Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 64
Tổng truy cập: 1371170
TA LÀ AI TRONG VỤ ÁN MANG TÊN GIÊSU
(Suy niệm của Huệ Minh)
Ta vừa đi lại con đường “vinh quang” ngày xưa Chúa đã đi. Chúa đã vào thành Giêrusalem một cách hiên ngang, một cách hoành tráng.
Ta thấy Thánh Matthêu vừa kể lại cho ta kỷ niệm đẹp đó. Nhiều người trải áo xuống đường, kẻ khác chặt nhành cây trải lối đi: Kẻ thì đi trước, người theo sau tung hô rằng: “Hoan hô! Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến. Chúc tụng nước Đavit tổ phụ chúng ta đã đến. Hoan hô trên các tầng trời!”
Quá đẹp!
Cũng dễ hiểu bởi lẽ phần đông trong cái đám đông ngày hôm đó là những người được Chúa chữa lành, được Chúa làm phép lạ, được Chúa cho ăn uống no nê. Ta còn nhớ là sau lần làm phép lạ hóa bánh ra nhiều thì dân chúng đã muốn tôn vinh Chúa Giêsu lên làm vua và rồi Chúa phải trốn sang chỗ khác để lánh dân chúng.
Cảnh vinh quang chợt thấy đó để rồi ta bước vào cảnh bi đát của cuộc đời Chúa Giêsu.
Trên con đường Thánh Giá mà chúng ta vừa đi lại, ta thấy quá bi đát cho một phận người, cho một cuộc đời. Mới hôm nao được người ta tôn vinh, chúc tụng, hô hào nào là nhân danh Chúa, nhân danh Chúa, chúc tụng này chúc tụng nọ… để rồi ngày hôm nay lầm lũi lê bước mà không phải lê bước trên con đường bằng phẳng mà phải bước từng bước lên đỉnh đồi.
Phải nói rằng không còn cái nhục nào cho bằng cái nhục này cả. Người ta có làm thịt một con chó, một con mèo người ta cũng không làm như thế. Thế nhưng, nghịch một cái ở đây lại là một con người hẳn hoi nhưng người ta đã hành xử như vậy. Có lẽ không còn một ngôn từ nào để dành cho con người này nữa.
Trong cái đám đông la ó đóng đinh nó vào thập giá, đóng đinh nó vào thập giá chắc hẳn cũng là cái đám người mà mới ngày hôm kia hôm kìa gì đó chúc tụng tôn vinh. Cũng dễ hiểu và dễ lý giải chứ không khó lắm. Cũng chi do lòng dạ con người bất nhất nó mới ra như thế.
Nhìn lại lịch sử cứu độ ta thấy rõ nét về những con người như thế này. Khi được Thiên Chúa ban cho ơn lành thì nhiệt thành theo Chúa. Thế nhưng khi cơm đủ no, áo đủ ấm thì lại đi thờ thần khác, thần ngoại bang và cứ ngỡ rằng họ là đấng cứu độ đời mình chứ không phải Thiên Chúa.
Những biệt phái, luật sĩ và đám dông dân Do Thái cũng vậy. Họ tưởng nghĩ rằng Đấng Cứu Độ trần gian đến trong thế gian này với dáng vẻ quang lâm oai phong lẫm liệt chứ nào nhục nhã như thế này.
Điều nghi ngờ này không phải chỉ mới ngày hôm nay trên con đường lên núi Sọ nhưng nó xảy đến từ cái ngày Đấng Cứu Độ trần gian cất tiếng khóc chào đời. Người ta không thể nào tin nổi Hài Nhi ấy. Trong suốt hành trình rao giảng Tin Mừng cũng thế, người ta vẫn coi thường và vẫn xem đây là người con của ông phó mộc Giuse, có Mẹ là Maria thôi.
Đơn giản và dễ hiểu bởi lẽ họ không tin nên họ hành xử như thế đối với cái con người ra pháp trường hôm nay. Không phải ra theo kiểu bình thường mà ra theo kiểu kỳ quái không ai hiểu được.
Khi có dịp, ta xem lại bộ phim này ta hình dung ra phần nào phần tủi nhục mà Chúa Giêsu phải chịu trước đám đông dân chúng. Thấy vậy để rồi ta rất dễ suy ra đời ta. Đời ta cũng có khi ở trong cái đám đông đấy và cũng có khi là một trong những môn đệ nhiệt thành của Chúa Giêsu ấy.
Trong vụ án giết cái người vô tội mang tên Giêsu đó, ta là ai ắt hẳn ta là người biện phân rõ hơn ai hết.
Ta có phải là một Philatô sẵn sàng rửa tay vô trách nhiệm trên những chuyện bất công hay không?
Ta có phải là Hêrôđê vì muốn hưởng lợi danh nên muốn giết cái ông Giêsu hay không?
Ta có phải là những môn đệ thân tín cùng chấm chén với Thầy nay lại bỏ Thầy ra đi biền biệt chăng?
Ta có phải là Phêrô đã can đảm chối Thầy mình đến 3 lần khi gà chưa kịp gáy lần thứ 2 chăng?
Hay tệ hơn ta có phải là đệ tử ruột mang tên Giuđa đã cam tâm bán Thầy mình với cái giá quá bèo siêu khuyết mãi 30 đồng bạc không?
Ta là ai trong cái đám đông được chữa lành bệnh, được làm phép lạ, được cho ăn no nê… Nay lại hùa theo đẻ giết Chúa.
Có thể ta cũng sẽ chối bây bây rằng ta không bao giờ làm những chuyện đó. Ta có thể chối người đời được nhưng với Thiên Chúa ta không thể nào chối được.
Ngày hôm nay, bước vào Tuần Thánh, ta cùng bước theo Chúa Giêsu trên con đường khổ nạn. Ta đừng bước nhanh nhưng hãy bước chầm chậm và nhất là để lòng ta lắng xuống để ta nhìn thấy rõ hơn cái khuôn mặt của ta trong vụ án mang tên Giêsu.
Xin Chúa cho ta chìm lắng tâm hồn trong tuần này để rồi ta đối diện với ta, ta đối diện với Chúa để ta nhìn rõ khuôn mặt của ta hơn. Và, ta cũng nên nhớ rằng luôn luôn có một ánh mắt chạnh thương của Chúa Giêsu trên con đường khổ giá luôn nhìn đến đám đông luôn luôn tung hô giết Ngài.
Xin cho ánh mắt của ta chạm đến ánh mắt của Chúa và lòng ta chạm lòng của Chúa cách mật thiết hơn trong tuần Thánh này.
2. Ta là ai trong cuộc Thương Khó
(Suy niệm của Huệ Minh)
Tin Mừng (Mc 14:1;15:1-39): Trong tuần thánh và đặc biệt trong Lễ Lá này! Chúng ta làm sống động lại cuộc đời của Chúa Giêsu. Và chúng ta cùng với Chúa Giêsu đi vào cuộc thương khó, như chính là nguồn ơn cứu độ cho nhân loại.
Thời gian nó đi mãi, nó không chờ ai hết.
Ngày hôm nay, chúng ta bước vào Chúa Nhật Lễ Lá. Để cái Lễ Lá này đưa chúng ta vào tuần thánh.
Có thể nói: đây là tuần quan trọng nhất của suốt năm Phụng Vụ. Cũng như Chúa Nhật Phục Sinh chính là đỉnh của các Chúa Nhật.
Trong tuần thánh và đặc biệt trong Lễ Lá này! Chúng ta làm sống động lại cuộc đời của Chúa Giêsu. Và chúng ta cùng với Chúa Giêsu đi vào cuộc thương khó, như chính là nguồn ơn cứu độ cho nhân loại. Mỗi người chúng ta, cũng như người dân do Thái ngày xưa cũng đi vào đền Giêrusalem, tay cầm lá để rước Chúa Giêsu. Chúng ta sống lại sự kiện của Chúa Giêsu, chúng ta cùng đi vào Giêrusalem với Ngài.
Và hôm nay cùng với Giáo Hội, chúng ta lắng nghe lại bài tường thuật Khổ Nạn của Chúa Giêsu. Sự kiện này là một sự kiện lịch sử, sự kiện xảy ra trong 1 lịch sử của thế giới.
Để phản bác việc Chúa Giêsu lên Giêrusalem chịu khổ hình. Thì có một phong trào, người ta dựa vào quyển tiểu thuyết Bí Mật Da Vinci. Để rồi, người ta cố gắng người ta làm một cái phim để mà gây hoang mang, cũng như đánh mất đi ý nghĩa, cũng như niềm tin, nền tảng vào sự xuất hiện của Chúa Giêsu, cũng như Kitô giáo. Và họ coi Kitô giáo như là một chuyện tưởng tượng thôi!
Và rồi sự kiện này chúng ta cử hành là một sự kiện lịch sử. Không chỉ dựa vào các sách Tin Mừng dựa vào các sử gia; ở ngoài Kitô giáo, chúng ta cũng thấy được cái sự kiện này. Sự kiện này đã diễn ra trong lịch sử của thế giới, và đặc biệt thế giới của Do Thái.
Khi đặt niềm tin vào lịch sử như thế! để chúng ta mới thấy niềm tin vào Đức Kitô của mỗi người chúng ta, niềm tin ấy không phải là một niềm tin vu vơ, không phải là một niềm tin vớ vẩn nhưng làm một niềm tin đích thực có thật chứ không phải là niềm tin tưởng tượng. Nếu chỉ dừng lại ở cái chuyện đi theo Chúa Giêsu vào Giêrusalem, như một viễn tượng của lịch sử thì không cần Kitô giáo.
Và rồi chúng ta bước đi trong tuần thánh này, khi chúng ta nghe lại cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu là chúng ta làm cho biến cố lịch sử đó trở nên không chỉ là bên ngoài mà là chúng ta nội tâm hóa cái biến cố lịch sử đó, trong cuộc đời của mỗi người chúng ta. Nói cách khác là chúng ta nội tâm hóa biến cố Lịch sử đó!
Khi chúng ta nghe lại cuộc trình thuật về cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu. Chúng ta nhìn thấy hình ảnh khuôn mặt của Philatô, Phêrô, Giuđa và đặc biệt của dân chúng. Và qua hình ảnh Philatô, Phêrô, Giuđa và của dân chúng này. Chúng ta khám phá ra khuôn mặt của chúng ta trong đó, để chúng ta sống cái đời sống đức tin của chúng ta trong đó!
Có nghĩa rằng khi khám phá ra như vậy, chúng ta thấy được khuôn mặt của tham lam, của gian ác, của chối từ, của độc ác, của những người đó thấp thoáng đâu đó, cũng có khuôn mặt của mỗi người chúng ta trong đó! Chúng ta không ngừng lại biến cố đó như một biến cố Lịch sử, mà nội tâm hóa để trở thành thực tại sống động trong cuộc đời của mỗi người chúng ta.
Chúng ta đọc Cuộc Thương Khó, chúng ta xem các phim không phải với thái độ bàng quan của chúng ta. Suy nghĩ, chúng ta coi coi có dính dáng tới đời của chúng ta hay không? Có ảnh hưởng đời của chúng ta hay không?
Tiếp cận với sự phẫn nộ những người lên án Chúa Giêsu, sự phản bội của Giuđa. Chúng ta không dừng lại ở sự bực bội nhưng nó có liên quan tới thái độ sống đức tin của chúng ta. Khi tiếp cận sự thương khó, mà nếu như không có tác động, thì chúng ta cảm thấy nó rất là vô cảm.
Và rồi khi xem phim với tất cả những cái kỹ thuật làm cho nhiều người chảy nước mắt nhưng mà liệu rằng cái dòng nước mắt đó có thay đổi gì tâm tư của người ta hay không?
Và đặc biệt với cái phim Cuộc thương khó Chúa Giêsu, nó không phải như những phim khác, người ta xem xong rồi người ta ra về, nhưng xem xong cái cuộc thương khó của Chúa Giêsu nhiều người còn nán lại. Bởi lẽ họ còn đánh đọng những cái tâm tư, hình ảnh và tình cảm của những người nhân vật trong đó và xem phim này họ lặng lẽ ra về trong sâu lắng.
Thế nhưng mà, cái tác động tình cảm nó không có dừng lại ở bên ngoài bằng những giọt nước mắt, bằng những lời nuối tiếc, nhưng nó phải đi sâu vào trong tâm hồn của người môn đệ, của người đi theo Chúa Giêsu.
Và rồi mỗi người Kitô Hữu chúng ta được mời gọi: gọi là hội nhập vào cái Cuộc Thương Khó đó! Và rồi, làm sao để mà hội nhập được, nếu như chúng ta không suy nghĩ và chúng ta không nghiên cứu, chúng ta không nhìn ở bên dưới của những hành động của những con người đó!
Chúng ta thấy trong Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu:
Một Philatô vô cảm: Ông ta đã rửa tay với cái chết của Chúa Giêsu. Dẫu rằng, biết rằng Chúa Giêsu vô tội. Vợ của ông ta cũng ra khuyên, ông ta đừng nhúng tay vào, vì đây là người công chính. Ông biết rằng, ông có thể tha đuợc Chúa Giêsu, thế nhưng ông đã không chịu được cái sức ép của dân chúng, của áp lực, của cộng đồng…để rồi ông sợ mất ghế, sợ mất quyền lợi, và ông đã rửa tay để cho Chúa Giêsu đi vào một cái chết.
Và rồi Chúng ta thử coi, cái bóng dáng của Philatô đó, có trong cuộc đời của chúng ta hay không? Khi chỉ vì tiền, quyền, lợi; chúng ta không dám nói ra sự thật. Chúng ta không chiến đấu với sự thật, chúng ta không sống với sự thật, với những người xung quanh chúng ta.
Với Giuda, chúng ta thấy: dấu hiệu của tình yêu. Giuda đã biến đổi thành dấu hiệu của sự phản bội.
Chúng ta xem coi chúng ta có phản bội vợ chồng của chúng ta chúng ta có phản bội cha mẹ của chúng ta chúng ta có thể phản bội anh chị em chúng ta hay không có thể chỉ vài 30 ngàn đồng bạc, 3 triệu đồng bạc 30 triệu thậm chí 3 tỷ bạc. Chúng ta có can đảm bán đứt cái tình nghĩa vợ chồng bạn bè họ hàng của chúng ta hay không?
Có đó chứ? Không nói ra thôi chứ! Nhưng mà có! Nhưng mà chúng ta có nhìn ra hình ảnh của chúng ta trong cái sự buôn bán đó hay không? Dám bán đứng thầy mình hay không?
Và với Phêrô chúng ta nhìn thấy đó là một con người rất là mạnh dạn: Ai bỏ Thầy chứ tôi đây không bỏ Thầy! Nhưng mà chỉ cần vài tiếng đồng hồ sau đó, đứng trước mặt của một đứa tớ gái thôi! một đứa tớ gái chỉ cần hắn giọng thôi Phêrô đã chấp nhận từ bỏ cái lời tuyên xưng đức tin của mình, về thầy mình và chấp nhận khước từ thầy, chối thầy.
Chúng ta cũng vậy, nhiều lần nhiều lúc khi ra khỏi nhà thờ. Lời tuyên xưng đức tin của chúng ta chưa khô họng. Nhưng, cũng chỉ vì những giá trị của trần gian chúng ta đã can đảm chối từ tuyên xưng đức tin. Bởi vì nếu tuyên xưng Đức tin, chúng ta không dám buôn gian bán lận, nói hành, nói xấu, hạ nhục người khác. Chúng ta đã chối bỏ Thiên Chúa một cách rất là dễ dàng! Chúng ta chối bỏ anh chị em chúng ta một cách rất là nhẹ nhàng!
Và ngày hôm nay, chúng ta cùng tham dự vào Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu, không phải là tham dự bằng một cái cách bàng quan nhưng tham dự bằng cái cung cách hội nhập. Khóc lóc, ỉ ôi, sướt mướt đó cũng chỉ là cái thái độ bên ngoài thôi.
Nhưng điều Chúa cần nơi chúng ta, và chúng ta cần đó là chúng ta khám phá ra chính mình nơi vụ án Chúa Giêsu. Chúng Ta khám phá ra khuôn mặt của Giuda, của Phêrô, của Hêrôđê, của những người dân chúng hùng hổ đòi đóng đinh người vô tội, thì chúng ta mới cảm thấy tội lỗi và chúng ta Sám Hối. Có như thế chúng ta mới thay đổi cuộc đời của mình.
Và rồi trong cái cao điểm của tuần thánh: Ước gì chúng ta không cử hành tuần thánh như một nghi thức, như một hoài niệm biến cố Lịch sử, mà chúng ta sống lại cái Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu trong chính cuộc đời của mình: bằng Sám Hối, bằng sự trở về với Thiên Chúa là vua, là Chúa tình yêu của đời chúng ta. Amen.
3. Chọn lựa
(Suy niệm của Lm. Vũ Phan Long, OFM)
Tin Mừng (Mc 14: 1; 15: 1-39): Với Chúa nhật hôm nay, bắt đầu tuần lễ trọng đại nhất của năm phụng vụ, đó là “Tuần thánh”. Phụng vụ hôm nay mở ra với việc tưởng niệm Đức Giêsu đi vào thành Giêrusalem.
Với Chúa nhật hôm nay, bắt đầu tuần lễ trọng đại nhất của năm phụng vụ, đó là “Tuần thánh”. Phụng vụ hôm nay mở ra với việc tưởng niệm Đức Giêsu đi vào thành Giêrusalem. Cả ba Tin mừng Nhất lãm đều kể rằng Đức Giêsu đi vào Thành thánh trên lưng một con lừa. Điều này nhắc nhớ đến sấm ngôn Dcr 9,9-10: Đức Giêsu chính là Đấng Mêsia mà Dân Chúa vẫn trông mong; Người đến cách khiêm tốn. Tuy nhiên hình ảnh Đức Giêsu ngồi trên lưng lừa cũng có thể gợi nhớ đến hình ảnh Salômôn ngồi trên lưng con la cái để đi đến nơi được phong vương. Đức Giêsu đi lừa là hình ảnh quét sạch thời đại của những con người đi ngựa (bởi vì tất cả các vua kế tiếp Salômôn đều dùng ngựa, là con vật chính Salômôn đã du nhập từ Ai Cập và Cơ-vê: x. 1V 10,26-29): vậy Đức Giêsu là Đấng Mêsia tái lập triều đại Đavít.
Ngoài ra Maccô còn nói đến một “con lừa con được cột”. Nhận xét này quy chiếu về St 49,11. Ở đoạn văn Sáng thế này, chi tiết “con lừa được cột” gợi lên sự giàu sang và phồn vinh của thời đại thiên sai: chỉ có thứ cây quý (cây nho) mới được tuyển mà cột con lừa. Trong các Tin mừng Nhất lãm, chi tiết này liên hệ đến con lừa con của Đấng Mêsia, xuất thân từ dòng họ Giuđa, dòng họ luôn làm chủ vương trượng (St 49,10). Cả điểm này cũng nêu lên một hình ảnh vương giả về Đức Giêsu. Cuối cùng Đức Giêsu đã được dân chúng tung hô như một “vị vua”. Danh hiệu này sẽ được nhắm tới như điểm nòng cốt trong cả ba Tin mừng Nhất lãm (x. Mt 27,36; Mc 15,26; Lc 23,28).
Con lừa của Đức Giêsu lại “chưa ai cỡi bao giờ”. Chi tiết này nêu bật tư cách linh thánh của Đấng ngồi trên lưng lừa: Người đúng là Đấng được Thiên Chúa sai phái đến, là “Đấng ngự đến nhân danh Chúa”, là chính “vị Chúa tể đi vào Thánh điện của Người” (Ml 3,1; x. 11,3.11).
Vậy việc Đức Giêsu vào Thành Giêrusalem chính là hành vi Đức Giêsu long trọng tiến vào Thành trong tư cách là vua người Do Thái cho dù không phải là vua để thống trị, nhưng là vua để phục vụ và hiến mạng sống để cứu chuộc nhân loại.
Hiểu như thế, chúng ta có điểm tựa vững chắc để hiểu bài Thương khó.
4. Suy niệm của Lm. Anthony Trung Thành
Một trong những điểm nổi bật và làm rơi nước mắt của bao nhiêu người khi xem bộ phim về cuộc khổ nạn của Đức Giêsu đó là cảnh bạo lực.
Người Do Thái dùng bạo lực một cách khủng khiếp đối với Đức Giêsu. Họ bắt Ngài phải vác thập giá. Họ đánh đòn Ngài. Họ khạc nhổ vào mặt Ngài. Họ bắt Ngài đội mạo gai. Họ đóng đinh chân tay Ngài vào thập giá. Họ còn lấy lưỡi gươm đâm thấu cạnh sườn Ngài thấu cả trái tim. Người Do thái thời bấy giờ quả thật là quá tàn nhẫn với Đức Giêsu Con Thiên Chúa xuống thế làm người. Xem cảnh bạo lực đó, có lẽ không ai không trách móc người Do thái sao họ lại làm như thế với Đức Giêsu? Nhưng nếu để ý thì chúng ta vẫn thấy những cảnh bảo lực người ta gây nên cho Đức Giêsu vẫn được tái diễn lại nơi các Tông đồ và các môn đệ của Ngài suốt hơn 2000 năm qua. Và ngày hôm nay, bạo lực vẫn còn tái diễn lại trong các gia đình, nơi học đường, nơi mỗi môi trường sống của xã hội hôm nay.
Thật vậy, trong số các Tông đồ, chỉ có Thánh Gioan bị bỏ vào vạt dầu sôi không chết, còn 11 vị khác đều chịu chết vì đạo, nghĩa là các Ngài đã phải chịu cảnh bạo lực trước khi chết. Rồi suốt 2000 năm qua, vô vàn vô số các kitô hữu đã phải chịu nhục hình vì Chúa. Chỉ riêng ở Việt Nam chúng ta, với gần 300 năm bách hại đạo, có khoảng 150 ngàn kitô hữu chịu chết tử vì đạo, trong số đó đã có 117 vị thánh đã được phong hiển thánh và 1 vị được phong chân phước. Sau đây là hình khổ mà các vị tử đạo Việt Nam phải chịu: 1 vị chịu bá đao, tức là bị lý hình dùng dao cắt xẻo từng miếng thịt trên thân thể cho đủ 100 miếng; 4 vị chịu lăng trì, tức là bị chặt chân chặt tay trước khi chém đầu; 6 vị chịu thiêu sinh, tức là bị thiêu sống; 75 vị chịu xử trảm, tức là bị chém đầu; 22 vị chịu xử giảo, tức là bị tròng dây vào cổ và bị lý hình kéo hai đầu dây cho đến chết; 9 vị chịu chết rủ tù, tức là bị tra tấn, hành hạ đủ cách đủ kiểu, rồi bị bỏ đói cho tới khi kiệt sức và chết gục trong tù.
Ngày hôm nay, người ta vẫn dùng bạo lực để bạch hại các kitô hữu đây đó trên thế giới. Người ta không chỉ dùng bạo lực đối với các kitô hữu mà người ta còn dùng bạo lực để giải quyết mọi vấn đề giữa con người với nhau trong gia đình, nơi trường học, nơi các cơ quan công quyền và nơi mọi môi trường sống.
Trước hết, bạo lực trong gia đình: Theo thống kê của Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Việt Nam cho thấy trong 5 năm trở lại đây, số vụ bạo lực gia đình được ghi nhận khoảng 20.000 vụ/năm. Chỉ riêng trong năm 2015 có 31 phụ nữ, 7 trẻ em bị người thân giết hại. Số liệu báo cáo của các tổ chức phi chính phủ năm 2014 cũng cho thấy cứ 2-3 ngày lại có một người bị giết liên quan đến bạo lực gia đình, mà nạn nhân đa phần là phụ nữ và trẻ em (theo www.rfa.org). Xin nêu lên một số vụ nổi cộm như: Bố tẩm xăng đốt hai con gái tại Hải Phòng; con giết cha tại Đăk Nông; giết chồng để đi theo người tình tại Lâm Đồng; đâm chồng 18 nhát rồi vứt xác xuống sông tại Thái Nguyên; cha giết 2 con rồi tự sát tại Nam Định; chồng đánh vợ gẫy 8 xương sườn, chấn thương sọ não tại Hạ Long (Theo phununews.vn).
Thứ hai, bạo lực ở học đường: Theo số liệu thống kê đầu năm 2015 của Bộ GD&ĐT, trong một năm học, toàn quốc xảy ra khoảng 1.600 vụ học sinh đánh nhau ở cả trong và ngoài phạm vi nhà trường, tương đương khoảng 5 vụ đánh nhau trong một ngày. Nguyên nhân xẩy ra bạo lực có đôi khi không đáng là gì. Chẳng hạn: Vì viết sai chính tả, một học sinh lớp 1 bị cô giáo đánh tím mặt; vì thiếu 5 nghìn đồng “nộp tô”, một nam sinh cấp 2 bị đánh hội đồng dã man; 6 nam sinh bị giáo viên đánh chỉ vì một cái ghế gãy; 6 nữ sinh lớp 9 Trường THCS Quỳnh Long đánh 2 nữ sinh Trường THCS Quỳnh Thuận, Quỳnh Lưu, Nghệ An bằng dép, tát và đối phương dùng chân đạp liên tiếp vào người đối phương như phim hành động (theo dantri.com).
Thứ ba, bạo lực tại các đồn công an: Những năm gần đây người ta thường đồng hóa công an với côn đồ. Bởi vì, công an giả dạng côn đồ hay côn đồ được công an bảo kê để đi đánh người dân. Mặt khác, nhiều người dân được mời đến trụ sở công an, rồi bị đánh cho đến trọng thương, thậm chí bị đánh cho đến chết: Vụ 5 công an dùng nhục hình gây chết người ở Phú Yên; Nam Sinh Tu Ngọc Thạch (14 tuổi, học sinh lớp 9) bị công an đánh chết tại trụ sở công an xã Vạn Long, huyện Vạn Ninh, Tỉnh Khánh Hòa…
Ngoài ra, bạo lực còn xảy ra nơi mọi môi trường chúng ta đang sống: trên đường đi, nơi làm việc, nơi quán ăn nhậu, nơi quán cà phê…Chẳng hạn như: Bảo vệ dân phố sát hại bé trai 6 tuổi ở Sài Gòn; nam thanh niên sát hại người tình tại Royal City – Hà Nội; bé trai 6 tuổi tử vong với nhiều vết thương trên người ở Quảng Bình; nam thanh niên bị đâm chết khi đi dự đám cưới tại Nghĩa Đàn, Nghệ An; nam thanh niên giết người vì đèn pha xe mấy dõi vào mặt ở Nghĩa đàn… (theo kenh14.vn).
Chúng ta phải có thái độ nào trước bạo lực? Chúng ta hãy học gương của các Tông đồ, các thánh Tử đạo và đặc biệt gương của Đức Giêsu, các Ngài không bao giờ chủ trương bạo lực, các Ngài còn lên án bạo lực và khi đứng trước bạo lực mà con người gây ra cho các Ngài, các Ngài vẫn bình tĩnh và chấp nhận theo thánh ý Thiên Chúa. Với Đức Giêsu, trước khi bước vào cuộc khổ nạn, Ngài đã cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, xin cất cho con khỏi chén đắng này, nhưng đừng theo ý con một làm theo ý Cha”. Thái độ của Đức Giêsu trước bạo lực cũng được diễn tả trong bài đọc I hôm nay: Người tôi tớ đau khổ ở đây chính là Ngài; Ngài chấp nhận sự bách hại, tra tấn, phỉ nhổ, cô đơn; Ngài nhịn nhục chịu đựng, không dùng bạo lực chống lại bạo lực; đặc biệt, Ngài tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa là Đấng sẽ đến giải thoát mình.
Còn chúng ta thì sao? Chúng ta có chủ trương bạo lực không? Hãy xét lại thái độ sống của chúng ta đối với những người thân trong gia đình, với bà con làng xóm láng giềng, với bạn bè và đồng nghiệp nơi chúng ta làm việc và với mọi người chúng ta gặp gỡ. Có khi nào chúng ta dùng bạo lực để giải quyết các vấn đề không? Chồng có dùng bạo lực đối với vợ không? Vợ có dùng bạo lực đối với chồng không? Cha mẹ có dùng bạo lực với con cái không? Con cái có dùng bạo lực đối với cha mẹ không? Anh chị em có dùng bạo lực đối với nhau không?
Hãy quyết tâm: Không được gây ra bạo lực; không được dùng bạo lực để chống lại bạo lực; hãy xây dựng sự hòa thuận trong gia đình và các mối tương quan bằng cách sống hiền lành và khiêm nhường.
Thánh Phanxico Salesio có bẩm tính rất nóng nảy, họ hàng bè bạn ai cũng biết thế …
Một hôm, có người đến Toà Giám Mục Annecy để thăm thánh nhân. Trong câu chuyện trao đổi hai bên, ông ta nhiều lần lớn tiếng cãi vã, đấm bàn đấm ghế, chỉ trích phê bình và mắng nhiếc thánh nhân thậm tệ. Thế nhưng, thánh Phanxicô vẫn cứ ngồi nghe cách thinh lặng, thỉnh thoảng lại nhã nhặn mời ông khách xơi trà, hút thuốc. Trước những câu nói nặng nề xấc láo, thánh nhân vẫn đáp lại bằng những lời lẽ hết sức dịu dàng, khiến ông khách qúy bắt đầu cảm thấy thẹn thùng rồi từ từ rút lui.
Người anh của thánh nhân ngồi ở phòng sau chăm chú theo dõi câu chuyện hai bên. Khi người khách vừa ra khỏi cổng, ông phóng ngay ra phòng thánh nhân và lạ thay…. Phanxicô vẫn tươi cười bình tĩnh! Ông liền nói:
– Nè, chú Phanxicô, xưa nay chú tính nóng như lửa, sao độ này lại hiền từ nhịn nhục đến thế? Tôi ở phòng sau nghe lão ta nói mà sốt ruột lộn gan, muốn nhào ra đánh một trận cho vỡ mặt hắn ra. Ðồ lếu láo mất dạy!
– Anh à, ai cũng có máu Adong cả. Em cũng bực tức xung giận lắm, nhưng em cố gắng theo gương Chúa Giêsu, hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Cứ mỗi dịp như vừa rồi, em lại tập thêm được một chút ít bằng cách tự bảo: này hỡi Phanxicô, hãy đậy kỹ vung, đừng mở, đừng nói gì ráo! Cuối cùng em thấy rằng: lấy một giọt mật, bắt được cả bầy ruồi; chứ lấy cả thùng giấm, chẳng tóm được một con. (Trích: chuyện ĐHY Fx Nguyễn Văn Thuận kể)
Lạy Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường xin uốn lòng chúng con nên giống Chúa.
5. Con đường Thập Giá
(Suy niệm của Lm Giuse Đỗ Văn Thụy)
Tin Mừng (Mc 14: 1;15: 1-39): Hôm nay chúng ta bước vào Tuần Thánh, kỷ niệm cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô. Đây là những ngày cuối cùng của cuộc đời Chúa Giêsu.
Hôm nay chúng ta bước vào Tuần Thánh, kỷ niệm cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô. Đây là những ngày cuối cùng của cuộc đời Chúa Giêsu. Tất cả những việc làm của Chúa Giêsu trong Tuần Thánh đều diễn tả tình yêu của Chúa Giêsu đối với chúng ta: Ngài lập bí tích Thánh Thể là bí tích yêu thương, Ngài hiến trọn thân xác mình làm của ăn nuôi linh hồn chúng ta. Ngài còn dùng cái chết nhục nhã trên thập giá để cứu chuộc chúng ta, một hành động diễn tả tình yêu đến tột cùng. Nhưng sau cái chết nhục nhã trên thập giá, Ngài sẽ sống lại vinh quang để đem lại cho chúng ta sự sống mới và bảo đảm phúc trường sinh.
Tuần Thánh được khai mạc bằng nghi thức làm phép lá và rước lá. Qua bài Tin Mừng hôm nay, chắc hẳn có người ngạc nhiên trước những lời căn dặn của Ðức Giêsu với hai môn đệ: “Các anh vào làng trước mặt kia. Tới nơi sẽ thấy ngay một con lừa con chưa ai cỡi bao giờ đang cột sẵn đó. Các anh cởi dây ra và đem nó về đây. Nếu có ai bảo tại sao các anh làm như vậy thì cứ nói là Chúa cần đến nó và Người sẽ gởi lại ngay” (câu 2-3). Mọi việc đã diễn ra đúng lời Chúa dặn. Tưởng như một phép lạ. Thực ra không phải là phép lạ gì cả, mà là chính Ðức Giêsu đã kín đáo thu xếp trước với người thân của Ngài trong làng: đến ngày đó, tại địa điểm đó, họ hãy để sẵn hai con lừa, sẽ có hai môn đệ của Ngài đến dắt đi, mật khẩu để nhận ra nhau là một câu hỏi và một câu trả lời đã quy ước sẵn.
Chúa Giêsu muốn dùng con lừa để vào thành Giêrusalem, vì Ngài không muốn người ta hiểu lầm Ngài là một nhà giải phóng quân sự hay chính trị. Ngài muốn người ta hiểu rằng Ngài là một vị vua hòa bình, hiền từ và khiêm tốn. Vua chinh chiến thì cỡi ngựa, còn vua hòa bình thì cỡi lừa.
Chúa đã chuẩn bị như thế nhưng xem ra nhiều người đã không hiểu ý của Ngài: Ngay các môn đệ cũng “lấy áo choàng của mình trải lên lưng nó”, dân chúng thì cũng “chặt nhành chặt lá ngoài đồng mà rải. Người đi trước kẻ theo sau reo hò vang dậy” (câu 7-9). Sự hồ hởi của họ có lẽ xuất phát từ ý tưởng giải phóng: hôm nay ngày giải phóng đã đến rồi, vị Anh Hùng đã xuất hiện!
Quả thật, đây không phải là một vị vua có tính cách chính trị, nhưng là một vị vua hòa bình. Chính vì vậy, Giáo Hội cho chúng ta đọc bài Thương Khó trong ngày lễ lá hôm nay. Một vị vua đến không bằng vũ lực, nhưng bằng cây Thánh Giá. Cây Thánh Giá là hình ảnh của con đường Thánh Giá. Con đường Thánh Giá là con đường đau khổ. Con đường đau khổ giúp chúng ta chế ngự nết xấu và nâng cao tâm hồn.
Đau khổ diệt trừ những độc ác tột độ của con người tội lỗi và tình dục. Đau khổ dứt chúng ta khỏi những xúi giục của thế gian. Đau khổ kích thích chúng ta sống bằng lòng cậy trông, nâng chúng ta lên cao khỏi những vật tầm thường chóng qua, gắn chặt đôi mắt và trái tim chúng ta vào cõi trời. Đau khổ là nhà giáo dục tuyệt hảo, đau khổ làm cho con người thêm cao thượng, lột bỏ tính vị kỷ, làm cho con người trưởng thành, đưa con người vào cư ngụ trong những miền cao vượt khỏi trần gian, đau khổ cho con người cơ hội để luyện tập những nhân đức cao đẹp nhất và thực hành những nhân đức đó một cách anh hùng.
Thánh Augustin nói: “Nếu Thiên Chúa luôn luôn để cho bạn được thịnh vượng, ban cho bạn dồi dào mọi của cải mà bạn chẳng phải chịu một khổ cực, một phiền phức, một âu lo nào ở đời tạm này, thì bạn sẽ cho những lợi ích vật chất đó là của quí giá nhất Thiên Chúa ban cho các tôi tớ của Người, và bạn sẽ chẳng còn ước mong từ nơi Chúa những sự lành gì nữa. Vì thế, ở đời này Chúa pha vào những của cải dịu ngọt độc hại này những chua xót cay đắng, để chúng ta biết tìm những của cải dịu ngọt bổ ích khác”. Nhiệm vụ của đau khổ là phát sinh nơi ta sự siêu thoát.
Vậy thì càng quí chuộng sự trong trắng của lương tâm, càng khát khao sự tinh tuyền hoàn hảo làm cho linh hồn được thấm nhuần ơn Chúa, càng ước vọng sự trong trắng tinh tuyền vì là điều kiện để sống thân mật với Chúa, thì ta càng ưa chuộng và mến yêu đau khổ. Cha Olivain đã viết: “Không bao giờ quyến luyến với Thiên Chúa mà không quyến luyến với Thánh Giá. Nếu tôi không quyến luyến Thánh Giá, đó là vì tôi còn yêu cái khác với cái Chúa Giêsu yêu, mà nếu tôi yêu cái khác với cái Chúa Giêsu yêu thì tôi cũng chẳng yêu gì Chúa Giêsu nữa.” Do đó, đời sống hưởng thụ không thể dẫn đến sự siêu thoát.
Thánh Cyprianô nói: “Đau khổ chắp cánh cho tôi bay thẳng về trời”. Các nhà tư tưởng và tâm lý học đều thú nhận rằng một đời sống uỷ mị, một đời sống hưởng thụ mặc dầu chính đáng không thể đi đôi với một lý tưởng cao đẹp. Hơn nữa, những dễ chịu của đời sống, sự thoát khỏi mọi lo lắng vật chất, rồi tiện nghi, không đem lại nghị lực và thường thường đưa đến chỗ buông tuồng bừa bãi.
Và một văn sĩ trứ danh người Anh đã viết: “Tồn tại nghĩa là vật lộn, vật lộn là đau khổ và gây ra đau khổ”. Luật tiến hoá này bao gồm cả thế giới vật chất, thế giới tinh thần và xã hội, và những ai hoảng sợ cái tính cách có vẻ tàn bạo đó, và muốn huỷ bỏ chiến đấu và kết quả của nó là đau khổ, thì thật ra họ muốn, và sửa soạn cho sự suy tàn của xã hội. Một thời kỳ quá thịnh vượng về vật chất thường kết thúc bằng sự suy kém về đức tính và lụi bại về luân lý.
Con đường Thánh Giá, con đường đau khổ: đó là tất cả những gì Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta hôm nay. Chúng ta hãy dùng tuần lễ này để sống với Chúa Giêsu bằng việc suy niệm sự thương khó của Ngài để biết theo gương Ngài đi theo con đường Ngài đã chỉ vẽ: ”Nếu ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo”. Đồng thời chúng ta hãy vui vẻ đón nhận mọi đau khổ trong đời sống hằng ngày với mục đích thông hiệp vào sự thương khó của Chúa Giêsu để mang ơn cứu rỗi cho chính chúng ta và cho nhiều người khác. Amen.
6. Vụ án Baraba và Chúa Giêsu
(Suy niệm của Lm. Giuse Nguyễn Quốc Quang – Joshepus Quang Nguyễn)
Trong Bài Thương Khó, Thánh Máccô viết: “Vì muốn chiều lòng đám đông, ông Phi-la-tô phóng thích tên Ba-ra-ba, truyền đánh đòn Đức Giê-su, rồi trao Người cho họ đóng đinh vào thập giá”. Vậy Baraba là ai? Theo thánh Mátthêu Baraba là một phạm nhân khét tiếng (Mt 27,16), thánh Máccô lại cho rằng Baraba là một tên phiến loạn (Mc 15,7) và thánh Gioan gọi là một tên trộm cướp (Ga 18,40). Từ những chứng cứ trên, ta có thể nói rằng rằng Baraba là một phạm nhân chính trị, một chiến sĩ tham gia vào cuộc chiến dành độc lập cho dân tộc Israel và có lẽ đã giết chết nhiều quân Rôma trong một cuộc nổi dậy. Vì thế bị quân Rôma bắt giữ và lên án. Hiểu như thế thì Baraba là biểu tượng giải phóng dân tộc bằng đường lối quen thuộc, đó là đường lối của bạo lực và gươm giáo. Và như vậy, khi người Do Thái đòi thả Baraba mà đóng đinh Giêsu là họ đã phủ nhận niềm hy vọng về Nước Trời mà Đức Giêsu loan báo là tình thương, phục vụ và tha thứ để rồi đặt tất cả mọi cư xử bằng bạo lực.
Vụ án đó hôm nay vẫn diễn ra trong tâm hồn chúng ta, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta cùng đi với Người trên nẻo tình thương và những giá trị Tin Mừng, nhưng có những lúc chúng ta thấy nẻo đướng ấy xa xôi quá, những thực tại xã hội này rất gần gũi và hấp dẫn nhiều vì thế đã nhiều lần chúng ta chối Chúa Giêsu và đòi đóng đinh giá trị Tin Mừng, cho nên chúng ta buông mình cho những đam mê tội lỗi. Cụ thể, xã hội này mà Chúa còn bảo thật thà, xã hội này mà Chúa bảo chớ gian dối, hay xã hội này mà Chúa cấm phá thai… Những thứ này ai ai cũng làm được mà, tại sao người công giáo lại không?!
Lạy Chúa Giêsu, xin tha lỗi cho chúng con bởi vì tuy mang danh Kitô hữu nhưng có lúc đã phủ nhận những gì Ngài loan báo, xin cho chúng con được lớn lên trong niềm xác tín rằng: đường thập giá, đường Chúa đi là đường hy vọng bình an và đầy tình thương.
Lạy Chúa Giêsu, xin tha lỗi cho chúng con vì con hèn nhát lắm, xin cho chúng con một tâm hồn đại độ biết cho đi mà không cần tính toán, biết chiến đấu mà không ngại thương đau, biết làm việc mà không tìm an nghỉ, biết tiêu hao chính mình cho tha nhân mà không đợi một phần thưởng nào khác hơn là chính Chúa vì Chúa là hy vọng của chúng con.
Lạy Chúa Giêsu, xin tha lỗi cho chúng con vì chúng con ích kỷ lắm, trên cây thập giá này, Chúa đã đi cho đến tận cùng nẻo đường của một Thiên Chúa muốn hủy mình ra không để thánh ý của Cha và hạnh phúc của nhân loại trở thành tất cả lẽ sống của đời Chúa. Xin Chúa dạy cho chúng con cũng được chia sẻ thập giá của Chúa bằng cách mỗi ngày chúng con biết ra khỏi chính mình con để mở lòng ra với Thiên Chúa và với anh chị em con qua việc yêu thương, phục vụ và tha thứ. Amen.
7. Thiên Chúa ẩn dấu
Chúa Giêsu tiến vào Giêrusalem giữa lúc dư luận đang xôn xao bàn tán về Ngài: Ngài có phải là Đấng Thiên Sai, Đấng sẽ đến hay không? Dân chúng phần đông, vì những tình cảm nhất thời, chứ không phải vì lòng say mê, muốn tìm hiểu sự thật. Còn bọn Biệt phái thì tức giận, bởi vì họ không muốn để Ngài xóa bỏ mất niềm hy vọng vào một Đấng Thiên Sai. Và lần này, Chúa Giêsu chính thức lên tiếng tranh luận.
Lời của Ngài như một lưỡi dao sắc bén. Ta đã nói với các ngươi rằng Ta là Con Thiên Chúa, trước khi có Abraham, thì đã có Ta. Phải chăng đây là một lời nói phạm thượng, không thể nào tha thứ. Vì vậy họ đã lượm đá để ném Ngài, nhưng Ngài đã ẩn mình đi.
Bịt tai, hò hét, xách động và đập phá, phải chăng đó là cách thức con người thường hành động khi không muốn nghe. Đây không còn là một vấn đề thuần túy về hiểu biết, nhưng là vấn đề chọn lựa và yêu thương.
Chúng tôi không muốn ông ấy cai trị chúng tôi. Đây cũng là điều thường xảy ra trong dòng thời gian, phản ảnh cho sự cứng lòng của con người ở mọi nơi và trong mọi lúc. Chúng tôi không muốn ông ấy cai rị chúng tôi trong lãnh vực chính trị cũng như quân sự, trong lãnh vực kinh tế cũng như tài chánh, trên phim ảnh sách báo, cũng như trên truyền thanh và truyền hình.
Có người lại thầm nghĩ nếu như bây giờ Chúa Giêsu trở lại, hẵn Ngài sẽ dẹp tan những biến động của thời đại. Thiết tưởng lời ước mơ này chỉ lả một cái gì ấu trĩ, và thiếu nến tảng. Bởi vì Chúa Giêsu chỉ trở lại vào ngày tận cùng của trời và đất. Tuy nhiên, mặc dù bây giờ Ngài có trở lại chăng nữa, thì người ta vẫn cứ ném đá Ngài như thường. Lập trường của con người vẫn không có gì thay đổi: Chúng tôi không muốn ông ấy cai trị chúng tôi!
Chúa Giêsu đã ẩn mình đi không phải vì sợ hãi, nhưng vì giờ Ngài chưa đến. Thực ra, Ngài không cần phải ẩn mình đi, vì quyền năng của Ngài có thể lập tức vô hiệu hóa những viên đá của những kẻ phẫn nộ.
Chiến thuật của Chúa Giêsu hoàn toàn khác với chiến thuật của chúng ta. Ngài không cưỡng bức, không ép buộc một ai. Ngài không xuồng khỏi thập giá để mọi người phải tin vào Ngài. Thiên Chúa luôn tôn trọng sự tự do của con người. Và Ngài chỉ chấp nhận sự cho đi, sự dâng hiến một cách tự nguyện. Chiến thật ấy, ngày hôm nay Ngài vẫn còn áp dụng. Ngài mãi mãi vẫn là một vị Thiên Chúa ẩn dấu. Những sự dữ xảy ra và dường như Ngài đã chẳng can thiệp. Không phải là như vậy. Ngài muốn tôn trọng sự tự do của con người và mong ước con người phục vụ Ngài trong tin yêu.
Lạy Thiên Chúa ẩn dấu, Nếu Ngài còn thinh lặng, nếu Ngài còn là Đấng vô hình, xin hãy củng cố niềm tin nhỏ bé và yếu đuối của con, đừng để vì thế mà con tuyệt vọng và mất đi lòng cậy trông.
8. Phêrô
Bài tường thuật sự thương khó Chúa Giêsu, tự bản chất đã chứa đựng rất nhiều điều đáng cho chúng ta suy gẫm. Bởi đó, phải đọc trong tinh thần cầu nguyện, để sống lại những chặng đường Chúa Giêsu đã đi qua, để những khổ đau của Chúa thấm vào tâm hồn chúng ta, cũng như hãy mở rộng cõi lòng để đón nhận sứ điệp của Chúa. Trong một vài phút ngắn ngủi này, chúng ta dừng lại ở kinh nghiệm khác thường của Phêrô, vị tông đồ vừa tự phụ, vừa yếu đuối lại vừa sám hối ăn năn.
Qua những giờ phút cuối cùng của Chúa Giêsu, chúng ta nhận thấy nơi Phêrô có những mâu thuẫn. Một đàng ông nhất quyết trung thành với Chúa và tìm mọi cách để bảo vệ Ngài. Đàng khác ông không nghĩ tới mưu chước cám dỗ bất ngờ ập xuống một cách dữ dội, vì quá tin tưởng vào sức riêng, nên thay vì vâng lời Chúa, thì ông lại phản đối lại lời Ngài. Thực vậy Chúa báo trước cho ông hay các môn đệ sẽ lìa bỏ Chúa, nhưng ông lại cho đó là chuyện khó tin, không thể xảy ra được. Chúa còn nói thêm rằng: Chính ông sẽ chối bỏ Ngài trước khi gà gáy. Lẽ ra ông phải lo sợ, phải cầu xin cho khỏi sa ngã, thì ông lại phản ứng một cách mạnh mẽ và hết sức tự tin. Ông cảm thấy như không có gì lay chuyển nổi tình yêu của ông đối với Chúa, nên ông không thể nào chấp nhận lời tiên báo rằng ông sẽ sa ngã, ông sẽ phản bội. Cuối cùng khi Chúa dặn ông phải tỉnh thức và cầu nguyện thì ông lại ngủ vùi, cho dù tận đáy lòng, ông vẫn một mực tin tưởng vào mình.
Từ những vấp ngã ấy, ông đã rút ra một kinh nghiệm đau thương, được phảng phất qua lời khuyên nhủ sau đây: Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, kẻ thù của anh em, như sư tử gầm thét rảo quanh tìm mồi cắn xé.
Kẻ thù ồn ào và gào thét đã tấn công vào Phêrô, đó là đám đông đi bắt Chúa và tìm mọi cách để tỏ lộ sự căm phẫn đối với Ngài. Phêrô lo sợ mà không biết mình lo sợ. Vì không biết mình nên ông đã không thấy rõ sự yếu đuối của mình, do đó ông đã liều lĩnh theo Chúa xa xa, đến dinh thầy cả thượng phẩm, ông cả dám mon men đến gần dịp tội. Ông tưởng rằng sự việc rồi cũng kết thúc êm đẹp như bao lần Chúa đã chấm dứt những hành vi gây hấn của bọn biệt phái. Ông chờ đợi mà không đề phòng, cho nên đã sa ngã chỉ vì một câu hỏi của người đàn bà. Ông bối rối, ông sợ hãi và ông đã chối bỏ Chúa Giêsu.
Tuy nhiên, điều đáng cho chúng ta suy nghĩ đó là Phêrô đã hối hận. Tiếng gà gáy làm cho ông nhớ lại lời tiên báo của Chúa Giêsu. Ở đây, vẻ cao quý của Phêrô là lòng khiêm nhường, thành thực và tin tưởng dù đã sa ngã.
Ông khiêm nhường vì nhận ngay mình có tội mà không cần phân tích lỗi lầm để tìm cớ chữa mình. Ông thành thực vì không quanh co trong việc nhìn nhận một lỗi lầm đã nghịch lại lời cam kết với Chúa. Ông tin tướng vì cảm nhận rằng nhờ nhận lỗi mình một cách thành thật, ông được Chúa khoan dung tha thứ. Ông khóc vì cảm động. Và đối với một người khí phách như ông, thì đó có lẽ là cách duy nhất để xin lỗi.
Phêrô sám hối, đã được Chúa tha thứ và hơn thế nữa còn được Chúa đặt làm đầu Giáo Hội. Chính vì thế, chúng ta hãy tin tưởng chạy đến với Chúa, dù tội lỗi chúng ta có nặng nề tới đâu, nếu chúng ta biết sám hối ăn năn, chắc chắn chúng ta sẽ được Chúa tha thứ.
9. Vua Bình An – Mc 11,1-10.
Đâu là mục đích của việc Chúa vào thành Giêrusalem một cách long trọng trong ngày hôm nay?
Mục đích thứ nhất là để ứng nghiệm lời tiên tri đã nói trước trong Cựu Ước. Thực vậy như nhiều lần chúng ta đã tìm hiểu, Cựu Ước là hình bóng, còn Tân Ước là thực tại. Cựu Ước thì chuẩn bị, còn Tân Ước thì thực hành. Tất cả dòng lịch sử của Cựu Ước đều hướng tới cao điểm, đó là Đức Kitô. Tất cả mọi sự việc trong cuộc đời của Ngài từ lúc sinh ra cho đến khi chết và sống lại đều đã được Cựu Ước tiên báo và đã xảy ra rất phù hợp với lời Kinh Thánh. Điều đó chứng tỏ Ngài thực là Con Thiên Chúa, là Đấng phải đến để cứu độ nhân loại. Hôm nay khi nhìn thấy Chúa long trọng tiến vào thành, chúng ta không khỏi nhớ đến lời tiên tri Giacaria đã nói: Hỡi thiếu nữ Sion hãyvui mừng vì này Vua ngươi đến với ngươi, Ngài hiền từ và khiêm hạ, cỡi trên lưng lừa con.
Mục đích thứ hai là để chúng ta thấy Ngài là Đấng Cứu thế. Thực vậy, việc Chúa đi vào thành là một việc nguy hiểm vì đi vào chỗ chết. Ngài biết rõ giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái đang căm thù Ngài, muốn hãm hại và tiêu diệt Ngài, nhưng Ngài vẫn cứ đi. Dân chúng thì tung hô tán tụng Ngài. Thái độ này càng làm cho bọn biện phái phẫn uất, họ đã thưa cùng Chúa Giêsu: Xin Thầy bảo dân chúng im đi. Nhưng Chúa chỉ trả lời: Nếu họ im đi thì đất đá sẽ lên tiếng. Chúa công khai chấp nhận lời dân chúng chúc tụng, và bằng lòng với những lời chúc tụng ấy.
Sau cùng, mục đích thứ ba là để chúng ta nhận ra Ngài là một vị vua hoà bình. Trên đường vào thành thánh, dân chúng trải áo, cầm lành lá trong tay và tung hô Chúa Giêsu là Con Vua Đavít. Họ dành cho Chúa một nghi lễ đón rước như cho một vị vua của họ. Nhiều lần họ muốn tôn Ngài lên làm vua. Hôm nay họ được dịp làm việc đó. Nhưng trong thâm tâm, họ chỉ nghĩ đến một vị vua trong phạm vi xã hội và chính trị, đến để giải phóng dân tộc Do Thái khỏi ách nô lệ của đế quốc Lamã.
Thế nhưng Chúa Giêsu cho thấy điều quan trọng hơn hết, đó là Ngài làm vua trong cõi lòng của họ và muốn chiếm hữu tâm hồn của họ. Hiệu quả mà Ngài đem đến, đó là sự bình an. Chúa cưỡi trên lưng lừa, đó là dấu chỉ của vua hoà bình. Cả cuộc đời trần thế của Chúa đã chứng minh điều ấy. Thay vì bạo động, Ngài đã dùng phương pháp tốt đẹp nhất đó là tình yêu nhân từ của Ngài. Sức mạnh vũ khí của người Do Thái đã không quật ngã được Lamã, trái lại đã khiến họ bị huỷ diệt và đền thờ Giêrusalem bị tàn phá vào năm 70. Nhưng Chúa Giêsu đã đến với họ và chỉ sau mấy mươi năm đã cảm hoá, để rồi Tin Mừng được rao giảng trên toàn lãnh thổ Lamã. Đế quốc Lamã bị tan rã không phải vì sức mạnh của binh đội, nhưng chính vì đạo đức của họ đã bị suy đồi, và không chòn nữa. Đúng như lời Napoléon đã nói: Alexandre, César và cả ta nữa, đã dựng nên nhiều đế quốc bằng vũ lực. Nhưng những đế quốc đó ngày nay không còn nữa. Còn Chúa Giêsu, Ngài đã thiết lập vương quốc Ngài trong tình thương, và ngày nay, vương quốc đó vẫn lớn mạnh. Hằng triệu người vẫn sẵn sàng chịu chết vì Ngài.
Đức Kitô là Đấng cứu thế, là Vua hoà bình. Ngày hôm nay, Ngài muốn chúng ta tuyên xưng lại hai danh hiệu ấy. Hãy mở rộng cửa tâm hồn để đón mừng Ngài ngự đến.
10. Những chiếc lá phất phơ – ViKiNi
(Suy niệm của Lm. Giuse Vũ Khắc Nghiêm – trong ‘Xây Nhà Trên Đá’)
Tôi đang nhìn thấy những chiếc lá phất phơ trên tay những cụ già đầu tóc bạc phơ đến tay những bé thơ còn măng sữa, trên tay những mái đầu xanh cường tráng đến tay những mái tóc rủ liễu yếu đào tơ.
Những chiếc lá này bao nhiêu năm đã phất phơ, vật vờ, xơ xác, tung lên, nhào xuống, quay cuồng theo chiều gió bão táp, thật tội nghiệp!
Hôm nay, dân Do thái đã reo hò vang dậy: Hoan hô, chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa, chúc tụng triều đại đang tới, triều đại vua David tổ phụ chúng ta. Hoan hô trên các tầng trời với một rừng lá giương cao phất phơ, vùng vẫy như trên đỉnh gió hú.
Cơn lốc ầm ầm đó không do khí trời mà do khí người bị dồn ép bao nhiêu năm, nay được dịp bùng lên: Dịp Đức Giêsu vào thành Giêrusalem khác thường, Ngài ngồi trên lừa con, như Salomon ngồi trên lừa của cha là David để vào thành Sion làm vua (1V 1,33). Dân chúng tưởng triều đại David đã vùng dậy, vinh quang của Israel đã đến rồi, không còn nô lệ, không còn khổ dịch ô nhục nữa, không còn chết nữa. Thiên Chúa đã thực hiện lời hứa cho dòng dõi David lên ngai vương quyền kiên vững đến muôn đời (2Sm 12). “Thiên Chúa ban quyền xét xử cho vua, và cho hoàng tử đức công minh… Ngài thống trị từ biển này qua biển khác, từ sông cả đến mút cùng cõi đất!… Vua chúa Tarsis, Saba sẽ đem triều cống lại chầu, vua chúa hết thảy sẽ bái lậy Ngài, tất cả muôn dân sẽ làm tôi Ngài” (Tv 72,1.8.10-11).
Nhưng than ôi, giấc mộng vàng muôn thuở chóng tan như mây khói. Họ chẳng thấy Ngài ra tay thực hiện chi cả, chỉ thấy Ngài xua đuổi con buôn đang đem lại giàu sang phú quý cho đền thánh. Ngài lại bị các thượng tế, kinh sư, thủ lãnh tra hỏi. Ngài bảo của Xêda trả cho Xêda, của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa, dân còn gì sống đây! Đế quốc đã bóc lột hết, lấy đâu mà trả Thiên Chúa. Ngài lại loan báo những điều quái gở: Đền thờ sẽ không còn tảng đá nào trên tảng đá nào. Mặt trời mặt trăng không còn chiếu sáng, tinh tú sẽ rơi xuống kinh hoàng (Mc 11,13). Tận thế rồi! Họ còn mong ở Ngài gì nữa! Họ tuyệt vọng, xa tránh Ngài, Ngài xúc phạm đến đền thờ, xúc phạm đến trời đất. Ghê gớm hơn nữa Ngài là thứ gì, đã dám cho mình là có trước Abraham và xưng mình là Thiên Chúa. Tội tầy trời! Không thể tha thứ. Toàn quyền Philatô chỉ treo hình hoàng đế Xêda trong khuôn viên đền thờ, dân đã nổi loạn chiến đấu với quân Rôma, dù phải đóng đinh họ vẫn bất chấp, huống chi thanh niên con bác thợ mộc dám xưng mình là Thiên Chúa tại đền thờ trong tuần đại lễ của toàn dân. Ghê gớm kinh khủng! cho nên đành tha tướng cướp Baraba giết người còn hơn tha Giêsu. Thế là họ la hét: “Đóng đinh nó đi, đóng đinh nó đi”.
Ôi lạy Cha, xin tha cho họ vì họ lầm chẳng biết!
Họ như những chiếc lá phất phơ, vật vờ ray rứt, tung lên, nhào xuống giữa phong ba bão táp, những cơn cuồng phong dục vọng đam mê mù quáng đang bùng dậy trong lòng họ, trong lòng dân, trong lòng trần thế, xô đẩy vùi dập nhân thế xuống sâu trong lòng ham hố, giành giựt, mơ ước vinh quang bụi trần.
Ôi lạy Chúa, xin thương xót con. Đời là bể khổ, giòng đời cuồn cuộn trôi dạt, không biết trôi về đâu. Bao nhiêu thuyết… duy tâm, duy vật, duy dân, duy tân… tương đối, biến dịch, biến hóa chẳng bao giờ thấy chỗ thủy chung. Chẳng thấy cùng đích, chẳng bao giờ thấy nền tảng vững vàng, rõ ràng, luôn luôn là giả thuyết mơ hồ, mò mẫm, tối tăm, tịch diệt cuộc đời, thật khủng khiếp sống trong cảnh bể khổ trần ai như thế. Chẳng lạ gì, họ đã giải quyết, đã xử lý Ngài bằng đóng đinh thập giá, treo Ngài trên đỉnh gió hú: “Trong bóng tối bao phủ, mặt trời tối đi” (Lc 23,44-45) “Đất rung đá vỡ, mồ mả lật tung” (Mt 27,52).
Ôi lạy Ngài, ai bảo Ngài không ở lại thiên đường, nơi ánh sáng vinh quang, nơi chân lý ngàn đời, nơi hằng hữu trường tồn, nơi bất biến, bất diệt, nơi thỏa mãn mọi giấc mơ. Ai xui Ngài xuống cõi u minh trần tục, cõi tịch diệt đắng cay, mang thân phận nô lệ phàm nhân. Ai xui Ngài tự hạ sống giữa sói rừng, chúng cấu xé Ngài, bắt Ngài phải tùng phục cho đến chết, chết trên thập giá (Pl 2,6-11).
Lạy Ngài, xin thương xót chúng con, xin muôn vàn thương xót! Chúng con chỉ còn trông cậy vào lòng thương xót vô lượng vô biên của Ngài. Chính vì lòng thương xót vô lượng vô biên mà Ngài đến thế gian, dầu bất cứ giá nào, dầu phải thí mạng sống Ngài cũng đến cứu sống chúng con. Cho chúng con được hằng sống, được tồn tại bền vững trong ánh sáng phục sinh vinh phúc của Ngài. Chúng con xin trọn đời cảm tạ Ngài. Amen.
Ta là ai trong vụ án mang tên Giêsu(Suy niệm của Huệ Minh)
Ta vừa đi lại con đường “vinh quang” ngày xưa Chúa đã đi. Chúa đã vào thành Giêrusalem một cách hiên ngang, một cách hoành tráng.
Ta thấy Thánh Matthêu vừa kể lại cho ta kỷ niệm đẹp đó. Nhiều người trải áo xuống đường, kẻ khác chặt nhành cây trải lối đi: Kẻ thì đi trước, người theo sau tung hô rằng: “Hoan hô! Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến. Chúc tụng nước Đavit tổ phụ chúng ta đã đến. Hoan hô trên các tầng trời!”
Quá đẹp!
Cũng dễ hiểu bởi lẽ phần đông trong cái đám đông ngày hôm đó là những người được Chúa chữa lành, được Chúa làm phép lạ, được Chúa cho ăn uống no nê. Ta còn nhớ là sau lần làm phép lạ hóa bánh ra nhiều thì dân chúng đã muốn tôn vinh Chúa Giêsu lên làm vua và rồi Chúa phải trốn sang chỗ khác để lánh dân chúng.
Cảnh vinh quang chợt thấy đó để rồi ta bước vào cảnh bi đát của cuộc đời Chúa Giêsu.
Trên con đường Thánh Giá mà chúng ta vừa đi lại, ta thấy quá bi đát cho một phận người, cho một cuộc đời. Mới hôm nao được người ta tôn vinh, chúc tụng, hô hào nào là nhân danh Chúa, nhân danh Chúa, chúc tụng này chúc tụng nọ… để rồi ngày hôm nay lầm lũi lê bước mà không phải lê bước trên con đường bằng phẳng mà phải bước từng bước lên đỉnh đồi.
Phải nói rằng không còn cái nhục nào cho bằng cái nhục này cả. Người ta có làm thịt một con chó, một con mèo người ta cũng không làm như thế. Thế nhưng, nghịch một cái ở đây lại là một con người hẳn hoi nhưng người ta đã hành xử như vậy. Có lẽ không còn một ngôn từ nào để dành cho con người này nữa.
Trong cái đám đông la ó đóng đinh nó vào thập giá, đóng đinh nó vào thập giá chắc hẳn cũng là cái đám người mà mới ngày hôm kia hôm kìa gì đó chúc tụng tôn vinh. Cũng dễ hiểu và dễ lý giải chứ không khó lắm. Cũng chi do lòng dạ con người bất nhất nó mới ra như thế.
Nhìn lại lịch sử cứu độ ta thấy rõ nét về những con người như thế này. Khi được Thiên Chúa ban cho ơn lành thì nhiệt thành theo Chúa. Thế nhưng khi cơm đủ no, áo đủ ấm thì lại đi thờ thần khác, thần ngoại bang và cứ ngỡ rằng họ là đấng cứu độ đời mình chứ không phải Thiên Chúa.
Những biệt phái, luật sĩ và đám dông dân Do Thái cũng vậy. Họ tưởng nghĩ rằng Đấng Cứu Độ trần gian đến trong thế gian này với dáng vẻ quang lâm oai phong lẫm liệt chứ nào nhục nhã như thế này.
Điều nghi ngờ này không phải chỉ mới ngày hôm nay trên con đường lên núi Sọ nhưng nó xảy đến từ cái ngày Đấng Cứu Độ trần gian cất tiếng khóc chào đời. Người ta không thể nào tin nổi Hài Nhi ấy. Trong suốt hành trình rao giảng Tin Mừng cũng thế, người ta vẫn coi thường và vẫn xem đây là người con của ông phó mộc Giuse, có Mẹ là Maria thôi.
Đơn giản và dễ hiểu bởi lẽ họ không tin nên họ hành xử như thế đối với cái con người ra pháp trường hôm nay. Không phải ra theo kiểu bình thường mà ra theo kiểu kỳ quái không ai hiểu được.
Khi có dịp, ta xem lại bộ phim này ta hình dung ra phần nào phần tủi nhục mà Chúa Giêsu phải chịu trước đám đông dân chúng. Thấy vậy để rồi ta rất dễ suy ra đời ta. Đời ta cũng có khi ở trong cái đám đông đấy và cũng có khi là một trong những môn đệ nhiệt thành của Chúa Giêsu ấy.
Trong vụ án giết cái người vô tội mang tên Giêsu đó, ta là ai ắt hẳn ta là người biện phân rõ hơn ai hết.
Ta có phải là một Philatô sẵn sàng rửa tay vô trách nhiệm trên những chuyện bất công hay không?
Ta có phải là Hêrôđê vì muốn hưởng lợi danh nên muốn giết cái ông Giêsu hay không?
Ta có phải là những môn đệ thân tín cùng chấm chén với Thầy nay lại bỏ Thầy ra đi biền biệt chăng?
Ta có phải là Phêrô đã can đảm chối Thầy mình đến 3 lần khi gà chưa kịp gáy lần thứ 2 chăng?
Hay tệ hơn ta có phải là đệ tử ruột mang tên Giuđa đã cam tâm bán Thầy mình với cái giá quá bèo siêu khuyết mãi 30 đồng bạc không?
Ta là ai trong cái đám đông được chữa lành bệnh, được làm phép lạ, được cho ăn no nê… Nay lại hùa theo đẻ giết Chúa.
Có thể ta cũng sẽ chối bây bây rằng ta không bao giờ làm những chuyện đó. Ta có thể chối người đời được nhưng với Thiên Chúa ta không thể nào chối được.
Ngày hôm nay, bước vào Tuần Thánh, ta cùng bước theo Chúa Giêsu trên con đường khổ nạn. Ta đừng bước nhanh nhưng hãy bước chầm chậm và nhất là để lòng ta lắng xuống để ta nhìn thấy rõ hơn cái khuôn mặt của ta trong vụ án mang tên Giêsu.
Xin Chúa cho ta chìm lắng tâm hồn trong tuần này để rồi ta đối diện với ta, ta đối diện với Chúa để ta nhìn rõ khuôn mặt của ta hơn. Và, ta cũng nên nhớ rằng luôn luôn có một ánh mắt chạnh thương của Chúa Giêsu trên con đường khổ giá luôn nhìn đến đám đông luôn luôn tung hô giết Ngài.
Xin cho ánh mắt của ta chạm đến ánh mắt của Chúa và lòng ta chạm lòng của Chúa cách mật thiết hơn trong tuần Thánh này.
2. Ta là ai trong cuộc Thương Khó
(Suy niệm của Huệ Minh)
Tin Mừng (Mc 14:1;15:1-39): Trong tuần thánh và đặc biệt trong Lễ Lá này! Chúng ta làm sống động lại cuộc đời của Chúa Giêsu. Và chúng ta cùng với Chúa Giêsu đi vào cuộc thương khó, như chính là nguồn ơn cứu độ cho nhân loại.
Thời gian nó đi mãi, nó không chờ ai hết.
Ngày hôm nay, chúng ta bước vào Chúa Nhật Lễ Lá. Để cái Lễ Lá này đưa chúng ta vào tuần thánh.
Có thể nói: đây là tuần quan trọng nhất của suốt năm Phụng Vụ. Cũng như Chúa Nhật Phục Sinh chính là đỉnh của các Chúa Nhật.
Trong tuần thánh và đặc biệt trong Lễ Lá này! Chúng ta làm sống động lại cuộc đời của Chúa Giêsu. Và chúng ta cùng với Chúa Giêsu đi vào cuộc thương khó, như chính là nguồn ơn cứu độ cho nhân loại. Mỗi người chúng ta, cũng như người dân do Thái ngày xưa cũng đi vào đền Giêrusalem, tay cầm lá để rước Chúa Giêsu. Chúng ta sống lại sự kiện của Chúa Giêsu, chúng ta cùng đi vào Giêrusalem với Ngài.
Và hôm nay cùng với Giáo Hội, chúng ta lắng nghe lại bài tường thuật Khổ Nạn của Chúa Giêsu. Sự kiện này là một sự kiện lịch sử, sự kiện xảy ra trong 1 lịch sử của thế giới.
Để phản bác việc Chúa Giêsu lên Giêrusalem chịu khổ hình. Thì có một phong trào, người ta dựa vào quyển tiểu thuyết Bí Mật Da Vinci. Để rồi, người ta cố gắng người ta làm một cái phim để mà gây hoang mang, cũng như đánh mất đi ý nghĩa, cũng như niềm tin, nền tảng vào sự xuất hiện của Chúa Giêsu, cũng như Kitô giáo. Và họ coi Kitô giáo như là một chuyện tưởng tượng thôi!
Và rồi sự kiện này chúng ta cử hành là một sự kiện lịch sử. Không chỉ dựa vào các sách Tin Mừng dựa vào các sử gia; ở ngoài Kitô giáo, chúng ta cũng thấy được cái sự kiện này. Sự kiện này đã diễn ra trong lịch sử của thế giới, và đặc biệt thế giới của Do Thái.
Khi đặt niềm tin vào lịch sử như thế! để chúng ta mới thấy niềm tin vào Đức Kitô của mỗi người chúng ta, niềm tin ấy không phải là một niềm tin vu vơ, không phải là một niềm tin vớ vẩn nhưng làm một niềm tin đích thực có thật chứ không phải là niềm tin tưởng tượng. Nếu chỉ dừng lại ở cái chuyện đi theo Chúa Giêsu vào Giêrusalem, như một viễn tượng của lịch sử thì không cần Kitô giáo.
Và rồi chúng ta bước đi trong tuần thánh này, khi chúng ta nghe lại cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu là chúng ta làm cho biến cố lịch sử đó trở nên không chỉ là bên ngoài mà là chúng ta nội tâm hóa cái biến cố lịch sử đó, trong cuộc đời của mỗi người chúng ta. Nói cách khác là chúng ta nội tâm hóa biến cố Lịch sử đó!
Khi chúng ta nghe lại cuộc trình thuật về cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu. Chúng ta nhìn thấy hình ảnh khuôn mặt của Philatô, Phêrô, Giuđa và đặc biệt của dân chúng. Và qua hình ảnh Philatô, Phêrô, Giuđa và của dân chúng này. Chúng ta khám phá ra khuôn mặt của chúng ta trong đó, để chúng ta sống cái đời sống đức tin của chúng ta trong đó!
Có nghĩa rằng khi khám phá ra như vậy, chúng ta thấy được khuôn mặt của tham lam, của gian ác, của chối từ, của độc ác, của những người đó thấp thoáng đâu đó, cũng có khuôn mặt của mỗi người chúng ta trong đó! Chúng ta không ngừng lại biến cố đó như một biến cố Lịch sử, mà nội tâm hóa để trở thành thực tại sống động trong cuộc đời của mỗi người chúng ta.
Chúng ta đọc Cuộc Thương Khó, chúng ta xem các phim không phải với thái độ bàng quan của chúng ta. Suy nghĩ, chúng ta coi coi có dính dáng tới đời của chúng ta hay không? Có ảnh hưởng đời của chúng ta hay không?
Tiếp cận với sự phẫn nộ những người lên án Chúa Giêsu, sự phản bội của Giuđa. Chúng ta không dừng lại ở sự bực bội nhưng nó có liên quan tới thái độ sống đức tin của chúng ta. Khi tiếp cận sự thương khó, mà nếu như không có tác động, thì chúng ta cảm thấy nó rất là vô cảm.
Và rồi khi xem phim với tất cả những cái kỹ thuật làm cho nhiều người chảy nước mắt nhưng mà liệu rằng cái dòng nước mắt đó có thay đổi gì tâm tư của người ta hay không?
Và đặc biệt với cái phim Cuộc thương khó Chúa Giêsu, nó không phải như những phim khác, người ta xem xong rồi người ta ra về, nhưng xem xong cái cuộc thương khó của Chúa Giêsu nhiều người còn nán lại. Bởi lẽ họ còn đánh đọng những cái tâm tư, hình ảnh và tình cảm của những người nhân vật trong đó và xem phim này họ lặng lẽ ra về trong sâu lắng.
Thế nhưng mà, cái tác động tình cảm nó không có dừng lại ở bên ngoài bằng những giọt nước mắt, bằng những lời nuối tiếc, nhưng nó phải đi sâu vào trong tâm hồn của người môn đệ, của người đi theo Chúa Giêsu.
Và rồi mỗi người Kitô Hữu chúng ta được mời gọi: gọi là hội nhập vào cái Cuộc Thương Khó đó! Và rồi, làm sao để mà hội nhập được, nếu như chúng ta không suy nghĩ và chúng ta không nghiên cứu, chúng ta không nhìn ở bên dưới của những hành động của những con người đó!
Chúng ta thấy trong Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu:
Một Philatô vô cảm: Ông ta đã rửa tay với cái chết của Chúa Giêsu. Dẫu rằng, biết rằng Chúa Giêsu vô tội. Vợ của ông ta cũng ra khuyên, ông ta đừng nhúng tay vào, vì đây là người công chính. Ông biết rằng, ông có thể tha đuợc Chúa Giêsu, thế nhưng ông đã không chịu được cái sức ép của dân chúng, của áp lực, của cộng đồng…để rồi ông sợ mất ghế, sợ mất quyền lợi, và ông đã rửa tay để cho Chúa Giêsu đi vào một cái chết.
Và rồi Chúng ta thử coi, cái bóng dáng của Philatô đó, có trong cuộc đời của chúng ta hay không? Khi chỉ vì tiền, quyền, lợi; chúng ta không dám nói ra sự thật. Chúng ta không chiến đấu với sự thật, chúng ta không sống với sự thật, với những người xung quanh chúng ta.
Với Giuda, chúng ta thấy: dấu hiệu của tình yêu. Giuda đã biến đổi thành dấu hiệu của sự phản bội.
Chúng ta xem coi chúng ta có phản bội vợ chồng của chúng ta chúng ta có phản bội cha mẹ của chúng ta chúng ta có thể phản bội anh chị em chúng ta hay không có thể chỉ vài 30 ngàn đồng bạc, 3 triệu đồng bạc 30 triệu thậm chí 3 tỷ bạc. Chúng ta có can đảm bán đứt cái tình nghĩa vợ chồng bạn bè họ hàng của chúng ta hay không?
Có đó chứ? Không nói ra thôi chứ! Nhưng mà có! Nhưng mà chúng ta có nhìn ra hình ảnh của chúng ta trong cái sự buôn bán đó hay không? Dám bán đứng thầy mình hay không?
Và với Phêrô chúng ta nhìn thấy đó là một con người rất là mạnh dạn: Ai bỏ Thầy chứ tôi đây không bỏ Thầy! Nhưng mà chỉ cần vài tiếng đồng hồ sau đó, đứng trước mặt của một đứa tớ gái thôi! một đứa tớ gái chỉ cần hắn giọng thôi Phêrô đã chấp nhận từ bỏ cái lời tuyên xưng đức tin của mình, về thầy mình và chấp nhận khước từ thầy, chối thầy.
Chúng ta cũng vậy, nhiều lần nhiều lúc khi ra khỏi nhà thờ. Lời tuyên xưng đức tin của chúng ta chưa khô họng. Nhưng, cũng chỉ vì những giá trị của trần gian chúng ta đã can đảm chối từ tuyên xưng đức tin. Bởi vì nếu tuyên xưng Đức tin, chúng ta không dám buôn gian bán lận, nói hành, nói xấu, hạ nhục người khác. Chúng ta đã chối bỏ Thiên Chúa một cách rất là dễ dàng! Chúng ta chối bỏ anh chị em chúng ta một cách rất là nhẹ nhàng!
Và ngày hôm nay, chúng ta cùng tham dự vào Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu, không phải là tham dự bằng một cái cách bàng quan nhưng tham dự bằng cái cung cách hội nhập. Khóc lóc, ỉ ôi, sướt mướt đó cũng chỉ là cái thái độ bên ngoài thôi.
Nhưng điều Chúa cần nơi chúng ta, và chúng ta cần đó là chúng ta khám phá ra chính mình nơi vụ án Chúa Giêsu. Chúng Ta khám phá ra khuôn mặt của Giuda, của Phêrô, của Hêrôđê, của những người dân chúng hùng hổ đòi đóng đinh người vô tội, thì chúng ta mới cảm thấy tội lỗi và chúng ta Sám Hối. Có như thế chúng ta mới thay đổi cuộc đời của mình.
Và rồi trong cái cao điểm của tuần thánh: Ước gì chúng ta không cử hành tuần thánh như một nghi thức, như một hoài niệm biến cố Lịch sử, mà chúng ta sống lại cái Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu trong chính cuộc đời của mình: bằng Sám Hối, bằng sự trở về với Thiên Chúa là vua, là Chúa tình yêu của đời chúng ta. Amen.
3. Chọn lựa
(Suy niệm của Lm. Vũ Phan Long, OFM)
Tin Mừng (Mc 14: 1; 15: 1-39): Với Chúa nhật hôm nay, bắt đầu tuần lễ trọng đại nhất của năm phụng vụ, đó là “Tuần thánh”. Phụng vụ hôm nay mở ra với việc tưởng niệm Đức Giêsu đi vào thành Giêrusalem.
Với Chúa nhật hôm nay, bắt đầu tuần lễ trọng đại nhất của năm phụng vụ, đó là “Tuần thánh”. Phụng vụ hôm nay mở ra với việc tưởng niệm Đức Giêsu đi vào thành Giêrusalem. Cả ba Tin mừng Nhất lãm đều kể rằng Đức Giêsu đi vào Thành thánh trên lưng một con lừa. Điều này nhắc nhớ đến sấm ngôn Dcr 9,9-10: Đức Giêsu chính là Đấng Mêsia mà Dân Chúa vẫn trông mong; Người đến cách khiêm tốn. Tuy nhiên hình ảnh Đức Giêsu ngồi trên lưng lừa cũng có thể gợi nhớ đến hình ảnh Salômôn ngồi trên lưng con la cái để đi đến nơi được phong vương. Đức Giêsu đi lừa là hình ảnh quét sạch thời đại của những con người đi ngựa (bởi vì tất cả các vua kế tiếp Salômôn đều dùng ngựa, là con vật chính Salômôn đã du nhập từ Ai Cập và Cơ-vê: x. 1V 10,26-29): vậy Đức Giêsu là Đấng Mêsia tái lập triều đại Đavít.
Ngoài ra Maccô còn nói đến một “con lừa con được cột”. Nhận xét này quy chiếu về St 49,11. Ở đoạn văn Sáng thế này, chi tiết “con lừa được cột” gợi lên sự giàu sang và phồn vinh của thời đại thiên sai: chỉ có thứ cây quý (cây nho) mới được tuyển mà cột con lừa. Trong các Tin mừng Nhất lãm, chi tiết này liên hệ đến con lừa con của Đấng Mêsia, xuất thân từ dòng họ Giuđa, dòng họ luôn làm chủ vương trượng (St 49,10). Cả điểm này cũng nêu lên một hình ảnh vương giả về Đức Giêsu. Cuối cùng Đức Giêsu đã được dân chúng tung hô như một “vị vua”. Danh hiệu này sẽ được nhắm tới như điểm nòng cốt trong cả ba Tin mừng Nhất lãm (x. Mt 27,36; Mc 15,26; Lc 23,28).
Con lừa của Đức Giêsu lại “chưa ai cỡi bao giờ”. Chi tiết này nêu bật tư cách linh thánh của Đấng ngồi trên lưng lừa: Người đúng là Đấng được Thiên Chúa sai phái đến, là “Đấng ngự đến nhân danh Chúa”, là chính “vị Chúa tể đi vào Thánh điện của Người” (Ml 3,1; x. 11,3.11).
Vậy việc Đức Giêsu vào Thành Giêrusalem chính là hành vi Đức Giêsu long trọng tiến vào Thành trong tư cách là vua người Do Thái cho dù không phải là vua để thống trị, nhưng là vua để phục vụ và hiến mạng sống để cứu chuộc nhân loại.
Hiểu như thế, chúng ta có điểm tựa vững chắc để hiểu bài Thương khó.
4. Suy niệm của Lm. Anthony Trung Thành
Một trong những điểm nổi bật và làm rơi nước mắt của bao nhiêu người khi xem bộ phim về cuộc khổ nạn của Đức Giêsu đó là cảnh bạo lực.
Người Do Thái dùng bạo lực một cách khủng khiếp đối với Đức Giêsu. Họ bắt Ngài phải vác thập giá. Họ đánh đòn Ngài. Họ khạc nhổ vào mặt Ngài. Họ bắt Ngài đội mạo gai. Họ đóng đinh chân tay Ngài vào thập giá. Họ còn lấy lưỡi gươm đâm thấu cạnh sườn Ngài thấu cả trái tim. Người Do thái thời bấy giờ quả thật là quá tàn nhẫn với Đức Giêsu Con Thiên Chúa xuống thế làm người. Xem cảnh bạo lực đó, có lẽ không ai không trách móc người Do thái sao họ lại làm như thế với Đức Giêsu? Nhưng nếu để ý thì chúng ta vẫn thấy những cảnh bảo lực người ta gây nên cho Đức Giêsu vẫn được tái diễn lại nơi các Tông đồ và các môn đệ của Ngài suốt hơn 2000 năm qua. Và ngày hôm nay, bạo lực vẫn còn tái diễn lại trong các gia đình, nơi học đường, nơi mỗi môi trường sống của xã hội hôm nay.
Thật vậy, trong số các Tông đồ, chỉ có Thánh Gioan bị bỏ vào vạt dầu sôi không chết, còn 11 vị khác đều chịu chết vì đạo, nghĩa là các Ngài đã phải chịu cảnh bạo lực trước khi chết. Rồi suốt 2000 năm qua, vô vàn vô số các kitô hữu đã phải chịu nhục hình vì Chúa. Chỉ riêng ở Việt Nam chúng ta, với gần 300 năm bách hại đạo, có khoảng 150 ngàn kitô hữu chịu chết tử vì đạo, trong số đó đã có 117 vị thánh đã được phong hiển thánh và 1 vị được phong chân phước. Sau đây là hình khổ mà các vị tử đạo Việt Nam phải chịu: 1 vị chịu bá đao, tức là bị lý hình dùng dao cắt xẻo từng miếng thịt trên thân thể cho đủ 100 miếng; 4 vị chịu lăng trì, tức là bị chặt chân chặt tay trước khi chém đầu; 6 vị chịu thiêu sinh, tức là bị thiêu sống; 75 vị chịu xử trảm, tức là bị chém đầu; 22 vị chịu xử giảo, tức là bị tròng dây vào cổ và bị lý hình kéo hai đầu dây cho đến chết; 9 vị chịu chết rủ tù, tức là bị tra tấn, hành hạ đủ cách đủ kiểu, rồi bị bỏ đói cho tới khi kiệt sức và chết gục trong tù.
Ngày hôm nay, người ta vẫn dùng bạo lực để bạch hại các kitô hữu đây đó trên thế giới. Người ta không chỉ dùng bạo lực đối với các kitô hữu mà người ta còn dùng bạo lực để giải quyết mọi vấn đề giữa con người với nhau trong gia đình, nơi trường học, nơi các cơ quan công quyền và nơi mọi môi trường sống.
Trước hết, bạo lực trong gia đình: Theo thống kê của Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Việt Nam cho thấy trong 5 năm trở lại đây, số vụ bạo lực gia đình được ghi nhận khoảng 20.000 vụ/năm. Chỉ riêng trong năm 2015 có 31 phụ nữ, 7 trẻ em bị người thân giết hại. Số liệu báo cáo của các tổ chức phi chính phủ năm 2014 cũng cho thấy cứ 2-3 ngày lại có một người bị giết liên quan đến bạo lực gia đình, mà nạn nhân đa phần là phụ nữ và trẻ em (theo www.rfa.org). Xin nêu lên một số vụ nổi cộm như: Bố tẩm xăng đốt hai con gái tại Hải Phòng; con giết cha tại Đăk Nông; giết chồng để đi theo người tình tại Lâm Đồng; đâm chồng 18 nhát rồi vứt xác xuống sông tại Thái Nguyên; cha giết 2 con rồi tự sát tại Nam Định; chồng đánh vợ gẫy 8 xương sườn, chấn thương sọ não tại Hạ Long (Theo phununews.vn).
Thứ hai, bạo lực ở học đường: Theo số liệu thống kê đầu năm 2015 của Bộ GD&ĐT, trong một năm học, toàn quốc xảy ra khoảng 1.600 vụ học sinh đánh nhau ở cả trong và ngoài phạm vi nhà trường, tương đương khoảng 5 vụ đánh nhau trong một ngày. Nguyên nhân xẩy ra bạo lực có đôi khi không đáng là gì. Chẳng hạn: Vì viết sai chính tả, một học sinh lớp 1 bị cô giáo đánh tím mặt; vì thiếu 5 nghìn đồng “nộp tô”, một nam sinh cấp 2 bị đánh hội đồng dã man; 6 nam sinh bị giáo viên đánh chỉ vì một cái ghế gãy; 6 nữ sinh lớp 9 Trường THCS Quỳnh Long đánh 2 nữ sinh Trường THCS Quỳnh Thuận, Quỳnh Lưu, Nghệ An bằng dép, tát và đối phương dùng chân đạp liên tiếp vào người đối phương như phim hành động (theo dantri.com).
Thứ ba, bạo lực tại các đồn công an: Những năm gần đây người ta thường đồng hóa công an với côn đồ. Bởi vì, công an giả dạng côn đồ hay côn đồ được công an bảo kê để đi đánh người dân. Mặt khác, nhiều người dân được mời đến trụ sở công an, rồi bị đánh cho đến trọng thương, thậm chí bị đánh cho đến chết: Vụ 5 công an dùng nhục hình gây chết người ở Phú Yên; Nam Sinh Tu Ngọc Thạch (14 tuổi, học sinh lớp 9) bị công an đánh chết tại trụ sở công an xã Vạn Long, huyện Vạn Ninh, Tỉnh Khánh Hòa…
Ngoài ra, bạo lực còn xảy ra nơi mọi môi trường chúng ta đang sống: trên đường đi, nơi làm việc, nơi quán ăn nhậu, nơi quán cà phê…Chẳng hạn như: Bảo vệ dân phố sát hại bé trai 6 tuổi ở Sài Gòn; nam thanh niên sát hại người tình tại Royal City – Hà Nội; bé trai 6 tuổi tử vong với nhiều vết thương trên người ở Quảng Bình; nam thanh niên bị đâm chết khi đi dự đám cưới tại Nghĩa Đàn, Nghệ An; nam thanh niên giết người vì đèn pha xe mấy dõi vào mặt ở Nghĩa đàn… (theo kenh14.vn).
Chúng ta phải có thái độ nào trước bạo lực? Chúng ta hãy học gương của các Tông đồ, các thánh Tử đạo và đặc biệt gương của Đức Giêsu, các Ngài không bao giờ chủ trương bạo lực, các Ngài còn lên án bạo lực và khi đứng trước bạo lực mà con người gây ra cho các Ngài, các Ngài vẫn bình tĩnh và chấp nhận theo thánh ý Thiên Chúa. Với Đức Giêsu, trước khi bước vào cuộc khổ nạn, Ngài đã cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, xin cất cho con khỏi chén đắng này, nhưng đừng theo ý con một làm theo ý Cha”. Thái độ của Đức Giêsu trước bạo lực cũng được diễn tả trong bài đọc I hôm nay: Người tôi tớ đau khổ ở đây chính là Ngài; Ngài chấp nhận sự bách hại, tra tấn, phỉ nhổ, cô đơn; Ngài nhịn nhục chịu đựng, không dùng bạo lực chống lại bạo lực; đặc biệt, Ngài tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa là Đấng sẽ đến giải thoát mình.
Còn chúng ta thì sao? Chúng ta có chủ trương bạo lực không? Hãy xét lại thái độ sống của chúng ta đối với những người thân trong gia đình, với bà con làng xóm láng giềng, với bạn bè và đồng nghiệp nơi chúng ta làm việc và với mọi người chúng ta gặp gỡ. Có khi nào chúng ta dùng bạo lực để giải quyết các vấn đề không? Chồng có dùng bạo lực đối với vợ không? Vợ có dùng bạo lực đối với chồng không? Cha mẹ có dùng bạo lực với con cái không? Con cái có dùng bạo lực đối với cha mẹ không? Anh chị em có dùng bạo lực đối với nhau không?
Hãy quyết tâm: Không được gây ra bạo lực; không được dùng bạo lực để chống lại bạo lực; hãy xây dựng sự hòa thuận trong gia đình và các mối tương quan bằng cách sống hiền lành và khiêm nhường.
Thánh Phanxico Salesio có bẩm tính rất nóng nảy, họ hàng bè bạn ai cũng biết thế …
Một hôm, có người đến Toà Giám Mục Annecy để thăm thánh nhân. Trong câu chuyện trao đổi hai bên, ông ta nhiều lần lớn tiếng cãi vã, đấm bàn đấm ghế, chỉ trích phê bình và mắng nhiếc thánh nhân thậm tệ. Thế nhưng, thánh Phanxicô vẫn cứ ngồi nghe cách thinh lặng, thỉnh thoảng lại nhã nhặn mời ông khách xơi trà, hút thuốc. Trước những câu nói nặng nề xấc láo, thánh nhân vẫn đáp lại bằng những lời lẽ hết sức dịu dàng, khiến ông khách qúy bắt đầu cảm thấy thẹn thùng rồi từ từ rút lui.
Người anh của thánh nhân ngồi ở phòng sau chăm chú theo dõi câu chuyện hai bên. Khi người khách vừa ra khỏi cổng, ông phóng ngay ra phòng thánh nhân và lạ thay…. Phanxicô vẫn tươi cười bình tĩnh! Ông liền nói:
– Nè, chú Phanxicô, xưa nay chú tính nóng như lửa, sao độ này lại hiền từ nhịn nhục đến thế? Tôi ở phòng sau nghe lão ta nói mà sốt ruột lộn gan, muốn nhào ra đánh một trận cho vỡ mặt hắn ra. Ðồ lếu láo mất dạy!
– Anh à, ai cũng có máu Adong cả. Em cũng bực tức xung giận lắm, nhưng em cố gắng theo gương Chúa Giêsu, hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Cứ mỗi dịp như vừa rồi, em lại tập thêm được một chút ít bằng cách tự bảo: này hỡi Phanxicô, hãy đậy kỹ vung, đừng mở, đừng nói gì ráo! Cuối cùng em thấy rằng: lấy một giọt mật, bắt được cả bầy ruồi; chứ lấy cả thùng giấm, chẳng tóm được một con. (Trích: chuyện ĐHY Fx Nguyễn Văn Thuận kể)
Lạy Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường xin uốn lòng chúng con nên giống Chúa.
5. Con đường Thập Giá
(Suy niệm của Lm Giuse Đỗ Văn Thụy)
Tin Mừng (Mc 14: 1;15: 1-39): Hôm nay chúng ta bước vào Tuần Thánh, kỷ niệm cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô. Đây là những ngày cuối cùng của cuộc đời Chúa Giêsu.
Hôm nay chúng ta bước vào Tuần Thánh, kỷ niệm cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô. Đây là những ngày cuối cùng của cuộc đời Chúa Giêsu. Tất cả những việc làm của Chúa Giêsu trong Tuần Thánh đều diễn tả tình yêu của Chúa Giêsu đối với chúng ta: Ngài lập bí tích Thánh Thể là bí tích yêu thương, Ngài hiến trọn thân xác mình làm của ăn nuôi linh hồn chúng ta. Ngài còn dùng cái chết nhục nhã trên thập giá để cứu chuộc chúng ta, một hành động diễn tả tình yêu đến tột cùng. Nhưng sau cái chết nhục nhã trên thập giá, Ngài sẽ sống lại vinh quang để đem lại cho chúng ta sự sống mới và bảo đảm phúc trường sinh.
Tuần Thánh được khai mạc bằng nghi thức làm phép lá và rước lá. Qua bài Tin Mừng hôm nay, chắc hẳn có người ngạc nhiên trước những lời căn dặn của Ðức Giêsu với hai môn đệ: “Các anh vào làng trước mặt kia. Tới nơi sẽ thấy ngay một con lừa con chưa ai cỡi bao giờ đang cột sẵn đó. Các anh cởi dây ra và đem nó về đây. Nếu có ai bảo tại sao các anh làm như vậy thì cứ nói là Chúa cần đến nó và Người sẽ gởi lại ngay” (câu 2-3). Mọi việc đã diễn ra đúng lời Chúa dặn. Tưởng như một phép lạ. Thực ra không phải là phép lạ gì cả, mà là chính Ðức Giêsu đã kín đáo thu xếp trước với người thân của Ngài trong làng: đến ngày đó, tại địa điểm đó, họ hãy để sẵn hai con lừa, sẽ có hai môn đệ của Ngài đến dắt đi, mật khẩu để nhận ra nhau là một câu hỏi và một câu trả lời đã quy ước sẵn.
Chúa Giêsu muốn dùng con lừa để vào thành Giêrusalem, vì Ngài không muốn người ta hiểu lầm Ngài là một nhà giải phóng quân sự hay chính trị. Ngài muốn người ta hiểu rằng Ngài là một vị vua hòa bình, hiền từ và khiêm tốn. Vua chinh chiến thì cỡi ngựa, còn vua hòa bình thì cỡi lừa.
Chúa đã chuẩn bị như thế nhưng xem ra nhiều người đã không hiểu ý của Ngài: Ngay các môn đệ cũng “lấy áo choàng của mình trải lên lưng nó”, dân chúng thì cũng “chặt nhành chặt lá ngoài đồng mà rải. Người đi trước kẻ theo sau reo hò vang dậy” (câu 7-9). Sự hồ hởi của họ có lẽ xuất phát từ ý tưởng giải phóng: hôm nay ngày giải phóng đã đến rồi, vị Anh Hùng đã xuất hiện!
Quả thật, đây không phải là một vị vua có tính cách chính trị, nhưng là một vị vua hòa bình. Chính vì vậy, Giáo Hội cho chúng ta đọc bài Thương Khó trong ngày lễ lá hôm nay. Một vị vua đến không bằng vũ lực, nhưng bằng cây Thánh Giá. Cây Thánh Giá là hình ảnh của con đường Thánh Giá. Con đường Thánh Giá là con đường đau khổ. Con đường đau khổ giúp chúng ta chế ngự nết xấu và nâng cao tâm hồn.
Đau khổ diệt trừ những độc ác tột độ của con người tội lỗi và tình dục. Đau khổ dứt chúng ta khỏi những xúi giục của thế gian. Đau khổ kích thích chúng ta sống bằng lòng cậy trông, nâng chúng ta lên cao khỏi những vật tầm thường chóng qua, gắn chặt đôi mắt và trái tim chúng ta vào cõi trời. Đau khổ là nhà giáo dục tuyệt hảo, đau khổ làm cho con người thêm cao thượng, lột bỏ tính vị kỷ, làm cho con người trưởng thành, đưa con người vào cư ngụ trong những miền cao vượt khỏi trần gian, đau khổ cho con người cơ hội để luyện tập những nhân đức cao đẹp nhất và thực hành những nhân đức đó một cách anh hùng.
Thánh Augustin nói: “Nếu Thiên Chúa luôn luôn để cho bạn được thịnh vượng, ban cho bạn dồi dào mọi của cải mà bạn chẳng phải chịu một khổ cực, một phiền phức, một âu lo nào ở đời tạm này, thì bạn sẽ cho những lợi ích vật chất đó là của quí giá nhất Thiên Chúa ban cho các tôi tớ của Người, và bạn sẽ chẳng còn ước mong từ nơi Chúa những sự lành gì nữa. Vì thế, ở đời này Chúa pha vào những của cải dịu ngọt độc hại này những chua xót cay đắng, để chúng ta biết tìm những của cải dịu ngọt bổ ích khác”. Nhiệm vụ của đau khổ là phát sinh nơi ta sự siêu thoát.
Vậy thì càng quí chuộng sự trong trắng của lương tâm, càng khát khao sự tinh tuyền hoàn hảo làm cho linh hồn được thấm nhuần ơn Chúa, càng ước vọng sự trong trắng tinh tuyền vì là điều kiện để sống thân mật với Chúa, thì ta càng ưa chuộng và mến yêu đau khổ. Cha Olivain đã viết: “Không bao giờ quyến luyến với Thiên Chúa mà không quyến luyến với Thánh Giá. Nếu tôi không quyến luyến Thánh Giá, đó là vì tôi còn yêu cái khác với cái Chúa Giêsu yêu, mà nếu tôi yêu cái khác với cái Chúa Giêsu yêu thì tôi cũng chẳng yêu gì Chúa Giêsu nữa.” Do đó, đời sống hưởng thụ không thể dẫn đến sự siêu thoát.
Thánh Cyprianô nói: “Đau khổ chắp cánh cho tôi bay thẳng về trời”. Các nhà tư tưởng và tâm lý học đều thú nhận rằng một đời sống uỷ mị, một đời sống hưởng thụ mặc dầu chính đáng không thể đi đôi với một lý tưởng cao đẹp. Hơn nữa, những dễ chịu của đời sống, sự thoát khỏi mọi lo lắng vật chất, rồi tiện nghi, không đem lại nghị lực và thường thường đưa đến chỗ buông tuồng bừa bãi.
Và một văn sĩ trứ danh người Anh đã viết: “Tồn tại nghĩa là vật lộn, vật lộn là đau khổ và gây ra đau khổ”. Luật tiến hoá này bao gồm cả thế giới vật chất, thế giới tinh thần và xã hội, và những ai hoảng sợ cái tính cách có vẻ tàn bạo đó, và muốn huỷ bỏ chiến đấu và kết quả của nó là đau khổ, thì thật ra họ muốn, và sửa soạn cho sự suy tàn của xã hội. Một thời kỳ quá thịnh vượng về vật chất thường kết thúc bằng sự suy kém về đức tính và lụi bại về luân lý.
Con đường Thánh Giá, con đường đau khổ: đó là tất cả những gì Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta hôm nay. Chúng ta hãy dùng tuần lễ này để sống với Chúa Giêsu bằng việc suy niệm sự thương khó của Ngài để biết theo gương Ngài đi theo con đường Ngài đã chỉ vẽ: ”Nếu ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo”. Đồng thời chúng ta hãy vui vẻ đón nhận mọi đau khổ trong đời sống hằng ngày với mục đích thông hiệp vào sự thương khó của Chúa Giêsu để mang ơn cứu rỗi cho chính chúng ta và cho nhiều người khác. Amen.
6. Vụ án Baraba và Chúa Giêsu
(Suy niệm của Lm. Giuse Nguyễn Quốc Quang – Joshepus Quang Nguyễn)
Trong Bài Thương Khó, Thánh Máccô viết: “Vì muốn chiều lòng đám đông, ông Phi-la-tô phóng thích tên Ba-ra-ba, truyền đánh đòn Đức Giê-su, rồi trao Người cho họ đóng đinh vào thập giá”. Vậy Baraba là ai? Theo thánh Mátthêu Baraba là một phạm nhân khét tiếng (Mt 27,16), thánh Máccô lại cho rằng Baraba là một tên phiến loạn (Mc 15,7) và thánh Gioan gọi là một tên trộm cướp (Ga 18,40). Từ những chứng cứ trên, ta có thể nói rằng rằng Baraba là một phạm nhân chính trị, một chiến sĩ tham gia vào cuộc chiến dành độc lập cho dân tộc Israel và có lẽ đã giết chết nhiều quân Rôma trong một cuộc nổi dậy. Vì thế bị quân Rôma bắt giữ và lên án. Hiểu như thế thì Baraba là biểu tượng giải phóng dân tộc bằng đường lối quen thuộc, đó là đường lối của bạo lực và gươm giáo. Và như vậy, khi người Do Thái đòi thả Baraba mà đóng đinh Giêsu là họ đã phủ nhận niềm hy vọng về Nước Trời mà Đức Giêsu loan báo là tình thương, phục vụ và tha thứ để rồi đặt tất cả mọi cư xử bằng bạo lực.
Vụ án đó hôm nay vẫn diễn ra trong tâm hồn chúng ta, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta cùng đi với Người trên nẻo tình thương và những giá trị Tin Mừng, nhưng có những lúc chúng ta thấy nẻo đướng ấy xa xôi quá, những thực tại xã hội này rất gần gũi và hấp dẫn nhiều vì thế đã nhiều lần chúng ta chối Chúa Giêsu và đòi đóng đinh giá trị Tin Mừng, cho nên chúng ta buông mình cho những đam mê tội lỗi. Cụ thể, xã hội này mà Chúa còn bảo thật thà, xã hội này mà Chúa bảo chớ gian dối, hay xã hội này mà Chúa cấm phá thai… Những thứ này ai ai cũng làm được mà, tại sao người công giáo lại không?!
Lạy Chúa Giêsu, xin tha lỗi cho chúng con bởi vì tuy mang danh Kitô hữu nhưng có lúc đã phủ nhận những gì Ngài loan báo, xin cho chúng con được lớn lên trong niềm xác tín rằng: đường thập giá, đường Chúa đi là đường hy vọng bình an và đầy tình thương.
Lạy Chúa Giêsu, xin tha lỗi cho chúng con vì con hèn nhát lắm, xin cho chúng con một tâm hồn đại độ biết cho đi mà không cần tính toán, biết chiến đấu mà không ngại thương đau, biết làm việc mà không tìm an nghỉ, biết tiêu hao chính mình cho tha nhân mà không đợi một phần thưởng nào khác hơn là chính Chúa vì Chúa là hy vọng của chúng con.
Lạy Chúa Giêsu, xin tha lỗi cho chúng con vì chúng con ích kỷ lắm, trên cây thập giá này, Chúa đã đi cho đến tận cùng nẻo đường của một Thiên Chúa muốn hủy mình ra không để thánh ý của Cha và hạnh phúc của nhân loại trở thành tất cả lẽ sống của đời Chúa. Xin Chúa dạy cho chúng con cũng được chia sẻ thập giá của Chúa bằng cách mỗi ngày chúng con biết ra khỏi chính mình con để mở lòng ra với Thiên Chúa và với anh chị em con qua việc yêu thương, phục vụ và tha thứ. Amen.
7. Thiên Chúa ẩn dấu
Chúa Giêsu tiến vào Giêrusalem giữa lúc dư luận đang xôn xao bàn tán về Ngài: Ngài có phải là Đấng Thiên Sai, Đấng sẽ đến hay không? Dân chúng phần đông, vì những tình cảm nhất thời, chứ không phải vì lòng say mê, muốn tìm hiểu sự thật. Còn bọn Biệt phái thì tức giận, bởi vì họ không muốn để Ngài xóa bỏ mất niềm hy vọng vào một Đấng Thiên Sai. Và lần này, Chúa Giêsu chính thức lên tiếng tranh luận.
Lời của Ngài như một lưỡi dao sắc bén. Ta đã nói với các ngươi rằng Ta là Con Thiên Chúa, trước khi có Abraham, thì đã có Ta. Phải chăng đây là một lời nói phạm thượng, không thể nào tha thứ. Vì vậy họ đã lượm đá để ném Ngài, nhưng Ngài đã ẩn mình đi.
Bịt tai, hò hét, xách động và đập phá, phải chăng đó là cách thức con người thường hành động khi không muốn nghe. Đây không còn là một vấn đề thuần túy về hiểu biết, nhưng là vấn đề chọn lựa và yêu thương.
Chúng tôi không muốn ông ấy cai trị chúng tôi. Đây cũng là điều thường xảy ra trong dòng thời gian, phản ảnh cho sự cứng lòng của con người ở mọi nơi và trong mọi lúc. Chúng tôi không muốn ông ấy cai rị chúng tôi trong lãnh vực chính trị cũng như quân sự, trong lãnh vực kinh tế cũng như tài chánh, trên phim ảnh sách báo, cũng như trên truyền thanh và truyền hình.
Có người lại thầm nghĩ nếu như bây giờ Chúa Giêsu trở lại, hẵn Ngài sẽ dẹp tan những biến động của thời đại. Thiết tưởng lời ước mơ này chỉ lả một cái gì ấu trĩ, và thiếu nến tảng. Bởi vì Chúa Giêsu chỉ trở lại vào ngày tận cùng của trời và đất. Tuy nhiên, mặc dù bây giờ Ngài có trở lại chăng nữa, thì người ta vẫn cứ ném đá Ngài như thường. Lập trường của con người vẫn không có gì thay đổi: Chúng tôi không muốn ông ấy cai trị chúng tôi!
Chúa Giêsu đã ẩn mình đi không phải vì sợ hãi, nhưng vì giờ Ngài chưa đến. Thực ra, Ngài không cần phải ẩn mình đi, vì quyền năng của Ngài có thể lập tức vô hiệu hóa những viên đá của những kẻ phẫn nộ.
Chiến thuật của Chúa Giêsu hoàn toàn khác với chiến thuật của chúng ta. Ngài không cưỡng bức, không ép buộc một ai. Ngài không xuồng khỏi thập giá để mọi người phải tin vào Ngài. Thiên Chúa luôn tôn trọng sự tự do của con người. Và Ngài chỉ chấp nhận sự cho đi, sự dâng hiến một cách tự nguyện. Chiến thật ấy, ngày hôm nay Ngài vẫn còn áp dụng. Ngài mãi mãi vẫn là một vị Thiên Chúa ẩn dấu. Những sự dữ xảy ra và dường như Ngài đã chẳng can thiệp. Không phải là như vậy. Ngài muốn tôn trọng sự tự do của con người và mong ước con người phục vụ Ngài trong tin yêu.
Lạy Thiên Chúa ẩn dấu, Nếu Ngài còn thinh lặng, nếu Ngài còn là Đấng vô hình, xin hãy củng cố niềm tin nhỏ bé và yếu đuối của con, đừng để vì thế mà con tuyệt vọng và mất đi lòng cậy trông.
8. Phêrô
Bài tường thuật sự thương khó Chúa Giêsu, tự bản chất đã chứa đựng rất nhiều điều đáng cho chúng ta suy gẫm. Bởi đó, phải đọc trong tinh thần cầu nguyện, để sống lại những chặng đường Chúa Giêsu đã đi qua, để những khổ đau của Chúa thấm vào tâm hồn chúng ta, cũng như hãy mở rộng cõi lòng để đón nhận sứ điệp của Chúa. Trong một vài phút ngắn ngủi này, chúng ta dừng lại ở kinh nghiệm khác thường của Phêrô, vị tông đồ vừa tự phụ, vừa yếu đuối lại vừa sám hối ăn năn.
Qua những giờ phút cuối cùng của Chúa Giêsu, chúng ta nhận thấy nơi Phêrô có những mâu thuẫn. Một đàng ông nhất quyết trung thành với Chúa và tìm mọi cách để bảo vệ Ngài. Đàng khác ông không nghĩ tới mưu chước cám dỗ bất ngờ ập xuống một cách dữ dội, vì quá tin tưởng vào sức riêng, nên thay vì vâng lời Chúa, thì ông lại phản đối lại lời Ngài. Thực vậy Chúa báo trước cho ông hay các môn đệ sẽ lìa bỏ Chúa, nhưng ông lại cho đó là chuyện khó tin, không thể xảy ra được. Chúa còn nói thêm rằng: Chính ông sẽ chối bỏ Ngài trước khi gà gáy. Lẽ ra ông phải lo sợ, phải cầu xin cho khỏi sa ngã, thì ông lại phản ứng một cách mạnh mẽ và hết sức tự tin. Ông cảm thấy như không có gì lay chuyển nổi tình yêu của ông đối với Chúa, nên ông không thể nào chấp nhận lời tiên báo rằng ông sẽ sa ngã, ông sẽ phản bội. Cuối cùng khi Chúa dặn ông phải tỉnh thức và cầu nguyện thì ông lại ngủ vùi, cho dù tận đáy lòng, ông vẫn một mực tin tưởng vào mình.
Từ những vấp ngã ấy, ông đã rút ra một kinh nghiệm đau thương, được phảng phất qua lời khuyên nhủ sau đây: Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, kẻ thù của anh em, như sư tử gầm thét rảo quanh tìm mồi cắn xé.
Kẻ thù ồn ào và gào thét đã tấn công vào Phêrô, đó là đám đông đi bắt Chúa và tìm mọi cách để tỏ lộ sự căm phẫn đối với Ngài. Phêrô lo sợ mà không biết mình lo sợ. Vì không biết mình nên ông đã không thấy rõ sự yếu đuối của mình, do đó ông đã liều lĩnh theo Chúa xa xa, đến dinh thầy cả thượng phẩm, ông cả dám mon men đến gần dịp tội. Ông tưởng rằng sự việc rồi cũng kết thúc êm đẹp như bao lần Chúa đã chấm dứt những hành vi gây hấn của bọn biệt phái. Ông chờ đợi mà không đề phòng, cho nên đã sa ngã chỉ vì một câu hỏi của người đàn bà. Ông bối rối, ông sợ hãi và ông đã chối bỏ Chúa Giêsu.
Tuy nhiên, điều đáng cho chúng ta suy nghĩ đó là Phêrô đã hối hận. Tiếng gà gáy làm cho ông nhớ lại lời tiên báo của Chúa Giêsu. Ở đây, vẻ cao quý của Phêrô là lòng khiêm nhường, thành thực và tin tưởng dù đã sa ngã.
Ông khiêm nhường vì nhận ngay mình có tội mà không cần phân tích lỗi lầm để tìm cớ chữa mình. Ông thành thực vì không quanh co trong việc nhìn nhận một lỗi lầm đã nghịch lại lời cam kết với Chúa. Ông tin tướng vì cảm nhận rằng nhờ nhận lỗi mình một cách thành thật, ông được Chúa khoan dung tha thứ. Ông khóc vì cảm động. Và đối với một người khí phách như ông, thì đó có lẽ là cách duy nhất để xin lỗi.
Phêrô sám hối, đã được Chúa tha thứ và hơn thế nữa còn được Chúa đặt làm đầu Giáo Hội. Chính vì thế, chúng ta hãy tin tưởng chạy đến với Chúa, dù tội lỗi chúng ta có nặng nề tới đâu, nếu chúng ta biết sám hối ăn năn, chắc chắn chúng ta sẽ được Chúa tha thứ.
9. Vua Bình An – Mc 11,1-10.
Đâu là mục đích của việc Chúa vào thành Giêrusalem một cách long trọng trong ngày hôm nay?
Mục đích thứ nhất là để ứng nghiệm lời tiên tri đã nói trước trong Cựu Ước. Thực vậy như nhiều lần chúng ta đã tìm hiểu, Cựu Ước là hình bóng, còn Tân Ước là thực tại. Cựu Ước thì chuẩn bị, còn Tân Ước thì thực hành. Tất cả dòng lịch sử của Cựu Ước đều hướng tới cao điểm, đó là Đức Kitô. Tất cả mọi sự việc trong cuộc đời của Ngài từ lúc sinh ra cho đến khi chết và sống lại đều đã được Cựu Ước tiên báo và đã xảy ra rất phù hợp với lời Kinh Thánh. Điều đó chứng tỏ Ngài thực là Con Thiên Chúa, là Đấng phải đến để cứu độ nhân loại. Hôm nay khi nhìn thấy Chúa long trọng tiến vào thành, chúng ta không khỏi nhớ đến lời tiên tri Giacaria đã nói: Hỡi thiếu nữ Sion hãyvui mừng vì này Vua ngươi đến với ngươi, Ngài hiền từ và khiêm hạ, cỡi trên lưng lừa con.
Mục đích thứ hai là để chúng ta thấy Ngài là Đấng Cứu thế. Thực vậy, việc Chúa đi vào thành là một việc nguy hiểm vì đi vào chỗ chết. Ngài biết rõ giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái đang căm thù Ngài, muốn hãm hại và tiêu diệt Ngài, nhưng Ngài vẫn cứ đi. Dân chúng thì tung hô tán tụng Ngài. Thái độ này càng làm cho bọn biện phái phẫn uất, họ đã thưa cùng Chúa Giêsu: Xin Thầy bảo dân chúng im đi. Nhưng Chúa chỉ trả lời: Nếu họ im đi thì đất đá sẽ lên tiếng. Chúa công khai chấp nhận lời dân chúng chúc tụng, và bằng lòng với những lời chúc tụng ấy.
Sau cùng, mục đích thứ ba là để chúng ta nhận ra Ngài là một vị vua hoà bình. Trên đường vào thành thánh, dân chúng trải áo, cầm lành lá trong tay và tung hô Chúa Giêsu là Con Vua Đavít. Họ dành cho Chúa một nghi lễ đón rước như cho một vị vua của họ. Nhiều lần họ muốn tôn Ngài lên làm vua. Hôm nay họ được dịp làm việc đó. Nhưng trong thâm tâm, họ chỉ nghĩ đến một vị vua trong phạm vi xã hội và chính trị, đến để giải phóng dân tộc Do Thái khỏi ách nô lệ của đế quốc Lamã.
Thế nhưng Chúa Giêsu cho thấy điều quan trọng hơn hết, đó là Ngài làm vua trong cõi lòng của họ và muốn chiếm hữu tâm hồn của họ. Hiệu quả mà Ngài đem đến, đó là sự bình an. Chúa cưỡi trên lưng lừa, đó là dấu chỉ của vua hoà bình. Cả cuộc đời trần thế của Chúa đã chứng minh điều ấy. Thay vì bạo động, Ngài đã dùng phương pháp tốt đẹp nhất đó là tình yêu nhân từ của Ngài. Sức mạnh vũ khí của người Do Thái đã không quật ngã được Lamã, trái lại đã khiến họ bị huỷ diệt và đền thờ Giêrusalem bị tàn phá vào năm 70. Nhưng Chúa Giêsu đã đến với họ và chỉ sau mấy mươi năm đã cảm hoá, để rồi Tin Mừng được rao giảng trên toàn lãnh thổ Lamã. Đế quốc Lamã bị tan rã không phải vì sức mạnh của binh đội, nhưng chính vì đạo đức của họ đã bị suy đồi, và không chòn nữa. Đúng như lời Napoléon đã nói: Alexandre, César và cả ta nữa, đã dựng nên nhiều đế quốc bằng vũ lực. Nhưng những đế quốc đó ngày nay không còn nữa. Còn Chúa Giêsu, Ngài đã thiết lập vương quốc Ngài trong tình thương, và ngày nay, vương quốc đó vẫn lớn mạnh. Hằng triệu người vẫn sẵn sàng chịu chết vì Ngài.
Đức Kitô là Đấng cứu thế, là Vua hoà bình. Ngày hôm nay, Ngài muốn chúng ta tuyên xưng lại hai danh hiệu ấy. Hãy mở rộng cửa tâm hồn để đón mừng Ngài ngự đến.
10. Những chiếc lá phất phơ – ViKiNi
(Suy niệm của Lm. Giuse Vũ Khắc Nghiêm – trong ‘Xây Nhà Trên Đá’)
Tôi đang nhìn thấy những chiếc lá phất phơ trên tay những cụ già đầu tóc bạc phơ đến tay những bé thơ còn măng sữa, trên tay những mái đầu xanh cường tráng đến tay những mái tóc rủ liễu yếu đào tơ.
Những chiếc lá này bao nhiêu năm đã phất phơ, vật vờ, xơ xác, tung lên, nhào xuống, quay cuồng theo chiều gió bão táp, thật tội nghiệp!
Hôm nay, dân Do thái đã reo hò vang dậy: Hoan hô, chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa, chúc tụng triều đại đang tới, triều đại vua David tổ phụ chúng ta. Hoan hô trên các tầng trời với một rừng lá giương cao phất phơ, vùng vẫy như trên đỉnh gió hú.
Cơn lốc ầm ầm đó không do khí trời mà do khí người bị dồn ép bao nhiêu năm, nay được dịp bùng lên: Dịp Đức Giêsu vào thành Giêrusalem khác thường, Ngài ngồi trên lừa con, như Salomon ngồi trên lừa của cha là David để vào thành Sion làm vua (1V 1,33). Dân chúng tưởng triều đại David đã vùng dậy, vinh quang của Israel đã đến rồi, không còn nô lệ, không còn khổ dịch ô nhục nữa, không còn chết nữa. Thiên Chúa đã thực hiện lời hứa cho dòng dõi David lên ngai vương quyền kiên vững đến muôn đời (2Sm 12). “Thiên Chúa ban quyền xét xử cho vua, và cho hoàng tử đức công minh… Ngài thống trị từ biển này qua biển khác, từ sông cả đến mút cùng cõi đất!… Vua chúa Tarsis, Saba sẽ đem triều cống lại chầu, vua chúa hết thảy sẽ bái lậy Ngài, tất cả muôn dân sẽ làm tôi Ngài” (Tv 72,1.8.10-11).
Nhưng than ôi, giấc mộng vàng muôn thuở chóng tan như mây khói. Họ chẳng thấy Ngài ra tay thực hiện chi cả, chỉ thấy Ngài xua đuổi con buôn đang đem lại giàu sang phú quý cho đền thánh. Ngài lại bị các thượng tế, kinh sư, thủ lãnh tra hỏi. Ngài bảo của Xêda trả cho Xêda, của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa, dân còn gì sống đây! Đế quốc đã bóc lột hết, lấy đâu mà trả Thiên Chúa. Ngài lại loan báo những điều quái gở: Đền thờ sẽ không còn tảng đá nào trên tảng đá nào. Mặt trời mặt trăng không còn chiếu sáng, tinh tú sẽ rơi xuống kinh hoàng (Mc 11,13). Tận thế rồi! Họ còn mong ở Ngài gì nữa! Họ tuyệt vọng, xa tránh Ngài, Ngài xúc phạm đến đền thờ, xúc phạm đến trời đất. Ghê gớm hơn nữa Ngài là thứ gì, đã dám cho mình là có trước Abraham và xưng mình là Thiên Chúa. Tội tầy trời! Không thể tha thứ. Toàn quyền Philatô chỉ treo hình hoàng đế Xêda trong khuôn viên đền thờ, dân đã nổi loạn chiến đấu với quân Rôma, dù phải đóng đinh họ vẫn bất chấp, huống chi thanh niên con bác thợ mộc dám xưng mình là Thiên Chúa tại đền thờ trong tuần đại lễ của toàn dân. Ghê gớm kinh khủng! cho nên đành tha tướng cướp Baraba giết người còn hơn tha Giêsu. Thế là họ la hét: “Đóng đinh nó đi, đóng đinh nó đi”.
Ôi lạy Cha, xin tha cho họ vì họ lầm chẳng biết!
Họ như những chiếc lá phất phơ, vật vờ ray rứt, tung lên, nhào xuống giữa phong ba bão táp, những cơn cuồng phong dục vọng đam mê mù quáng đang bùng dậy trong lòng họ, trong lòng dân, trong lòng trần thế, xô đẩy vùi dập nhân thế xuống sâu trong lòng ham hố, giành giựt, mơ ước vinh quang bụi trần.
Ôi lạy Chúa, xin thương xót con. Đời là bể khổ, giòng đời cuồn cuộn trôi dạt, không biết trôi về đâu. Bao nhiêu thuyết… duy tâm, duy vật, duy dân, duy tân… tương đối, biến dịch, biến hóa chẳng bao giờ thấy chỗ thủy chung. Chẳng thấy cùng đích, chẳng bao giờ thấy nền tảng vững vàng, rõ ràng, luôn luôn là giả thuyết mơ hồ, mò mẫm, tối tăm, tịch diệt cuộc đời, thật khủng khiếp sống trong cảnh bể khổ trần ai như thế. Chẳng lạ gì, họ đã giải quyết, đã xử lý Ngài bằng đóng đinh thập giá, treo Ngài trên đỉnh gió hú: “Trong bóng tối bao phủ, mặt trời tối đi” (Lc 23,44-45) “Đất rung đá vỡ, mồ mả lật tung” (Mt 27,52).
Ôi lạy Ngài, ai bảo Ngài không ở lại thiên đường, nơi ánh sáng vinh quang, nơi chân lý ngàn đời, nơi hằng hữu trường tồn, nơi bất biến, bất diệt, nơi thỏa mãn mọi giấc mơ. Ai xui Ngài xuống cõi u minh trần tục, cõi tịch diệt đắng cay, mang thân phận nô lệ phàm nhân. Ai xui Ngài tự hạ sống giữa sói rừng, chúng cấu xé Ngài, bắt Ngài phải tùng phục cho đến chết, chết trên thập giá (Pl 2,6-11).
Lạy Ngài, xin thương xót chúng con, xin muôn vàn thương xót! Chúng con chỉ còn trông cậy vào lòng thương xót vô lượng vô biên của Ngài. Chính vì lòng thương xót vô lượng vô biên mà Ngài đến thế gian, dầu bất cứ giá nào, dầu phải thí mạng sống Ngài cũng đến cứu sống chúng con. Cho chúng con được hằng sống, được tồn tại bền vững trong ánh sáng phục sinh vinh phúc của Ngài. Chúng con xin trọn đời cảm tạ Ngài. Amen.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam