, chưa có tương lai, chưa có nghề nghiệp, kinh tế khó khăn, danh giá gia đình, sợ mang tiếng tăm, sợ gánh nặng, sợ tương lai, bạn trai trốn chạy, sợ trách nhiệm và có những liên hệ bất chính… Cha mẹ từ bỏ con cái mình vì đã tự chọn danh giá, quyền lợi, thú vui và tiền của để làm chủ cuộc đời. Cuộc sống luân lý bị ảnh hưởng của trào lưu xã hội tục hóa và hưởng thụ. Tiền bạc của cải đã chi phối toàn diện đời sống con người. Của cải là đầy tớ tốt nhưng là một ông chủ xấu.!Truyện kể: Một người giầu có thường đến xưng tội với thánh Philiphê Neri, nhưng không thấy tiến bộ trên đường nhân đức, nên ông đã chán nản thất vọng đến nỗi bỏ luôn việc xưng tội. Thánh nhân tìm đến nhà ông, sau một lúc truyện trò thân mật, ngài nhìn lên cây thánh giá treo trên trường và cân nhắc độ cao của thánh giá, rồi đề nghị với người giầu có rằng: Ông thử với tay xem có chạm tới thánh giá được không? Người đàn ông vươn cánh tay dài của mình ra nhưng không thể nào chạm tới thánh giá được. Bấy giờ thánh nhân mới dùng hết sức đẩy cái tủ đựng tiền của ông đến bên cạnh, ngài bảo ông hãy đứng lên cái tủ ấy để với tới thánh giá. Qủa thật, ông đã sờ chạm được Chúa Giêsu trên thánh giá. Lúc đó thánh nhân mới nói: Để có thể chạm được Chúa Giêsu và để tiến bộ trên đường thiêng liêng, chúng ta cần phải ‘đứng trên tiền bạc’.!Có một sự giằng co mãnh liệt trong đời sống luân lý đạo đức ngày nay. Hằng ngày chúng ta phải đối diện với sự tranh đấu sống còn về cơm áo gạo tiền. Những đòi hỏi nhu cầu cuộc sống càng ngày càng tăng. Chúng ta phải lăn xả và chìm đắm trong công ăn việc làm, tiền bạc của cải và đời sống bon chen từng ngày. Chúa Giêsu nhắc nhở tỉnh thức: Tiên vàn các con hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa và sự công chính của Người, còn các điều đó, Người sẽ ban thêm cho các con (Mt 6, 33). Chúng ta tự nhủ rằng phải lợi dụng mọi thời giờ, cơ hội và sức lực để thu bón của cải làm giầu. Và cứ thế, chúng ta mải mê ngày này qua ngày khác vun xới cho kho tàng tạm bợ này. Chúng ta quên rằng: Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Chúa mời gọi chúng ta hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa trước, mọi sự Chúa sẽ ban cho! Chúa không khuyên dạy chúng ta ăn không ngồi rồi. Nhưng cần có lòng tin tưởng và phó thác trong sự quan phòng của Thiên Chúa: Vậy anh em đừng lo lắng về ngày mai. Vì ngày mai sẽ lo cho ngày mai. Ngày nào có sự khốn khổ của ngày ấy (Mt 6, 34). Chúng ta quan sát sự vận hành trong vũ trụ, mỗi ngày là một ngày mới có nhiều thay đổi. Thế giới, môi trường và đời sống đổi thay từng giây phút. Không có gì tồn tại mãi ở đời. Khí hậu mỗi ngày mỗi khác và mưa nắng mỗi mùa mỗi thay đổi. Chúng ta không nắm chắc được điều gì trong tương lai. Chúng ta thường lo lắng tính toán nhiều cho ngày mai. Sự lo lắng của chúng ta là chính đáng, đó là sự khôn ngoan biết dự liệu trước sau. Nhưng sự thành bại còn tùy thuộc nhiều vào hoàn cảnh và môi trường chung quanh. Mỗi ngày luôn có những sự cố mới bất ngờ xảy ra không ai lường trước.!Mỗi ngày có biết bao nhiêu sự lạ xuất hiện. Vũ trụ tự nhiên thì cứ tiếp tục vận hành theo sự an bài của Đấng Tạo Hóa. Xã hội con người cũng tiến bước trong các ngành nghề và mọi khía cạnh cuộc sống. Kỹ thuật khoa học không ngừng phát triển. Đời sống tâm linh của con người không thể nhắm mắt đưa chân theo những đòi hỏi của bản năng hay trào lưu tục hóa. Sự chọn lựa thái độ sống của con người rất quan trọng. Đời sống con người có cùng đích và có hướng để tiến tới. Bước tiến đồng hành cả về trí, đức và dục. Chúng ta không thể tách biệt sứ mệnh của con người trong cuộc lữ hành dưới thế. Vì con người khởi đi từ đất nhưng kết thúc trên cõi cao. Chúng ta không thể chỉ bám víu vào tiền bạc, của cải, danh vọng và thỏa mãn các thú tính. Ơn gọi của chúng ta thật cao cả. Chúng ta tôn thờ Thiên Chúa và chọn Chúa làm chủ đời mình. Chúng ta sẽ được bước đi trên con đường tình yêu rộng mở.!Thánh Phaolô mời gọi chúng ta hãy tự vấn lương tâm: Vì chưng, mặc dầu lương tâm không trách cứ tôi điều gì, nhưng không phải vì thế mà tôi đã được công chính hóa. Đấng xét đoán tôi chính là Chúa (1Cor 4, 4). Đôi khi chúng ta quá hài lòng về chính mình và tưởng rằng mình tốt lành, thánh thiện đủ rồi. Đôi khi chúng ta qúa tự tin vào khả năng hiểu biết, ý chí và sức mạnh phấn đấu của mình. Hãy nhớ lời thánh Phaolô nhắc nhở rằng đừng tưởng mình đứng vững, hãy ý tứ kẻo ngã. Chỉ có Thiên Chúa là Đấng xét đoán sau cùng. Thiên Chúa thấu tỏ mọi tâm tư, uẩn khúc và khát vọng của con người. Chúng ta đừng để của cải thế gian lôi cuốn vào những thực tại phù hoa thế trần. Hãy tỉnh thức chọn Chúa làm gia nghiệp cuộc đời, chúng ta sẽ có tất cả.!Lạy Chúa, Chúa yêu thương hết mọi loài. Chúa yêu chúng con hơn cả cha mẹ yêu chúng con. Chúng con yêu Chúa với hết tâm tình, linh hồn và thân xác. Chúa là nơi chúng con nương tựa và cậy trông. Chúa có lời ban sự sống đời đời.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam